Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 11 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 11 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 11 có đáp án (Mới nhất) (Đề 9)

  • 1455 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 20 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình x=10cosπt+π6cm. Viết phương trình dao động của ảnh A’. Biết tiêu cự của thấu kính là 10 cm.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có công thức thấu kính: 1f=1d+1d'd'=dfdf=20.102010=20cm>0

 ảnh là ảnh thật.

 Ảnh dao động cùng tần số, ngược pha với vật. Pha ban đầu của ảnh là:

φ'=φ+π=π6+π=7π6=5π6rad

Độ phóng đại của ảnh là:

k=d'd=2020=1k=A'AA'=k.A=1.10=10cm

Phương trình dao động của ảnh là: x'=10cosπt5π6cm


Câu 2:

Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm, cách thấu kính 25 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là 3 cm. Tốc độ cực đại của ảnh S’ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có công thức thấu kính: 1f=1d+1d'd'=dfdf=25.102510=503cm.

Độ phóng đại của ảnh là:

k=d'd=50325=23k=A'AA'=k.A=3.23=2cm

Tần số góc của dao động: ω=2πT=2π0,5=4π (rad/s).

Tốc độ cực đại của ảnh S’ là: vmax = ωA’ = 4π.2 = 8π (cm/s).


Câu 3:

Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm, cách thấu kính 25 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là  3 cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc cực đại của ảnh S’ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có công thức thấu kính:

1f=1d+1d'd'=dfdf=25.102510=503cm.

Độ phóng đại của ảnh là:

k=d'd=50325=23k=A'AA'=k.A=3.23=2cm

Tần số góc của dao động: ω=2πT=2π0,5=4π(rad/s).

Gia tốc cực đại của ảnh S’ là: amax = ω2A’= (4π)2.2 = 320 (cm/s2) = 3,2 (cm/s2).


Câu 4:

Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính và trước thấu kính một 20 cm. Ảnh cuối cùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vị trí ảnh qua thấu kính thứ nhất

d1'=d1.f1d1f1=20.202020=10cm

d2 = a – d1 = 50 - (- 10) = 60cm

d2=f2.d2d2f2=40.606040=120cm>0


Câu 5:

Một thấu kính phân kì có tiêu cự – 50 cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: D1=1f1=10,5=2dp

D = D1 + D2  D2 = D - D1 = 2 - (-2) = 4 dp.

f2=1D2=14=0,25m=25cm


Câu 6:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm đặt trong không khí. Vật sáng

AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn 10 cm. Xác định vị trí đặt vật ở trước thấu kính để ảnh của vật qua thấu kính ngược chiều lớn gấp 2 lần vật.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì thấu kính hội tụ nên f  > 0  f = 20 cm

Ta có: d = 10 cm

vị trí ảnh qua thấu kính d'=d.fdf=20.101020=20cm<0

 ảnh là ảnh ảo.

Độ phóng đại của ảnh là: k=d'd=2010=2>0

k=d'd=2010=2>0  ảnh cùng chiều với vật

Chiều cao ảnh qua thấu kính: A’B’ = |k|.AB = 2.4 = 8 cm.

Media VietJack

Ảnh ngược chiều vật là ảnh thật nên k < 0  k = -2

k=d'd=ffd=2

=> f = 2.d - 2.f.d = 1,5.f = 1,5.20 = 30 cm.


Câu 7:

Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự (f  = 10 cm), cho ảnh A’B’. Khi dịch chuyển vật một khoảng 5cm lại gần thấu kính thì thấy ảnh dịch chuyển một khoảng là 10 cm. Vị trí của vật trước khi dịch chuyển là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi khoảng cách của vật tới thấu kính trước khi dịch chuyển là d, khoảng cách ảnh tới thấu kính là d’ ta có: 1f=1d1+1d1'=110  1

Với thấu kính hội tụ khi dịch chuyển vật một khoảng 5 cm lại gần thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển xa thấu kính hơn, theo đề bài ảnh dịch chuyển một khoảng là 10 cm nên ta có: 1f=1d2+1d2'1d15+1d1'+10=110  2

Từ (1) và (2)  d1 = 20 cm và d1’ = 20 cm.


Câu 8:

Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Một chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló (hay đường kéo dài của chùm tia ló) qua tiêu điểm ảnh F’.


Câu 9:

Chọn đáp án đúng. Thấu kính hội tụ là: 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thấu kính hội tụ là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi 2 mặt cầu lồi, hoặc một mặt lồi và một mặt phẳng, hoặc một mặt lồi và một mặt lõm với điều kiện bán kính mặt lồi nhỏ hơn bán kính mặt lõm.


Câu 10:

Một lăng kính có chiết suất n, góc chiết quang A = 60°. Một chùm tia sáng đơn sắc được chiếu tới mặt bên AB cho chùm tia ló ở mặt sau AC của lăng kính. Điều chỉnh tia tới để có góc lệch cực tiểu, người ta đo được góc lệch Dmin = 60°. Chiết suất n của lăng kính là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Góc lệch cực tiểu bằng góc chiết quang A thì

Dmin = A ⇒ 2.i1 – A = A ⇒ i1 = i2 = A = 600

Và r1 = r2 = A2 = 300.

Định luật khúc xạ ánh sáng tại I:sini1 = nsinr1n=sini1sinr1=3


Câu 11:

Một kính thiên văn, vật kính có tiêu cự f1 = 10 m, thị kính có tiêu cự 5 cm. Người quan sát mắt bình thường, ngắm chừng không điều tiết. Số bội giác vô cực của kính thiên văn này là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có,

+ Tiêu cự của vật kính: f1 = 10 m

+ Tiêu cự của thị kính: f2 = 5 cm

Vậy: Số bội giác của kính thiên văn: G=f1f2=100,05=200


Câu 12:

Khi ngắm chừng vô cực một vật ở xa bằng kính thiên văn, đáp án nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A, B - sai vì: khi ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách hai kính là O1O2 = f1 + f2.

C – sai vì: Số bội giác vô cực của kính là G=f1f2.


Câu 13:

Ý kiến nào sau đây không đúng về kính thiên văn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A - sai vì thị kính là kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính và vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể tới hàng chục mét).

B, C, D – đúng.


Câu 14:

Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Độ phóng đại lớn nhất của kính hiển vi quang học hiện nay là 3000 lần.

Câu 15:

Trong trường nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ngắm chừng ở vô cực thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính.


Câu 16:

Một người có điểm cực cận cách mắt 15 cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +20 điốp. Mắt đặt cách kính 10 cm. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khoảng đặt vật là MN sao cho ảnh của M, N qua kính lúp lần lượt là các điểm Cv ở vô cực và Cc

d’M = -OkCv = - ∞ dM = f = 1D= 5cm.

d’N = -OkCv = - 5  dN=dN'.fdN'f=2,5cm.


Câu 17:

Một người mắt bình thường có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm quan sát một vật nhỏ nhờ một kính lúp trên vành ghi 5x. Kính lúp đặt sát mắt. Hỏi vật đặt trong khoảng nào trước kính?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vành kính ghi 5x: 25f=5f=5cm.

Ngắm chừng ở cực cận d′ = − OCc = 20 cm.

dc=d'.fdf=20.5205=4cm.

Ngắm chừng ở vô cực dv = f = 5 cm.


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh. Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cơ vòng đỡ, khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc không thay đổi được.


Câu 19:

Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính (đeo sát mắt) chữa tật của mắt để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

+ Để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người đó đeo kính có:

f = −OCv = − 50 cm.

+ Quan sát ở cực cận: d′ = −OCc = −12,5cm

d=d'.fd'f=16,7cm.


Câu 20:

Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Kính cận số 2 có D = 2dp ⇒ f = 0,5 m.

Quan sát vật cách mắt 25 cm qua kính OCc=d'=d.fdf=50cm.


Câu 21:

Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn và góc tới lớn hơn góc giới hạn là điều kiện để có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn và góc tới lớn hơn góc giới hạn là điều kiện để có phản xạ toàn phần.


Câu 22:

Nếu có phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2) thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nếu có phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2) thì không thể có phản xạ toàn phần khi ánh sáng từ môi trường (2) vào môi trường (1).


Câu 23:

Lúc trưa nắng, mặt đường nhựa khô ráo, nhưng nhìn từ xa có vẻ như ướt nước. Đó là vì các tia sáng phản xạ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lúc trưa nắng, mặt đường nhựa khô ráo, nhưng nhìn từ xa có vẻ như ướt nước. Đó là vì các tia sáng phản xạ toàn phần trên lớp không khí sát mặt đường và đi vào mắt.


