Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 22)

  • 14196 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Lời giải chi tiết

Nội dung C đúng.

Nội dung B, D sai. ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' đến 3' nên trượt trên mạch gốc theo chiều 5' đến 3'.

Nội dung A sai. Quá trình tổng hợp ADN diễn ra trên cả 2 mạch cùng lúc.


Câu 2:

Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

Xem đáp án

Đáp án D

cây chỉ hấp thụ được nito dưới dạng muối amoni (NH4+) và muối nitat (NO3-)


Câu 3:

Cho 3 cá thể 1, 2 và 3 thuộc cùng một loài động vật sinh sản hữu tính. Tiến hành tách nhân một tế bào sinh dưỡng của 1 ghép vào trứng đã loại bỏ nhân của tế bào của 2. Nuôi cấy tế bào lai trong ống nghiệm tạo phôi sớm rồi chuyển vào tử cung của cá thể 3, tạo điều kiện để phôi phát triển sinh ra con lai. Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Lời giải chi tiết

Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể 1 vì con lai mang vật chất di truyền của cá thể 1. Một phần nhỏ tính trạng giống cá thể 2 vì nhân của tế bào một được đưa vào tế bào trứng của tế bào 2 nên các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định sẽ giống với cá thể 2


Câu 4:

Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản di truyền phân li độc lập, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình ở F2 khi cho các cá thể F1 giao phối hoặc tự thụ phấn với nhau là

Xem đáp án

Đáp án D

P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập. Tỷ lệ kiểu hình F2 khi F1 giao phối hoặc tự thụ phấn là: (3: 1)


Câu 6:

Ở 1 quần thể, biết gen D qui định hoa đỏ, trội không hoàn toàn so với gen d qui định màu hoa trắng. Hoa hồng là tính trạng trung gian.

Cho 1 quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,25 DD + 0,40 Dd + 0,35 dd = 1

Tỉ lệ các kiểu hình của quần thể trên khi đạt trạng thái cân bằng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Tần số alen D của quần thể là: 0,25 + 0,4 : 2 = 0,45.

Tần số alen d của quần thể là: 1 – 0,45 = 0,55.

Quần thể cân bằng di truyền sẽ có cấu trúc di truyền là:

0,452DD + (2 x 0,55 x 0,45)Dd + 0,552dd = 0,2015DD + 0,495Dd + 0,3025dd.

Vậy tỉ lệ kiểu hình của quần thể là:

20,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 30, 25% hoa trắng.


Câu 7:

Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”. Nguyên nhân là do

Xem đáp án

Đáp án D

Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế


Câu 8:

Điểm khác biệt cơ bản giữa mARN và tARN là:

(1) Chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.

(2) mARN không có cấu trúc xoắn và nguyên tắc bổ sung còn tARN thì ngược lại.

(3) mARN có liên kết hidro còn tARN thì không.

(4) Khác nhau về thành phần các đơn phân tham gia

Xem đáp án

Đáp án C

Điểm khác biệt giữa mARN và tARN là : chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân với nhau


Câu 9:

Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:

Xem đáp án

Đáp án D

Lời giải chi tiết

-    Những động vật sinh trưởng không qua biến thái: con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự như con trưởng thành; gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.

-    Những động vật sinh trưởng qua biến thái không hoàn toàn: ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở một số côn trùng như: châu chấu, gián, tôm, cua…

-    Những động vật sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở đa số côn trùng (như: bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư


Câu 10:

Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.

Cơ sở tế bào học :

Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới.

Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

Ưu điểm của sinh sản vô tính:

Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.

Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.

Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

Nhược điểm của sinh sản vô tính:

Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi. có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt

Trong các ý trên, ý C không đúng với đặc điểm của sinh sản vô tính, vì sinh sản vô tính tạo ra các cá thể thích nghi kém với điều kiện môi trường


Câu 11:

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới


Câu 12:

Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây cao so với tổng số cây cao ở F1

Xem đáp án

Đáp án D

Thân cao (A_) lai với thân cao (A_) thu được đời F1 có kiểu hình thân thấp (aa) → Mỗi cây thân cao ở P phải cho một giao tử a.

