Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): thiên nhiên phân hóa đa dạng

Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): thiên nhiên phân hóa đa dạng

Trắc nghiệm địa lí 12 (có đáp án) thiên nhiên phân hóa đa dạng ( Phần I)

  • 1385 lượt thi

  • 37 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.


Câu 2:

Do hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Do hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15 vĩ độ đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Sự phân hóa Bắc – Nam biểu hiện rõ nhất ở yếu tố khí hậu và thực vật.


Câu 3:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.


Câu 4:

Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan tiêu biểu cho

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.


Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Mưa phùn là dạng thời tiết đặc trưng vào cuối đông ở miền Bắc nước ta, miền Nam không có dạng thời tiết mưa phùn.

=> Ý B sai


Câu 6:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là đặc trưng của

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang :

B1. Quan sát kí hiệu các vùng khí hậu và phân biệt được ranh giới hai miền khí hậu Bắc – Nam.

B2. Đọc tên các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc không có  vùng khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy: ranh giới phân chia 2 miền khí hậu Bắc - Nam là dãy Bạch Mã

- Các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc là: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vùng khí hậu Nam Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Nam.


Câu 9:

Ven biển, vùng đồi núi”, đây là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo: Đông – Tây.


Câu 10:

Từ Đông sang Tây nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt, đó là

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Ở nước ta, từ Đông sang Tây có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt, đó là: Vùng biển và thềm lục địa ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển  ở giữa và vùng đồi núi ở phía Tây.


Câu 11:

Vùng biển miền Trung không phải là nơi có

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:

- Vùng biển miền Trung có đường bờ biển dài, thềm lục địa thu hẹp, phổ biến các cồn cát, đầm phá…=> Loại đáp án A, B, D.

- Nhiều bãi triều thấp phẳng là đặc điểm của vùng ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

=> Đặc điểm: nhiều bãi triều thấp phẳng không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung.


Câu 12:

Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Vùng biển Nam Trung Bộ là vùng có thềm lục địa hẹp nhất ở nước ta.


Câu 13:

Ở miền  Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới (m)

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700 m.


Câu 14:

Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Do miền Nam khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên đại nhiệt đới gió mùa ở độ cao 900-1000m.


Câu 15:

Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chủ yếu là nhóm đất

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chiểm 60% diện tích, chủ yếu đất feralít.


Câu 16:

Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt đới gió mùa là

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt đới gió mùa là đất feralít.


Câu 17:

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn => vùng núi thuộc Tây Bắc.


Câu 18:

Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m)

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi, có độ cao trên 2.600m và chỉ có ở vùng Tây Bắc nơi có địa hình cao nhất nước ta.


Câu 19:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:

- Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc ở nước ta => có mùa đông lạnh và đến sớm hơn các vùng núi thấp.

- Tây Bắc nhờ bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ấm hơn.


Câu 20:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Còn vùng Tây Bắc có thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (Nam Tây Bắc), ôn đới (vùng núi cao Tây Bắc).


Câu 21:

Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi => sự thay đổi về khí hậu theo đai cao => khí hậu thay đổi kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác (sinh vật, đất,...).


Câu 22:

Thành phần tự nhiên nào không có sự thay đổi theo đai cao?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi -> sự thay đổi về khí hậu theo đai cao. Sự thay đổi của khí hậu kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác, đặc biệt là sinh vật và thổ nhưỡng.


Câu 23:

Càng về phía Nam thì

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích:

- Càng về phía Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn => nhiệt độ càng tăng => A đúng.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm => biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa ĐB hạ thấp nền nhiệt => biên độ nhiệt năm cao.

=> Càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng.

=>  đáp án B và C sai.


Câu 24:

Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nhiệt độ nước ta từ Nam ra Bắc?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm nên biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hạ thấp nền nhiệt nên biên độ nhiệt năm cao. Như vậy, càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình năm càng tăng.


Câu 25:

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi:

- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió Đông Bắc => mùa đông lanh giá, kéo dài.

- Tây Bắc nhờ có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, hướng Tây Bắc - Đông Nam ngăn cản ảnh hưởng của gió Đông Bắc sang phía Tây => mùa đông đỡ lạnh hơn.


Câu 26:

Thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do: gió mùa kết hợp hướng các dãy núi và độ cao địa hình. 

- Miền Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc, các cánh cung núi tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài.

- Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc tràn về phía Tây, đem lại một mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn.


Câu 27:

Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích:

- Miền Bắc đón gió ĐB làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá => biên độ nhiệt năm lớn.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm => biên độ nhiệt năm nhỏ.


Câu 28:

Thiên nhiên miền Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:

- Miền Bắc đón gió Đông Bắc làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá và có biên độ nhiệt năm lớn.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ.


Câu 29:

Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Miền Nam có nền nhiệt trung bình cao hơn miền Bắc => phạm vi đai nhiệt đới gió mùa được mở rộng lên đến độ cao 900m (miền Bắc là 600 – 700m) => Miền Nam phải lên đến độ cao 1000 m mới bắt đầu xuất hiện đai khí hậu á nhiệt đới.


Câu 30:

Phạm vi của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc, nguyên nhân chính là do

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lại ở độ cao cao hơn ở miền Bắc vì:

- Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô), nằm ở gần chí tuyến hơn, lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa nên chỉ cần tới ngưỡng 600-700m đã tới giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.

- Miền Nam quanh năm chịu tác động của khối khi nóng lại nằm gần xích đạo hơn lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Nam là cận xích đạo gió mùa nên cần tới 900-1000m mới đạt giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.


Câu 31:

So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: TP. Hồ Chí Minh thuộc lãnh thổ phía Nam, có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính cận xích đạo, nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ => biên độ nhiệt năm nhỏ hơn so với Hà Nội.


Câu 32:

Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Nước ta có mùa mưa vào khoảng tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên đầu mùa hạ (tháng 5 - 7) miền Trung chịu tác động của hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng làm cho khu vực Bắc Trung Bộ có nắng nóng kéo dài, ít mưa, mùa mưa chậm hơn so với lãnh thổ phía Bắc.


Câu 33:

Đông Trường Sơn là

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Lũ tiểu mãn là loại lũ do mưa rào vào thời kỳ tiết tiểu mãn (cuối tháng 5) hàng năm gây ra. Lũ tiểu mãn hình thành liên quan tới hoạt động, di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới và là một nét đặc trưng của khí hậu miền đông Trường Sơn.


Câu 34:

Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới?

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) => sự phân hóa đai cao rõ rệt nhất, là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao =>có khả năng canh tác cây trồng của cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.


Câu 35:

Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới là do

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) nên có sự phân hóa đai cao rõ rệt nhất, là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao => có khả năng canh tác cây trồng của cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.


Câu 36:

Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích:

- Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ).


Câu 37:

Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với 

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Nhìn chung, sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên giữa phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn thể hiện ở sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, trong khi đó thời kì này ở sườn Tây (Tây Nguyên) là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi sườn Tây là mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của hướng gió kết hợp với hướng dãy núi:

- Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn.

=> Như vậy nguyên nhân tạo nên sự đối lập mùa mưa - khô ở sường Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn là do dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ) và Tín phong Bắc bán cầu (thời kì thu đông)

Nhìn chung, sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên giữa phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn thể hiện ở sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, trong khi đó thời kì này ở sườn Tây (Tây Nguyên) là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi sườn Tây là mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của hướng gió kết hợp với hướng dãy núi:

- Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn.

=> Như vậy nguyên nhân tạo nên sự đối lập mùa mưa - khô ở sường Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn là do dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ) và Tín phong Bắc bán cầu (thời kì thu đông).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương