Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trên mặt phẳng Oxy:
• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x ≥ 0.
Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d1: x = 0) chứa điểm (1; 0).
• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x – y – 1 ≤ 0.
Vẽ đường thẳng d2: x – y – 1 = 0 đi qua hai điểm (0; –1) và (1; 0).
Xét điểm O(0; 0) ∉ d2, ta có: 0 – 0 – 1 = –1 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x – y – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2) chứa điểm O(0; 0).
• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x + 2y – 10 ≤ 0.
Vẽ đường thẳng d3: x + 2y – 10 = 0 đi qua hai điểm (0; 5) và (10; 0).
Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 0 + 2.0 – 10 = –10 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 10 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d3) chứa điểm O(0; 0).
Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.
Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tam giác ABC với A(–1; 0), B(4; 3) và C(0; 5).
Gọi BH là đường cao kẻ từ B đến AC.
Khi đó BH = |xB| = 4.
CA = CO + OA = |yC| + |yA| = 5 + 1 = 6.
Diện tích của tam giác ABC là:
S = \(\frac{1}{2}\) BH.CA = \(\frac{1}{2}\) .4.6 = 12 (đơn vị diện tích).
Vậy ta chọn phương án B.
Tất cả các giá trị thực của tham số m để bất phương trình 3x + my − 7 ≥ 0 có miền nghiệm chứa điểm A(\(\sqrt 2 \); 1) là:
Cho hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}0 \le y \le 4\\x \ge 0\\x - y - 1 \le 0\\x + 2y - 10 \le 0\end{array} \right..\) Gọi điểm có toạ độ (x; y) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình sao cho F(x; y) = x + 2y đạt giá trị lớn nhất. Số điểm thoả mãn là: