25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải
25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 17)
-
6429 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi so sánh hoạt động tuần hoàn của 2 cầu thù Bùi Tiến Dũng (thủ môn) và Nguyễn Quang Hải (tiền vệ) trong trận chung kết U23 Châu Á giữa Việt Nam và Uzbekistan. Biết rằng ở trạng thái bình thường nhịp tim và huyết áp của 2 cầu thủ như nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án C
Nguyễn Quang Hải (tiền vệ) vận động nhiều hơn rất nhiều so với thủ môn Bùi Tiến Dũng, nên có nhịp tim và huyết áp trung bình trong 120 phút thi đấu cao hơn.
Câu 2:
Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng:
Đáp án D
Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' (= vùng kết thúc) trên mạch mã gốc của gen có chức năng:
A. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã →vùng điều hòa.
B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã = vùng kết thúc
Câu 3:
Điều hoà hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là
Đáp án B
A. →Sai. Điều khiển lượng mARN được tạo ra → đây là sự điều hòa giai đoạn phiên mã.
B. →Đúng. Điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN →đây là sự điều hòa giai đoạn sau phiên mã.
C. →Sai. Điều hòa số lượng riboxom tham gia dịch mã trên các phân tử mARN →đây là sự điều hòa giai đoạn dịch mã.
D. →Sai. Điều khiển sự trưởng thành hay bị phân huỷ của các chuỗi polipeptit → đây là sự điều hòa giai đoạn sau dịch mã
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?
Đáp án B
Giao phối (GP) ngẫu nhiên → tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Nhờ GP ngẫu nhiên làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
Nhờ GP mà trung hoà tính có hại của đột biến.
Như vậy A, C, D →đúng
B. →Sai. Giao phối mà tạo ra alen mới trong quần thể (chỉ có đột biến mới tạo alen mới còn di nhập gen làm xuất hiện alen mới).
Câu 5:
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
Đáp án A
Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điếm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.
- Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.
- Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được →nên giao phối với nhau và tạo con.
→ Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.
Câu 6:
Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì điều gì có thể xảy ra đối với quần thể đó?
Đáp án D
A → sai. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. (Khả năng gặp nhau giữa đực và cái thấp, giảm tỉ lệ sinh sản → số lượng giảm nhanh và có nguy cơ diệt vong).
B → sai. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn. (Mật độ giảm... → hỗ trợ cùng loài thấp),
C → sai. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
D. →đúng. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi cùa môi trường của quần thể giảm => nên quần thể có nguy cơ diệt vong.
Câu 7:
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
Đáp án A
Quần thể gồm các đặc trưng cơ bản sau:
+ Tỉ lệ giới tính
+ Nhóm tuổi
+ Sự phân bố của các cá thể trong quần thể
+ Kích thước của quần thể
+ Mật độ của quần thể
+ Kiểu tăng trưởng kích thước
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?
Đáp án A
A. →đúng. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm → tăng kích thước.
B. →sai. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau → kích thước ổn định.
C. →sai. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng → kích thước giảm mạnh.
D. →sai. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng → kích thước giảm
Câu 9:
Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
Đáp án D
Loài ưu thế: là loài (có thể nhiều loài) đóng vai trò quan trọng trong QX do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh. Quyết định chiều hướng phát triển của QX.
Câu 10:
Khi nói vê những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Diễn thế nguyên sinh (DTNS): Khởi đầu môi trường trống trơn (giai đoạn đầu) →Tiếp theo là 1 dãy các quần xã (QX) tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) → Kết quả là hình thành QX ổn định (đinh cực) trong 1 thời gian dài (giai đoạn cuối).
Như vậy:
A. → sai. Ổ sinh thái cùa mỗi loài ngày càng được mở rộng. (Xu hướng của DTNS là độ đa dạng tăng, mà độ da dạng tăng thì ổ sinh thái của mỗi loài phải bị thu hẹp).
B. → đúng. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên (Độ đa dạng tăng → tổng sản lượng tăng).
C. → đúng. Tính đa dạng về loài tăng.
D. → đúng. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. (Độ đa dạng tăng → lưới thức ăn càng trở nên phức tạp hơn).
Câu 11:
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về
Đáp án A
Mối quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại => Quan hệ hội sinh
Như: cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng
Câu 12:
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được để cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
Đáp án D
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản → cách li sau hợp tử (đã sinh con lai nhưng con lai bất thụ)
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác → cách li trước hợp tử (chưa thụ phấn để tạo hợp tử)
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển → cách li sau hợp tử (đã tạo được hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển)
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau → cách li trước hợp tử (chưa thụ tinh để tạo hợp tử)
Câu 13:
Cho các ví dụ sau:
(1) Sán lá gan sống trong gan bò.
(2) Ong hút mật hoa.
(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
(4) Trùng roi sống trong ruột mối.
Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
Đáp án C
Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh
Quan hệ đối kháng: kí sinh - vật chủ, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi, cạnh tranh khác loài.
(1) Sán lá gan sống trong gan bò → quan hệ kí sinh - vật chủ.
(2) Ong hút mật hoa → quan hệ cộng sinh.
(3) Tào giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm → quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
(4) Trùng roi sống trong ruột mối → quan hệ cộng sinh.
Câu 14:
Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiều hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
Đáp án D
Theo giả thuyết: A quy định mắt đen >> a quy định mắt xanh
Để con sinh ra có đứa mắt đen (A-), có đứa mắt xanh (aa) thì bố, mẹ?
A. → sai. Vì mẹ mắt đen ( AA) X bố mắt xanh (aa) → con 100% mắt đen (A-).
B. → sai. Vì mẹ mắt đen (AA) X bổ mắt đen (AA) → con 100% mắt đen (A-).
C. → sai. Vì mẹ mắt đen ( Aa) X bố mắt đen (AA) → con 100% mắt đen (A-).
D. → đúng. Mẹ mắt đen (Aa) X bố mắt đen (Aa) → con sinh ra có khả năng là mắt đen (3/4A-) và mắt xanh (1/4 aa)
Câu 15:
Khi nói đến thuyết tiến hoá nhỏ, có bao nhiêu phát biểu nào dưới đây sai?
I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thê hệ.
II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biển đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp
Đáp án C
Là quả trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể gốc hình thành quần thể mới rồi đến hình thành loài mới. Tiến hóa diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Như vậy
I, II, IV→ đúng
III → sai. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp => đây là tiến hóa lớn
Câu 16:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố, mẹ này sinh được một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là bao nhiêu? Biết rằng tỷ lệ sinh nam : nữ lần lượt là 1 : 1.
Đáp án C
Theo giả thuyết: A (bình thường) » a (bạch tạng) /gen trên NST thường
P: ♂ Aa x ♀ Aa → con: 3/4 A- : 1/4 aa
Vậy khả năng vợ, chồng trên sinh được một đứa con trai bị bệnh (♂ aa) và một đứa con gái bình thường (♀A-):
Câu 17:
Một giống cà chua có alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai cho đời con phân theo tỷ lệ 1 : 2 : 1 là:
Đáp án A
Theo giả thuyết: A quy định thân cao » a quy định thân thấp,
B quy định quả tròn » b quy định quả bầu dục
Các gen liên kết hoàn toàn
có tỷ lệ kiểu gen =1:2:1; ti lệ kiểu hình: 1:2:1
Vậy: A đúng (phép lai A đúng tỷ lệ phân ly cả kiểu gen lẫn kiểu hình 1 : 2 : 1 khi mà giả thuyết chỉ cho tỷ lệ phân ly 1 : 2 : 1
Câu 18:
Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng.
Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn năng lượng.
Đáp án D
Cây hấp thụ khoáng bị động bằng cách:
+ Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất.
+ Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao) đến nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp), không tiêu tốn năng lượng.
Câu 19:
Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao phát biểu nào sau đây sai?
I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.
II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.
Diễn ra qua 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep
Đáp án A
Phân giải kị khí (đường phân và lên men):
Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
+ Đường phân là quá trình phân giái glucozơ → axit piruvic và 2 ATP.
+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và hoặc tạo thành axit lactic.
Câu 20:
Khi nói về không bào tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiết enzim tiêu hóa thức ăn.
II. Chứa thức ăn.
III. Liên kết với lizoxom để phân giải thức ăn.
Có khả năng hòa hợp với màng tế bào.
Đáp án C
Không bào tiêu hóa chỉ là túi chứa thức ăn, sau đó nó hòa nhập với lizoxom để enzim trong lizoxom phân giải thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản khuếch tán vào tế bào chất. Các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng cách xuất bào. Như vậy không bào tiêu hóa không thể tiết enzim tiêu hóa.
Câu 21:
Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người trưởng thành và bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Ở người trường thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg.
II. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg.
III. Huyêt áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.
IV. Càng xa tim huyết áp có sự dao động (tăng, giảm) tuần hoàn.
Huyết áp lớn nhất là đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co.
Đáp án C
(1), (2) và (4) đúng.
Câu 22:
Khi nói đến đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở các loài, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Mỏng và luôn ẩm ướt. II. Diện tích tiếp xúc với không khí rất lớn.
III. Có rất nhiều mao mạch. IV. Có cơ quan chứa khí.
Đáp án C
- Bề mặt trao đối khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ thể
- Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải có 4 đặc điểm sau:
+ Diện tích lớn .
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khi tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng
Câu 23:
Dựa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu
II. Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẫn đục là do hạt hô hấp thải ra
III. Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nẩy mầm có nhiều .
Khí hút ra bên phài bình chứa hạt là khí giàu mà nghèo .
Đáp án B
Theo thí nghiệm trên thì phía bên phải gắn bơm hút nên dòng khí đi từ trái qua 3 ống nghiệm và 1 bình chứa hạt.
- Khi cung cấp vào bình là khi giàu oxi mà không có (vì đã bị giữ lại tại 2 ống nghiệm chứa dịch hấp thụ )
- Tại bình chứa hạt, hạt sẽ hấp thụ để hô hấp (hạt đang nảy mầm hô hấp rất mạnh) và thải ra .
- Khi ra khỏi bình chứa hạt đến ống nghiệm bên phải là khí giàu (do hô hấp tạo ra) và nghèo oxi, khi đi qua nước vôi sẽ làm nước vôi đục.
I, III → sai. II, IV → đúng.
Câu 24:
Một cơ thể có kiểu gen . Biết có hai điểm trao đổi chéo không đồng thời xảy ra. Không phát sinh đột biến, theo lí thuyết, thì số loại giao tử của nó là
Đáp án C
nếu liên kết hoàn toàn → cho tối đa 2 loại giao tử.
nếu liên kết không hoàn toàn ( trao đổi chéo tại chỗ) → cho tối đa 4 loại giao tử
nếu liên kết không hoàn toàn ( trao đổi chéo tại 2 chỗ không đồng thời) → cho tối đa 6 loại giao tử
nếu liên kết không hoàn toàn ( trao đổi chéo tại 2 chỗ đồng thời) → cho tối đa 8 loại giao tử.
Câu 25:
Cơ thể chứa hai cặp gen dị hợp tạo 4 loại giao tử có tỷ lệ bằng nhau; biết rằng không có bất kì đột biến gì xảy ra, khả năng sống của các loại giao tử là như nhau. Quy luật di truyền nào đã chi phối sự di truyền của 2 cặp trên?
Đáp án D
Chú ý:
1. Nếu mỗi gen quy định 1 tính trạng thì cá thể dị hợp 2 gen (phân ly độc lập): AaBb (cá thể biểu hiện cuả 2 tính trạng) cho 4 loại giao tử bằng nhau: AB = Ab = aB = ab = 1/4
2. Nếu mỗi gen quy định 1 tính trạng thì cá thể dị hợp 2 gen (hoán vị gen với tần số 50%): hay (f=50%) cho 4 loại giao tử bằng nhau AB = Ab = aB = ab = 1/4
3. Nếu 2 gen cùng tác động để hình thành một tính trạng di truyền phân ly độc lập (tương tác gen) thì cá thể dị hợp AaBb (cơ thể biểu hiện của 1 tính trạng) cho 4 loại giao tử bằng nhau: AB = Ab = aB = ab = 1/4 .
Câu 26:
Trong quang hợp, khi nói về vai trò năng lượng ánh sáng mặt trời, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quĩ đạo.
II. Quang phân li cho các điện từ thay thế các điện tử của diệp lục bị mất.
III. Quang phân li giải phóng .
Thực hiện quá trình khử
Đáp án D
Ánh sáng mặt trời:
- Phản ứng kích thích clorophyl (diệp lục):
( sử dụng tổng hợp ATP, NADPH)
- bị phân li
+ tham gia vào khử NADP+ để tạo NADP, nhờ có năng lượng giải phóng từ diệp lục)
+ liên kết
+ bù cho diệp lục
Câu 27:
Khi nói đến các cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình phiên mã có ở virút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
II. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực.
III. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.
Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha S của kì trung gian
Đáp án A
Nhận định các phát biếu
(1) → đúng. Vì sinh vật nào cũng có quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã.
(2) → sai. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực (mọi sv đều có dịch mã tổng hợp polipeptit).
(3) → sai. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại-chuỗi polipeptit khác nhau (chỉ đúng cho nhân chuẩn. Vì gen nhân chuẩn phân mảnh, từ 1 gen → 1 loại sau đó cắt intron → nhiều loại → nhiều loại polipeptit).
(4) →đúng. Sự nhân đôi của ADN diễn ra ở pha S của kỳ trung gian; còn phiên mã diễn ra ở pha G1 của kì trung gian của phân bào (ở nhân chuẩn).
Câu 28:
Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.
II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
III. ADN ở tể bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit
Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X
Đáp án A
Nhận định giữa ADN nhân sơ và nhân chuẩn:
A. → đúng. ADN ớ tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.
B. → sai. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên-kết theo nguyên tắc bổ sung, (tất cả 2 mạch gọi là mạch kép và liên kết bổ sung cả)
C. → sai. ADN ớ tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit. (tất cả 2 chuỗi polinucleotit hay 2 mạch)
D. → sai. Đơn phân của ADN trong nhân ớ tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X (đã ADN thì đơn phân là A, T, G, X dù nó là nhóm sinh vật nào).
Câu 29:
Khi nói đến phiên mã và dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom.
II. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN
III. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’.
IV. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.
Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen
Đáp án B
Nhận định phát biểu:
(1) → đúng. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom. (thường từ 5-20 rihoxom dịch mã)
(2) →sai. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN. (codon kết thúc trên mARN không mã hóa acid amin nên không có đổi mã của tARN)
(3) → sai. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3'→ 5’
(chiều đúng là 5’→ 3').
(4) → đúng. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.
(5) → đúng. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. (tái bản diễn ra trên cả 2 mạch).
