Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 18)

  • 6437 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mà khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án C

Có 64 bộ ba nhưng có 3 bộ ba kết thúc, còn lại 61 bộ ba ứng với 61 phân tử tARN mang các bộ ba này. Thực tế một tARN, có thể mang nhiều hơn một bộ ba


Câu 2:

Theo Jacop và Môno, các thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu trúc operon lac gồm: vùng khởi động P, vùng vận hành O và nhóm gen cấu trúc. Trong operon Lac không có gen điều hòa


Câu 3:

Có loại đột biến gen thay thế cặp nucleotit nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp vì:

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến thay thế mà không ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp → không ảnh hưởng gì đến sự biến đổi sản phẩm của gen → có thể xem là đột biến trung tính  D: đúng.

A→ sai. Đột biến liên quan tới 1 cặp nucleotit → đột biến có thể có lợi, có hại hay vô hại.

B → sai. Chưa đầy đủ, vì nó là một dạng của đột biến trung tính

C → sai. Đột biến lặn → đột biến dù lặn hay trội cũng có thể có lợi, có hại hay vô hại.


Câu 4:

Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố:

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến gen xảy ra phụ thuọc vào:

+ Cấu trúc gen (gen có cấu trúc bền → khó đột biến → tần số đột biến thấp; gen có cấu trúc kém bền → dễ xảy ra đột biến → tần số đột biến cao).

+ Cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến


Câu 5:

Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây:

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến gen xảy ra:

A → sai. Khi tế bao đang còn non. Đột biến xảy ra ở mọi tế bào, nhưng đột biến xảy ra ở giai đoạn phân bào khi AND nhân đôi.

B → sai. Khi NST đang đóng xoắn. Trạng thái đóng xoắn là góp phần bảo vệ AND …→ không xảy ra đột biến gen.

C → đúng. Khi AND tái bản.

D → sai. Khi AND phân ly cùng với NST ở kỳ sau của quá trình phân bào → dẫn đến đột biến NST


Câu 6:

Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Đáp án B

Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể. Biến dị cá thể làm phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản, xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định  là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa


Câu 7:

Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A

A. → đúng. Giao phối ngẫu nhiên → không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

B → sai. Các yếu tố ngẫu nhiên → làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen ngẫu nhiên.

C → sai. Chọn lọc tự nhiên → làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

D → sai. Đột biến → làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen rất chậm chạp, ngẫu nhiên, vô hướng.


Câu 8:

Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trướng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loại này so với ADN của  người.

Tinh tinh: 97,6%            Vượng Gibbon: 94,7%            Khỉ Rhesut: 91,1%

Khỉ Vervet: 90,5%                  Khỉ Capuchin: 84,2%

→ Tỉ lệ giống càng nhiều → quan hệ càng gần nhau hơn.

Vậy mức độ quan hệ gần con người: Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut – khỉ Vervet – khỉ Capuchin.


Câu 9:

Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là:

Xem đáp án

Đáp án A

A. → đúng. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người →Người và tinh tinh có tỉ lệ ADN giống nhau nhiều nhất (97,6%)

B. → sai. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ (khỉ, vượn, đều có).

C. → sai. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên (khỉ, vượn cũng có).

D. → sai. Thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa (khỉ, vượn đều có).


Câu 10:

Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi:

Xem đáp án

Đáp án A

Kích thước quần thể tại thời điểm 

+ N0.Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t.

+ B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư: E: mức xuất cư

A → đúng. Vì  trong trường hợp kích thước tăng (Nt↑) khi B↑ và D↓

B → sai. Vì  trong trường hợp kích thước tăng (Nt↑) khi B↑ → trường hợp này là Nt

C → sai. Vì  trong trường hợp kích thước tăng (Nt↑) khi B=const và D↓→ trường hợp này thì Nt

D → sai. Vì  trong trường hợp kích thước tăng (Nt↑) khi B↓ và D↑ → trường hợp này thì Nt


Câu 11:

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do:

Xem đáp án

Đáp án B

Trạng thái cân bằng của quần thể là khả năng tự diều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể trong quần thế giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của quần thể. Khi đó, quần thể có số lượng ổn định phù hợp với nguồn sống.

A → sai. Các cá thể trong quần thể luôn hỗ trợ lẫn nhau.

B → đúng. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.

C→ sai. Các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau.

D → sai. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm → kích thước tăng.


Câu 12:

Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?

Xem đáp án

Đáp án A

A. → sai. Quan hệ giữa các loài luôn đối kháng nhau. (có hỗ trợ và đối kháng)

B. → đúng. Chính là sự phân bố các loài trong không gian.

C → đúng. Chính là cấu trúc loài trong quần xã.

D. →đúng. Chính là các nhóm sinh vật trong QX: nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ, nhóm sinh vật phân giải.


Câu 13:

Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A. → sai. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. (không sử dụng lại mà biến mất dưới dạng nhiệt).

B. → đúng.

C → sai. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. (Chỉ có năng lượng mới không tái sử dụng lại).

D→ sai. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng (chỉ có vật chất mới tái sử dụng lại).


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

Xem đáp án

Đáp án C

A. →sai. Vì những hệ sinh thái hoang mạc có độ đa dạng thấp nhất → năng suất sinh học thấp.

B. →sai. Múc độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh được sắp xếp tăng dần lần lượt qua các hệ sinh thái: hoang mạc → đồng  rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới.

C. → đúng.

D. → sai. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.


Câu 15:

Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao:

Xem đáp án

Đáp án C

Hiệu suất sinh thái: là tỉ lệ phầm trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp và tạo nhiệt của cơ thể,… là khoảng 90% hay suất sử dụng năng lượng của bậc phía sau là khoảng 10%. Trong đó hô hấp và sinh nhiệt tiêu hao nhất hết khoảng 70%.


Câu 16:

Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là:

Xem đáp án

Đáp án C

Chuỗi thức ăn: là 1 dãy nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắc xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắc xích phía sau tiêu thụ.

Lưới thức ăn: lức thức ăn là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có mỗi quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó mỗi loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn. Quần xã sinh vật càng đa dạng và thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.


Câu 17:

Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyễn một chiều vào mạch gỗ của rễ do cơ chế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ: từ tế bào ngoài vào tế bào trong, do lớp tế bào phía bên trong có áp suất thẩm thấu lớn hơn, nên nước từ lớp tế bào ngoài vào lớp tế bào trong

A →sai. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. (tăng dần)

C → sai. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. (tăng dần)

D →sai. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong (giảm dần)


Câu 18:

Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cơ chế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động nghĩa là chất khoáng được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao cần tiêu tốn năng lượng


Câu 19:

Hô hấp ở tế bào thực vật là quá trình oxi hoá:

Xem đáp án

Đáp án B

·        Giai đoạn 1: Đường phân xảy ra ở tế bào chất

1 Glucôzơ → 2 Axit piruvic + 2 ATP + 2 NADH

·        Giai đoạn 2: Khi có oxi, thì hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep

2 Axit piruvic → 2 CO2 + 2 ATP + 6 NADH + 2 FADH2

Giai đoạn 3: Chuỗi truyền điện tử và quá trình phôtphorin hóa oxi hóa tạo ra ATP và H2O có sự tham gia của O2.


Câu 20:

Khi nói đến dòng mạch gỗ trong cây, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Dòng mạch gỗ (dòng đi lên):

+Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

+Dịch mạch gỗ chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a.min, amit, vitamin…)

C → sai. Mạch gồm có mạch gỗ và mạch rây.


Câu 21:

Những loài động vật mà chất cặn bã và thức ăn được đi qua lỗ miệng, loài đó sẽ thực hiện quá trình tiêu hóa nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Loài ăn và thải chất cặn bã qua lỗ miệng là loài có quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa nên vừa tiêu hóa nội bào, vừa tiêu hóa ngoại bào


Câu 25:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit.

(2) ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.

(3) Chỉ có 1 loại ARN polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.

(4) Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3'AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(5) Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phần tư ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác. Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) → sai. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit.

(2) → đúng. ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.

(3) → sai. Chỉ có 1 loại ARN polimerase chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN (nhiều loại enzim ARN polimeraza)

(4) → đúng. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’;3’AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(5) → sai. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác


Câu 26:

Khi nói đến cơ chế di truyền cấp độ phân tử, cho các phát biểu sau đây:

(1)  Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã.

