Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 22)
-
14525 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
Đáp án D
Tế bào khí khổng có hình hạt đậu gồm 2 vách dày và 2 vách mỏng, khi tế bào khí khổng trương nước thì vách mỏng căng ra làm vách dày căng theo nên khí khổng mở.
Câu 4:
Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
Đáp án D
Phát biểu sai là D, vì cây C4 sống ở môi trường nhiệt đới có cường độ ánh sáng cao nên cường độ quang hợp cao,nhu cầu nước của cây C4 thấp hơn và năng suất cao hơn.
Câu 5:
Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
Đáp án A
Rễ là nơi hút nước, khoáng. Sự hút nước và khoáng chủ động cần nhiều năng lượng nên hô hấp diễn ra rất mạnh.
Câu 6:
Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
Đáp án B
ống tiêu hóa có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng được chuyên hóa cao, còn túi tiêu hóa có cùng chung đường thức ăn đi vào và chất thải đi ra nên ở ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
Ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là: A,C,D.
Câu 8:
Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
Đáp án B
Mạch máu được chia ra thành động mạch, mao mạch và tĩnh mạch, nơi tiếp xúc với từng tế bào là mao mạch, ở đó xảy ra quá trình TĐC.
Câu 9:
Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
Đáp án B
Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới, khi bị kích thích thì động vật co mình lại nên tiêu tốn nhiều năng lượng
Ý B sai vì đó là cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh.
Câu 10:
Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin?
Đáp án D
Ý sai là D, nếu kích thích ở một điểm giữa sợi trục thì lan truyền theo 2 hướng.
Câu 11:
Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:
Đáp án D
Câu 12:
Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?
Đáp án D
Câu 13:
Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt phản ánh điều gì?
1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.
3. phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.
4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.
5. phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là.
Đáp án C
-Ý 3 sai vì cơ quan bắt mồi khác nhau phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng hay mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi, không phản ánh sự thay đổi của môi trường sống
→Các đáp án A, B, D sai.
Câu 14:
Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
Đáp án B
-F1 phân li theo tỉ lệ 9:3:4 = 16 tổ hợp = (3:1). (3:1) → 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST, dị hợp tử đều; cặp gen dị hợp còn lại nằm trên NST khác.
→ A, C, D sai.
-Phép lai B tạo con lai có kiểu hình là : (3A-D- : 1 aadd) × (3B- : 1 bb) = 3A-B-D-: 3A-D-bb: 3 aaddB- : 1 aabbdd = 9 cao đỏ: 3 thấp đỏ: 4 thấp trắng.
Câu 15:
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
-Chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn:
+Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
+Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể.
+ Chọn lọc tự nhiên hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
-Ý D là quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại về chọn lọc tự nhiên: kết quả của CLTN là hình thành các quần thể có các cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 16:
Có 400 tế bào có kiểu gen tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 50 tế bào có diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen số tế bào còn lại thì không. Số lượng loại giao tử không tái tổ hợp AB theo lí thuyết là bao nhiêu?
Đáp án A
-Số tinh trùng tạo ra từ 400 tế bào giảm phân là: 400.4 = 1600
-Mỗi tế bào có trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen tạo được 4 tinh trùng thuộc 4 loại: AB, ab, aB, Ab
->50 tế bào sinh tinh trùng có hoán vị gen tạo được 50 tinh trùng AB.
-Mỗi tế bào giảm phân bình thường tạo được 4 tinh trùng trong đó có 2 tinh trùng AB, 2 tinh trùng ab
-350 tế bào giảm phân bình thường tạo được 2.350 = 700 tinh trùng AB
→Số lượng tinh trùng không tái tổ hợp AB là: 700 + 50 = 750.
