IMG-LOGO

25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 20)

  • 6468 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực; quá trình dịch mã ở được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mARN và aa nào mở đầu chuỗi polipeptit?

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực được bắt đầu bởi bộ ba AUG và aa mở đầu chuỗi polipeptit là axit amin Methionin (Met).


Câu 2:

Đột biến điểm là

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến điểm là đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit


Câu 3:

Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen?

Xem đáp án

Đáp án D

A → đúng. Vì khi trở thành gen đột biến thì ADN nhân đôi thì gen đột biến/ADN cũng nhân đôi.

B→ đúng. Vì nếu đột biến đó có ở tế bào sinh dục → di truyền qua sinh sản hữu tính; nếu ở tế bào sinh dưỡng vẫn có khả năng duy trì qua sinh sản vô tính.

C → đúng. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN.

D → sai. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể (vì đột biến lặn trạng thái dị hợp không biểu hiện ra KH).


Câu 4:

Đặc điểm đột biến gen là:

Xem đáp án

Đáp án C

A → sai. Mọi đột biến gen đều có hại cho cơ thể đột biến.

B → sai. Cơ thể mang đột biến thì gọi là thể đột biến. Sai là vị đột biến lặn ở trạng thái dị hợp (cơ thể dị hợp có mang gen đột biến) không biểu hiện; chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp lặn.

C → đúng. Đa số đột biến điểm là trung tính.

D → sai. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa (Loại này có vai trò quan trọng vì: dễ xảy ra hơn đột biến NST, ít ảnh hưởng hơn, có lợi nhiều hơn đột biến gen, một đột biến có thể trở nên có lợi tùy thuộc điều kiện môi trường hay tổ hợp kiểu gen…)


Câu 5:

Phần lớn các bệnh tật di truyền ở người như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, máu khó đông, bạch tạng, mù màu… là do đột biến nào sau đây gây ra?

Xem đáp án

Đáp án B

→ đúng. Vì:

- Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm → đột biến gen trội trên NST thường.

- Máu khó đông, mù màu → đột biến gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X

- Bạch trạng → đột biến gen lặn trên NST thường


Câu 6:

Câu khẳng định nào sau đây về sự nhân đôi ADN là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

A → sai. Tất cả các phân tử ADN đều có mạch kép. (Virut có thể có mạch đơn)

B → sai. Sự nhân đôi ADN chỉ xảy ra vào pha S của kỳ trung gian. (Sự nhân đôi ADN ngoài nhân hay ADN nhân sơ không ở pha S của kỳ trung gian)

C → sai. Chỉ có ADN mới có khả năng tự sao. (ARN virut cũng tự sao được)

D → đúng. Tất cả các phân tử ADN nhân đôi đều dựa vào nguyên tắc bổ sung (NTBS: A = T, G = X và ngược lại)


Câu 7:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên

Xem đáp án

Đáp án C

A → sai. Làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể Þ ngược lại thì đúng.

B → sai. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. (chỉ có thể đúng cho đột biến và di nhập gen)

C → đúng. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. → sai. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định (chỉ có thể đúng cho đột biến, yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen)


Câu 8:

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Tiến hóa nhỏ: là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể gốc hình thành quần thể mới rồi đến hình thành loài mới.

- Là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

- Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

A, C, D → đúng.

B → sai. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài → chính là kết quả tiến hóa lớn. Còn kết quả tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới


Câu 9:

Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể (cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài).


Câu 10:

Cá rô phi ở Việt Nam sống được trong môi trường nước có nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Cá chép sống ở moi trường nước có nhiệt độ từ 2°C đến 44°C. Biên độ dao động nhiệt độ của ao hồ nước ta là: ở miền Bắc từ 2°C đến 42°C, ở miền Nam từ 10°C đến 40°C. Câu nào sau đây có nội dung sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5,6°C → 42°C

Cá chép sống ở nhiệt độ từ 2°C → 44°C

Biên độ dao động nhiệt độ nước ở:

+ Hồ miền Bắc: 2°C đến 42°C

+ Hồ miền Nam: 10°C đến 40°C

Kết luận

A. → đúng. Cá rô phi có thể nuôi trong mọi ao hồ miền Nam.

B. → đúng. Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi.

C. → đúng. Cá chép có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Nam.

D. → sai. Cá rô phi có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Bắc


Câu 11:

Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc sinh ra cho đến khi chết do già được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án B

+ Tuổi sinh lý: là thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể.

+ Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực của 1 cá thể.

+ Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể


Câu 12:

Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:

Xem đáp án

Đáp án C

Trên bánh mì: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh (QX khởi đầu) → Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh (QX thay thế) → Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh (QX ổ định).

Þ chính là quá trình diễn thế nguyên sinh.


Câu 13:

Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án B

Thú có túi sử dụng thức ăn là cỏ.

Cừu cũng sử dụng thức ăn là cỏ.

→ 2 loài này cùng sử dụng một nguồn sống.

Þ Đây là hình thức cạnh tranh khác loài


Câu 14:

Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự:

Xem đáp án

Đáp án B

Diễn thế sinh thái (DTST): là quá trình  biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo tương ứng với sự biến đổi của môi trường và cuối cùng thường dẫn đến 1 quần xã tương đối ổn định.

A. → sai. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.

C. → sai. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.

D. → sai. Thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật


Câu 15:

Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

Xem đáp án

Đáp án D

+ Thực vật thuộc SVSX (bậc dinh dưỡng cấp 1)

+ Cào cào, thỏ, nai (sinh vật tiêu thuộc bậc 1 Î bậc dinh dưỡng cấp 2)

+ Chim sâu, báo, mèo rừng (sinh vật tiêu thụ bậc 2 Î bậc dinh dưỡng cấp 3)

+ Chim, mèo rừng (sinh vật tiêu thụ bậc 3 Î bậc dinh dưỡng cấp 4)


Câu 16:

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ sinh thái tự nhiên:

- Hệ sinh thái trên cạn: chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.

- Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): điển hình ở các vùng ven biển là các rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, hệ sinh thái vùng biển khơi.

- Hệ sinh thái nước ngọt: gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ…) và hệ sinh thái nước chảy (sông suối).

Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, thành phố.

Kết luận:

A, B, C → đúng.

D → sai. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. (Có loại chuỗi thứ 2 là bắt đầu từ mùn bã hữu cơ)


Câu 17:

Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Mạch libe gồm các tế bào sống là ống hình rây và tế bào kèm. Dịch libe (saccarozơ, axit amin, hoocmôn…) vận chuyển theo mạch libe, còn nước được vận chuyển theo mạch gỗ


Câu 18:

Ở thực vật, nitơ có vai trò nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Vai trò của nitơ đối với cây xanh là: thành phần của prôtêin, axit nuclêic


Câu 19:

Giai đoạn cố định CO2 khí quyển trong pha tối của nhóm thực vật C3 được tóm tắt như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 20:

Khi nói đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Thực vật không có những cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra mọi cơ quan của cơ thể thực vật. Đặc biệt những cơ quan hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa, quả đang sinh trưởng….


Câu 21:

Cho các nhân tố sau:

(1) Giao phối không ngẫu nhiên.

(2) Chọn lọc tự nhiên.

(3) Đột biến gen.

(4) Giao phối ngẫu nhiên. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Giao phối không ngẫu nhiên → không thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen.

(2) Chọn lọc tự nhiên → thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

(3) Đột biến gen → thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm chạp và vô hướng.

(4) Giao phối ngẫu nhiên → không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.


Câu 23:

Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.

II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.

III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.

IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước.

Xem đáp án

Đáp án C

Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.


Câu 24:

Khi nói đến quá trình vận chuyển các chất trong cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vận chuyển chủ động một chất có thể xảy ra ngược chiều građien nồng độ.

II. Vận chuyển bị động một chất có thể xảy ra cùng chiều gradien nồng độ.

III. vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng.

IV. Vận chuyển bị động không cần tiêu tốn năng lượng.

Xem đáp án

Đáp án D

- Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu.

- Vận chuyển thụ động: hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có đồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ


Câu 25:

Khi nồng độ glucozơ trong máu dưới mức trung bình (0,6 gam/lit), có bao nhiêu phát biểu đúng về sự điều tiết của gan?

I. Chuyển glicogen dự trữ thành glucozơ.

II. Tạo ra glucozơ mới từ aixt lăctic hoặc axit amin.

III. Tổng hợp glucozơ từ sản phẩm phân hủy mỡ.

IV. Tăng cường sự hấp thụ glucozơ từ nước tiểu vào máu

Xem đáp án

Đáp án D

Khi nồng độ glucozơ trong máu dưới mức 0,6 gam/lít (quá thấp) gan sẽ điều chỉnh bằng nhiều cách để làm tăng đường huyết (chuyển hóa glicogen dự trữ thành glucozơ hoặc tổng hợp glucozơ từ axit lactic, axit amin và các sản phẩm phân hủy mỡ).


Câu 26:

Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch I: (1) TAX  ATG  ATX  ATT  TXA  AXT  AAT  TTX  TAG  GTA  XAT (2)

Mạch II: (1) ATG  TAX  TAG  TAA  AGT  TGA  TTA  AAG  ATX  XAT  GTA (2)

Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 acid amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã (phiên mã) trên gen?

Xem đáp án

Đáp án C

Giả thuyết: Gen đã cho 2 mạch nhưng không biết chiều

↓phiên mã

mARN

↓dịch mã

Polipeptit: giả thiết cho 5 acid amin

→ gen này có mạch gốc từ bộ ba mở đầu (TAX) → bộ ba kết thúc (ATT hay AXT hay ATX) là 7 bộ ba (trừ bộ ba mở đầu và kết thúc)

Vậy chỉ có mạch 1 (chiều từ 2 →1): TXA  AXT  AAT  TTX  TAG  GTA  XAT (2)


Câu 27:

Cho biết các lượt phân tử tARN khi dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipeptit (không tính acid amin mở đầu) có bộ ba đối mã (anticodon) mang số lượng của từng loại acid amin tương ứng: 10 Glixin có bộ ba XXA, 20 Alanin có bộ ba XGG, 30 Valin có bộ ba XAA, 40 Xistein có bộ ba AXA, 50 Lizin có bộ ba UUU, 60 Lơxin có bộ ba AAX và 70 Prolin có bộ ba GGG. Số lựng từng loại nuclêôtit của gen  (không tính mã mở đầu và mã kết thúc):

Xem đáp án

Đáp án A

→ đúng.

Gen  mARN  polipeptit

1 polipeptit: 10 Glixin – 20 Alanin – 30 Valin – 40 Xisterin – 50 Lizin – 60 Loxin – 70 Prolin

→ Σ lượt đối mã/tARN : 10(XAA), 20 (XGG), 30 (XAA), 40 (AXA), 50 (UUU), 60 (AAX), 70 (GGG).

→ số lượng từng loại ribonucleotit trong tổng số các đối mã để tổng hợp 1 polipeptit

Theo NTBS: mạch gốc gen (3’ – 5’) → mARN (5’ – 3’) bổ sung với mạch gốc → các đối mã tARN (3’ – 5’) bổ sung với các codon/mARN


Câu 29:

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân ly độc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân ly theo lỷ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thiết: màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân ly độc lập quy định;

Quy ước      A-B- : hoa đỏ

                   A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng

P­khác nhau (kiểu hình khác nhau) → F1 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.

v Cách 1: lý luận, F1 = 4 tổ hợp giao tử bằng nhau = 2 loại giao tử /P ´ 2 loại giao tử/ P hoặc 4 loại giao tử/ P ´ 1 loại giao tử/P

+ TH1: 2 loại giao tử/P ´ 2 loại giao tử/ P → không thỏa mãn P khác nhau về kiểu hình được.

+ TH2: 4 loại giao tử/P ´ 1 loại giao tử/P → P: AaBb ´ aabb.

v Cách 2: (lấy đáp án làm ra)

A → đúng. F1 kiểu hình: 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb = 1 đỏ : 3 trắng.

B → sai. Vì F1 kiểu hình: 3A-B- : 1aaB- = 3 đỏ : 1 trắng.

C → sai. Vì F1 kiểu hình: 3A-B- : 1A-bb : 3aaB- : 1aabb = 3 đỏ : 5 trắng

D → sai. Vì F1 kiểu hình: 3A-B- : 1A-bb = 3 đỏ : 1 trắng.


Câu 30:

Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn, không phát sinh đột biến trong giảm phân, các tổ hợp gen có sức sống như nhau. Nếu tiến hành các phép lai giữa cá thể dị hợp 2 cặp gen với nhau cho ra thế hệ lại có tỷ lệ kiểu hình là 3:1 và tỷ lệ kiểu gen là 1:2:1, điều đó chứng tỏ các gen liên kết với nhau và kiểu gen bố mẹ là

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thuyết: mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn.

A. AB/ab ´ AB/ab (liên kết hoàn toàn) → F1: tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1; tỉ lệ kiểu hình là 3:1

B. Ab/aB ´ Ab/aB (liên kết hoàn toàn) → F1: tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1; tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

C. AB/ab ´ Ab/aB (liên kết hoàn toàn) → F1: tỉ lệ kiểu gen là 1:1:1:1; tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1


Câu 31:

Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn, không phát sinh đột biến trong giảm phân, các tổ hợp gen có sức sống như nhau. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ kiểu hình trội (A-B-) thấp nhất khi có hoán vị xảy ra ở 2 giới với tần số như nhau:

Xem đáp án

Đáp án B

Theo giả thuyết: mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn; hoán vị ở 2 giới với tần số như nhau (f2 giới với 0<f0,5)

Þ Giao tử liên kết (x) = 1-f225%.

Giao tử hoán vị (y) = f225% (giao tử liên kết ≥ giao tử hoán vị)

Xác định TLKH A-B- ở F1 trong các phép lai:

(tất cả các phép lai đều cho tỷ lệ kiểu hình đời con thỏa quy tắc x : y : z)

A. P: AB/ab (mẹ) ´ AB/ab (bố)

Þ tỷ lệ kiểu hình A-B- của các phép lai 50% + y2 < 50% + xy < 50% +x2

Như vậy tỷ lệ kiểu hình A-B- nhỏ nhất thuộc phép lai ở đáp án B.


Câu 34:

Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.

(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.

(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.

(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thiết: bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định → chưa biết trội lặn.

* 11: bệnh ´ 12: bệnh → con: 18: bình thường (BT)

→ A (bệnh) >> a (BT)

Mà bố 12: bệnh (trội) → con gái 18: BT (lặn) Þ gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường (nếu trên X thì bố trội thì con gái phải trội, không thể trên Y được thì bệnh có cả nam và nữ)

v Những người nhìn vào thấy kiểu gen ngay: 2,4,5,6,9,10,13,14,15,16,17,18,23,24,25,26. Những người cần đi tìm là những người bệnh (trội).

+ 1: A- ´ 2: aa → 6: aa Þ 1: Aa

Với 1: Aa ´ 2: aa → con 7, 8, 11 phải là Aa.

+ 3: A- ´ 4: aa → 13: aa Þ 3: Aa.

Với 3: Aa ´ 4: aa → con 12: Aa.

+ 11: Aa ´ 12: Aa → 19, 20, 21, 22: . Riêng 22: A- mà có con aa → nên 22: Aa Þ 19, 20, 21 chưa thể biết chính xác có kiểu gen là AA hay Aa.

Vậy:

(1) → đúng. Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen (trừ 3 người 19, 20, 21 chưa thể xác định chính xác được).

(2) → đúng. Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử (2,4,5,6,9,10,13,14,15,16,17,18,23,24,25,26 có kiểu gen là aa).

(3) → sai. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.

(4) → đúng. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. Vì người bình thường có kiểu gen aa (không có gen bị bệnh A).


Câu 35:

Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng được tỷ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1. Kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung

Xem đáp án

Đáp án D

+ F­1 dị hợp về 2 gen cùng quy định 1 tính trạng Î tương tác gen.