(2) Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn dịch mã.

(3) Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên AND là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại AND.

(4) Ở giai đoạn hoạt hóa acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để acid amin được hoạt hóa và gắn với tARN.

(5) ARN polimeraza là enzim trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ.

Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận định các phát biểu:

(1) →  đúng, ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã. (nhân chuẩn diễn ra ở nhiều giai đoạn).

(2) →  sai. Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động cùa gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn dịch mã. (nhân chuẩn nhiều giai đoạn: trước phiên mã, phiên mã, sau phiên mã và sau dịch mã).

(3) →  đúng. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên ADN là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN => đặc trưng của mỗi phân tử ADN.

(4) →  đúng, ở giai đoạn hoạt hoá acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để acid amin được hoạt hoá và gắn với tARN.

(5) → đúng. ARN polimeraza là enzim trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở các gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ.


Câu 27:

Xét một mARN trưởng thành có tỷ lệ các loại ribonucleotit là 1A = 2U = 3G = 4X. Sử dụng enzim sao chép ngược tổng hợp AND mạch kép từ mARN trên, tỷ lệ %

Xem đáp án

Đáp án D

D → đúng. Vì

1 mARN trưởng thành

→ mARN: A = 48%, U = 24%, G = 16%, X = 12%

Vì sử dụng mARNTT để tổng hợp ngược lại ADN (2 mạch) nên theo NTBS

Vậy tỉ lệ từng loại nucleotit trên ADN  này là: 


Câu 28:

Ở đậu Hà Lan lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

P: A- × A- → F1: 3A-: laa

→ P: Aa × Aa → F1: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa

Cho F1 tự thụ:

- 1/4 (AA×AA) → F2: 1/4 AA

- 2/4 (Aa×Aa) → F2: 2/4 (1/4 AA : 2/4Aa : 1/4 aa)

- 1/4 (aa×aa) →F2: 1/4 aa

Tỷ lệ F1 mà đem tự thụ cho F2 toàn thân cao là 1/4.


Câu 29:

Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân ly độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lý thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các gen di truyền phân ly độc lập; cơ thể dị hợp 2 cặp gen AaBb tự thụ.

P: AaBb × AaBb

F1: 9A-B-: 3A-bb : 3aaB-: laabb

Số hạt dị hợp 2 cặp gen AaBb = 2/4.2/4.240 = 60


Câu 30:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen:

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điếm không thuộc hoán vị gen

A. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp → là đặc điểm của hoán vị gen (cũng là đặc điểm của di truyền phân ly độc lập, tương tác gen).

B. Tần số hoán vị gen tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen→ tỷ lệ thuận mới đúng (khoảng cách giữa 2 gen càng lớn → lực liên kết càng nhỏ  dễ xảy ra hoán vị. Nên tần số hoán vị cao).

C. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% đúng (tần số hoán vị gen f, 0 < f 50%).

D. Bằng tổng tần số giao tử hoán vị → đúng.


Câu 31:

Ở cà chua lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định  thân thấp, B quy định quả tròn trội hoàn toan so với b quy định quả bầu dục. Giả sử hai cặp gen này nằm trên một nhiễm sắc thể (NST). Cho cà chua thân cao, quả tròn lai với cà chua thân thấp, quả bầu dục ở F1 thu được 80 cây thân cao, quả tròn, 80 cây thân thấp, quả bầu dục, 20 cât thân cao, quả bầu dục, 20 cây thân thấp, quả tròn:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp

                      B quy định quả tròn  >> b quy định quả bầu dục

2 gen cùng nằm trên 1 cặp NST

P A-B- × aabb → F1: 4A-B- : 4aabb : lA-bb : l aaB- (vì đời con xuất hiện aa, bb →P (A- B-) phải dị hợp)

→ P.(Aa, Bb) × (aa, bb) → F1: 0,4 aabb = 0,4 (a,b)/P × l(a, b)/P

 Mà P(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,4 > 25% là giao tử liên kết.


Câu 32:

Ở một loài thực vật lưỡng bội: A quy định quả dài trội hoàn toàn so với a quy định quả ngắn, B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với b quy định quả chua. Đem lai phân tích F1 dị hợp 2 cặp gen thu được đời con Fa gồm 3 cây quả dài, ngọt: 3 cây quả ngắn, chua : 1 cây quả dài, chua : 1 cây quả ngắn, ngọt. Kiểu gen và tính chất di truvền của cây F1 là:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo giả thuyết: A quy định quả dài >> a quy định quả ngắn;

                      B quy định quả ngọt  >> b quy định quả chua.

F1 (Aa,Bb) × (aa, bb)

→ Fa: 3/8 aabb =3/8(a,b)/F1 × 1(a,b)

Mà F1(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 3/8 > 25% là giao tử liên kết.


Câu 33:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn.

(2) Hội chứng Claiphentơ, ung thư máu và hội chứng Đao là do đột biến nhiễm sắc thể.

(3) Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.

(4) Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên ADN, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài.

(5) Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ của con người.

Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng/sai

(1) → đúng. Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ → xác định tính trạng trội, lặn; gen

trên NST thường hay giới tính,…    

(2) → đúng. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Đao → do đột biến lệch bội nhiễm sắc thể; ung thư máu→ do đột biến cấu trúc NST.

(3) → đúng. Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án, xác định xác trong các tại nạn không còn nguyên vẹn.

(4) →sai. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên AND, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài (Đúng phải là tình tự lặp lại đoạn nucleotit không mang mã di truyền và tình tự này đặc trưng cho cá thể, loài).

(5) → đúng.


Câu 34:

Lai cỏ linh lăng hoa đó với cỏ linh lăng hoa vàng thu được F1 toàn cỏ linh lăng hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 180 cây hoa màu lục, 60 cây hoa màu đỏ, 60 cây hoa màu vàng, 20 cây hoa màu trắng. Đây là kết quả của quy luật di truyền:

Xem đáp án

Đáp án C

Đâv là phép lai một tính trạng màu sắc hoa linh lăng (quy luật phân ly hay tương tác gen mà thôi)

P: cây hoa đỏ × cây hoa vàng → F1: 100% cây hoa lục

F1×F1: cây lục × cây lục → F2: 9 cây lục : 3 cây đỏ : 3 cây vàng : 1 cây trắng = 16 tổ hợp giao tử bằng nhau = 4 loại giao tử /F1 bổ × 4 loại giao tử /F1 mẹ => F1: AaBb (màu lục)

=> phép lai một tính trạng và do 2 gen quy định với tỷ lệ kiểu hình đời con là 9 : 3 : 3 : 1 tương tác bổ sung


Câu 35:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fl?

(1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

(2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

(3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ.

(4) 1 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

(5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

(6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;

                      B quy định hoa đỏ  >> b quy định hoa vàng.

P: 3 cây aaB- có thể có 4 khả năng xảy ra:

P1 = 3 aaBB (100%) → F1: 100% aaB- (thấp, đỏ)

P2 = laaBB : 2aaBb (1/3 : 2/3)

1/3 (aaBB × aaBB) →F1: 1/3 (laaB-)

2/3 (aaBb × aaBb) → F1: 2/3 (3/4aaB-: l/4aabb)

Như vậy F1: 5/6 thấp, đỏ : 1/6 thấp, vàng

P3 = 2aaBB : laaBb (2/3 : 1/3)

2/3 (aaBB × aaBB) → F1: 2/3 (laaB-)

1/3 (aaBb × aaBb) → F1: 1/3 (3/4aaB- : l/4aabb)

Như vậy F1: 11/12 thấp, đỏ : 1/12 thấp, vàng

P4 = 3aaBb(100%)→ F1: 100% (3/4aaB-: l/4aabb)

3/4 thấp, đỏ : 1/4 thấp, vàng

Cho P tự thụ → có thể F1:

3 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng → đúng với P4 tự thụ.

5 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng → đúng với P2 tự thụ

100% cây thân thấp, hoa đỏ, → đúng với P1 tự thụ

11 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng → đúng với P3 tự thụ.

7 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng → không có.

9 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng → không có.