Câu 17:
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên cặp NST I (kí hiệu Aa, Bb) và hai cặp gen trên cặp NST II (kí hiệu Dd, Hh). Phép lai P: ,hoán vị A và a có tần số 20% và hoán vị D và d có tần số 10% thì F1 có thể đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ là:
Đáp án B
Tỉ lệ giao tử về các cặp gen của P dị hợp là
-Giao tử aB = Ab = 0,5 – 0,2/2 = 0,4
AB = ab = 0,2/2 = 0,1
-Giao tử DH = dh = 0,5 – 0,1/2= 0,45
Dh = dH = 0,05
-P luôn cho giao tử ab dh
→F1 đồng hợp lặn về 3 cặp gen là kết quả kết hợp của giao tử Ab dh; ab dH ; aB dh; ab Dh của 1 bên P với giao tử abdh của bên P còn lại.
→Tổng là: (0,4. 0,45 + 0,4 . 0,45 + 0,1.0,05 + 0,1.0,05) = 0,37 = 37%.
Câu 18:
Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hóa
Đáp án C
-A, B, D là các đặc điểm tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quần thể.
-C sai vì sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 19:
Ở một loài thực vật cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các giao tử có kiểu gen.
Đáp án C
-Những tế bào bình thường sẽ giảm phân bình thường có thể tạo các giao tử Ab, ab
-Những tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo giao tử có kiểu gen AAb, aab, b.
Câu 20:
Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
Đáp án C
-Các ý A, B, D đúng
- C sai do chọn lọc tự nhiên tác động ở cả giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
Câu 21:
Tế bào của một loài sinh vật nhân thực khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
Đáp án D
Tác nhân 5-BU làm thay thế cặp A-T bằng cặp G- X nên số số vòng xoắn vẫn giữ nguyên, số liên kết hidro tăng đi 1 liên kết
Đối với gen trước đột biến (A) ta có:
Tổng số Nulceotit là: 60 × 20 = 1200
Vậy ta có phương trình
Câu 22:
CLTN làm thay đổi tần số alen của vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì
Đáp án D
-Vi khuẩn có bộ gen đơn bội →Các alen của các gen khác nhau đều biểu hiện ngay ở kiểu hình và chịu tác động ngay của CLTN.
-Sinh vật nhân thực lưỡng bội, các alen chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp lặn → Chịu tác động của CLTN chậm hơn.
Câu 23:
Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:
1. Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín.
2. Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi
3. Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao.
4. Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
5. Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen.
Phương án đúng là:
Đáp án D
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
+Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
+Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao
+Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen.
Câu 24:
Trong một phép lai về một cặp tính trạng ở thế hệ lai F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3đỏ :1 trắng. Điều kiện cần thiết để khẳng định đỏ trội so với trắng là :
1. P dị hợp tử một cặp gen.
2.một gen qui định một tính trạng
3. Không có tương tác gen.
4. biết có sự tham gia của 2 cặp gen
Phương án đúng là:
Đáp án A
-Nếu biết có sự tham gia của 2 cặp gen → không thể khẳng định đỏ trội so với trắng. → 4 sai
- Nếu biết 1 gen quy định 1 tính trạng hoặc P dị hợp tử 1 cặp gen hoặc khẳng định không có tương tác gen đều có thể kết luận đỏ trội so với trắng.
Câu 25:
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.
5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
Đáp án D
-Quá trình tự nhân đôi của AND sinh vật nhân thực có đặc điểm: 1,2,3,4,6
-Đặc điểm 5 sai do trong 1 chạc chữ Y, 1 mạch mới dựa trên khuôn 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, 1 mạch mới dựa trên khuôn 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 26:
Các nhân tố làm phá vỡ cân bằng di truyền của quần thể giao phối là:
1. Quá trình đột biến. 2. Quá trình di nhập gen. 3. Quá trình giao phối tự do ngẫu nhiên.
4. Quá trình chọn lọc tự nhiên. 6 Quá trình tự phối. 5 . yếu tố ngẫu nhiên
Phương án đúng là:
Đáp án C
-Các nhân tố làm phá vỡ cân bằng di truyền của quần thể giao phối là các nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen hoặc cả hai
→ là các nhân tố 1,2,4,5,6.