→ P: Aa x Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa.

Cây F1 tự thụ phấn cho F2 toàn cây cao chỉ có thể là AA (Chiếm tỉ lệ 1/3 trong tổng số cây cao).


Câu 13:

Kích thước của quần thể chịu chi phối của nhân tố chính:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 14:

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là

Xem đáp án

Đáp án D

Lời giải chi tiết

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng duy nhất nên có vai trò quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Đây là vai trò quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên


Câu 15:

Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là lượng CO2 trong khí quyển tăng lên. Tuy nhiên sự tăng lên đó không phải do sinh vật vì sự hô hấp ở các loài sinh vật tạo ra lượng CO2 không lớn, không làm ảnh hưởng đến môi trường mà chủ yếu do con người đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó còn tàn phá rừng làm giảm diện tích rừng. Rừng lá lá phổi xanh của trái đất, sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp và thải ra O2


Câu 16:

Các kiểu hướng động dương của rễ là

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

Các kiểu hướng động dương của rễ là: hướng đất, hướng nước, huớng hoá


Câu 17:

Theo Đacuyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò là:

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới


Câu 18:

Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 19:

Ở người, tính trạng tóc xoăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường quy định, tính trạng máu khó đông do gen h, người bình thường do gen H nằm trên NST giới tính X quy định.Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với 2 gen quy định tính trạng trên, có thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

Số kiểu gen về tính trạng tóc là: 2 + C22 = 3 kiểu gen.

Số kiểu gen về tính trạng máu khó đông ở giới nữ cũng là 3 kiểu gen.

Số kiểu gen về tính trạng màu khó đông ở nam là 2 kiểu gen.

Vậy số kiểu gen khác nhau về 2 tính trạng này ở giới nam là: 2 x 3 = 6.

Số kiểu gen khác nhau về 2 tính trạng này ở giới nữ là: 3 x 3 = 9.


Câu 20:

Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin. Một đột biến điểm xảy ra tạo ra alen a, alen bị đột biến ngắn hơn gen ban đầu 0,34 nm và có số liên kết hidro ít hơn 2. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là 

Xem đáp án

Đáp án A

số Nu của gen = 90 x 20 = 1800.

=> số Nu từng loại A = 1800 x 0,2 = 360.

=> Số Nu loại A của gen sau đột biến = 360 – 3 = 357.


Câu 21:

Ở một loài, khi cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tính trạng phân li không đều ở 2 giới => Do gen trên NST X, không có alen tương ứng trên Y quy định.

Cho con cái lai phân tích thu được 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ => Tính trạng do 2 gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác gen.

Nếu màu mắt di truyền theo quy luật tương tác bổ sung, lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen thu được tỉ lệ kiểu hình 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ thì đây là tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.

Quy ước A_B_ mắt đỏ; aaB_, A_bb, aabb mắt trắng.

Cá thể cái F1 lai phân tích cho kiểu hình mắt đỏ toàn con đực thì cá thể cái phải có NST giới tính là XY.

Ta có phép lai:

P: ♂AAXBXB  x  ♀ aaXbY.

F1: AaXBY : AaXBXb.

F1 cái lai phân tích:

AaXBY x aaXbXb tạo ra tỉ lệ kiểu hình 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực


Câu 22:

Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính ở thực vật và động vật là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 23:

Cho các bệnh, hội chứng di truyền sau:

(1) Hội chứng Etuôt.

(2) Hội chứng Patau.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(5) Bệnh máu khó đông.

(6) Bệnh ung thư máu.

Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của bao nhiêu bệnh và hội chứng ở cấp độ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án A

Bằng phương pháp nghiên cứu vật chất di truyền ở cấp độ tế bào có nghĩa là nghiên cứu về số lượng, hình thái, cấu trúc NST đê phát hiện ra các bệnh ở cấp độ tế bào, không phát hiện ra được các bệnh do đột biến ở cấp độ phân tử.

Trong các bệnh trên:

(1) do cặp NST số 18 có 3 chiếc.

(2) do cặp NST số 13 có 3 chiếc.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch gây ra bởi tác nhân virut HIV.

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm: ĐB thay thế nu tại gen quy định tổng hợp hemoglobin ở máu người → đột biến cấu trúc gen.

(5) Bệnh máu khó đông: Đột biến gen lặn trên NST giới tính → đột biến gen

(6) Bệnh ung thư máu: mất đoạn nhỏ trên NST số 21 hoặc 22.

Vậy trong các bệnh trên, bằng phương pháp nghiên cứu vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của 3 bệnh: 1, 2, 6


Câu 24:

Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 25:

Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử. Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn: AaBb x AaBb.

Các cây F1 thu được tất cả 9 kiểu gen.

Cây F1 tự thụ phấn thu được F2, hạt trên cây F1 chính  là F2.

Cây F1 có kiểu gen là AaBb tự thụ phấn sẽ thu được tỉ lệ 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng.

Cây F1 có kiểu gen là AABB tự thụ phấn sẽ thu được tỉ lệ 100% hạt màu đỏ.

Cây F1 có kiểu gen là AaBB tự thụ phấn 75% hạt màu đỏ : 25% hạt màu trắng.

Không có cây F1 nào tự thụ phấn cho ra tỉ lệ 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng.

Vậy trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng.


Câu 28:

Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY. Nếu quá trình giảm phân tạo giao tử của mẹ bị rối loạn, cặp NST XX không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, còn quá trình giảm phân của bố xảy ra bình thường thì có thể tạo thành các loại hợp tử bị đột biến ở đời sau là

Xem đáp án

Đáp án A

Nếu giảm phân I cặp NST XX không phân li thì tạo ra các hai loại giao tử XAXa; O

Bố giảm phân bình thường cho ra hai lọai giao tử XA và Y

Kết hợp giao tử của bố và mẹ thì thu được đời con có kiểu gen XAXAXa, XAXaY, OXA, OY


Câu 30:

Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%. Trong các nhận xét dưới đây, có mấy nhận xét đúng?

(1) Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa.

(2) Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.

(3) Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

(4) Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể P ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa → Hợp tử F1có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50% nên ở thế hệ trưởng thành của F1 có cấu trúc: 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa tương ứng 2/17 AA : 6/17 Aa : 9/17aa → 1 sai, 3 sai.

Tần số tương đối của các alen ở thế hệ F1 trưởng thành là: A = 5/17, a = 9/17.

Xét thế hệ F2:

Hợp tử F2: (5/17)2 AA + 2.(5/17).(12/17) Aa + (12/17)2 aa tương ứng 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa → 2 đúng.

Thế hệ trưởng thành ở F2: 0,09/4 AA : 0,41/4 Aa : 0,5/2aa → 4 sai.

Vậy chỉ có trường hợp 2 đúng


Câu 31:

Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen, giúp cho gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.

Ngoài ra thể truyền còn phải có gen đánh dấu, để  người ta có thể nhận biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp.

Nội dung A sai vì plasmit không liên quan đến sự phân chia của tế bào nhận.

Nội dung B sai vì không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra rất ít hoặc không tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận.

Nội dung C sai vì plasmit nằm ở tế bào chất của tế bào nhận


Câu 32:

Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, có bao nhiêu dạng là dạng đột biến gen:

(1) Chuyển đoạn NST.

 (2) Mất cặp Nu.

(3) Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân.

(4) Thay cặp Nu.

(5) Đảo đoạn NST.

(6) Mất đoạn NST

Xem đáp án

Đáp án C

Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền trên chỉ có dạng 2, 4 là dạng đột biến gen vì đột biến gen là những biến đổi của gen xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp Nu.

Các dạng 1, 5, 6 là đột biến NST

Dạng 3 không phải là đột biến


Câu 33:

Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ : Ví dụ: Nếu ta dẫm phải hòn chân thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng).

Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích


Câu 34:

Có bao nhiêu đặc điểm trong số những đặc điểm sau là đặc điểm của trẻ đồng sinh khác trứng?

(1) Kiểu gen giống nhau.

(2) Cơ thể phát triển thành hai con trai hoặc hai con gái hoặc một con trai, một con gái có kiểu gen khác nhau.

(3) Kiểu gen khác nhau, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình hoàn toàn giống nhau.

(4) Được sinh ra từ hai hoặc nhiều trứng rụng cùng lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau

Xem đáp án

Đáp án D

Đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ được sinh ra trong cùng 1 lần sinh từ nhiều trứng rụng 1 lần và được thụ tinh với nhiều tinh trùng.

Đồng sinh khác trứng có thể coi là các anh chị em trong 1 bố mẹ.

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai

(2) đúng.

(3) sai. Kiểu gen quy định mức phản ứng. Kiểu gen khác nhau được nuôi trong cùng 1 môi trường thì kiểu hình vẫn có thể khác nhau.

(4) đúng.

Vậy có 2 đặc điểm trong số những đặc điểm trên là đặc điểm của trẻ đồng sinh khác trứng.


Câu 36:

Áp suất rễ có được do nguyên nhân nào?

I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.

II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.

III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.

IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Áp suất rễ sinh ra do hoạt động trao đổi chất và hô hấp diễn ra mạnh mẽ ở các tế bào lông hút ở rễ cây, tạo nhiều sản phẩm trung gian và các muối khoáng trong tế bào chất, làm cho áp suất thẩm thấu trong tế bào tăng, do đó tế bào hút nước do sự chênh lệch thế năng nước. Khi tế bào lông hút ở ngoài cùng hút nước, áp suất thẩm thấu của tế bào đó giảm, cho nên áp suất thẩm thấu của tế bào bên trong cao hơn nên nước lại thầm thấu vào bên trong.

→ II, III đúng


Câu 38:

Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung ; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp ; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ABabXDXd x ♂AbaBXdY thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể lông cái hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lý thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

- Xét màu mắt F1:

(P): XDXd x XdY => Tỷ lệ kiểu gen F1: 1/4 XDXd: 1/4 XDY: 1/4 XdXd: 1/4 XdY →  con cái mắt đen chiếm ¼.

Tỷ lệ kiểu hình: 50% mắt nâu: 50% mắt đen

- Kiểu gen con cái F1 lông hung, chân thấp, mắt đen (aa,bb, XdXd)

Theo đề bài: aa,bb, XdXd = 0,01 = aa, bb x 1/4 XdXd →  aa,bb = 0,04 = 0,1ab x 0,4ab →  f = 20%.

- Tỷ lệ kiểu gen của cá thể thân xám dị hợp, chân thấp (Aa,bb) ở F1:

(0,1Ab x 0,1ab) + (0,4Ab x 0,4ab) = 0,17

→  Số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ: 0,17 x 0,5 = 0.085 = 8,5%


Câu 40:

Cho các so sánh về mức độ tiến hóa sinh sản như sau (kí hiệu > là tiến hóa hơn)

I. Sinh sản hữu tính > sinh sản vô tính

II. Giao phối > tiếp hợp > tự phối

III. Thụ tinh trong > thụ tinh ngoài

IV. Đẻ con > đẻ trứng

V. Động vật lưỡng tính > động vật phân tính

Số so sánh không đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Mức độ tiến hóa sinh sản

- sinh sản hữu tính → sinh sản vô tính.

Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính:

- Từ thụ tinh ngoài (cá chép) → thụ tinh trong (thỏ)

- Từ đẻ nhiều trứng (cá chép) → đẻ con (chó).

- Từ phôi phát triển qua biến thái (ếch) → trực tiếp (chim) → trực tiếp có nhau thai (thỏ)

- Từ không có tập tính bảo vệ trứng → làm tổ ấp trứng (chim) → đào hang, lót ổ (thỏ)

- Từ ấu trứng tự đi kiếm mồi → nuôi con bằng suowax diều, mớm mồi (chim) → nuôi con bằng sữa mẹ.

- Động vật phân tính → động vật lưỡng tính.

Xét các so sánh của đề bài :

Các so sánh I, III, IV đúng

II – Sai. Vì Giao phối > Tự phối > Tiếp hợp

V - Sai. Vì Động vật phân tính > Động vật lưỡng tính


Bắt đầu thi ngay