Tổng hợp đề thi Thử Hóa học cực hay có lời giải (Đề số 15)
-
4706 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất hữu cơ X mạch hở, có đồng phân hình học. Công thức phân tử nào sau đây thỏa mãn X ?
Đáp án B
A. Gồm các đồng phân: HC≡C-C2H5, CH3C≡CCH3,
CH2=C=CHCH3, CH2=CH-CH=CH2.
⇒ không có đồng phân nào có đồng phân hình học ⇒ loại.
B. Gồm các đồng phân: CH2=CH-C2H5, CH3CH=CHCH3 (cis-trans),
CH2=C(CH3)2 ⇒ có 1 đồng phân thỏa mãn ⇒ chọn B.
C. k = 0 ⇒ ankan ⇒ không có đồng phân hình học ⇒ loại.
D. Chỉ có 1 đồng phân CH2=CHCH3 ⇒ không có đồng phân hình học ⇒ loại.
Câu 4:
Chất nào sau vừa phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2, vừa làm mất màu dung dịch Br2?
Đáp án C
A, B và D loại vì không làm mất màu dung dịch Br2
Câu 8:
Polime nào sau được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng?
Đáp án C
Sợi lapsan được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng etilen glicol và axit terephtalic.
nHOC2H4OH + nHOOCC6H4COOH [-OC2H4OOCC6H4COO-]n + 2nH2O
Câu 10:
Chất nào sau khi cho vào dung dịch NaOH không tạo được chất khí?
Đáp án B
A. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2↑.
B. Mg + NaOH → không phản ứng .
C. 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑.
D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Câu 12:
Khí X không màu, được tạo ra khi cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, khí X bị chuyển màu khi để trong không khí. Khí X là:
Đáp án A
Cu là kim loại có tính khử trung bình nên sản phẩm khử thường là NO.
Mặt khác, sản phẩm khử khí của HNO3 không màu, bị chuyển màu trong không khí chỉ có NO.
NO không màu nhưng trong không khí bị hóa nâu do: NO + 1/2 → NO2 (màu nâu)
Câu 14:
Dung dịch chất nào sau hòa tan được SiO2?
Đáp án B
Chọn B vì SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Câu 15:
Chất nào sau không phải là hợp chất hữu cơ?
Đáp án A
Chọn A vì thạch cao là CaSO4 là hợp chất vô cơ
Câu 16:
Hỗn hợp X gồm 0,3 mol Zn và 0,2 mol Al phản ứng vừa đủ với 0,45 mol hỗn hợp Y gồm khí Cl2 và O2, thu được x gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của O2 trong Y và giá trị của x tương ứng là
Đáp án A
► Đặt nCl2 = a; nO2 = b ⇒ nY = a + b = 0,45 mol.
Bảo toàn electron: 2a + 4b = 0,3 × 2 + 0,2 × 3 ||⇒ giải hệ cho:
a = 0,3 mol; b = 0,15 mol ⇒ %mO2 = 18,39%.
● Bảo toàn khối lượng: x = 51(g)
Câu 17:
Cho rất từ từ 0,2 lít dung dịch HCl 1M vào 0,2 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M, K2CO3 0,4M đến phản ứng hoàn toàn, thu được x lít khí ở đktc. Giá trị của x là:
Đáp án A
nH+ = 0,2 mol; nOH– = 0,1 mol; nCO32– = 0,08 mol.
► Cho từ từ H+ nên phản ứng xảy ra theo thứ tự:
H+ + OH– → H2O || H+ + CO32– → HCO3– || H+ + HCO3– → CO2 + H2O.