-Quá trình giao phối tự do ngẫu nhiên giúp duy trì ổn định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Câu 27:
Lai chuột lông màu vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 vàng: 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được chuột con với tỷ lệ phân li kiểu hình là 2 vàng: 1 đen. Giải thích nào nêu dưới đây về kết quả của các phép lai trên là đúng?
Đáp án A
-Lai chuột lông vàng với lông vàng → 2 vàng: 1 đen → có tổ hợp gen gây chết ở trạng thái đồng hợp
+ Nếu gen trên NST thường ta có
-Sơ đồ lai:
P. Aa (vàng) × Aa (vàng)
F1: 1AA (chết) : 2 Aa (vàng) : 1 aa (đen)
P. Aa (vàng) × aa (đen)
F1: 1 Aa (vàng) : 1 aa (đen)
+ Nếu gen trên NST giới tính ta có
-Sơ đồ lai
P. XAXa (vàng) × XaY (đen)
F1: 1XAXa : 1XAY: 1XaXa: 1XaY (1 vàng: 1 đen)
P. XAXa (vàng) × XAY (vàng)
F1: 1 XAXA (chết) : 1 XAY: 1XAXa: 1XaY (2 vàng: 1 đen).
Câu 28:
Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con cây có chiều cao 190 cm và 200 cm chiếm tỉ lệ là
Đáp án D
-Cây cao nhất có kiểu gen chứa 10 alen trội là AABBDDEEFF.
→Cây có chiều cao 190 cm chứa số alen trội là 10-=4
→Cây có chiều cao 200cm chứa số alen trội là 10-=6
-Số tổ hợp giao tử của phép lai là: 23 . 24 = 27
-Số gen trội tối đa được tạo từ phép lai trên là 2+2+1+1+2 = 8
Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn có sẵn alen trội (BB×Bb) nên b = 1
→Cây có chiều cao 190 cm chiếm:
Cây có chiều cao 200 cm chiếm:
Câu 29:
Ở sinh vật nhân thực, đột biến luôn luôn là đột biến trung tính
Đáp án B
-Đoạn intron là đoạn không mã hóa →sẽ bị cắt bỏ trong quá trình hoàn thiện mARN → mARN trưởng thành không bị thay đổi → protein không bị thay đổi.
Câu 30:
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng . Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn, đời F1 có bốn kiểu hình, trong đó cây thân, cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ 66%. Nếu hoán vị gen xẩy ra ở cả hai giới với tỉ lệ ngang nhau thì tần số hoán vị gen là
Đáp án D
-Giả sử tần số hoán vị gen là x ta có
A-B- = 50% + tỉ lệ aabb → tỉ lệ aabb = 66% - 50% = 16%
-Do cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn → = 16% → ab = = 0,4 → đây là giao tử liên kết, P dị hợp tử đều →Tần số hoán vị gen x = (0,5-0,4).2 = 0,2 = 20%.
Câu 31:
Cho một cây tự thụ phấn, đời F1 thu được 43,75% cây thấp, 56,25% cây cao. Trong số những cây thân thấp ở F1 , tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu?
Đáp án B
-F1 phân li theo tỉ lệ 7 thấp: 9 cao → P dị hợp tử 2 cặp gen AaBb
→F1: 9A-B- : 1AAbb : 2 Aabb: 1aaBB: 2 aaBb: 1aabb
9 cao : 7 thấp
Trong số những cây thân thấp ở F1, cây thân thấp ở F1 thuần chủng có kiểu gen AAbb, aaBB, aabb → chiếm tỉ lệ
Câu 32:
Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST.
Đáp án C
-Đột biến mất hoặc thêm hoặc thay thế một cặp nucleotit trên gen → làm gen bị biến đổi cấu trúc → có thể làm thay đổi số lượng gen có trên NST.
- Đột biến lặp đoạn, mất đoạn, chuyển đoạn có thể làm thay đổi số lượng gen trên NST.
