IMG-LOGO

Đề thi thử thpt quốc gia môn Vật Lí cực hay có lời giải chi tiết (P4)

  • 12695 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dao động cơ tắt dần của một vật là dao động có biên dộ dao động giảm dần theo thời gian.


Câu 2:

Sự điều tiết của mắt là

Xem đáp án

Chọn đáp án A  

Sự điều tiết của mắt là A. Thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.


Câu 3:

Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 625m thì ô tô đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đổi đơn vị v0=36km/h=10m/sv=54km/h=15m/s (Chú ý: 1km/h=10360.60m/s=13,6m/s )

v2v02=2a.sa=v2v022s=1521022.625=0,1m/s2


Câu 4:

Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng.


Câu 5:

Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục. Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo Định luật Xtốc về sự phát quang (Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang): Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng λhq dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích λkt: hfhq<hfktλhq>λkt.

Theo đề λhq là màu lục  λkt có thể là màu chàm, màu tím

Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng ánh sáng kích thích. Theo đề, ánh sáng huỳnh quang là màu lục thì chùm sáng kích thích có thể là màu chàm, màu tím vì λlam, λtim < λhp là màu lục.


Câu 6:

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.


Câu 7:

Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cực từ của Trái Đất lệch góc 11° với địa cực của Trái Đất (Xem SGK lớp 11).


Câu 8:

Lực hạt nhân còn được gọi là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclon trong phạm vi bán kính hạt nhân còn được gọi là lực tương tác mạnh.


Câu 9:

Cho một nam châm rơi thẳng đứng chui qua một vòng dây dẫn kín (C) cố định như hình vẽ. Khi nhìn vào vòng dây từ trên xuống, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong (C)

Xem đáp án

Chọn đáp án D

-  Khi nam châm lại gần vòng dây thì từ thông tăng nên từ trường ban đầu của nam châm và từ trường do dòng điện cảm ứng gây ra phải ngược chiều nhau.

-  Từ hình ta dễ dàng xác định được từ trường ban đầu do nam châm sinh ra hướng lên (tuân theo quy tắc vào Nam ra Bắc). Vậy thì từ trường cảm ứng phải hướng xuống. Áp dụng quy tắc nắm tay phải suy ra chiều của i cùng chiều với kim đồng hồ.

Tương tự như khi nam châm xuyên qua vòng dây và ra xa thì chiều dòng điện vẫn ngược chiều kim đồng hồ.


Câu 10:

Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hiện tượng điện phân không ứng dụng để sơn tĩnh điện.


Câu 11:

Phương trình biểu diễn đúng phương trình trạng thái khí lí tưởng là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương trình biểu diễn đúng phương trình trạng thái khí lí tưởng là

p1V1T1=p2V2T2Suy rng raĐng áp: V1T1=V2T2Đng nhit: p1V1=p2V2Đng tích: p1T1=p2T2


Câu 12:

Một người đang dùng điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Điện thoại di động dùng sóng vô tuyến để liên lạc gọi và nghe.


Câu 13:

Nhận xét không đúng về điện môi là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Hằng số điện môi của mỗi chất là khác nhau và luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1. Do đó đáp án D sai.


Câu 14:

Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là Wd=12mv2.


Câu 17:

Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200°C thì phát ra

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các vật nung nóng trên 1000°C đều phát ra quang phổ liên tục giống nhau.


Câu 18:

Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.


Câu 19:

Biết cường độ âm chuẩn là 1012w/m2Khi cường độ âm tại một điểm là 104w/m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công thức tính mức cường độ âm: L=lgII0=lg1041012=lg108=8BL=80dB


Câu 20:

Một sóng điện từ có tần số 90 MHz, truyền trong không khí với tốc độ 3.108m/s thì có bước sóng là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bước sóng của sóng điện từ truyền trong môi trường với tốc độ v: λ=vf=3.10890.106=3,33m


Câu 21:

Một vật chuyển động với đồ thị vận tốc theo thời gian được biểu diễn như hình vẽ. Giai đoạn nào hợp lực tác dụng vào vật là lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Từ đồ thị ta thấy đoạn OA dốc hơn các đoạn còn lại nên gia tốc đoạn IA có độ lớn lớn nhất nên hợp lực tác dụng vào vật là lớn nhất.