Câu 36:

Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:

Phép lai l:(P)XAXAxXaY.     

Phép lai 2: (P) XaXa x XAY

Phép lai 3: (P) Dd X Dd.

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lý thuyết, trong 3 phép lai (P) có:

(1) 2 phép tai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.

(2) 2 phép lai dều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá

thể mang kiểu hình lặn.

(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai 1: (P) XAXA × XaY → F1: 1 XAXa : 1XAY.

F1 × F1: XAXa × XaY F2: 1XAXA: 1XAXa:lXAY: lXaY.

Phép lai 2: (P) XaXa × XAY F1: lXAXa: lXaY.

F1 × F1: XAXa × XaY F2: lXAXa: lXaXa: 1XAY : lXaY.

Phép lai 3: (P) Dd x Dd → F1: 1DD : 2Dd : ldd

F1 × F1: (1DD : 2Dd : ldd)(lDD : 2Dd : ldd)

G             0,5D : 0,5d              0,5D : 0,5d

→ F2: 1DD : 2Dd : ldd

(1) 2 phép lai đều cho F2 co kiểu hình giống nhau ở hai giới → đó là phép lai 2 và phép lai 3.

(2) 2 phép lai đều cho F2 co kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn→ đó là phép lai 1 va phép lai 3.

(3) 1 phép lai cho F2 co kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới → đó là phép lai 1.

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. → chỉ có 1 phép lai số 2 là tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình.


Câu 37:

Ở một loại động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau:

Phép lai

Kiểu hình P

Tỉ lệ kiểu hình F1 (%)

Đỏ

Vàng

Nâu

Trắng

1

Cá thể mắt đỏ x cá thể mắt nâu

25

25

50

0

2

Cá thể mắt vàng x cá thể mắt vàng

0

75

0

25

Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lý thuyết, kiểu hình của đời con có thể có là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn (a1 > a2 > a3 > a4)

Phép lai 2: vàng × vàng → 3 vàng : 1 trắng → vàng >> trắng.

Phép lai 1: đỏ × nâu → 2 nâu : 1 vàng ; 1 đỏ nâu > đỏ > vàng

Vậy: nâu (a1) > đỏ (a2) > vàng (a3) > trắng (a4).

+ Phép lai 2: vàng (a3a4) × vàng (a3a4) → F1: 3 : 1

+ Phép lai 1: đỏ (a2a3) × nâu (a1a3) → F1: 2 : 1 : 1 hoặc đỏ (a2a3) × nâu (a1a4) → F1: 2 : 1 :1

Ø Nâu/P (a1a3) × vàng/P (a3a4) F1: la1a3: la1a4: la3a3: la3a4

1 nâu: 1 vàng → không có hoặc nâu/P (a1a4) × vàng/P (a3a4)

->F1 : la1a3: 1: a1a4 :1a3a4 :1a4a4

2 nâu : 1 vàng : 1 trắng →có C đúng


Câu 39:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biết mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: cho bệnh do đột biến gen lặn/NST thường

+ 6.A- × 7.aa → con 12 có kiểu hình trội nên có kiểu gen Aa (vì trội mà phải nhận giao tử a từ 7 → nên 12 phải dị hợp)

+ 8,9: (A-) mà sinh 14.(aa) => 8,9: Aa

 với 8: Aa × 9: Aa → 13: (1/3AA : 2/3Aa)

* 12: Aa × 13: (1/3AA : 2/3Aa)

→ sinh 1 con không bệnh (A-) = 1 - aa = 1 - 1/2. (2/3.1/2) = 5/6


Câu 40:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điếm không thuộc hoán vị gen

A. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp → là đặc điểm của hoán vị gen (cũng là đặc điểm của di truyền phân ly độc lập, tương tác gen).

B. Tần số hoán vị gen tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen→ tỷ lệ thuận mới đúng (khoảng cách giữa 2 gen càng lớn → lực liên kết càng nhỏ  dễ xảy ra hoán vị. Nên tần số hoán vị cao).

C. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% đúng (tần số hoán vị gen f, 0 < f 50%).

D. Bằng tổng tần số giao tử hoán vị → đúng.


Bắt đầu thi ngay