- Đột biến đảo đoạn qua tâm động → làm thay đổi hình thái NST mà không làm thay đổi số lượng gen có trên NST.
Câu 33:
Hệ gen của sinh vật có thể bị biến đổi bằng các phương pháp sau đây :
1. Đưa thêm gen lạ vào.
2. Thay thế nhân tế bào
3. làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
4. lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng
5. loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
Phương án đúng là
Đáp án B
-Các cách làm biển đổi hệ gen của sinh vật:
1. Đưa thêm gen lạ vào.
3. làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
5. loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Câu 34:
Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?
Đáp án B
-Sinh vật sản xuất mở đầu cho dòng năng lượng và vật chất trong quần xã, sinh vật phân giải khép kín chu trình vật chất và dòng năng lượng → không thể thiếu được 2 nhóm sinh vật này.
Câu 35:
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua
Đáp án A
-Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn, trong đó các sinh vật thuộc các mắt xích khác nhau tạo thành chuỗi.
Câu 36:
Ở người, nhóm máu do gen I có 3 alen nằm trên NST thường; bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do 2 gen lặn nằm trên NST giới tính X ở phần không tương đồng với Y – các alen trội của 2 gen này quy định các tính trạng bình thường; tật dính ngón 2,3 và có túm lông ở rái tai do 2 gen nằm trên Y ở vùng không tương đồng với X – alen trội của mỗi gen này quy định tính trạng bình thường . Số kiểu gen tối đa của các gen này là bao nhiêu?
Đáp án B
-Số kiểu gen tối đa về gen quy định nhóm máu là kiểu gen
-Số kiểu gen tối đa về bệnh mù màu và máu khó đông:
+ Ở giới nữ: XX =
+ Ở giới nam XY = 2.2 = 4
→Tổng số kiểu gen về bệnh mù màu và máu khó đông là: 14
-Số kiểu gen tối đa về tật dính ngón 2,3 và có túm lông ở tai là: 2.2 = 4
→Số kiểu gen tối đa về cả 3 gen này ở giới nữ là: 6.10 = 60
→Số kiểu gen tối đa về cả 3 gen này ở giới nam là: 6.4.4 = 96
→Tổng số kiểu gen có trong quần thể là: 60+96 = 156.
Câu 37:
Cơ thể mang cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa. Nếu 8% số tế bào cơ thể trong lần phân bào II của giảm phân, tất cả tế bào con của chúng đều bị rối loạn NST không phân ly, thì sẽ tạo ra các loại giao tử, gồm:
Đáp án B
Nếu 8% tế bào bị rối loạn phân ly ở giảm phân 2 thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử là AA, aa với tỷ lệ là 8:4 = 2% và giao tử O với tỷ lệ là 8:2= 4%
92% tế bào còn lại giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử là A và a với tỷ lệ là : 92:2 =46%.
Câu 38:
Trong lưới thức ăn dưới đây, cá Mập có mấy con đường khai thác chuỗi thức ăn chỉ gồm 4 mắt xích
Đáp án D
Các con đường khai thác thức ăn của cá mập qua 4 mắt xích:
1. tảo – Bivalvia – cá hồng – cá mập
2. tảo – moi- cá khế - cá mập
3.tảo – tôm he – cá khế - cá mập
4. detrit – bivalvia – cá hồng – cá mập
5. detrit – moi – cá khê – cá mập
6.tảo – tôm he – cá nhồng – cá mập
7. tảo – tôm he – cá hồng – cá mập.
Câu 39:
Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể
Đáp án A
- Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể: là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. (bao quát các ý trả lời khác).
Câu 40:
Tại vùng chín của một cơ thể đực có kiểu gen AaBbCc tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là
Đáp án D
-Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể trên là: 2.2.2.4 = 32 loại
-1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường tạo 4 tinh trùng thuộc 2 loại, 1 tế bào sinh tinh trùng có hoán vị gen tạo 4 tinh trùng thuộc 4 loại.
-Giả sử số tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân là x, ta có →x = 12 tế bào.