Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 2)
-
14183 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các đặc điểm sau:
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
Đáp án C
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt à đúng
(2) Thành tế bào dày à sai vì thành mỏng để dễ hấp thụ nước, muối khoáng
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn à đúng
(4) Áp suất thẩm thấu lớn à đúng do hoạt động hô hấp mạnh
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không có ở hệ sinh thái nhân tạo ?
Đáp án B
Đặc điểm không có ở hệ sinh thái nhân tạo là độ đa dạng cao.
Câu 3:
Một trong những hướng vận chuyển các chất hữu cơ của dòng mạch rây là:
Đáp án A
Một trong những hướng vận chuyển các chất hữu cơ của dòng mạch rây là từ lá đến rễ.
Câu 4:
Hình bên mô tả hiện tượng cảm ứng gì ở cây trinh nữ?
Đáp án C
Hình bên mô tả hiện tượng cảm ứng ứng động không sinh trưởng ở cây trinh nữ
Câu 5:
Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
Đáp án D
Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở màng sau xináp
Câu 6:
Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì:
Đáp án D
Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì đời con sẽ phân li, ưu thế lai giảm dần
Câu 7:
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A - G - X - T - A - X - G - T –
Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào?
Đáp án D
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A - G - X - T - A - X - G - T –
Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự là:
- T - X - G - A - T - G - X - A - (nguyên tắc bổ sung A – T, G – X và ngược lại)
Câu 8:
Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
Đáp án D
Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm 2 giai đoạn là phôi thai và sau khi sinh
Câu 9:
Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn diễn ra theo trật tự
Đáp án A
Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn diễn ra theo trật tự từ tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim
Câu 10:
Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn?
Đáp án D
Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn là có thể tiến hành thực nghiệm được. (tiến hóa lớn không thể thực nghiệm được)
Câu 11:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là
Đáp án C
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể (vì trên cùng NST thì vật chất di truyền giống nhau à sự đảo và chuyển trong cùng NST không làm thay đổi vật chất di truyền).
Câu 12:
Học thuyết tế bào (Matthias Schleiden & Theodor Schwann 1838 – 1839) cho rằng
Đáp án A
Học thuyết tế bào (Matthias Schleiden & Theodor Schwann 1838 – 1839) cho rằng tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào
Câu 13:
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:
Đáp án C
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa làm giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 14:
Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là
Đáp án D
Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn
Câu 15:
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ sau:
|
AA |
Aa |
aa |
P |
0,5 |
0,3 |
0,2 |
F1 |
0,45 |
0,25 |
0,3 |
F2 |
0,4 |
0,2 |
0,4 |
F3 |
0,3 |
0,15 |
0,55 |
F4 |
0,15 |
0,1 |
0,75 |
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Đáp án D
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ sau:
|
AA |
Aa |
aa |
P |
0,5 |
0,3 |
0,2 |
F1 |
0,45 |
0,25 |
0,3 |
F2 |
0,4 |
0,2 |
0,4 |
F3 |
0,3 |
0,15 |
0,55 |
F4 |
0,15 |
0,1 |
0,75 |
Tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này là các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần (kiểu hình trội giảm dần qua các thế hệ).
Câu 16:
Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì
Đáp án D
Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện
Câu 17:
Vào những tháng mùa đông, tại các cánh đồng mía Cuba người ta thường bắn pháo hoa chiếu sáng khắp cánh đồng nhằm mục đích nào sau đây? (Biết rằng mía là cây ngày ngắn).
Đáp án B
Vào những tháng mùa đông, tại các cánh đồng mía Cuba người ta thường bắn pháo hoa chiếu sáng khắp cánh đồng nhằm mục đích ức chế mía ra hoa, giúp tăng năng suất và chất lượng mía. (vì mía là cây ngày ngắn tức là ra hoa khi điều kiện chiếu sáng < 12h à đốt pháo sáng để tăng thời gian chiếu sáng trong ngày sao cho >12h à cây không nở hoa được)
Câu 18:
Ở người độ pH của máu dao động trong giới hạn 7,35 – 7,45. Độ pH này được điều hòa bởi 3 hệ đệm chính: bicacbonat, photphat, proteinat. Trong 3 hệ đệm trên hệ đệm nào có vai trò quan trọng nhất?
Đáp án C
Ở người độ pH của máu dao động trong giới hạn 7,35 – 7,45. Độ pH này được điều hòa bởi 3 hệ đệm chính: bicacbonat, photphat, proteinat. Trong 3 hệ đệm trên, hệ đệm có vai trò quan trọng nhất là proteinat
Câu 19:
Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:
(1). Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm.
(4) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên.
Có bao nhiêu phương án đúng?
Đáp án B
(1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên à đúng
(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững à đúng
(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm à đúng
(4) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên à đúng
Câu 20:
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?
Đáp án D
A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn à sai vì chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.
B. Nuôi nhiều loài cá với mặt độ càng cao càng tốt à sai vì mật độ cao sẽ cạnh tranh nhau.
C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn à sai vì chưa thu năng suất tối đa, lãng phí tiềm năng của môi trường sống.
D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau à đúng vì khai thác tối đa nguồn sống và tăng năng suất.
Câu 21:
Xét các đặc điểm sau:
(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh
(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền (4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn
(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh
(6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi
Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?
Đáp án D
Sinh sản vô tính có những đặc điểm:
(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh
(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền (4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn
(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh
Câu 22:
Cho hình vẽ dưới đây:
Số nhận định đúng là:
1. Một operon gồm các thành phần: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), cụm gen cấu trúc (Z, Y, A), gen điều hòa R.
2. Trong một operon các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã như nhau
3. Chỉ khi môi trường không có lactose, gen điều hòa R mới hoạt động.
4. Khi đường lactose bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết vùng vận hành và quá trình phiên mã dừng lại.
5. Nếu vùng vận hành O bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa R tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã.
Đáp án C
1. Một operon gồm các thành phần: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), cụm gen cấu trúc (Z, Y, A), gen điều hòa R. à đúng
2. Trong một operon các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã như nhau à sai, nhân đôi ít hơn phiên mã.
3. Chỉ khi môi trường không có lactose, gen điều hòa R mới hoạt động. à sai, khi có hay không có lactose thì gen điều hòa R vẫn hoạt động.
4. Khi đường lactose bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết vùng vận hành và quá trình phiên mã dừng lại. à đúng.
5. Nếu vùng vận hành O bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa R tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã. à đúng
Câu 23:
Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là
Đáp án D
Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp là xác định được cường độ quang hợp của cây.
Câu 24:
Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới
Đáp án A
Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 25:
Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau
1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau
2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào
3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN
4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất.
5. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong pha G1 của chu kỳ tế bào Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau à đúng, vì mỗi gen có vùng điều hòa riêng nên chúng có thể phiên mã độc lập với các gen khác trên cùng NST.
2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào à sai, có cả diễn ra ở ngoài nhân đối với ADN trên ti thể và lạp thể.
3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN à sai, tất cả các mARN của sinh vật nhân thực đều phải trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN.
4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất. à đúng, khi cắt các đoạn intron, nối exon thì có rất nhiều cách nối exon lại với nhau.
5. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong pha G1 của chu kỳ tế bào à sai, phiên mã có thể diễn ra vào thời điểm khác
Câu 26:
Ở một loài thực vật, alen A thân cao trội hoàn toàn so với alen a, thân thấp alen B hoa tím trội hoàn toàn so với alen b hoa trắng. Cho giao phấn hai cây tứ bội AaaaBbbb và AaaaBBbb. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
Đáp án C
Aaaa x Aaaa à(1/2Aa; 1/2aa) x (1/2Aa; 1/2aa) à tỉ lệ kiểu hình 3:1
Bbbb x BBbb à(1/2Bb; 1/2 bb) x (1/6BB:1/6Bb:1/6bb) à tỉ lệ kiểu hình 11:1
=> Kết hợp lại: (3:1) x (11:1) = 33:11:3:1
Câu 27:
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
Đáp án A
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi à bẩm sinh
(2) Báo săn mồi à học được
(3) Nhện giăng tơ à bẩm sinh
(4) Vẹt nói được tiếng người à học được
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn à học được
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản à bẩm sinh
(7) Xiếc chó làm toán à học được
(8) Ve kêu vào mùa hè à bẩm sinh
Câu 28:
Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm
Đáp án A
Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm tăng nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế sự tiết GnRH, FSH là LH của tuyến yên và vùng dưới đồi nên trứng không chín và không rụng
Câu 29:
Quần thể Sóc trong vườn Quốc gia có 50 con (25 đực: 25 cái). Cho biết tuổi đẻ của sóc là 1 và mỗi sóc cái đẻ 1 năm được 2 con (1 đực và 1 cái). Quần thể sóc không bị chết đi. Số lượng cá thể sóc sau 5 năm là ?
Đáp án A
Công thức: Số cá thể năm n = số cá thể năm (n-1) + số cá thể cái đang có * 2
Sau 1 năm = 50 + 25x2 = 100
à Số cái = 25 + 25 = 50
Tương tự, số cá thể năm 2 = 100 + 50*2 = 200
à số cái = 50 + 25 = 75
Năm 3 = 200 + 75*2 = 350
à số cái = 100 + 75 = 175
Năm 4 = 350 + 175*2 = 700
à số cái = 175 + 175 = 300
Năm 5 = 700 + 300*2 = 1600
Câu 30:
Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình thường. Tỷ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kêt hôn với nhau, cho rằng quần thể có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên. Xác suất để sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng trên là:
Đáp án A
Gọi x là tần số alen gen trội Xa.
1 - x là tần số alen gen lặn XA.
Thành phần kiểu gen đang xét ở giới cái là x2 XaXa : 2*(1 – x) XAXa : ( 1 – x)2 XAXA.
Thành phần kiểu gen đang xét ở giới đực là (1 - x) XAY : x XaY
⇒ Giải phương trình: (x2+x)/2 = 0,0208
ó x = 0,04
=> 1 – x = 0,96
⇒ Hai người bình thường lấy nhau sinh ra con bị bệnh thì mẹ có kiểu gen XAXa
⇒ Tỉ lệ xuất hiện người phụ nữ có kiểu gen XAXa trong số những người bình thường là
(2*0,04*0,96)/(1 – 0,042) = 1/13
⇒ Để sinh con bị bệnh thì người con nhận NST Y của bố:
1/13.1/2.1/2=1/52= 1,92%
Câu 31:
Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
Đáp án D
Gen B:
2A + 2G =2210.2/3,4= 1300 (1)
2A + 3G = 1669 (2)
Giải hệ PT (1), (2) => A = T = 281; G = X = 369
Gọi số nu T của gen b là x, số nu X là y
=> (281 + x) * (22-1) = 1689
(369 + y) * (22-1) = 2211
Vậy x = A = T = 282; y = G = X = 368
=> Đột biến xảy ra là thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
Câu 32:
Xét một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực người ta thấy có 8 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc, sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp ráp lại theo các thứ tự khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau.Tính theo lí thuyết. Tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptid khác nhau được tạo ra từ gen trên?
Đáp án A
Có 8 đoạn intron à có 9 đoạn exon
Trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc à 2 đoạn exon này luôn bắt buộc phải có à có 7 đoạn exon tham gia tạo nên mARN trưởng thành.
=> Số cách nối các đoạn exon = số chuỗi polypeptid khác nhau được tạo ra từ gen
= 7! = 5040
Câu 33:
Xét 3 gen nằm trên cùng một cặp NST thường không xảy ra hoán vị gen, trong đó 1 gen có 3 alen, một gen có 4 alen và 1 gen có 5 alen. Trong quần thể có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen mà khi cơ thể giảm phân tạo 2 loại giao tử?
Đáp án D
Tổng số kiểu gen trong quần thể là:
3.4.5.(3.4.5+1)/2= 1830
Cơ thể có thể tạo ra một loại giao tử là cơ thể có kiểu gen đồng hợp tất cả các cặp gen.
Số cá thể có kiểu gen đồng hợp trong quần thể là: 3 * 4 * 5 = 60.
Số kiểu gen có thể tạo nên hai loại giao tử (là những cơ thể mang kiểu gen dị hợp ít nhất 1 cặp gen): 1830 – 60 = 1770
Câu 34:
Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Biết rằng các cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với cá thể đồng hợp, các cá thể có kiểu gen đồng hợp có khả năng sinh sản như nhau và bằng 100%. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tần số các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội là
Đáp án C
P: 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa
Aa sinh sản bằng so với AA, aa
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn :
AA → AA
Aa → 1/2 x (1/4AA :2/4Aa : 1/4aa)
aa → aa
vậy
AA = 0,1 + 0,5 x 1/8= 0,1625 %
aa = 0,4 + 0,5 x 1/8= 0,4625 %
Aa = 0,5 x 1/4=0,125
Vậy F1 : 0,1625AA : 0,125Aa : 0,4625aa
Hay chia lại tỉ lệ: 13/60AA :10/60Aa : 37/60aa
Vậy AA = 13/60= 21,67 %
Câu 35:
Ở một loài thực vật, alen A (hoa đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (hoa trắng), alen B (quả vàng) trội hoàn toàn so với alen b (quả xanh); alen D (quả ngọt) trội hoàn toàn so với alen d (quả chua); alen E (quả tròn) trội hoàn toàn so với alen e (quả dài). Tính theo lí thuyết, phép lai AB/ab DE/de x AB/ab DE/de khi phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 10%, cho đời F1 có kiểu hình hoa đỏ, quả vàng, ngọt, tròn chiếm tỉ lệ:
Đáp án B
F1 có kiểu hình hoa đỏ, quả vàng, ngọt, tròn có kiểu gen A-B- D-E-
A-B- = 0,5 + (0,4*0,4) =0,66
D-E- = 0,5 + (0,45*0,45) = 0,7025
=> A-B- D-E- = 0,66 * 0,7025 = 0,46365
Câu 37:
Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì kiểu hình quả dẹt, nếu thiếu một alen trội nói trên thì cho kiểu hình quả tròn, nếu thiếu cả hai gen trội nói trên thì sẽ cho kiểu hình quả dài. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa vàng. Cho giao phấn giữa cây có quả dẹt, hoa đỏ với cây quả dài, hoa vàng đều thuần chủng, thu được F1 đồng loạt quả dẹt, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, đời F2 phân li kiểu hình như sau: 9 cây quả dẹt, hoa đỏ; 3 cây quả tròn, hoa đỏ; 3 cây quả tròn, hoa vàng; 1 cây quả dài, hoa vàng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên NST thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Kiểu gen của cây F1 là
Đáp án C
Vì giao phấn giữa cây có quả dẹt, hoa đỏ với cây quả dài, hoa vàng đều thuần chủng
à P: AABBDD X aabbdd à F1 dị hợp tử về cả 3 cặp gen. (1)
F2 phân li kiểu hình như sau: 9 cây quả dẹt, hoa đỏ; 3 cây quả tròn, hoa đỏ; 3 cây quả tròn, hoa vàng; 1 cây quả dài, hoa vàng à đã xảy ra di truyền liên kết (2)
(1), (2) à F1 dị hợp tử đều về 3 cặp gen à loại các đáp án A, B, D
Câu 38:
Cho 5 tế bào có kiểu gen như sau AB//ab DE//dE HhGgXY giảm phân sinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà các tế bào có thể tạo ra. Biết đã xảy ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a; giữa D và d
Đáp án C
Nếu tế bào sinh giao tử có xảy ra đột biến thì mỗi tế bào sinh tinh tạo ra tối đa 4 tinh trùng
Số giao tử tối đa mà 5 tế bào có thể tạo ra là 5*4 = 20
Xét cả cơ thể có kiểu gen AB//ab DE//dE HhGgXY (đã xảy ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a; giữa D và d) => số giao tử tối đa cơ thể tạo ra được = 4*2*2*2*2 = 64
Số giao tử tối đa mà 5 tế bào có thể tạo ra < số giao tử tối đa cơ thể tạo ra được => lấy giá trị 20
Câu 39:
Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau: Phép lai 1: (P) XAXA× XaY.
Phép lai 2: (P) XaXa× XAY. Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P) có:
(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.
(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án A
(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới. à đúng, phép lai (2) và (3) có kiểu hình giống nhau ở cả hai giới.
(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn. à đúng, phép lai (1) và (3) thỏa mãn.
(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới. à đúng, phép lai (1) thỏa mãn
(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. à sai, chỉ có phép lai (2) thỏa mãn