⇒ nCO2 = nH+ – nOH– – nCO32– = 0,02 mol ||⇒ x = 0,448 lít
Câu 18:
Cho dung dịch NaOH loãng, dư vào dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X. Đem toàn bộ X nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Chất rắn Y gồm:
Đáp án A
(Zn(OH)2 tan trong NaOH dư) ||⇒ Y chứa Fe2O3 và CuO
Câu 19:
Este X đơn chức, có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X vào 300 ml dung dịch KOH 1M, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
Đáp án C
MX = 100 ⇒ X là C5H8O2 || nX = 0,2 mol ⇒ KOH dư
⇒ nancol = nX = 0,2 mol. Bảo toàn khối lượng: mancol = 20 + 0,3 × 56 – 28 = 8,8(g)
||⇒ Mancol = 44 (CH2=CH-OH) ⇒ X là C2H5COOCH=CH2
Ps: CH2=CH-OH không bền bị "hỗ biến" trở thành CH3CHO
Câu 21:
Cho 0,1 mol ancol etylic vào một bình chứa 0,2 mol axit axetic có H2SO4 (đặc) làm xúc tác. Đun nóng bình để phản ứng tạo este xảy ra với hiệu suất phản ứng là 80% thu được x gam este. Giá trị của x là
Đáp án C
naxit > nancol ⇒ hiệu suất tính theo ancol
⇒ neste = 0,1 × 0,8 = 0,08 mol ⇒ x = 0,08 × 88 = 7,04(g)
Câu 22:
Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O, phản ứng với Na tạo H2 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Tên gọi của X là:
Đáp án D
Câu 23:
Dãy các ion nào sau không cùng tồn tại trong một dung dịch?
Đáp án A
Chọn A vì HSO4– điện li hoàn toàn ra SO42–: HSO4– → H+ + SO42–.
Ion sunfat (SO42–) sẽ tạo kết tủa không tan trong H+, NO3–: Ba2+ + SO42– → BaSO4.
Ps: HCO3– điện li ra rất ít ion CO32– ⇒ không đủ để tạo kết tủa BaCO3 ⇒ loại C.
► Chú ý: AgF tan được trong H2O
Câu 24:
Dung dịch nào sau có [H+] = 0,1M ?
Đáp án B
– Loại A và D vì không có H+.
– Xét đáp án C: HF ⇄ H+ + F– ⇒ [H+] < [HF] = 0,1M ⇒ loại.
⇒ chọn B: HCl → H+ + Cl– ⇒ [H+] = [HCl] = 0,1M
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tạo ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Đáp án D
Đốt X cho nH2O = nX ⇒ các chất trong X đều có 2H.
⇒ X gồm HCHO và (CHO)2 (do các chất đều no).
Mặt khác, cả 2 chất đều tráng bạc theo tỉ lệ 1 : 4.
► nAg = 4nX = 1 mol ⇒ m = 108(g)
Câu 26:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với dung dịch NaOH tạo muối. Nhận xét nào sau đây đúng với X?
Đáp án B
k = 4 || X + NaOH → muối ⇒ X là đồng đẳng của phenol (⇒ chọn B).
⇒ CTCT của X là CH3-C6H4-OH (⇒ loại B và C).
Oxi hóa X bởi CuO thu được CH3-C6H3=O (xeton) ⇒ loại A
Câu 27:
Khối lượng Ag tạo ra tối đa khi cho một hỗn hợp gồm 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOC2H5 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 là:
Đáp án B
nAg tối đa = 4nHCHO + 2nHCOOC2H5 = 0,1 mol ⇒ mAg = 10,8(g)
Câu 28:
Nhận xét nào sau không đúng?
Đáp án D
Chọn D vì xenlulozơ không bị thủy phân trong môi trường kiềm
Câu 29:
Cho dãy chuyển hóa sau:
Tên gọi của X và Z lần lượt là
Đáp án A
– CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 (X).
– C2H2 (X) + H2 C2H4 (Y).
– C2H4 + H2O C2H5OH (Z).
⇒ X là axetilen và Y là ancol etylic
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là
Đáp án D
► Bảo toàn nguyên tố Clo: nMCl = nAgCl – nHCl = 0,52 – 0,5 = 0,02 mol.
► Nung X chỉ có MHCO3 bị phân hủy: 2MHCO3 M2CO3 + CO2↑ + H2O.
Khối lượng giảm do thay 2HCO3– ⇄ 1CO32– ||⇒ nMHCO3 = 2 × = 0,05 mol.
► Bảo toàn nguyên tố C: nM2CO3 = nCO2 – nMHCO3 = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol.