Câu 30:
Hoa anh thảo màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa màu trắng. Kiểu gen AA, Aa trong điều kiện 35°C cho hoa trắng, điều kiện 20°C cho hoa đỏ; kiểu gen aa bất kì ở điều kiện môi trường nào cũng cho hoa trắng. Khi đem cây hoa màu đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F1 sau dó cho F1 tự thụ phấn được F2, đem các cây F2 trồng ở 35°C thì tỉ lệ phân li kiểu hình là:
Đáp án C
Theo giả thiết:
Kiếu gen |
t° môi trường 20°c |
t° môi trường 35°c |
AA |
Đỏ |
Trắng |
Aa |
Đỏ |
Trắng |
aa |
Trắng |
Trắng |
Nếu đem tất cả cho hoa trắng
Câu 31:
Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn:
1- phiên mã; 2 - gắn riboxom vào mARN; 3 - cắt các intron ra khỏi ARN ; 4 - gắn ARN polimeraza vào ADN; 5 - chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại; 6 - metionin bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit. Trình tự đúng là:
Đáp án D
Giái thích theo trật tự sau: 4 - gắn ARN polimeraza vào ADN để phiên mã → 1- phiên mã tạo mARN (đây là mARN sơ khai) → 3 - cắt các intron ra khỏi ARN sơ khai để tạo mARN trưởng thành → 2 - gắn riboxom vào mARN để dịch mã tổng hợp polipeptit → 6 - metionin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit → 5 - chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại để hình thành cấu trúc bậc cao → D đúng
Câu 32:
Khi nói đến cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hoà.
II. Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit.
III. Khả năng tự sao chép chính xác là đặc tính cơ bản đảm bảo con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng.
Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian cùa ADN là Oatxơn và Cric
Đáp án D
I. → đúng. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì tạo ra quá nhiều sản phẩm mà cơ thế không kiểm soát được → tạo khối u → cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hoà.
II. → đúng. Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit.
III. → đúng. Nhờ khả năng tự sao chép chính xác (nhờ nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn) mà con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng.
VI. → đúng. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là Oatxơn và Cric.
Câu 33:
Lai cà chua thân cao, quả đỏ với thân cao, quả đỏ. F1 thu được nhiều loại kiểu hình, trong đó cà chua thân thấp, quả vàng chiếm tỷ lệ 1%. Cho biết mỗi gen quy định một tỉnh trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và các gen nằm trên NST thường. Đặc điểm di truyền các tính trạng ở P là:
Đáp án A
Theo giả thuyết:
Mỗi gen quy định một tính trạng,
Tính trạng trội là trội hoàn toàn
Các gen nằm trên NST thường
P: thân cao, quả đỏ X thân cao, quả đỏ
F1: cà chua thân thấp, quả vàng = 1%.
→ A (cao) » a (thấp); B (đỏ) » b (vàng)
=> P (Aa, Bb) X (Aa, Bb) → F1: aabb = 0,01
A → đúng.
TH1: Vì F1: aabb = 0,01 = 0,l(a,b)/P X 0,1 (a, b)/P
Với ♂, ♀ (Aa, Bb) mà cho giao tử (a. b) = 0,1 < 25% là giao tử hoán vị Ab
→ P: , f = 0,1,2 =20%
TH2: Vì F1: aabb = 0,01= 0,5 (a, b)/P X 0,02 (a, b)/P
Với P (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,5
→ P: (liên kết hoàn toàn)
P: (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0.02 < 25%
→ P: (f=4%)
B → sai. Vì F1 : aabb = 0,01 = tỷ lệ giao từ (a.b) X tỷ lệ giao tử (a.b).
+ Nểu f = 0.04 và hoán vị 1 bên thì dù là giao tứ (a.b) là liên kết hay hoán vị cũng không thề tạo được kiểu hình aabb = 1%.
+ Nếu f = 0,2 và hoán vị 2 bên thì dù là giao tử (a.b) là liên kết hay hoán vị cũng không thể tạo được kiểu hình aabb = 1%.
C → sai. Nếu di truyền phân ly độc lập thì kiểu hình aabb = 1/16.
D → sai. Vì F1 : aabb = 0,01 = tỷ lệ giao tử (a, b) X tỷ lệ giao tử (a, b).
