Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 3)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 3)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 3)

  • 1292 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 27 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

B1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, xác định vị trí vườn quốc gia Pù Mát.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 4 -5, đối chiếu vị trí trên bản đồ → tìm ra tên tỉnh chứa vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh Nghệ An.


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25, cho biết Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh/thành phố nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.


Câu 3:

Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng.


Câu 4:

Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái do

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng nước ta vẫn bị suy thoái do diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn.


Câu 5:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do khai thác quá mức làm rừng bị tàn phá nghiêm trọng dẫn đến hệ sinh thái rừng không thể phục hồi kịp thời.


Câu 6:

Nguyên nhân nào về mặt tự nhiên đã làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm là cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…


Câu 7:

Nguồn hải sản nước ta bị suy giảm rõ rệt là do

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Ô nhiễm môi trường nước, nhất là các vùng ven sông, cửa biển dẫn đến nguồn tài nguyên dưới nước bị suy giảm rõ rệt, đặc biệt là nguồn hải sản.


Câu 8:

Nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các hoạt động của con người như: chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, săn bắt động vật trái phép…làm suy giảm diện tích rừng và các loài động vật quý hiếm ⇒ giảm tính đa dạng sinh học và các nguồn gen quý.


Câu 9:

Nguyên nhân nào dưới đây trực tiếp làm cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

- Biện pháp trực tiếp để giảm diện tích đất trống đồi núi trọc là tích cực trồng rừng ⇒ Chọn đáp án A.

- Các biện pháp ban hành Sách Đỏ và các quy định, ý thức bảo vệ rừng là biện pháp để bảo vệ rừng khỏi bị cạn kiệt chứ không phải là trực tiếp giảm diện tích đất trống đồi núi trọc.


Câu 10:

Hoạt động nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm cạn kiệt?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Một số nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm cạn kiệt là việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc hại; xả thải các chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường sông, biển,…


Câu 11:

Hoạt động nào sau đây được xem là nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị cạn kiệt?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Ngành khai thác thủy sản phụ thuộc lớn nhất vào nguồn lợi tự nhiên sẵn có ⇒ Vùng biển nước ta giàu có về nguồn lợi thủy, hải sản. Tuy nhiên do khai thác quá mức ở vùng ven bờ, sử dụng biện pháp nổ mìn…đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm.


Câu 12:

Cần thực hiện biện pháp nào về mặt kĩ thuật canh tác để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Các biện pháp: nông-lâm kết hợp, ngăn chăn du canh du cư, bảo vệ rừng…⇒ liên quan đến biện pháp chính sách và quy định của Nhà nước ban hành ⇒ Loại đáp án A, B, D

- Biện pháp về mặt kĩ thuật canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc là trồng cây theo băng


Câu 13:

Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đất ở vùng đồi núi rất dễ bị xói mòn nên để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất như làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng, trồng rừng,… Chống suy thoái đất, đất bị ô nhiễm là những vấn đề gặp phải khi sử dụng đất ở các vùng đồng bằng còn quản lí vốn đất là quản lí chung cả đất ở vùng núi, trung du và đồng bằng.


Câu 14:

Sức ép của dân số lên tài nguyên nước ta thể hiện rõ nhất ở

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dân số nước ta đông ⇒ gây sức ép lên vấn đề đất đai (đất ở đô thị và đất sản xuất nông nghiệp): tại các đô thị lớn đất chật người đông; bình quân đất sản xuất nông nghiệp cũng thấp.


Câu 15:

Bình quân đất sản xuất nông nghiệp ở vùng nào ngày càng thấp?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Dân số nước ta đông nên gây sức ép lên vấn đề đất đai (đất ở đô thị và đất sản xuất nông nghiệp). Tại các đô thị lớn đất chật người đông; bình quân đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thấp do chuyển một phần đất vào mục đích sử dụng khác (đất ở, đất xây dựng,…).


Câu 16:

Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Trong các tác nhân làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên thì hoạt động khai thác của con người có ảnh hưởng lớn nhất ⇒ tình trạng khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, sinh vật biển, chim thú quý, khoáng sản....

- Các đáp án B, C là thực trạng (biểu hiện) của sự khai thác tài nguyên thiên nhiên nước ta ⇒ Loại.

- Đáp án D là thực trạng ô nhiễm môi trường ⇒ Loại.


Bắt đầu thi ngay