Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 23)
-
14206 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện để một đột biến gen được di truyền qua sinh sản hữu tính?
Đáp án C
Yếu tố không phải là điều kiện để một đột biến gen được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến không cần phải biểu hiện ra kiểu hình. Đột biến có thể là đột biến lặn không biểu hiện ra kiểu hình ở đời cá thể bị đột biến nhưng truyền lại cho đời sau thì khi đó kiểu hình lặn có thể được biểu hiện
Câu 2:
Hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?
Đáp án D
Lượng nước cây thoát ra rất lớn (98 - 99% lượng nước hút vào), do đó đòi hỏi cây phải hút nước nhiều hơn. Khi cây hút nước ít hơn thoát hơi nước sẽ dẫn đến mất cân bằng nước trong cây
Câu 3:
Để tăng sinh sản động vật quý hiếm hoặc các giống động vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta thực hiện
Đáp án C
Để tăng sinh sản động vật quý hiếm hoặc các giống động vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta thực hiện kĩ thuật cấy truyền phôi.
Người ta thực Hiện tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt. Như vậy chỉ cần từ 1 phôi người ta có thể tạo thành được nhiều phôi khác nhau, tạo được nhiều con non sinh ra. Đối với những loài động vật quý hiếm hoặc giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, phương pháp này giúp tạo ra được nhiều con non hơn
Câu 4:
Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn; 20% thân thấp quả bầu dục; 5% thân cao, quả bầu dục; 5% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:
Đáp án B
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Thân cao : thân thấp = 3 : 1.
Quả tròn : quả bầu dục = 3 : 1.
2 cây này đều có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.
Quy ước A – thân cao, a – thân thấp, B – quả tròn, b – quả bầu dục.
Nhìn vào tỉ lệ kiểu hình ta thấy ở đây chỉ xảy ra hoán vị ở 1 bên.
Tỉ lệ thân thấp, quả bầu dục (aabb) chiếm tỉ lệ 20% = 0,5ab x 0,4ab => Tỉ lệ giao tử ab ở cơ thể có trao đổi chéo là 0,4 lớn hơn 25% => Cơ thể đem lai có kiểu gen dị hợp tử đều, tần số hoán vị 20%
Câu 5:
Nhận định nào sau đây đúng với quan niệm của Đacuyn?
Đáp án D
Đacuyn chưa có khái niệm về gen, và cũng chưa hiểu rõ về sự phát sinh các biến dị, do đó nội dung A, B sai.
Nội dung C không có trong quan niệm của Đacuyn
Câu 6:
Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định màu hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án C
Quần thể cân bằng di truyền là quần thể gồm tất cả cá cây đều có màu đỏ. Quần thể này có cấu trúc di truyền là 100% AA. Tần số alen A là 1, tần số alen a là 0. Quần thể có dạng 12AA + 2 x 1 x 0Aa + 02aa
Câu 7:
Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:
Đáp án B
Nội dung A sai. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn.
Nội dung C sai. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua hô hấp.
Nội dung D sai. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng thấp hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn
Câu 8:
Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là
Đáp án D
Ngoài chức năng vận chuyển acid amine, tARN còn có chức năng quan trọng là nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung
Câu 9:
Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
Đáp án B
Sinh trưởng ở động vật là toàn bộ quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Ví dụ: Gà con sau 1 tháng tăng lên 300 gram
Câu 10:
Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với sản xuất nông nghiệp là:
Đáp án D
Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Ví dụ, hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao.
Vậy trong các đáp án trên, đáp án D đúng và đầy đủ nhất
Câu 11:
Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?
1. Quan hệ hỗ trợ.
2. Quan hệ cạnh tranh khác loài.
3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác.
4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
5. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
Phương án đúng:
Đáp án B
Các cá thể trong quần thể thuộc cùng một loài nên quan hệ giữa chúng là các mối quan hệ cùng loài.
Các mối quan hệ sinh thái có trong quần thể là: quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Các mối quan hệ cạnh tranh khác loài, quan hệ hợp tác, quan hệ vật ăn thịt – con mồi là những mối quan hệ sinh thái giữa các loài khác nhau trong quần xã
Câu 12:
Thể đồng hợp là gì?
Đáp án B
Thể đồng hợp là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen. VD: AA, aa là các thể đồng hợp
Câu 13:
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Câu 14:
Nhận định nào sau đây đúng với quan niệm của Đac-uyn?
Đáp án A
Nội dung B, C sai vì Đacuyn chưa biết đến khải niệm đột biến và gen.
Nội dung D sai. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường
Câu 15:
Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng,... có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do
Đáp án D
Nội dung A sai. Cacbon là nguyên tố có mặt trong mọi hợp chất hữu cơ, cấu trúc nên cơ thể sinh vật. Lượng cacbon mà các loài sinh vật sử dụng rất lớn.
Nội dung B sai. Thực vật tiếp nhận và sử dụng cacbon độc lập không cần các loài cộng sinh khác.
Nội dung C sai. Thực vật không có khả năng tạo được ra Cacbon. Chúng chỉ có khả năng sử dụng Cacbon vô cơ từ không khí để tạo nên các hợp chất hữu cơ cho mình nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
Nội dung D đúng. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất nên dễ bị rửa trôi hoặc lắng đọng.
Câu 16:
Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
Đáp án B
Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của cây thân lep, các tua cuốn, Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy theo loại cây, không theo chu kì đồng hồ sinh học.
Câu 17:
Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
Đáp án B
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biết đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động để làm biến đồi tần số alen và KG có sắn trong quần thể mà không tạo ra các alen hay biến dị mới.
Câu 18:
Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật?
Đáp án C
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 không gian nhất định, ở 1 thời điểm xác định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới hữu thụ
Các đáp án A, B, D sai vì chưa đảm bảo yếu tố là " tập hợp các cá thể cùng loài", vì có rất nhiều loài cá, loài cây và loài gà khác nhau
Câu 19:
Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x aaBb tỉ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1 là
Đáp án C
Ở Đậu Hà Lan, A-hạt vàng, a-hạt xanh, B-hạt trơn, b-hạt nhăn.
AaBb × aaBb tỷ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1: Xét sự phân li riêng của từng cặp gen Aa × aa → (1 vàng: 1 xanh) Bb × Bb → (3 trơn: 1 xanh)
Tỷ lệ loại kiểu hình bằng tích các tỷ lệ: ( 1 vàng: 1 xanh) × ( 3 trơn : 1 xanh)
→ 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn
Câu 20:
Một gen có 4000 nuclêôtit và có 1250X. Mạch 1 của gen có 450T1, T1 = 0,5X1. Số lượng từng loại nuclêôtit A : T : G : X của mạch 2 là:
Chọn câu trả lời đúng:
Đáp án C
N = 4000
Gen có G = X = 1250 → A=T=750.
Mạch 1 là mạch khuôn có T1 = 450 = 0,5X1
T2 = A – T1 = 300; G2 = X1 = 900.
A2 = T1 = 450; X2 = X – X1 = 350.
Câu 21:
Cho cây hoa đỏ, quả tròn thụ phấn với cây hoa đỏ, quả tròn, người ta thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?
Đáp án C
Xét riêng từng cặp tính trạng:
Hoa đỏ : hoa trắng = (510 + 240) : (242 + 10) = 3 : 1.
Quả tròn : quả dài = (510 + 242) : (240 + 10) = 3 : 1.
Cây hoa đỏ quá tròn lai với nhau cho ra tỉ lệ phân li từng tính trạng như trên thì 2 cây đem lai có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một tính trạng, tính trạng hoa đỏ, quả tròn trội hoàn toàn so với hoa trắng, quả dài.
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng: 510 : 240 : 242 : 10 = 0,51 : 0,24 : 0,24 : 0,01.
Tỉ lệ này chứng tỏ có liên kết gen không hoàn toàn xảy ra, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên.
Tỉ lệ kiểu hình trội, trội = 0,5 + lặn, lặn = 0,5 + 0,01 = 0,51.
Quy ước A – hoa đỏ, a – hoa trắng; B – quả tròn, b – quả dài.
Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng, quả dài (aabb) chiếm tỉ lệ 0,01 = 0,1abx 0,1ab => Tỉ lệ giao tử ab ở F1 là 0,1 < 25% nên đây là giao tử hoán vị => F1 có kiểu gen là Ab//aB.
Vậy alen quy định màu hoa đỏ và alen quy đinh quả dài nằm trên cùng 1 NST, trao đổi chéo xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
Câu 23:
Trong kỹ thuật chọc ối để chẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng khảo sát là:
Đáp án A
Chọc ối để chuẩn đoán trước khi sinh ở người, ta sẽ lấy được nước ối cùng với tế bào của bào thai bong ra trong nước ối và có thể xét nghiệm được các tính chất khác của nước ối, phục vụ công tác sàng lọc trước sinh
Câu 25:
Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên mộtcặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen d quy định mắt trắng. Gen quyđịnh màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
Đáp án A
- Xét phép lai P: XDXd x XDY, F1 cho ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 75%. Như vậy phép lai AB//ab x AB//ab cho F1 thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ là 3,75% : 75% = 5%.
- Ta có 5% = 10% Ab x 50% ab nên ruồi cái P khi giảm phân đã có hoán vị gen xảy ra với tần số f = 20%.
Ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 40% x 50% x 75% = 15% => ruồi đực thân đen, cánhcụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15% : 3 = 5%
Câu 26:
Xét một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Có bao nhiêu hiện tượng là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
Đáp án C
Câu 27:
Số phát biểu không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
(1) Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
(2) Có thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự.
(3) Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
(4) Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Đáp án A
Các phát biểu 1, 3 đúng
(2) sai vì không thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự.
(4) sai vì nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây có cả nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
Câu 28:
Khi nói về gen và mã di truyền, có các nội dung:
(1) Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Mã di truyền là mã bộ ba.
(3) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.
(4) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loại đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(5) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án D
Trong các phát biểu biểu trên, các phát biểu 1, 2, 3, 4 đúng
Phát biểu 5 sai vì mã di truyền có tính đặc hiệu tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 bộ ba còn trong thực tế 1 axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
Câu 29:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn, chưa có quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Kết quả thường hình thành nên một quần xã đỉnh cực.
(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
Trong các thông tin nói trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung cho diễn thế thứ sinh và diễn thế nguyên sinh?
Đáp án C
Nội dung (2); (3); (5) đúng
Câu 30:
Ở cừu, tính trạng có sừng do một gen có hai alen quy định (alen B: có sừng, alen b: không sừng), nhưng kiểu gen Bb có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen ở cừu đực và cừu cái đều là 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb; quần thể này có 1.000 con cừu với tỉ lệ đực, cái như nhau. Có mấy phát biểu sau đây đúng?
(1). Số cá thể không sừng là 500 con.
(2). Số cá thể có sừng ở cừu đực là 90 con.
(3). Tỉ lệ cá thể cừu đực dị hợp trong số cá thể có sừng của cả quần thể chiếm 90%.
(4). Số cá thể cừu đực không sừng là 5 con; số cá thể cừu cái có sừng là 405 con
Đáp án B
Theo đề bài: BB: có sừng, bb: không sừng, ♀ Bb: không sừng, ♂ Bb: có sừng.
Ở quần thể có 1000 con cừu với tỉ lệ đực, cái như nhau nên quần thể sẽ có 500 cừu đực : 500 cừu cái.
Giới ♂: 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb → Kiểu hình: 0,19 có sừng : 0,81 không sừng
Giới ♀: 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb → Kiểu hình: 0,01 có sừng : 0,99 không sừng
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì số cá thể không sừng trong quần thể là: 0,81.500 + 0,91.500 = 860 con
(2) sai vì số cá thể có sừng ở cừu đực là: 0,19.500 = 95 con
(3) đúng vì tỉ lệ cá thể cừu đực dị hợp trong số cá thể có sừng của cả quần thể chiếm:
0,18 : (0,19 + 0,01) = 90%
(4) sai vì số cá thể cừu đực không sừng là: 0,81.500 = 405 con; số cá thể cừu cái có sừng là: 0,01.500 = 5 con
→ Trong các phát biểu trên chỉ có phát biểu 3 đúng.
Câu 31:
Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1.Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2.Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3.Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4.Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
Đáp án B
Câu 32:
Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng, khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Đáp án A
(1) Đúng. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm cho một gen ở vị trí này chuyển sang vị trí khác.
(2) Sai. Đột biến đảo đoạn chỉ có thể làm thay đổi vị trí sắp xếp các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
(3) Sai. Đột biến đảo đoạn không làm mất gen, chỉ liên quan đến 1 NST nên không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Đúng. Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm sức sống, khả năng sinh sản của thể đột biến.
Câu 33:
Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
Đáp án B
Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới.
- Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
- Hình thức trả lời kích thích : co rút toàn thân.
- Phản ứng: nhanh, kịp thời nhưng chưa chính xác → tốn nhiều năng lượng
Câu 34:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này có con trai và không bị cả hai bệnh này là
Đáp án B
Xét tính trạng bệnh máu khó đông, phía vợ có bố bị bệnh máu khó đông → người vợ chắc chắn có kiểu gen XHXh, khi giảm phân tạo 1/2XH, 1/2Xh
Người chồng bình thường có kiểu gen XHY, giảm phân tạo 1/2XH, 1/2Y
Xác suất sinh con trai không bị bệnh này là: 1/2XH.1/2Y = 1/4
Xét tính trạng bệnh bạch tạng: có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng → bố mẹ người vợ phải có kiểu gen dị hợp về gen này (giả sử Aa)
Người vợ có thể có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa → tạo 2/3A : 1/3a
Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng → người chồng có kiểu gen Aa → Giảm phân tạo 1/2A, 1/2a
Xác suất sinh con bạch tạng là: 1/3 . 1/2 = 1/6
Xác suất sinh con bình thường về bệnh này là: 1 - 1/6 = 5/6
Xét chung: Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này có con trai và không bị cả hai bệnh này là: 1/4 . 5/6 = 5/24
Câu 35:
Ở một loài động vật, alen trội tạo màu đốm trên thân và alen lặn tạo màu đồng đều. Ở một cặp alen khác, alen trội quy định lông ngắn và alen lặn quy định lông dài. Trong phép lai thỏ dị hợp ở cả hai cặp alen nói trên với thỏ lông dài, màu đồng đều thì thu được kết quả: 48 đốm, lông ngắn; 7 lông ngắn, đều: 5 đốm, lông dài và 40 lông dài, đều. Khẳng định nào dưới đây là không chính xác trong trường hợp này
Đáp án A
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
I. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
II. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
III. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
IV. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.
Số phương án đúng là
Đáp án C
I – Đúng. Vì trời lạnh làm độ nhớt chất nguyên sinh tăng, gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
II – Sai. Vì sức hút nước của cây mạnh hay yếu có phụ thuộc vào độ nhớt chất nguyên sinh. Độ nhớt chất nguyên sinh giảm làm tăng khả năng hút nước và ngược lại.
III – Đúng.
IV – Đúng. Vì khi trời lạnh, cây khó hút nước. Hiện tượng rụng lá làm giảm sự thoát hơi nước → tránh hiện tượng mất nước cho cây
Câu 37:
Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau :
(1) AaaaBBbb x AAAABBBb
(2) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(3) AaaaBBbb x AAAaBbbb
(4) AAAaBbbb x AAAABBBb
(5) AAAaBBbb x Aaaabbbb
(6) AAaaBBbb x Aaaabbbb
Biết các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8 :4 :4 :2 : 2 :1 :1 :1 :1 là
Đáp án C
1/24( lấy tỉ lệ nhỏ nhất trên tổng tỉ lệ thì bao h cái tỉ lệ nhỏ nhất đó thường là đồng lặn)
1/24= 1/6*1/2*1/2*1 hoặc 1/24= 1/6*1*1/2*1/2( Trường hợp này loại vì k có kg tứ bội bào cho 1/4 giao tử lặn)
vậy chọn kg có thể cho 1/6aa hoặc 1/6bb luôn là AAaa hoặc BBbb
kg cho 1/2aa hoặc 1/2bb là Aaaa hoặc Bbbb
cho 1 giao tử lăn là aaaa hoặc bbbb
thì đối chiếu đáp án chỉ có 2 và 5 thỏa mãn ( cái 1 cũng dc nhưng cho kg toàn trội k ra dc tỉ lệ như đề bài
Câu 38:
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe?
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256
(2) Có 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là 3/4.
(5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên
(6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án B
AaBbDdEe x AaBbDdEe = (3/4T : 1/4L)× (3/4T : 1/4L) × (3/4T : 1/4L) × (3/4T : 1/4L)
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ = (3/4)2 × (1/4)2 × C24 = 9/128 → sai.
(2) Có 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên → Sai do mỗi cặp tạo được 2 dòng thuần, có 4 cặp gen nên số dòng thuần tạo ra là 24 = 16.
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là = (1/2)4 = 1/16 → đúng.
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ = 1- 81/256 = 175/256 → sai
(5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên → 44 đúng
(6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ = 1 - toàn alen lặn - kiểu hình 1 trính trạng trội = 1 - (1/4)4 - 4C1.(1/4)3 . (3/4) = 243/256
Vậy các phát biểu đúng: 3,5
Câu 39:
Xét 2 cặp NST thường trong tế bào. Trên mỗi cặp NST chứa 2 cặp gen có kí hiệu như sau: AB/ab; DE/de, giả thiết không có hiện tượng đột biến. Tần số trao đổi chéo giữa gen A và a là 20%. Còn tần số trao đổi chéo giữa gen D và d là 30%. Nếu có ba tế bào sinh tinh chứa 2 cặp NST trên tham gia giảm phân thì số loại giao tử tối đa có thể tạo được là bao nhiêu?
Đáp án D
Câu 40:
Cho các loài cây sau:
(1) Dứa, (2) Ngô, (3) Mía, (4) Lúa, (5) Thuốc bỏng, (6) Xương rồng.
Nhóm cây có khả năng chịu hạn tốt có thể là:
Đáp án D
Đặc điểm chung của cây chịu hạn : rễ sâu, lan rộng, lá thân dày, tích nước
- Cây mọng nước:
Phân bố: hoang mạc, sa mạc
vd: xương rồng, lá bỏng, quỳnh, cành giao,.....
+ Đặc điểm hình thái: phiến lá dày,hẹp, lá bị tiêu giảm hoặc biến dạng thành gai hay thành kim, gân lá phát triển, thân và lá có tế bào dự trữ nước
+ Đặc điểm sinh lí: hoạt động yếu, ban ngày lỗ khí trên lá thường đóng lại để giảm thoát hơi nước
- Cây lá cứng:
Phân bố: thảo nguyên, hoang mạc, xa van,......
vd: thông, phi lao, cói,...
+ Đặc điểm hình thái: phiến lá hẹp, gân lá phát triển, lá có lớp bông cách nhiệt, ở một số cây có lá biến thành dạng gai
+ Đặc điểm sinh lí: - khi đủ nước: cây sử dụng nước tự do, cường đọ thoát hơi nước và hút nước mạnh để chống nóng cho lá
+ khi thiếu nước: cây hạn chế sử dụng nước, các lỗ khí trên mặt lá đóng lại
Trong các loài trên, (1), (5), (6). là các loài có khả năng chịu hạn tốt