Câu 22:

Một người đeo kính có độ tụ -1,5dp thì nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để chữa tật, người này đeo kính phân kì, vậy mắt mắc tật cận thị và có điểm cực viễn OCv=f=1/D=1/1,5=2/3m


Câu 23:

Một xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc lúc không có gió là 15 km/h. Người này đi từ A tới B xuôi gió và đi từ B trở lại A ngược gió. Vận tốc gió là 1 km/h. Khoảng cách AB= 28km. Thời gian tổng cộng đi và về bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vận tốc xe khi xuôi gió v=15+1=16km/h

Thời gian đi xuôi gió t1=2816=1,75h

Vận tốc xe khi ngược gió v=151=14km/h

Thời gian xe đi ngược gió t2=2814=2h

Thời gian tổng cộng đi và về là t=t1+t2=3,75h


Câu 24:

Điện năng được truyền từ một trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết công suất truyền đi không đổi và coi hệ số công suất của mạch điện bằng 1. Để công suất hao phí trên đường dây truyền tải giảm n lần (n> 1) thì phải điều chỉnh điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Công suất truyền đi và hệ số công suất của mạch điện bằng 1: P=UI  I=P/U

Công suất hao phí trên đường dây truyền tải: Php=rI2=r.P2U2Php giảm n lần thì I tăng lên n lần.


Câu 27:

Chất phóng xạ pôlôni P84210o phát ra tia α và biến đổi thành chì. Cho chu kì bán rã của pôlôni là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất, sau khoảng thời gian t thì tỉ số giữa khối lượng chì sinh ra và khối lượng pôlôni còn lại trong mẫu là 0,6. Coi khối lượng nguyên tử bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó tính theo đơn vị u. Giá trị của t là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Số hạt nhân Chì sinh ra bằng số hạt nhân Pôlôni đã phân rã

NPb=ΔN=N0N=N012tT

Tỉ số hạt nhân Chì và số hạt nhân Pôlôni ở thời điểm t là:

NPbNPo=N012tTN0.2tT=2tT1N=mA.NAmPbmPo=APbAPo2tT1=206210211381=0,6t=Tlog20,6.210206+195

Chú ý: Có thể giải phương trình trên bằng cách bấm máy tính cầm tay.


Câu 28:

Cho phản ứng hạt nhân: L37i+H11H24e+XNăng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 mol heli theo phản ứng ngày là 5,2.1024 MeVLấy NA=6,02.1023mol1Năng lượng tỏa ra của một phản ứng hạt nhân trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương trình phản ứng hạt nhân:

L37i+H11H24e+H24e (Một phản ứng tạo ra 2 hạt nhân heli)

Để tổng hợp 1 mol Heli cần có số phương trình phản ứng bằng một nửa số hạt heli. Ta có số hạt nhân của 1 mol heli:

Q=1kNΔE=1kn.NAΔEΔE=k.Qn.NA=2.5,2.10241.6,022.1023=17,2MeV

Chú ý: Nếu mỗi phản ứng tạo ra một hạt He thì năng lượng tỏa ra cho mỗi hạt He là ΔE. Nếu sau phản ứng có k hạt thì năng lượng chia đều cho k hạt. Trường hợp nếu xét N hạt thì năng lượng tỏa ra là Q=NΔE.1k.


Câu 29:

Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 3.1019 photon của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,548 J. Lấy h=6,625.1034 J.s; c=3.108 m/sGiá trị của λ 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Năng lượng để “đốt” mô mềm có thể tích 4 mm3 là: W1=4.2,548J

Năng lượng của chùm laze gồm 3.1019 photon: W2=N.hcλ=3.1019.hcλ

Năng lượng của chùm laze được dùng để đốt cháy mô mềm nên ta có: W1=W23.1019.6,625.1034.3.108λ=4.2,548λ=5,85.107m=585m


Câu 30:

Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B=B0cos2π108t+π3 (B0>0t tính bằng s). Kể từ lúc t= 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cường độ điện trường E biến thiên cùng pha với cảm ứng từ B nên ta có E=E0cos2π108t+π3Tại t=0 cường độ điện trường có giá trị là E=E02 và đang giảm. (Quan sát vòng tròn lượng giác). 

Thời điểm đầu tiên cường độ điện trường bằng 0 là:

t=T12=2π12ω=2π12.2π.108=10812s


Câu 33:

Một sợi dây đàn hồi dài 90cm có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Kể cả đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Điều kiện để có sóng dừng trên dây đàn hồi một đầu cố định một đầu tự do: l=2k+1λ4

Số nút = Số bụng = số bó + 1 = k + 1 (Với k là số bó)

Trên dây có 8 nút tức là có 7 bó. Do đó ta có k=7.