Một bên f = 40% và 1 bên hoán vị tần số f = 20% thì dù là giao tử (a,b) là liên kết hay hoán vị cũng không thể tạo được kiểu hình aabb = 1%
Câu 34:
Ở một loài động vật khi lai giữa hai dòng thuần chủng cái mắt đỏ với đực mắt trắng thu được F1 toàn mắt đỏ. Lai phân tích con đực F1 thế hệ con thu được tỷ lệ kiểu hình 75% con mắt trắng : 25% con mắt đỏ. Con mắt đỏ chỉ xuất hiện ở con cái. Đặc điểm di truyền của tính trạng này là:
Đáp án B
: cái mắt đỏ X đực mắt trắng →F1: 100% mắt dỏ
- ♂ F1 lai phân tích: mắt đỏ X ♀ lặn F2 : 75% con mắt trắng : 25% con mắt đỏ (mắt đỏ chỉ con cái) = 4 tổ hợp giao từ = 4.1
+ ♂ F1 mắt đỏ cho 4 loại giao tử bằng nhauF1 (AaBb) => Tính trạng màu mắt do 2 gen tương tác gen.
+ Khi lai phân tích mà đời con F2 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình không đều ở 2 giới (mắt đỏ chỉ có ở con cái mà không có ở con đực) => Vậy một trong hai gen liên kết với NST giới tính. Vậy: A → sai. Tính trạng do 1 cặp gen quy định và liên kết với giới tính.
B → đúng.
Tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết với giới tính, (một cặp gen nằm trên NST thường và 1 cặp gen trên NST giới tính)
C → sai. Tính trạng do hai cặp gen quy định và có hoán vị gen. (2 cặp gen trên 2 cặp NST khác nhau → di truyền phân li độc lập)
D → sai. Tính trạng do 1 cặp gen quy định và nằm trên NST thường.
Câu 35:
Ở người, alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng M quy định mắt nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng, alen trội tương ứng A quy định da bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không có đột biển xảy ra, theo lý thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con mắc cả hai bệnh trên?
Đáp án C
Theo giả thiết: M (nhìn bình thường = BT) > m (mù màu) gen trên NST X.
A (da bình thường) » a (da bạch tạng) gen này trên NST thường => 2 cặp gen/2 cặp NST Phép lai mà khả năng sinh con mắc cả 2 bệnh (aaXmXm hay aaXmY)
+ Gen I: Cả bố lẫn mẹ phải cho được giao tử mang alen a
+ Gen II: Ít nhất mẹ phải cho được giao tử mang alen xm
Vậy: C. AaXmXm X AaXMY → đúng
Câu 36:
Ở một loài thực vật cho tạo ra F1 cho F1 tự thụ phấn. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa ở F2 là:
Đáp án C
Ta thấy: gen thứ 1 có 2 alen (A. a) → = 2
gen thứ 2 có 2 alen (13, b) → = 2
gen thứ 3 có 2 alen (D, d) → = 2
3 gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường (vì giả thiết đã cho sẵn kiểu gen) ở những lôcut xác
định. Nên số kiểu gen tối đa = = 36
Câu 37:
Khi cho lai cà chua thuần chủng thân cao (A), hoa đỏ (B),quả tròn (D) với thân thấp (a), hoa vàng (b), quả bầu dục (d) đượcF1. Cho lai phân tích F1 thu được với số lượng như sau: 240 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn, 240 cây thân thấp, hoa vàng, quả bầu dục, 60 cây thân cao, hoa đỏ, quả bầu dục, 60 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn, 40 cây thân cao, hoa vàng, quả bầu dục, 40 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn, 10 cây thân thấp, hoa đỏ, quả bầu dục, 10 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn. Quy luật di truyền chi phối 3 tính trạng này là:
Đáp án C
Theo giả thiết: thân cao (A), hoa dỏ (B), quả tròn (D) với thân thấp (a), hoa vàng (b), quả bầu dục (d)
(AA. BB, DD) X (aa, bb, dd) → F1: Aa, Bb, Dd
F1 x lặn: (Aa, Bb, Dd) X (aa, bb, dd)
→ : 240 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn
240 cây thân thấp, hoa vàng, quà bâu dục
60 cây thân cao, hoa đỏ, quả bầu dục
60 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn
40 cây thân cao, hoa vàng, quà bầu dục
40 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn
10 cây thân thấp, hoa đỏ, quả bầu dục
10 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn.
→ : ABD = abd 0,343 (giao tử liên kết)
Abd = abD 0,086 → = 0,086.2 + = 0,2
Abd = aBD 0,057 → = 0,057.2 + = 0,142
aBd =AbD0,014 (giao tử hoán vị kép) →= 0,028
=> kiểu gen của
Vậy: A→ sai. Phân li độc lập và liên kết gen.
B →sai. Gen Aa phân li độc lập. BD liên kết không hoàn toàn với tần số f = 20%.
C→ đúng. Hoán vị gen với tần số A/B = 20%, B/D = 14,2%.
D. Hoán vị gen với tần số A/B = 20%, B/D = 12,5%.
Câu 38:
Trong một quần thể chuột cân bằng di truyền màu lông có 60% con đực có kiểu hình lông xám. Biết rằng gen B quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen b quy định lông đen, liên kêt với NST giới tính X, không có alen trên Y. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì kiểu giao phối giữa các kiểu gen hay xảy ra nhất là
Đáp án A
Theo giả thiết: B quy định lông xám » b quy định lông đen/ NST giới tính X.
Như vậy kiểu giao phối giữa con đực và con cái càng dễ xảy ra khi ti lệ kiểu gen của con đực và cái đó chiếm tỉ lệ càng cao (do số lượng cá thể có kiểu gen đó nhiều → nó dễ gặp nhau hơn)
Như vậy:
- XBXb và XBY 48%XBXb x 60%XBY => Dễ xảy ra nhất.
- XBXb và XbY 48%XBXb x 40%XbY
- XbXb và XbY16%XbXb x 40%XbY
- XBXB và XUY 36%XBXB x 60%XbY
Câu 39:
Cho sơ đồ phả hệ sau
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là:
Đáp án A
Dựa sơ đồ phả hệ: 12, 13: (bệnh) mà sinh con 18: (Bình thường) =>A (bệnh) > a (bình thường = BT) và 12 là bệnh (A-) mà sinh con gái 18 là kiểu hình lặn (aa) =>gen phải trên NST thường.
+ l: aa x 2: A→con 7: aa => 2: Aa và 4, 5. 6: Aa
+ 4: Aa X 3: aa → con 9, 11: aa; 10, 12 : Aa
+ 12: Aa X 13: A→18, 19: (aa) => 13.Aa và 17, 20 (A- = 1/3AA : 2/3Aa)
+ 7, 8: aa → 14, 15, 16: aa
Chú ý:
+ Nếu bố (XY) mang tính trạng trội → thấy có con gái (XX) lặn khác bố =>gen trên NST thường.
+ Nếu mẹ (XX) mang tính trạng lặn → con trai (XY) trội khác mẹ => Gen trên NST thường
Câu 40:
Một phân tử ADN nhân sơ có tổng số nucleotit là 106 cặp nucleotit, tỷ lệ A:G = 3:2. Cho các phát biểu sau đây:
I. Phân tử ADN đó có 3.105 cặp nucleotit loại A-T.
II. Phân tử ADN đó có 2.106 liên kết cộng hóa trị giữa đường và acid.
III. Phân tử ADN đó có tỷ lệ nucleotit loại X là 20%
Nếu phân tử ADN tái bản 3 lần liên tiếp thì số nucleotit loại G môi trường cung cấp là 1,4.106 cặp nucleotit
Đáp án C
→số cặp G - X là 1,4.106