⇒ mX = 0,1 × (2M + 60) + 0,05 × (M + 61) + 0,02 × (M + 35,5) = 20,29(g)
⇒ M = 39 ⇒ M là Kali (K)
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm phenyl axetat và axit axetic có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho 0,3 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp KOH 1,5M; NaOH 2,5M thu được x gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
Đáp án B
Dễ tính được nCH3COOC6H5 = 0,1 mol; nCH3COOH = 0,2 mol.
► Tác dụng vừa đủ ⇒ ∑nOH = 2nCH3COOC6H5 + nCH3COOH = 0,4 mol.
||⇒ nKOH = 0,15 mol; nNaOH = 0,25 mol
nH2O = nCH3COOC6H5 + nCH3COOH = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol.
► Bảo toàn khối lượng: x = mX + mKOH + mNaOH – mH2O = 38,6(g)
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm Mg và Al. Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp X bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M, thu được 0,672 lít N2 ở đktc (là khí duy nhất thoát ra) và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là:
Đáp án D
Đặt nNH4NO3 = x ||⇒ ∑nNO3/muối KL = ne = (8x + 0,3) mol.
⇒ mmuối = mKL + mNO3/muối KL + mNH4NO3 = 7,5 + 62 × (8x + 0,3) + 80x = 54,9(g).
⇒ x = 0,05 mol ⇒ nHNO3 = 10nNH4NO3 + 12nN2 = 0,86 mol ⇒ V = 0,86 lít
Câu 33:
Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B và este C được tạo ra từ A và B (tất cả đều no, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam P vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q thu được 3,26 gam chất rắn khan Y. Người ta cho thêm bột CaO và 0,2 gam NaOH (rắn) vào 3,26 gam chất rắn Y rồi nung trong bình kín không có khí, thu được m gam chất khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau?
Đáp án D
► Đặt CT chung của A là CnH2n+2O (n ≥ 1), B và C là CmH2mO2 (m > 1).
⇒ Phương trình cháy:
⇒ ∑nB,C = 1,5.∑nCO2 – ∑nO2 = 0,03 mol ⇒ Q gồm 0,03 mol muối và 0,02 mol NaOH dư.
► nNaOH = 0,02 + 0,005 = 0,025 mol || RCOONa + NaOH RH + Na2CO3.
⇒ muối dư, NaOH. Thêm 0,005 mol NaOH ⇄ 0,2 gam NaOH vào để đủ. Bảo toàn khối lượng:
⇒ m = (3,26 + 0,2 + 0,2 – 0,03 × 106) × 0,025 ÷ 0,03 = 0,4(g)
Câu 34:
Có các nhận xét sau:
(1) Khí NH3 làm xanh quỳ tím ẩm.
(2) Phân đạm là phân bón chứa nitơ.
(3) Dung dịch HNO3 đặc, nóng có thể oxi hóa được FeO, Cu, CuO và Ag.
(4) Khí NO2 được tạo ra khi nung nóng KNO3 (rắn) trên ngọn lửa đèn cồn.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
Đáp án C
(3) Sai vì HNO3 đặc, nóng không oxi hóa được CuO mà chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.
(4) Sai vì nung nóng KNO3 rắn chỉ thu được khí O2: 2KNO3 2KNO2 + O2↑.
⇒ chỉ có (1) và (2) đúng
Câu 35:
Hỗn hợp khí E gồm một amin bậc III no, đơn chức, mạch hở và hai ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp E cần dùng 11,2 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch KOH đặc, dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình bazơ nặng thêm 20,8 gam. Phần trăm khối lượng của amin trong hỗn hợp E là
Đáp án A
► Đặt nCO2 = x; nH2O = y ⇒ mbình tăng = mCO2 + mH2O = 44x + 18y = 20,8(g).
Bảo toàn nguyên tố Oxi: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ 2x + y = 2 × 0,5 ⇒ giải hệ có:
x = 0,35 mol; y = 0,3 mol ► Đặt namin = a; nankin = b ⇒ nE = a + b = 0,15 mol.
Tương quan đốt: nCO2 – nH2O = 0,05 = – 1,5a + b ⇒ giải hệ cho: a = 0,04 mol; b = 0,11 mol.
► Đặt số Cacbon của amin và ankin lần lượt là m và n (m ≥ 3, n >2) ⇒ 0,04m + 0,11n = 0,35
⇒ m = 3 ⇒ amin là C3H9N || mE = mC + mH + mN = 5,36(g).
⇒ %mamin = 0,04 × 59 ÷ 5,36 × 100% = 44,03%
Câu 36:
Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ (mol/lít), và thấy khối lượng dung dịch giảm đi 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và chất rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y là:
Đáp án A
► Xét phản ứng điện phân: 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag↓ + O2↑ + 4HNO3.
Đặt nO2 = x ⇒ nAg = 4x ⇒ mdung dịch giảm = 108 × 4x + 32x = 9,28(g)
||⇒ x = 0,02 mol ⇒ Dung dịch X chứa AgNO3 và HNO3 đều 0,08 mol.
► Xét phản ứng Fe + dung dịch X: nFe = 0,05 mol. Ta có:
4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O || Ag+ + e → Ag↓ ⇒ ne = 0,14 mol.
● Do ne : nFe = 2,8 ⇒ Fe tan hết. Lại có: nNO3– = ne = 0,14 mol.
⇒ mmuối = mFe + mNO3 = 2,8 + 0,14 × 62 = 11,48(g)
Câu 37:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất là
Đáp án B
► Tại V lít Ba(OH)2: kết tủa chỉ có BaSO4 ⇒ nBaSO4 = 0,3 mol.
Bảo toàn gốc SO4: nAl2(SO4)3 = 0,1 mol. Do ↓ chỉ có BaSO4 ⇒ Al(OH)3 bị hòa tan hết. ⇒ nOH– = 4nAl3+ = 0,1 × 2 × 4 = 0,8 mol ⇒ V = 0,8 ÷ 2 ÷ 0,4 = 1M
Câu 38:
Đơn chất X điều kiện thường ở trạng thái rắn, được sử dụng làm bút chì. Cho X phản ứng với O2 thu được khí Y. Cho Y phản ứng với đơn chất X trong điều kiện nhiệt độ cao, không có O2 thu được khí Z là một khí không màu, không mùi và rất độc. Các chất X, Y và Z lần lượt là:
Đáp án C
– X là Cacbon (C).
– C (X) + O2 CO2 (Y).
– CO2 (Y) + C 2CO (Z)
Câu 39:
X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các aminoaxit no, mạch hở, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Để phản ứng vừa đủ với 32,76 gam hỗn hợp E (thành phần gồm X và Y) cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 32,76 gam E, toàn bộ sản phẩm cháy(gồm CO2, H2O và N2) được dẫn vào nước vôi trong dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 123,0 gam kết tủa; và khối lượng dung dịch thay đổi a gam so với trước phản ứng. Sự thay đổi của a là:
Đáp án D
► Quy E về C2H3NO, CH2 và H2O ⇒ nC2H3NO = nNaOH = 0,48 mol.
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: ∑nC/E = n↓ = 1,23 mol ⇒ nCH2 = 1,23 – 0,48 × 2 = 0,27 mol.
⇒ nH2O = (32,76 – 0,48 × 57 – 0,27 × 14) ÷ 18 = 0,09 mol.
● Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2O sản phẩm = 0,48 × 1,5 + 0,27 + 0,09 = 1,08 mol.
⇒ a = m↓ – (mCO2 + mH2O) = 123 – (1,23 × 44 + 1,08 × 18) = 49,44(g) > 0 ⇒ giảm
Câu 40:
Có các nhận xét sau:
(1) Cả anilin và phenol đều phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
(2) Liên kết nối giữa các mắt xích trong phân tử tinh bột là liên kết β-1,4-glicozit.
(3) Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Axit acrylic có khả năng tham gia màu dung dịch Br2.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
Đáp án B
(1) Đúng.
(2) Sai, là liên kết α-1,4-glicozit.
(3) Sai vì không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Đúng vì chứa πC=C.
⇒ (1) và (4) đúng