+ F1 ´ lặn: AaBb ´ aabb

→ Fa: 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb

   Có kiểu hình = 1 : 2 : 1

Để phù hợp với kiểu tương tác bổ sung:

A. 13 : 3 Î tương tác át chế.

B. 9 : 7 Î tương tác bổ sung nhưng đời con có 2 kiểu hình → không thỏa.

C. 9 : 3 : 3 : 1 Î tương tác bổ sung. Nếu tương tác bổ sung kiểu 9 : 3 : 3 :1 thì tỷ lệ kiểu hình của phép lai trên là 1:1:1:1.

D. 9 : 6 : 1 Î tương tác bổ sung. Nếu kiểu 9 : 6 : 1 thì tỷ lệ kiểu hình của phép lai trên là 1:2:1. Vậy D đúng


Câu 36:

Trong phép lai giữa cây đậu lưỡng bội hoa đỏ và cây đậu lưỡng bội hoa trắng được F1 đồng loạt cây đậu hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến trong giảm phân, tỉ lệ sống các tổ hợp gen là như nhau. Kết luận nào sau đây là hoàn toàn chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Cho P2n­: cây hoa đỏ ´ cây hoa trắng → F­1­: 100% cây hoa đỏ

Xét 2 trường hợp:

1. Cho rằng tính trạng do một gen, trội hoàn toàn:

P2n: hoa đỏ (AA) ´ hoa trắng (aa) → F1: 100% hoa đỏ (Aa)

2. Cho rằng tính trạng do 2 gen di truyền tương tác:

P2n: hoa đỏ (AABB) ´ hoa trắng (aabb) → F1: 100% hoa đỏ (AaBb)

Þ Như vậy trong trường hợp tính trạng do một gen hay 2 gen đều thỏa mãn cả.

Vậy:

A → chưa đúng hoàn toàn. Vì chỉ mới đúng trong trường hợp tính trạng do một gen quy định.

B → chưa đúng hoàn toàn. Vì chỉ mới đúng trong trường hợp trội lặn hoàn toàn.

C → đúng. Vì đời con 100% hoa đỏ → nên bố, mẹ hoa đỏ với hoa trắng phải thuần chủng (đồng hợp).

D → chưa đúng hoàn toàn. Vì chỉ mới đúng cho 1 trường hợp tính trạng do một gen. Còn tương tác gen thì nó là biến dạng của 9 : 3 : 3 : 1.


Câu 37:

Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai:  cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3.75%. tính theo lý thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thiết:                A quy định thân xám >> a quy định thân đen;

                             B quy định cánh dài >> b quy định cánh cụt;

                             D quy định mắt đỏ >> d quy định mắt trắng/ gen này trên X

(phép lai: ♀ABab ´ ♂ ABab→ F1 có kiểu hình thỏa quy tắc x : y : y : z)

Þ Tỉ lệ kiểu hình: aabb = 0,25 – 0,05 = 0,2;…

Vậy F1 con ♀aabbD- (aabb.XDX-) = 0,2.1/2 = 10%


Câu 39:

Có 1 đột biến gen lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường từ một quần thể, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà có biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố, mẹ dị hợp tử về đột biến trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thiết: A (mỏ bình thường = BT) >> a (đột biến mỏ dưới dài đột biến) gen trên NST thường.

Những con gà aa (biểu hiện mở dưới dài) chủ phải loại bỏ vì sống yếu ớt.

P: ♂100 con(xAA : yAa) ´ ♀­100 con (xAA : yAa)

G:    a = y/2 = q            a=y/2 = q (với x + y = 1)

F1: gồm 1500 trong đó 15 con gà mỏ dưới dài

Vậy số gà bố và mẹ dị hợp = y.100♂ + y.100♀ = 40 con


Câu 40:

Khi nói về bệnh phêninkêtô niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu đúng về bệnh phêninkêtô niệu ở người

A. → sai. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh (do lượng acid amin phênin alanin dư thừa)

B. → sai. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi (bệnh này do đột biến gen Î di truyền phân tử thì không thể quan sát NST được).

C. → sai. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn (cơ thể cũng phải cần một lượng acid amin phêninalanin nhất định chứ không thể loại bỏ hoàn toàn được)

D. → đúng.


Bắt đầu thi ngay