Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 24)
-
14371 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
5 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở ecoli đường lactôzơ có vai trò như thế nào?
Đáp án D
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở ecoli đường lactôzơ có vai trò liên kết với protein ức chế, từ đó làm biến đổi cấu hình không gian của protein ức chế, làm cho nó không liên kết được với vùng vận hành, nên làm mất vai trò ức chế của nó đối với các gen cấu trúc
Câu 2:
Lá thoát hơi nước:
Đáp án D
Lá thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
* Qua khí khổng
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn
*Qua lớp cutin
- Đặc điểm:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại
Câu 3:
Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ TB vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB người.
(2) Phân lập dòng TB chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào TB vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
Trình tự đúng của các thao tác trên là:
Đáp án D
Câu 4:
Xét tổ hợp gen Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là
Đáp án A
Xét cặp gen Ab//aB giảm phân xảy ra hoán vị với tần số 18% tạo ra tỉ lệ giao tử là:
AB = ab = 18% : 2 = 9%.
Cặp Dd giảm phân cho 2 loại giao tử là D = d = 0,5.
Vậy tỉ lệ giao tử hoán vị gen của tổ hợp gen Ab//aB là: AB D =AB d = ab D = ab d = 0,4 x 9% = 4,5%.
Câu 5:
Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là
Đáp án D
Nội dung A sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Nội dung B sai. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Nội dung C sai. Chọn lọc tự nhiên không làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể.
Nội dung D đúng. Cả 3 nhân tố tiến hóa trên đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 6:
Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
Đáp án B
Quần thể có 10% mèo đực lông đen XDY và 40% mèo đực lông vàng hung XdY nên ta có:
Tần số alen D là: 10% : (40% + 10%) = 0,2 => Tần số alen d là 1 – 0,2 = 0,8.
Quần thể đang cân bằng di truyền nên nếu chỉ xét ở giới cái thì cấu trúc di truyền ở giới cái là:
0,22XDXD + 2 x 0,2 x 0,8XDXd + 0,82XdXd = 0,04XDXD + 0,32XDXd+ 0,64XdXd.
Tỉ lệ cá thể mèo có màu tam thể XDXd ở giới cái là 0,32 nên ở trên quần thể sẽ là 0,16.
Câu 7:
Khi kích thước quần thể giao phối xuống dưới mức tối thiểu, mức sinh sản sẽ giảm. Giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án C
Khi kích thước quần thể giao phối xuống dưới mức tối thiểu, số lượng cá thể của quần thể còn lại rất ít, do đó các cá thể đực và cái rất khó để gặp nhau, làm giảm mức sinh sản
Câu 8:
Loại ARN có mang bộ ba đối mã (anticodon) là
Đáp án B
Gen mang bộ ba mã gốc, mARN mang bộ ba mã sao( codon), tARN mang bộ ba đối mã( anticodon)
Câu 9:
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:
Đáp án B
- Những động vật sinh trưởng không qua biến thái: con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự như con trưởng thành; gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái không hoàn toàn: ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở một số côn trùng như: châu chấu, gián, tôm, cua…
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở đa số côn trùng (như: bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.
Câu 10:
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:
Đáp án B
- Những động vật sinh trưởng không qua biến thái: con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự như con trưởng thành; gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái không hoàn toàn: ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở một số côn trùng như: châu chấu, gián, tôm, cua…
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở đa số côn trùng (như: bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.
Câu 12:
Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)?
Đáp án C
Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng phần lớn bị mất đi qua hô hấp, một phần qua các bộ phận rơi rụng,... chỉ có một phần nhỏ được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Do đó chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái thường không thể kéo dài
Câu 13:
Cơ sở tế bào học của định luật phân li là
Đáp án C
A sai vì qui luật phân li chứ không phải phân li độc lập và chỉ liên quan đến một cặp alen hay một cặp NST → B, D cũng sai
Câu 15:
Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?
Đáp án C
Hướng tiến hóa phân li là những cơ quan tương đồng, chúng có chung một nguồn gốc ở thời tổ tiên nhưng do quá trình tiến hóa thực hiện các chức năng rất khác nhau nên chúng có hình thái khác nhau.
Các đôi sụn vành mang ở cá, nòng nọc phát triển thành mang nhưng ở người phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản => Có chung nguồn gốc và phát triển theo các hướng khác nhau
Câu 16:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
Đáp án C
Nội dung 1 sai. Đây là đặc điểm của diễn thế thứ sinh.
Nội dung 2, 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Quá trình diễn thể thường tạo nên một quần xã sinh vật tương đối ổn định.
Có 2 nội dung đúng
Câu 17:
Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
Đáp án B
Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng từ nhiều hướng
Câu 18:
Sự hình dáng đi thẳng đã dẫn đến một biến đổi quan trọng nhất trên cơ thể loài người là:
Đáp án D
Sự hình dáng đi thẳng đã dẫn đến một biến đổi quan trọng nhất trên cơ thể loài người là:Giải phóng chi trươc ra khỏi chức năng di chuyển, từ đó giúp hoàn thiện chức năng của đôi tay
Câu 19:
Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
Đáp án B
Giới hạn sinh thái: Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn ST có:
* Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
* Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC
Câu 20:
Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh nhăn là
Đáp án B
Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a-hạt xanh, B-hạt trơn, b-hạt nhăn, hai cặp gen phân li độc lập với nhau.
Phép lai không xuất hiện kiểu hình xanh nhăn (aabb) → bó mẹ không tạo giao tử ab
→ Phép lai: aabb × AaBB
Câu 21:
Một gen bình thường dài 0,4080 micrô mét, có 3120 liên kết hyđrô, bị đột biến thay thế một cặp Nu nhưng không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen. Số Nu từng loại của gen đột biến có thể là:
Đáp án B
Số cặp nu của gen là: 0,4080 /3,4=1200 cặp nu
A + G =1200
2A + 3G = 3120=> A= 480; G = 720
đột biến thay thế mà không làm thay đổi số liên kết hidro thì thuộc loại thay thế A-T thành T-A hoặc ngược lại; thay thế G-X = X- G (hoặc ngược lại)
→ số nucleotit từng loại không thay đổi
Câu 22:
Ở 1 loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(1) Tính trạng màu hoa chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ sung.
(2) Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là 31,146%.
(3) Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là 18,84%.
(4) Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là 6,06%.
(5) Xác suất để thu được cả 4 hạt hoa màu trắng là 3,66%.
Đáp án A
Cây F1 lai phân tích tạo ra 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ => F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
Cây hoa đỏ có kiểu gen là AaBb lai phân tích tạo ra 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7. => Nội dung 1 đúng.
Quy ươc A_B_ hoa đỏ ; A_bb, aaB_, aabb hoa trắng.
F1 x F1: AaBb x AaBb. => 9/16 hoa đỏ : 7/16 hoa trắng.
Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là: (9/16)3 x 7/16 x C34 = 31,146% => Nội dung 2 đúng.
Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là: (7/16)3 x 9/16 x C34 = 18,84%. => Nội dung 3 đúng.
Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là: (7/16)2x (9/16)2 x C34 = 24,22% => Nội dung 4 sai.
Xác suất để thu được cả 4 hạt hoa màu trắng là: (7/16)4 = 3,66%. => Nội dung 5 đúng.
Có 4 nội dung đúng
Câu 24:
Một đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường ở người dẫn đến thay thế một axitamin trong chuổi pôlipeptit β-hemôglôbin làm hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh; người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của vợ chồng người chị nói trên
Đáp án A
Giả sử: A: thiếu máu, a: bình thường.
AA: Thiếu máu nặng, Aa: thiếu máu nhẹ, aa: bình thường.
Xét gia đình người vợ:
Người em vợ bị thiếu máu nặng, chết ở tuổi sơ sinh có kiểu gen AA → Bố và mẹ người vợ phải có kiểu gen Aa (thiếu máu nhẹ) → Người vợ có thể có kiểu gen 2/3Aa hoặc 1/3 aa → giảm phân cho 1/3A : 2/3a.
Người chồng không bị bệnh này có kiểu gen aa → giảm phân cho 100%a.
Khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của vợ chồng người chị nói trên là: (1/3A: 2/3a).(100%a) = 1/3Aa : 2/3aa → 1/3 thiếu máu nhẹ : 2/3 bình thường
Câu 26:
Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:
1996 cây thân cao, chín sớm.
2004 cây thân cao, chín muộn.
1998 cây thân thấp, chín sớm.
2003 cây thân thấp, chín muộn.
Cho các phát biểu sau:
(1) Chưa thể xác định tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn trong phép lai trên.
(2) Hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau.
(3) P có thể có 4 sơ đồ lai phù hợp với kết quả của đề bài.
(4) Nếu muốn F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là một trong 3 phép lai khác nhau.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án B
Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm nên F1 có kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen.
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Thân cao : thân thấp = 1 : 1.
Chín sớm : chín muộn = 1 : 1.
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1).
Vậy hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau. => Nội dung 2 đúng.
TH1: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng. Khi đó A – thân cao, a – thân thấp, B – chín sớm, b – chín muộn.
Có thể có phép lai của P là: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB tạo ra F1 100% AaBb.
TH2: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Nếu tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác kiểu 9 : 7. Tính trạng thời gian chín di truyền theo quy luật phân li khi đó ta có:
P có thể là AABBDD x aabbdd hoặc AABBdd x aabbDD hoặc AAbbdd x aaBBDD hoặc AAbbDD x aaBBdd tạo ra F1 AaBbDd. F1 lai với cây thân thấp chín muộn có thể là aaBBdd sẽ tạo ra tỉ lệ phân li kiểu hình như trên.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác nữa.
Vậy chưa chắc tính trạng nào là tính trạng trội vì có thể là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và P có nhiều hơn 4 sơ đồ lai thỏa mãn.
Nội dung 1 đúng, nội dung 3 sai.
Nội dung 4 sai.
Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng.
Khi đó để tạo ra F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là các phép lai: AaBB x Aabb; AaBB x Aabb; AaBB x AaBB.
Ngoài ra thì còn có thể di truyền theo các quy luật khác, nên P có rất nhiều trường hợp chứ không chỉ có 3 trường hợp.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 27:
Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau:
(1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos.
(2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông.
(3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi,
(4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ.
Số quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là:
Đáp án C
Câu 28:
Cho các phát biểu sau về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM:
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là Anđêhit phôtphoglixêric (AlPG).
Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4là Ribulôzơ điphôtphat (RiDP).
Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin.
Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền đều thuộc nhóm thực vật CAM.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
I – Sai. Vì Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là APG.
II - sai. Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4 là PEP. Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là Ribulôzơ điphôtphat (RiDP).
III – Đúng
IV- Sai. Mía, rau dền thuộc nhóm thực vật C4
Câu 29:
Trong quá trình giảm phân của giới đực, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của giới cái, NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II. Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBb, quá trịnh thụ tinh giữa các giao tử đột biến sẽ tạo ra những loại thể đột biến nào sau đây?
Đáp án C
Giới đực giảm phân cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường tạo giao tử (Aa, O)(B, b) → 4 loại giao tử: AaB, Aab, OB, Ob
Giới cái giảm phân NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II tạo giao tử (BB, B, b, O)(A, a) → giao tử: ABB, AB, Ab, OA, aBB, aB, ab, Oa, giao tử đột biến trong các giao tử trên là: ABB, OA, aBB, Oa
→ Quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến có thể tạo ra các cá thể:
+ Thể ba kép (AAaBBB, AaaBBB, AAaBBb, AaaBBb)
+ Thể ba (AaaB - về cặp Aaa...)
+ Thể một (AaaB - về cặp B...)
+ Thể một kép: aB, ab, Ab, AB
Câu 30:
Cho các phát biểu sau về chuỗi và lưới thức ăn:
(1) Chuỗi thức ăn trên cạn thường dài hơn dưới nước.
(2) Càng về xích đạo thì chuỗi thức ăn càng dài hơn so với 2 cực.
(3) Quần xã càng đa dạng, số lượng cá thể mỗi loài ít nên chuỗi thức ăn càng ngắn và kém bền.
(4) Quần xã ít loài thì tính ổn định càng cao.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án D
Nội dung (2) đúng
Câu 31:
Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có (a) = 0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc di truyền là 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào? Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai.
Đáp án C
Quần thể đạt cân bằng di truyền có (a) = 0,2; p(A) = 0,8
→ cấu trúc di truyền: 0,04 aa: 0,32 Aa: 0,64 AA.
Thế hệ thứ 2: 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa
Tần số alen: (a) = 0,2; p(A) = 0,8.
Ta có tần số alen thế hệ ban đầu và thế hệ thứ 2 không thay đổi trong đó tỉ lệ giảm của kiểu gen dị hợp = tỉ lệ tăng của kiểu gen đồng hợp lặn và kiểu gen đồng hợp trội → quần thể ban đầu xét là quần thể tự thụ phấn
Cấu trúc di truyền về kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ 3
Aa = 0,16/2 = 0.08
AA = 0,72 + 0,08/2 = 0, 76
aa = 0,12 + 0,08/2 = 0,16
Câu 32:
Có bao nhiêu phương án sau đây có nội dung nói khi về ADN plasmit tái tổ hợp?
(1) Để tạo ADN plasmit tái tổ hợp người ta phải dùng một loại enzim cắt restrictaza để cắt ADN của tế bào cho và cắt ADN plasmit của tế bào nhận.
(2) Plasmit của tế bào nhận nối với đoạn ADN của tế bào cho nhờ enzym nối ligaza.
(3) ADN plasmit tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của ADN cho và nhận khớp với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
(4) Các ADN sử dụng tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp phải có quan hệ họ hàng gần nhau trong hệ thống phân loại.
(5) Các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tế bào sống hoặc được tổng hợp in vitro.
Số nội dung đúng là:
Đáp án A
(4) sai vì Các ADN sử dụng tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có thể có quan hệ họ hàng khác xa nhau chứ không phải có quan hệ họ hàng gần nhau trong hệ thống phân loại
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(1) Các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân không thể truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
(2) Đột biến gen phát sinh trong quá trình giảm phân chắc chắn sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau.
(3) Đột biến gen trội trong quá trình nguyên phân của các tế bào sinh dục cũng có thể được truyền lại cho thế hệ sau.
(4) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống , sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
Số phát biểu đúng là?
Đáp án D
(1) Sai vì đột biến gen trong tế bào sinh dục sơ khai ở nguyên phân vẫn có thể truyền cho
đời sau qua sinh sản hữu tính.
(2) Sai vì nếu giao tử mang gen đột biến không trực tiếp thụ tinh thì cũng sẽ không được truyển
lại cho thế hệ sau.
(3) Đúng.
(4) Đúng
Câu 34:
Ý nào không đúng đối với phản xạ
Đáp án A
A sai vì phản xạ là khái niệm hẹp hơn cảm ứng.
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
ở động vật có tổ chức hệ thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.
Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
Câu 35:
Mục đích của di truyền học tư vấn là:
(1) Giải thích nguyên nhân cơ chế và khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
(2) Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
(3) Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
(4) Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền, từ đó dự đoán khả năng mắc bệnh ở thế hệ sau.
Số nội dung đúng là:
Đáp án A
Lời giải chi tiết
Di truyền tư vấn là ngành khoa học mới, nó giải thích nguyên nhân và cơ chế về khả năngmắc bệnh di truyền ở thế hệ sau; cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn gây bệnh; cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền. Trước khi tư vấn, bác sĩ tư vấn sẽ xây dựng phả hệ của người tham gia tư vấn. Tuy nhiên mụcđích của việc xây dựng phả hệ là để phục vụ công tác tư vấn.
Vậy các phát biểu 1, 2, 3 đúng, phát biểu 4 sai
Câu 36:
Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân đen mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật:
(1) Di truyền trội lặn hoàn toàn.
(2) Gen mằm trêm NST X do truyền chéo.
(3) Liên kết gen không hoàn toàn.
(4) Phân li độc lập.
Số kết luận đúng là:
Đáp án A
Câu 37:
Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gắt kéo dài.
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài.
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn.
IV. Cây bị thiếu phân
Số phương án đúng là
Đáp án D
Hạn hán sinh lí là trường hợp nước có nhiều trong đất, nhưng cây không sử dụng được, cuối cùng bị héo và chết.
Trong các nguyên nhân của đề bài:
I – Sai. Vì trời nắng gắt kéo dài gây ra hiện tượng thiếu nước.
II – Đúng. Vì Sự ngập úng gây ra thiếu O2, nồng độ dung dịch đất quá cao hoặc nhiệt độ thấp dẫn đến rối loạn TĐC ở rễ làm các tế bào lông hút bị ức chế hoạt động hoặc chết
III – Đúng. Vì rễ cây bị thương hoặc nhiễm khuẩn làm các tế bào long hút không lấy được nước.
IV – Sai. Vì hiện tượng cây bị thiếu phân không liên quan đến hiện tượng trong đất có nhiều nước mà cây không sử dụng được. Cây bị thiếu phân sẽ sinh trưởng còi cọc
Câu 38:
Ở một loài lưỡng bội, khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
Đáp án C
Nếu gọi bộ nhiễm sắc thể là 2n, thì khi không có trao đổi chéo và đột biến số giao tử tạo ra là: 2n
Khi đó ta có: 2n = 4096 => n = 12. Vậy số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là: 2n = 24.
Câu 39:
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai ♀Dd x ♂dd , loại kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ 27%. Cho biến ở hai giới có hoán vị gen với tần số như nhau. Tần số hoán vị gen là:
Đáp án C
Xét phép lai: ♀ AB//ab Dd × ♂ Ab//aB dd
KH A-B-D - = 0,27 → A-B - = 0,54 (do D- = 0,5).
Có A-B- = 0,5 + ab//ab = 0,54 → ab//ab = 0,04 = G♀ ab × G♂ ab= f/2 × (0,5 - f/2) = 0,04 → Tần số hoán vị = 0,2.
Câu 40:
Khi nghiên cứ sự di truyền hai cặp tính trạng về độ lớn và vị quả ở một loài cây, người ta cho lai giữa P đều thuần chủng, nhận được F1. Cho F1 giao phối với cá thể khác chưa biết kiểu gen, đời F2 xuất hiện các kiểu hình theo số liệu sau:
3996 cây cho quả bé, vị ngọt. 2007 cây cho quả lớn, vị ngọt.
1998 cây cho quả lớn, vị chua.
Biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng quả lớn trội hoàn toàn so với quả bé.
Cho các phát biểu sau:
(1) Các tính trạng quả lớn, vị ngọt là trội hoàn toàn so với quả bé, vị chua.
(2) Hai tính trạng kích thước quả và hình dạng quả di truyền liên kết với nhau.
(3) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
(4) P có thể là một trong số 2 phép lai.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án A
Câu 41:
Cho các phát biểu sau:
I. Nhân bản vô tính là đem tế bào sinh dưỡng hai loài lai với nhau, rồi kích thích tế bào lai phát triển thành cơ thể mới.
II. Sự hình thành cừu Doli là kết quả của hình thức trinh sản.
III. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản của bất cứ cá thể nào có cơ quan sinh sản.
IV. Ở động vật, sinh sản tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính, xảy ra ở động vật bậc thấp, nhờ đó có sự trao đổi nhân.
V. Cầu gai, giun đất là loài động vật có hình thức sinh sản tự phối
Đáp án C
I – Sai. Vì Nhân bản vô tính là trường hợp chuyển nhân của một tế bào xoma vào môt tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển thành phôi và cơ thể mới.
II - Sai. Vì sự hình thành cừu Doli là kết quả của hình thức nhân bản vô tính.
III - Sai. Vì sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới nhờ sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái, kèm theo sự tổ hợp của vật chất di truyền.
IV - Đúng.
V - Sai. Vì giun đất sinh sản theo hình thức thụ tinh chéo