Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng (phần 3)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng (phần 3)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng (phần 3)

  • 826 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở nơi nào sau đây của vùng biển nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ. Với các mỏ dầu, khí nổi bật như Rồng, Lan Tây, Rạng Đông,...


Câu 2:

Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.


Câu 3:

Vì sao các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta, vì kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.


Câu 4:

Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa vó hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”

Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm và để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi, bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ ⇒ phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.


Câu 5:

Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Việc hạn chế đánh bắt xa bờ không thể tránh được thiệt hại do bão gây ra.


Câu 6:

Tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Dầu, khí là tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta.


Câu 7:

Nước ta chưa cần phải quan tâm đến vấn đề nào khi tiến hành khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc: mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.Vì biển Đông vốn đã là biển chung của nhiều nước. Việc quá nhiều nước tham gia sẽ gây ra vấn đề chủ quyền, an ninh.


Câu 8:

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.


Câu 9:

Vì sao nước ta cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.


Câu 10:

Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.


Câu 11:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển nước ta?

1. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với một số sông lớn.

2. Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

3. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.

4. Dọc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Các điều kiện phát triển giao thông biển là:

- Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu và bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng ⇒ ý 2, 3, 4 đúng.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện phát triển giao thông đường sông, không phải là điều kiện phát triển giao thông biển ⇒ Loại.


Câu 12:

Ý nghĩa của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và hạn chế khai thác nguồn thủy sản ven bờ đã suy giảm nhiều. Đồng thời, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta.


Câu 13:

Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất khách du lịch trong nước và quốc tế hiện nay ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất khách du lịch trong nước và quốc tế hiện nay ở nước ta là du lịch biển – đảo.


Câu 14:

Sản phẩm nổi tiếng và có giá trị ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) chính là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Sản phẩm nổi tiếng và có giá trị ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) chính là nước mắm và hồ tiêu.


Câu 15:

Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Khai thác tổng hợp vì: Tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển) và môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Do đó cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.


Câu 16:

Nhận định nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng sản biển ở vùng biển nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng không có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối. Vì chịu tác động của gió mùa đông bắc, số giờ nắng ít hơn vùng biển khác.


Câu 17:

Vấn đề nào đang đặt ra khi khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí. Vì khi đã xảy ra các vấn đề này rất khó giải quyết và gây thiệt hại lớn đến môi trường, sinh vật.


Câu 18:

Để đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo thì các nguồn tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

- Tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển).

- Môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

⇒ Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.


Câu 19:

Vì sao kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Việc giao lưu hợp tác với các nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung của nước ta. Đồng thời bảo vệ và khẳng định được vị thể chủ quyền biển, đảo.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương