Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Tuyển tập đề thi thử THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 20)

  • 13512 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là

Xem đáp án

Đáp án A

Định hướng tư duy giải

Các chất thỏa mãn là: tinh bột, xenlulozơ


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng? Saccarozơ và glucozơ đều

Xem đáp án

Đáp án D

Định hướng tư duy giải

A. Sai vì các monosaccarit thì không có liên kết glicozit.

B. Glucozơ không bị thủy phân.

C. Saccarozơ không có nhóm –CHO nên không có phản ứng tráng bạc.

D. Đúng vì đều có nhiều nhóm –OH


Câu 4:

Amin nào sau đây là amin bậc hai?

Xem đáp án

Đáp án D

Định hướng tư duy giải

+ propan-1-amin là C3H7NH2.

+ propan-2-amin là CH3CH(NH2)CH3.

+ phenylamin là C6H5NH2.

+ đimetylamin là CH3NHCH3


Câu 5:

Alanin là một α-amino axit có phân tử khối bằng 89. Công thức của alanin là

Xem đáp án

Đáp án C

Định hướng tư duy giải

Cần nhớ

+ Gly là C2H5NO2

+ Ala là C3H7NO2

+ Val là C5H11NO2        

+ Glu là C5H9NO4

+ Lys là C6H14N2O2


Câu 6:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

Xem đáp án

Đáp án D

Định hướng tư duy giải

+ Với các aminoaxit

Nếu số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH thì không đổi màu quỳ tím.

Nếu số nhóm NH2 > số nhóm COOH → quỳ hóa xanh (lys)

Nếu số nhóm NH2 < số nhóm COOH → quỳ hóa đỏ (Glu)

+ Anilin có tính bazơ rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.


Câu 7:

Nhận định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Định hướng tư duy giải

Nhận định B đúng, các nhận định khác đều sai ở các điểm sau:

- Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa chậm cho CO2 và H2O.

- Chất béo dễ bị ôi thiu là do bị oxi hóa thành các andehit.

- Chất giặt rửa tổng hợp có khả năng giặt rửa do có khả năng làm giảm sức căng bề mặt các chất bẩn


Câu 12:

Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được  dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

Xem đáp án

Đáp án C

Định hướng tư duy giải

Chất rắn T gồm Al; Cu; Ag nên theo tính chất của dãy điện hóa thì AgNO3 phải hết thì mới có Cu.


Câu 14:

Cho các cation: Fe3+, Cu2+, Ag+, H+. thứ tự tăng dần tính oxi hóa là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 18:

Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3–. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Định hướng tư duy giải

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+, trong nước cứng, đối với nước cứng tạm thời ta có thề đun nóng, dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2 hay dùng OH-, CO32-, PO43- để kết tủa các ion Mg2+ và Ca2+. Tương tự để làm mềm nước cứng vĩnh cửu hay toàn phần ta cũng dùng muối tan chứa ion CO32- và PO43-


Câu 24:

Axit fomic có công thức là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 27:

Cho các thí nghiệm sau:

(1). Cho khí NH3 dư qua dung dịch CuCl2.

(2). Sục khí SO2vào dung dịch H2S.

(3). Đổ dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2.

(4). Cho Na2S vào dung dịch AlCl3.

(5). Hòa loãng dung dịch thủy tinh lỏng rồi sục khí CO2 vào.

Tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là

Xem đáp án

Đáp án B

Định hướng tư duy giải

(1). Không có vì có sự tạo phức tan của Cu(OH)2 trong NH3 dư.

(2). Có kết tủa là S.

(3). Có kết tủa Al(OH)3. (Do NH4+ thủy phân ra H+ )

(4). Có kết tủa Al(OH)3. (Do Na2S có sự thủy phân rất mạnh ra OH- )

(5). Có kết tủa H2SiO3.


Câu 28:

Mô hình thí nghiệm sau có thể được dùng để điều chế khí nào

Xem đáp án

Đáp án B

Định hướng tư duy giải

Từ mô hình thí nghiệm thấy đây là phương pháp thu khí kiểu đẩy nước. Do đó

+ Các khí tan trong nước là : NH3 , H2S sẽ không hợp lý.

+ NO thì không điều chế kiểu nhiệt phân trong ống nghiệm được.


Câu 31:

Cho các chất: NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO, NaHSO4. Số chất lưỡng tính là

Xem đáp án

Đáp án C

Định hướng giải

Các chất lưỡng tính là: NaHSO3; NaHCO3; KHS; CH3COONH4; Al2O3; ZnO

Mở rộng thêm:

Chất vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng với bazơ gồm : các kim loại Al, Zn, Sn, Be, Pb,.. và các chất lưỡng tính

Chất lưỡng tính:

+ Là oxit và hidroxit: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2; Cu(OH)2 Cr(OH)3 và Cr2O3.

+ Là các ion âm còn chứa H có khả năng phân li ra ion H+ của các chất điện li trung bình và yếu (HCO3-, HPO42-, H2PO4- HS-…) (chú ý : HSO4- có tính axit do đây là chất điện li mạnh)

+ Là muối chứa các ion lưỡng tính; muối tạo bởi hai ion, một ion có tính axit và một ion có tính bazơ ((NH4)2CO3…)

+ Là các amino axit,…

Chất có tính axit:

+ Là ion dương xuất phát từ các bazơ yếu (Al3+, Cu2+, NH4+....), ion âm của chất điện li mạnh có chứa H có khả năng phân li ra H+ (HSO4-)

Chất có tính  bazơ:

Là các ion âm (không chứa H có khả năng phân li ra H+)của các axit trung bình và yếu  : CO32-, S2-, …

Chất trung tính:

Là các ion âm hay dương xuất phát từ các axit hay bazơ mạnh : Cl-, Na+, SO42-,..

Chú ý : Al không phải chất lưỡng tính. Mặc dù Al có tác dụng với HCl là NaOH. Rất nhiều bạn học sinh hay bị nhầm chỗ này.


Câu 33:

Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag, AgNO3, Na2CO3, NaNO3, NaOH, NH3, KI, H2S có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X

Xem đáp án

Đáp án C

Định hướng tư duy giải

X gồm Fe2+ ; Fe3+ và Cl-.

Cu + Fe3+ ® Cu2+ + Fe2+

Mg + Fe2+® Mg2+ + Fe hoặc Mg + Fe3+® Mg2+ + Fe2+

Fe2+ + Ag+®Fe3+ + Ag

Fe3+ + CO32- + H2 O®Fe(OH)3 + CO2

Fe2+ + 2OH-® Fe(OH)2 hoặc Fe3+ + 3OH-® Fe(OH)3

NH3 + Fe3+ + H2O® Fe(OH)3  +  NH4+

KI + Fe3+® Fe2+ + I2 + K+

H2S  + Fe3+® Fe2+ + S + H+


Bắt đầu thi ngay