Áp dụng l=2k+1λ490=2.7+1λ4λ=24cm

Khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là

Δt=n12T=612TT=2Δt5=0,1sv=λTv=240,1=240cm/s=24m/s


Câu 35:

Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều hòa. Gọi l1, s01, F1 và l2, s02, F2 lần lượt là chiều dài, biên độ, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ nhất và của con lắc thứ hai. Biết 3l2=2l1, 2s02=3s01. Tỉ số F1F2 bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ α<100 thì sinαα=sl (Tính theo đơn vị rad).

Lực kéo về cực đại của con lắc khi vật ở biên: Fkv=Psinα0=mgα0

s=lαα01α02=s01/l1s02/l2=s01s02.l2l1=2s02=3s013l2=2l2α01α02=23.23=49    (1)

Theo đề ta có: F1F2=mgα01mgα02=α01α021F1F2=49


Câu 36:

Một vật dao động theo phương trình x=5cos5πtπ3 cm(t tính bằng s). Kể từ t= 0, thời điểm vật qua vị trí có li độ x= -2,5cm lần thứ 2017là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Một chu kỳ có 2 lần vật qua vị trí x=2,5cm=A2T=0,4s

Số lần 20172=1008 dư 1 Δt=1008T+t1

Thời gian t1 được xác định từ VTLG.

t1=T6+T4+T12=0,2sΔt=1008T2016lan+t11lan=1008.0,4+0,2=403,4s.

 


Câu 40:

Cho D1, D2 và D3 là ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động tổng hợp của D1 và D2 có phương trình x12=33cosωt+π2 cmDao động tổng hợp của D2 và D3 có phương trình x23=3cosωt (cm)Dao động D1 ngược pha với dao động D3Biên độ của dao động D2 có giá trị nhỏ nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cách 1:

Xây dựng giãn đồ vectơ như hình vẽ.

Ta thấy vectơ A2 đạt giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi vectơ A2 trùng với OH.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông 1OH2=132+1332OH=332cm

A2min=OH=3322,6cm

Cách 2. Biến đổi đại số.

x12=x1+x2x23=x2+x3x1x3=A1A3x12=x1+x2x23=x2A3A1x1x3x2=x23+A3A1x121+A3A1

(Mục đích của chúng ta là tìm phương trình x2 theo x12 và x23 bằng cách khử x1 và x3).

Hàm x2 được ghi lại x2=3cosωtx23+A3A1.33cosωt+π21+A3A1

Nhận thấy hai phương trình x23 và hàm đóng khung ở biểu thức trên dao động vuông pha với nhau nên biên độ của phương trình x2 có dạng

A2=11+A3A132+33.A3A12Đặt A3A1=x>0.

A2=11+x9+27x2=9+27x21+x2=yy'=54x2+36x181+x4=0x0=13A2=y=9+27.3121+312=1,53cm2,6cm

Chú ý: Có thể tìm cực trị (cũng là giá trị cực tiểu) hàm A2=9+27x21+x2 bằng máy tính cầm tay FX-570VN.

Các giá trị Start và End ra dựa vào số liệu

A12=33cmA23=3cmA12A13=31,73A23=3 thì tỉ số X=A3A1 cũng sẽ nằm cỡ vào trong các khoảng từ 1 đến 10 nếu (A3>A1còn nếu (A3<A1thì tỉ số X0;1Bấm Mode 7 và nhập hàm FX=27+9x21+x2

Start=1End=10EndStartStep+130Step0,31Step=0,4 (Không tìm được cực trị).

Ta chọn lại Start=0,1End=1EndStartStep+130Step0,031Step=0,04

Màn hình hiển thị ở dưới.

Chú ý:

Trong toán học khi bài toán yêu cầu tìm cực trị thì các em đạo hàm của hàm y sau đó xét y'=0 và lập bảng biến thiên để xét giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN). Tuy nhiên thông thường đối với bài toán vật lí hàm y có nghĩa khi nghiệm đó là nghiệm dương, khi đó đề hỏi GTLN hoặc GTNN thì khi đạo hàm của hàm y thì chỉ có duy nhất 1 nghiệm dương (tức là tồn tại GTLN thì không tồn tại GTNN và ngược lại). Dó đó chúng ta không cần vẽ bảng biến thiên mà kết luận ngay tại giá trị x0 nào đó (x0 là nghiệm dương duy nhất của hàm y'hàm đạt GTLN (GTNN).


Bắt đầu thi ngay