[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 9
-
1133 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kim loại X ở điều kiện thường là chất lỏng và được sử dụng trong các nhiệt kế thông thường. Kim loại X là
Chọn D
Câu 9:
Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với H2O, thu được H2 và chất nào sau đây?
Chọn C
Câu 10:
Khí X không duy trì sự sống và sự cháy. X ở dạng lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu phẩm sinh học. Khí X là khí nào sau đây?
Chọn D
Câu 12:
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
Chọn A
Câu 14:
Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của X là
Chọn A
Câu 15:
Trên bề mặt của đồ vật làm bằng nhôm được phủ kín một lớp hợp chất X rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. Chất X là
Chọn B
Câu 17:
Dung dịch chất nào sau đây tạo kết tủa trắng khi tác dụng với dung dịch Br2?
Chọn B
Câu 21:
Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và m gam muối natri stearat. Giá trị của m là
Chọn A
Câu 24:
Cho dãy các mẫu kim loại Na, Mg, Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
Chọn C
Câu 25:
Cho mẩu nhỏ giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm đựng 3 ml dung dịch X, thấy quỳ tím đổi màu. Chất X không thể là chất nào sau đây?
Chọn B
Câu 27:
Trung hòa dung dịch chứa 9 gam etylamin cần dùng V ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là
Chọn D
Câu 29:
Cho 5,4 gam bột Al tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
Chọn C
Câu 30:
Có bao nhiêu polime được dùng để làm cao su trong các polime sau: polietilen, poli(etylen terephtalat), polibutađien, poli(metyl metacrylat)?
Chọn D
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở. Cho 0,16 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 19,44 gam Ag. Mặt khác, 21,96 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 19,05 gam hỗn hợp muối và 12,51 gam hỗn hợp ancol no. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ hơn trong X là
Chọn C.
Ta có: 2neste > nAg Þ X có 1 este là HCOOR (0,09 mol) và este còn lại là R’COOR’’ (0,07 mol)
Khi cho X tác dụng với NaOH, có: 21,96 + 40nNaOH = 19,05 + 12,51 Þ nNaOH = 0,24 mol
Þ HCOOR (0,135 mol) và este còn lại là R’COOR’’ (0,105 mol)
Với mancol = 0,135.(MR + 17) + 0,105.(MR’’ + 17) = 12,51 Þ MR = 29 (C2H5) và MR’’ = 43 (C3H7)
Þ Este nhỏ hơn là HCOOC2H5: 0,135 mol có %m = 45,49%.
Câu 32:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg tác dụng với oxi, thu được 22,4 gam chất rắn Y. Để hòa tan vừa hết Y cần dùng V ml dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 1M, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 66,1 gam muối khan. Giá trị của m là
Chọn A.
Bảo toàn khối lượng: mX + mO = 22,4 (1)
Đặt số mol của HCl: 2x mol và H2SO4: x mol Þ H+: 4x mol
Þ mmuối = = 66,1 Þ mX + 35,5.2x + 96x = 66,1 (2)
mà
Từ (1), (2), (3) suy ra: m = 16 gam.
Câu 33:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + Y E (C6H10O4) + H2O
(2) X + 2Y F (C9H12O5) + 2H2O
(3) X + 3Y G + 3H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Có 2 công thức cấu tạo phù hợp với chất F.
(b) Chất G có công thức phân tử C12H14O6.
(c) Chất Y là axit propionic.
(d) Chất X ancol no, đa chức, mạch hở.
(e) Có 2 đồng phân cấu tạo phù hợp với chất E.
Số phát biểu đúng là
Chọn D.
Dựa vào tỉ lệ mol của các phản ứng (1), (2), (3) Þ X là ancol 3 chức còn Y là axit đơn chức
Từ (1) suy ra X là C3H5(OH)3 và Y là C2H3COOH
Þ E là C2H3-COO-CH2-CH(OH)-CH2-OH hoặc HO-CH2-CH(OOC-C2H3)-CH2OH
Từ (2) suy ra F là C2H3-COO-CH2-CH(OH)-CH2-OOC-C2H3
hoặc C2H3-COO-CH2-CH(CH2OH)-OOC-C2H3
Từ (3) suy ra G là (C2H3COO)3C3H5
Þ Các ý sai là (c) Axit acrylic.
Câu 34:
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(b) Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M.
(c) Cho V lít dung dịch HCl 1M vào V lít dung dịch Ba(HCO3)2 1M.
(d) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối có cùng số mol là
Chọn D.
(a) Cu + Fe2(SO4)3 ® CuSO4 + 2FeSO4 Þ 2 muối thu được có số mol khác nhau.
(b) HCl + Na2CO3 ® NaHCO3 + NaCl Þ 2 muối thu được có số mol bằng nhau.
(c) 2HCl + Ba(HCO3)2 ® BaCl2 + CO2 + 2H2O Þ Ba(HCO3)2 còn dư và có số mol bằng với BaCl2.
(d) 4Mg + 10HNO3 ® 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O Þ 2 muối thu được có số mol khác nhau.
(e) H3PO4: 2a mol ® Tỉ lệ: Þ 2 muối thu được có số mol bằng nhau.
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm ancol C3H8O và amin X (no, mạch hở, hai chức) cần vừa đủ 26,88 lít O2, thu được N2, H2O và 13,44 lít CO2. Mặt khác, cho 39,6 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Chọn D.
PT: CnH2n + 4N2 + O2 ® nCO2 + (n + 2)H2O
mol: b b.(1,5n + 1) nb
PT: C3H8O + 4,5O2 ® 3CO2 + 4H2O
mol: a 4,5a 3a
Þ
Thay vào (1): 3a + 0,3n = 0,6 Þ n = 1 (CH6N2) và a = 0,1
Khối lượng E ban đầu là 19,8g Þ trong 39,6g (gấp đôi ban đầu) có CH6N2: 0,6 mol
Þ m = 0,6.46 + 0,6.2.36,5 = 71,4g.
Câu 36:
X là este no, hai chức, Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chức nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,95M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ba muối có khối lượng m gam và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
Chọn D.
Khi cho E tác dụng với NaOH thì:
Khi đốt cháy E
với m = 12 Þ n = 9 Þ X là CH3COO-C3H6-OOCC3H7 và Y là (C2H3COO)3C3H5
Hỗn hợp muối gồm CH3COONa (0,075); C3H7COONa (0,075) và C2H3COONa (0,135) Þ m = 27,09 (g).
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm là phản ứng một chiều.
(b) Chất bẻo lỏng thường có nguồn gốc thực vật hoặc động vật máu lạnh.
(c) Glucozơ là một loại polisaccarit có nhiều trong quả nho chín.
(d) Các polime bán tổng hợp đều có nguồn gốc từ các polime thiên nhiên.
(e) Lực bazơ của metylamin lớn hơn của anilin.
Số phát biểu đúng là
Chọn B.
(c) Sai. Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam một triglixerit X cần dùng vừa đủ 17,36 lít O2, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,04 mol. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn X cần vừa đủ 0,06 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn A.
Theo bài ra ta có:
Bảo toàn nguyên tố O mol
Ta có: => X có 2 liên kết C=C mol
Theo BTKL:
Câu 39:
Điện phân dung dịch X chứa 0,3 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 28,25 gam so với dung dịch X (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 3 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Bỏ qua sự hoà tan của các khí trong nước và hiệu suất phản ứng điện phân đạt 100%. Giá trị của x là
Chọn A.
Khí thoát ra tại anot gồm Cl2 (0,15 mol) và O2 (a mol).
Þ mdd giảm = 64.(0,15 + 2a) + 71.0,15 + 32a = 28,25 Þ a = 0,05.
Dung dịch X gồm NaNO3, HNO3 (4a = 0,2 mol) và Cu(NO3)2 dư (x – 0,25 mol).
Khi cho Fe vào dung dịch X thì:
3Fe + 8HNO3 ® 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O , Dmgiảm (1) = mFe =
Fe + Cu(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + Cu (2) , Dmtăng (2) = (64 – 56).(x – 0,25) = 8x – 2 (g)
Theo đề: 4,2 – (8x – 2) = 3 Þ x = 0,4
Câu 40:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ.
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml lòng trắng trứng 10% (protein), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên:
(a) Ở thí nghiệm 1, có thể thay thế glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng vẫn không đổi.
(b) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhóm chức -CHO.
(c) Kết thúc thí nghiệm 2, thu được sản phẩm có màu tím.
(d) Cả hai thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá - khử.
(e) Ở thí nghiệm 2, nếu thay lòng trắng trứng bằng dung dịch Ala-Gly thì hiện tượng vẫn không đổi.
Số phát biểu đúng là
Chọn C.
(b) Sai, Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhiều nhóm OH.
(d) Sai, Cả hai thí nghiệm đều không là phản ứng oxi hoá - khử.
(e) Sai, Đipeptit không có phản ứng màu biure.