Câu 24:

Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 600; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 450; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 600 thì góc khúc xạ là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 600 thì góc khúc xạ là:

(1)(2):sin600sin450=n2n1(1)(3):sin600sin300=n3n1sin450sin300=n3n2(2)(3):sin600r=n3n2sin450sin300=sin600rr=380.


Câu 25:

Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 90 thì góc khúc xạ là 80. Tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s. Tốc độ ánh sáng trong môi trường A là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: Tốc độ ánh sáng trong môi trường A là

n=cvnAsin90=nBsin80sin90sin80=nBnA=vAvB=vA2.105vA=22,5.104km/s.


Câu 26:

Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.10m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là:

n=cvv=cn=3.1082,42=124000km/s


Câu 27:

Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới i. Tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Hệ thức nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: sini = n.sinr mà tani = n ⇔ sinicosi=n

Suy ra sinr = cosi i + r = 900, do vậy tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ.


Câu 28:

Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì n1=1,n2>n1 nên n21>1

n21=n2n1=sinisinr

Nên sini > sinr  i > r. Vậy tia khúc xạ bị lệch gần pháp tuyến hơn tia tới.


Câu 30:

Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng bốn lần và chiều dài tăng hai lần thì độ tự cảm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Độ tự cảm của ống dây trước khi số vòng dây và chiều dài thay đổi:

L=4π.107.N2l.S.

Độ tự cảm của ống dây sau khi số vòng dây và chiều dài thay đổi:

L,=4π.107.(4N)22l.S=8.4π.107.N2l.S=8L.

Vậy độ tự cảm tăng 8 lần khi số vòng dây tăng bốn lần và chiều dài tăng hai lần.


Câu 31:

Ống dây điện hình trụ có chiều dài tăng gấp đôi thì độ tự cảm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Độ tự cảm của ống dây trước khi chiều dài thay đổi:

L=4π.107.N2l.S.

Độ tự cảm của ống dây sau khi chiều dài thay đổi:

L,=4π.107.N22l.S=12.4π.107.N2l.S=L2.

Vậy độ tự cảm giảm 2 lần khi chiều dài tăng gấp đôi.


Câu 32:

Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Suất điện động tự cảm: etc=L.Δit.

Vậy suất điện động tự cảm lớn khi độ tự cảm lớn hoặc tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện lớn (nghĩa là cường độ dòng điện tăng nhanh hoặc giảm nhanh).


Câu 33:

Khi dòng điện qua ống dây giảm 2 lần thì năng lượng từ trường của ống dây sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Năng lượng trước khi i thay đổi: W=12L.i2.

Năng lượng sau khi i thay đổi: W'=12L.i22=W4

Vậy năng lượng từ trường của ống dây giảm đi 4 lần khi cường độ dòng điện qua ống giảm đi 2 lần.


Câu 34:

Một khung dây có diện tích S được đặt song song với đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ B. Qua khung dây một góc 90thì từ thông qua khung sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lúc đầu khung dây đặt song song với đường sức từ: α=900

Suy ra: ϕ = B.S.cos 900 = 0 Wb

Khi khung dây quay một góc 900: α=900;ϕ2=B.S.cos00=B.S

Từ thông tăng thêm một lượng:Δϕ=ϕ2ϕ1=B.S  Wb


Câu 35:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều:

Φ = B.S.cosα

Trong đó α  là góc hợp bởi pháp tuyến n của mặt phẳng khung dây và véc tơ cảm ứng từ B.

Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1Wb = 1T.m2

Như vậy ta nhận thấy từ thông là một đại lượng đại số, vô hướng.


Câu 37:

Gọi N là số vòng dây

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm N vòng dây, có cường độ I chạy qua, độ tự cảm của ống dây: L=4π.107.N2I.S.


Câu 38:

Trong một mạch điện có một bộ acquy, một ống dây và một công tắc thì:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong một mạch điện có một bộ acquy, một ống dây và một công tắc thì ngay sau khi đóng công tắc, trong mạch có suất điện động tự cảm.


Câu 39:

Phát biểu nào sau đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn nhất khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Suất điện động tự cảm etc=L.ΔiΔt.

 giá trị suất điện động không phụ thuộc vào giá trị dòng điện lớn hay nhỏ mà chỉ phụ thuộc độ tự cảm L và tốc độ biến thiên của dòng điện. Lực Lo – ren - xơ là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích chuyển động.


Câu 40:

Câu nào dưới đây nói về suất điện động cảm ứng là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Suất điện động cảm ứng là suất điện động gây ra dòng điện cảm ứng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương