Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 25)
-
14520 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong mô hình operon Lăc, gen điều hoà
Đáp án A
Trong mô hình operon Lăc, gen điều hoà luôn tổng hợp ra protein ức chế dù môi trường có hay không có lactozo, tuy nhiên protein ức chế có liên kết với vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã hay không mới phụ thuộc vào sự có mặt của lactozo
Câu 2:
Sự mở khí khổng ngoài vai trò thoát hơi nước cho cây, còn có ý nghĩa
Đáp án A
Khí khổng tập trung chủ yếu qua lá. Trong đó, mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ nhanh khô héo và chết.Khí khổng được bố trí xen kẽ trên màng cutin
Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí cacbonic khuếch tán vào bên trong lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
Câu 3:
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
Đáp án B
Tế bào, mô thực vật là một phần của cơ thể thực vật nhưng chúng vẫn có tính độc lập.
Nếu tách 1 tế bào hay 1 số tế bào đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp và có đủ chất dinh dưỡng thì chúng có thể biệt hóa thành mô cơ quan và cơ thể.
Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật (mọi tế bào đều có cùng hệ gen, mọi tế bào đều có khả năng sinh sản vô tính) mà có thể nuôi cấy mô tế bào tạo ra cơ thể mới.
Nuôi cấy mô, tế bào dựa trên sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân mà không cần đến quá trình giảm phân tạo giao tử
Câu 4:
Ở một loài thực vật, gen A- hoa đỏ, a- hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng có kiểu gen khác nhau về các tính trạng trên được F1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn, ở đời lai người ta lấy ngẫu nhiên 7 hạt đem gieo. Xác suất để trong số 7 cây con có ít nhất 1 cây hoa đỏ là
Đáp án D
Theo đề bài F1 sẽ có kiểu gen là Aa.
F1 x F1: Aa x Aa.
F2: 1AA : 2Aa : 1aa.
Xác suất để cả 7 cây được chọn đều hoa trắng là: (1/4)7.
Vậy xác suất để trong số 7 cây con có ít nhất 1 cây hoa đỏ là: 1- (1/4)7
Câu 5:
Cho các nhân tố tiến hóa sau:
(1) Đột biến.
(2) giao phối không ngẫu nhiên.
(3) di nhập gen.
(4) chọn lọc tự nhiên.
(5) các yếu tố ngẫu nhiên.
Trong các nhân tố trên, có bao nhiêu nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể ?
Đáp án B
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
Giao phối không ngẫu nhiên kiểu tự phối làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp, làm nghèo vốn gen của quần thể.
Nếu xảy ra hiện tượng di nhập gen, một lượng lớn cá thể trong quần thể chuyển đi nơi khác sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Chọn lọc tự nhiên đào thải những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình không thích nghi sẽ làm mất gen nên làm nghèo vốn gen của quần thể.
Các yếu tố ngẫu nhiên có thể gây chết một số lượng lớn cá thể, trong những cá thể đó mang vốn gen của quần thể nên cũng có thể làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Có 4 nội dung đúng
Câu 6:
Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:
Đáp án D
Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb
G A = 0,3 ; a = 0,7 ; B = b = 0,5
Quần thể giao phối: mang 2 cặp gen đồng hợplặn: aabb = (0,5)2 + (0,7)2 x (0,5)2 = 0,1225
Câu 7:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
Đáp án C
Nội dung B,D sai. Cây thông trong rừng thông là kiểu phân bố đồng đều.
Nội dung A sai. Đàn trâu rừng phân bố theo nhóm, chim cánh cụt phân bố đồng đều
Câu 9:
Testostêrôn được sinh sản ra ở:
Đáp án A
Testostêrôn là hoocmon sinh dục, nó được sản sinh ra ở tinh hoàn
Câu 10:
Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
Đáp án D
Một chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
Câu 11:
Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau?
Đáp án C
Với 2 alen A và a, trong QT có 3 KG: AA, Aa, aa.
Các kiểu giao phối khi không xét vai trò của giới tính là: AA x AA, Aa x Aa, aa x aa, AA x Aa, AA x aa, Aa x aa (6).
Công thức:
+ Không xét vai trò giới tính: n + .
+ Xét vai trò giới tính: n + .
(Với n là số KG tối đa có trong QT)
Câu 12:
Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Từ nghiên cứu trên người ra đưa ra các kết luận:
(1) Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B.
(2) Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau.
(3) Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt.
(4) Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau.
Số kết luận có nội dung đúng là
Đáp án D
Lời giải chi tiết
Loài A sống ở vòm rừng nên có sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn loài B (sống ở tầng sát mặt đất, là nơi ẩm ướt, ánh sáng mặt trời ít chiếu xuống được do đó sự dao động về nhiệt độ của vùng này ít)
→ Loài A được coi là rộng nhiệt hơn so với loài B.
Chỉ có nội dung (3) đúng.
Câu 13:
Cho các nhận xét sau:
(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít hợp chất nito và các hợp chất chứa Cacbon.
(3) Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
(4) Những cá thể sống đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
(5) Các hạt Coaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(6) Đại dương là môi trường lí tưởng để tạo nên các hạt Coaxecva.
(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa hóa học.
(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Đáp án B
Câu 14:
Cho các nhận xét sau:
(1) Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
(2) Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
(3) Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
(4) Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.
(5) Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án D
Câu 15:
Những ứng động nào sau đây đều là ứng động sinh trưởng?
Đáp án C
khí khổng đóng mở, Sự đóng mở của lá cây trinh nữ là các ứng động không sinh trưởng, liên quan đến sức trương nước
Câu 16:
Ba loài ếch-Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao,song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:
Đáp án C
Do 3 loài này không hề xảy ra giao phối với nhau, không hình thành nên hợp tử nên đây là hình thức cách li trước hợp tử.
Chúng không giao phối với nhau không phải vì có ổ sinh thái khác nhau (cách li sinh thái), cũng không có cơ quan giao phối khác nhau (cách li cơ học), mà sự khác nhau ở tiếng kêu, tức là tập tính của loài. Vậy đây là dạng cách li tập tính
Câu 17:
Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu dưới đáy biển, một số cá đực kí sinh trên con cái chỉ để thụ tinh trong mùa sinh sản, giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. Kí sinh trên đồng lọai có thể coi là quan hệ
Đáp án B
Câu 18:
Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng tính trạng mầu sắc hạt đậu và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
Đáp án B
Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm Menden cho rằng tính trạng màu sắc hạt đậu và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó
Câu 19:
Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là:
Đáp án A
Tổng số nucleotide (4080 : 3,4 )× 2 = 2400
Ta có A + G = 1200; 2A + 3G = 3075 → A = 525, G = 765
Gen đột biến chiều dài không đổi → đột biến dạng thay thế cặp nucleotide.
Gen bị đột biến giảm 1 liên kết hidro → đột biến dạng thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → số nucleotide của gen ĐB A = 526, G = 674
Câu 20:
Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn người ta thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng là bao nhiêu ?
Đáp án D
Cho F1 tự thụ phấn cho ra 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng => Tính trạng do 1 cặp gen quy định, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Quy ước kiểu gen: A – hoa đỏ, a – hoa trắng.
F1 x F1: Aa x Aa.
F2: 1AA : 2Aa : 1aa.
Cây tự thụ phấn cho ra đời con có cả hoa đỏ và hoa trắng thì có kiểu gen là Aa.
Vậy lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng là: (2/3)3 = 0,2963.
Câu 21:
Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
Đáp án C
Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước, nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo
Câu 22:
Cho các biện pháp sau:
(1) Bảo vệ môi trường sống trong sạch.
(2) Tư vấn di truyền.
(3) Sàng lọc trước sinh.
(4) Liệu pháp gen.
(5) Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật bệnh di truyền.
Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là:
Đáp án D
Nhiều loại gen đột biến di truyền qua nhiều thế hệ gây nên “gánh nặng di truyền” cho loài người. Bảo vệ vốn gen của loài người là làm giảm bớt “gánh nặng di truyền”.
Trong các biện pháp trên, các biện pháp 1, 2, 3, 4 là các biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người.
Biện pháp 5 là biện pháp nhằm giúp đỡ những người bị bệnh tật di truyền đã được sinh ra, biểu hiện thành kiểu hình chứ không nhằm bảo vệ vốn gen loài người.
Câu 24:
Khi xét sự di truyền của một tính trạng, đời F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:6:1 hoặc 9:3:3:1. Người ta rút ra các kết luận
(1) P đều thuần chủng, F1 đồng tính.
(2) F2 xuất hiện 16 kiểu tổ hợp giao tử, có 9 kiểu gen tỉ lệ (1: 2: 1)2.
(3) Kiểu gen của F1 đều là AaBb.
(4) Kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/16 thuộc kiểu gen aabb.
(5) Đều làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.
(6) Tỉ lệ kiểu hình đều là biến đổi của tỉ lệ 3 : 1.
Số kết luận có nội dung đúng khi nói về điểm giống nhau giữa hai trường hợp trên là
Đáp án D
Để tạo ra tỉ lệ như trên thì ta có:
P: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB.
F1: AaBb.
F1 x F1: AaBb x AaBb.
F2: (1AA : 2Aa : 1aa) x (1BB : 2Bb : 1bb)
Nội dung 1, 2 , 3, 4, 5 đúng.
Nội dung 6 sai. Tỉ lệ kiểu hình 9 : 6 : 1 là biến đổi của tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
Câu 25:
Cho các hiện tượng cách li dưới đây:
(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.
(2) Chim sẻ cái không hứng thú với tiếng hót của họa mi trống.
(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.
(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.
(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn.
Có bao nhiêu ví dụ về hiện tượng cách li trước hợp tử?
Đáp án A
Câu 26:
Cho các nhận định sau:
(1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
(2) Pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
(3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước.
(4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.
Số nhận định đúng trong các nhận định trên là
Đáp án D
Các phát biểu 2, 3, 4 đúng
(1) sai vì pha tối diễn ra không cần ánh sáng chứ không phải diễn ra ở trong bóng tối
Câu 27:
Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, một thể đột biến của loài bị mất 1 đoạn ở nhiễm sắc thể số 3, lặp 1 đoạn ở nhiễm sắc thể 4. Tính theo lý thuyết, khi giảm phân bình thường thể đột biến này tạo ra giao tử không mang đột biến chiếm tỷ lệ
Đáp án D
NST số 3 khi giảm phân cho 1/2 giao tử bình thường, 1/2 giao tử đột biến.
NST số 1 khi giảm phân cho 1/2 giao tử bình thường, 1/2 giao tử đột biến.
Tính theo lý thuyết, khi giảm phân bình thường thể đột biến này tạo ra giao tử không mang đột
biến chiếm tỷ lệ: 1/2 . 1/2 = 25%
Câu 28:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
Trong các thông tin nói trên, có bao nhiêu thông tin nói về diễn thế thứ sinh?
Đáp án C
Nội dung (2); (3); (4) đúng
Câu 29:
Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét gen thứ nhất có hai alen A và a với tần số tương ứng là 0,7 và 0,3; gen thứ hai có hai alen B và b với tần số 0,8 và 0,2. Hai gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội trong quần thể là
Đáp án B
Đây là quần thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng theo Hacdi-Vanbec:
Xét gen thứ nhất (A, a): Tần số kiểu gen aa = 0,3^2 = 0,09, tần số kiểu gen trội A- = 1 - 0,09 = 0,91.
Xét gen thứ 2 (B, b): Tần số kiểu gen bb = 0,2^2 = 0,04, tần số kiểu gen trội A- = 1 - 0,04 = 0,96.
Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội trong quần thể là: 0,91 . 0,96 = 0,8736 = 87,36%.
Câu 30:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n.
(3) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt.
(4) Tạo giống nho không hạt.
(5) Tạo cừu Đôly.
(6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
Đáp án B
Câu 31:
Mẹ có kiểu gen XBXB bố có kiểu gen Xb Y, kiểu gen của con gái là XB Xb Xb. Cho biết trong quá trình giảm phân của bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?
Đáp án A
Con gái sinh ra có kiểu gen XBXbXb = XB của mẹ và XbXb của bố
Cơ thể bố có kiểu gen XbY, giảm phân cho giao tử XbXb → giao tử XbXb sinh ra do rối loạn giảm phân II, giao tử XB sinh ra do mẹ giảm phân bình thường.
Câu 32:
Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
Đáp án A
A sai vì Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
ở động vật có tổ chức hệ thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ
Câu 33:
Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn trước khi sinh con. Bên phía người vợ: có anh trai của người vợ bị bệnh phêninkêtô niệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông, những người còn lại không bị hai bệnh này. Bên phía người chồng: có mẹ của người chồng bị bệnh phêninkêtô niệu, những người khác không bị hai bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con đều bị cả hai bệnh trên là
Đáp án A
Bệnh phêninkêtô niệu là bệnh do gen lặn trên NST thường. Anh trai người vợ bị bệnh này trong khi bố mẹ của họ không bị bệnh => Bố mẹ của người vợ đều có KG dị hợp về gen này. Quy ước KG của bố mẹ người vợ là Aa => Người vợ không bị bệnh thì có thể có KG là 1/3AA và 2/3Aa.
Với trường hợp người vợ có KG AA thì con sinh ra không bao giờ bị bênh
=> Để sinh con bị bệnh thì người vợ phải có KG Aa, xác suất xảy ra trường hợp người vợ có KG Aa là 2/3
Người chồng không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh phêninkêtô niệu => Người chồng có KG là Aa
Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Người chồng bình thường => Người chồng có KG là XMY
Ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông thì mẹ của người vợ sẽ được nhận một giao tử Xm ông ngoại, mẹ của người vợ bình thường => có KG là XMXm
Bố của người vợ bình thường XMY => Người vợ có thể có KG là 1/2 XMXm và 1/2 XMXM
Với trường hợp người vợ có KG XMXM thì con sinh ra không bao giờ bị bệnh => Để sinh con bị bệnh thì người vợ phải có KG XMXm
Ta có người chồng có KG AaXMY
Để sinh ra 2 con bị cả 2 bệnh thì người vợ có KG là AaXMXm, xác suất người vợ có KG này là 2/3*1/2 = 1/3
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con bị cả 2 bệnh là: 1/3*(1/4*1/4)2 = 1/768
Câu 34:
Cho biết A: hạt tròn, a: hạt dài, B: hạt đục, b: hạt trong. Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Bố mẹ có kiểu gen . Cho các phát biểu sau:
(1) Số tổ hợp giao tử giữa bố và mẹ là 8 tổ hợp.
(2) Số loại kiểu gen xuất hiện ở F1 là 10 kiểu gen.
(3) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 kiểu gen là 4%.
(4) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu gen là 6%.
(5) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu gen là 8%.
(6) Tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở thế hệ lai F1 là 51% hạt tròn, đục; 24% hạt tròn, trong; 24% hạt dài, đục; 1% hạt dài, trong.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án B
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
I. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu.
III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây.
Số phương án đúng là
Đáp án B
I – Đúng. Vì nồng độ oxi trong đất giảm làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở rễ, do vậy làm khả năng hút nước giảm.
II – Đúng.
III – Sai. Vì khả năng hút nước của cây phụ thuộc vào lực giữ nước của đất. Lực giữ nước càng mạnh thì cây càng khó hút nước và ngược lại.
IV – Đúng. Bón phân hữu cơ làm tăng sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa đất và cây. Do vậy quá trình hút nước tăng
Câu 36:
Bên dưới là hình chụp cấu trúc nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi điện tử và mô hình cấu trúc của một nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực. Dựa vào hình và cho biết có bao nhiêu thông tin đúng.
(1) Căn cứ vào hình thái chia NST thành 2 loại: NST đơn và NST kép.
(2) Căn cứ vào chức năng chia NST thành 2 loại: NST thường và NST giới tính.
(3) Mỗi NST thể kép có 1 tâm động còn NST đơn không chứa tâm động.
(4) Một cặp NST kép có chứa 2 crômatit và trong mỗi crômatit có 1 phân tử ADN.
(5) Mỗi crômatit chứa một phân tử ADN giống phân tử ADN của NST ở trạng thái đơn tương ứng.
(6) Mỗi NST kép chứa tối đa 2 alen.
Đáp án A
Câu 37:
Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết ở cơ thể đực có một số tế bào rối loạn phân li trong giảm phân của cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết, ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu loại kiểu gen lệch bội ?
Đáp án D
♀ AABb x ♂ AaBb
Cơ thể đực giảm phân rối loạn phân ly trong giảm phân của cặp NST mang cặp Aa -> tạo G (n) và G (n-1) hoặc G (n+1)
Theo lý thuyết, đời con có kiểu gen lưỡng bội: AA x Aa -> 2 kg; Bb x Bb ->3 kg; Vậy có 6 kg lưỡng bội
Đời con có kg lệch bội: với cặp Aa (AAa,AAA, Aaa,A) -> 4 kg lệch bội; cặp Bb có 3 kg bình thường nên số kg lệch bội có thể có là 3x4 =12
Câu 38:
Đem một cá thể mang 2 tính trạng chưa biết kiểu gen với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. Biết gen quy định 2 tính trạng nằm trên NST thường và không bị ảnh hưởng bởi giới tính. Có các nhận định sau
(1) Nếu Fa cho ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phân li 1:1:1:1 thì chắc chắn cá thể đem lai không thể mang 3 cặp gen dị hợp.
(2) Fa cho tối đa 4 loại kiểu hình ở đời con.
(3) Nếu cá thể đem lai đồng hợp về tất cả các cặp gen thì Fa đồng loạt mang 1 loại kiểu gen.
(4) Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng, gen quy định hai tính trạng nằm cùng trên 1 cặp NST tương đồng. Fa cho 4 loại kiểu hình, kết luận có hiện tượng hoán vị gen xảy ra.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Đáp án B
2 ý đúng là (3), (4)
Câu 39:
Cho các nhận định sau:
I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
II. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
III. Phơi khô nông sản.
IV. Bảo quản nông sản trong kho lạnh.
Số nhận định đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là:
Đáp án C
- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
Các biện pháp bảo quản
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
III. Bảo quản khô
Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt.
IV. Bảo quản lạnh
Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở , cải bắp ở , cam chanh ở , các loại rau khác là
II. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao
Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
I sai vì khi nồng dộ O2 tăng thì hô hấp tăng → cây nảy mầm → không bảo quản được.