Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 22)

  • 6080 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là:

Xem đáp án

Đáp án A

Giao phối (GP) ngẫu nhiên góp phần: tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể; làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình và trung hòa tính có hại của đột biến


Câu 2:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ

Xem đáp án

Đáp án D

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, CLTN tác đụng lên toàn bộ kiểu gen chứ không tác động lên từng gen riêng rẽ, không tác động từng cá thể mà cả quần thể. Ví dụ: Ong thợ tìm mật → đảm bảo sự tồn tại của đàn. Nhưng ong thợ không sinh sản, việc sinh sản do ong chúa đảm nhận. Nếu ong chúa không đẻ ong thợ tốt thì cả đàn ong cũng bị diệt vong → CLTN tác động cả quần  thể


Câu 3:

Tập hợp các cá thể được xem là quần thể giao phối là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

A →sai. Những con ong mật đang lấy mật ở một vườn hoa →những con ong mật không thể tạo ra thế hệ con → không phải quần thể.

B → đúng. Một tổ mối ở dưới nền nhà → quần thể.

C →sai. Những con cá sống trong một ao →có thể nhiều loài cá → không phải là quần thể.

D → sai. Những con gà trong một chợ quê → thiếu yếu tố không gian xác định, thời gian…→ không phải là quần thể.


Câu 4:

Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là:

Xem đáp án

Đáp án A

-         Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ là nhân tố hữu sinh.

Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ là nhân tố vô sinh.


Câu 5:

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Trên đồng cỏ: Bò ăn cỏ

Bò tiêu hóa cỏ nhờ vi sinh vật trong dạ cỏ của bò.

Chim sáo ăn rận trên lưng bò.

Như vậy:

A. → đúng. Dạ cỏ của bò tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho vi sinh vật sống, còn vi sinh vật thì giúp chuyển hóa xenlulozo cho bò.

B. →sai. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác → đây là quan hệ giữa vật kí sinh – vật chủ.

C. → sai. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh → không có quan hệ gì cả.

D. → sai. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh → đây là quan hệ vật ăn thịt và con mồi.


Câu 6:

Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng

Xem đáp án

Đáp án A

Mỗi loài có nhu cầu sống riêng nên dẫn đến sự phân tầng trong không gian, sự phân tầng giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

Như vậy:

B. → sai, làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.

C. → sai, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.

D. → sai, làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.


Câu 7:

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến

Xem đáp án

Đáp án C

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã (duy trì quanh mức cân bằng ổn định)

A. → sai. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.

B. → sai. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

D. → sai. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.


Câu 8:

Theo quan điểm về operon, các gen điều hòa giữ vai trò quan trọng trong:

Xem đáp án

Đáp án C

Vai trò của gen điều hòa:

A. → sai. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein. (gen điều hòa tổng hợp sản phẩm protein ức chế dù môi trường có hay không có chất cảm ứng)

B. → sai. Việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp protein theo nhu cầu tế bào. (sự điều tiết này còn do chất cảm ứng)

C. → đúng. Tổng hợp ra chất ức chế.

D. → sai. Ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết


Câu 9:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ?

Xem đáp án

Đáp án B

A. → sai. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế  → chỉ khi nào có lactozo mới liên kết và làm protein ức chế bất hoạt; còn không có lactozo thì lấy gì đâu để liên kết.

B. → đúng. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. → dù có hay không có lactozo thì gen R luôn tổng hợp protein ức chế.

C. → sai. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. → Chỉ khi có lactozo thì protein ức chế mới bất hoạt, khi đó nhóm gen cấu trúc mới hoạt động tạo các mARN.

D. → sai. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. → Chỉ khi có lactozo thì mới xảy ra.


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nucleotit kết thúc quá trình phiên mã. → chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp cho enzim phiên mã gắn vào để khởi động phiên mã….

B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN. → chỉ có chức năng điều hòa, kiểm soát phiên mã chứ không mã hóa sản phẩn mARN.

C. Trong vùng điều hòa có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.

D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen. → chỉ nằm ở đầu 3’ (hay 3’OH)


Câu 11:

Protein không thực hiện chức năng:

Xem đáp án

Đáp án D

Tích lũy thông tin di truyền thuộc về chức năng của acid nucleic chứ không thuộc chức năng protein


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?

Xem đáp án

Đáp án A

A → đúng. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

B → sai. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.

C → sai. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.

D →sai. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A → sai. Đột biến gen lặn không biểu hiện được (đột biến lặn biểu hiện khi trạng thái đồng hợp lặn).

B → đúng. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp (đột biến trội (a → A) được biểu hiện kiểu hình trội khi kiểu gen là AA, Aa).

C → sai. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp (đột biến lặn biểu hiện khi trạng thái đồng hợp lặn).

D → sai. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp (trạng thái biểu hiện của đột biến trội là đồng hợp hay dị hợp).


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án A

A. → đúng khi nói về nguyên nhân gây ra diễn thế thứ sinh.

B. → sai. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. → sai. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống nhưng đã bị hủy diệt.

D. → sai. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường


Câu 15:

Cho các hoạt động của con người sau đây:

(1) Khai thác và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.

(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.

(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

Giải pháp của sự phát triển bền vững là các hoạt động

Xem đáp án

Đáp án B           

Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm không khí, chất thải rắn, nguồn nước, hóa chất độc và ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Cách khắc phục: Sử dụng bên vững nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên biển và ven biển, duy trì đa dạng sinh học và giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường.

(1), (2) → đây là hoạt động của con người mang tính phát triển bền vững.

(3), (4) → đây là hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh học → hoạt động không bền vững


Câu 16:

Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Sự vận chuyển nước trong cây, đi từ dưới lên trên (ngược chiều trọng lực) nhờ 3 cơ chế:

+ Áp suất rễ (lực đẩy do áp suất rễ).

+ Lực hút ở lá do trình thoát hơi nước ở lá.

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước.


Câu 17:

Bộ phận nào của cây để tạo nên bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất


Câu 19:

Trong hô hấp hiếu khí, 1 phân tử axit piruvic (C3H4O3) khi vào chu trình Crep, phân giải hoàn toàn giải phóng ra:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong hô hấp hiếu khí, 1 phân tử axit piruvic (C3H4O3) khi vào chu trình Crep, phân giải hoàn toàn giải phóng: 2 phân tử CO2 

· Từ axit piruvic → axêtyl côenzimA + 1 CO2 

· 1 axêtyl côenzimA đi vào chu trình Crep: giải phóng ra 2 CO2 

→ kết quả loại 2 CO2


Câu 20:

Quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản nhất để có thể hấp thụ là quá trình biến đổi gì?

Xem đáp án

Đáp án D

1. Biến đổi cơ học là biến đổi dạng thức ăn từ rắn, cục thành các dạng nhỏ hơn để dễ tiêu hóa hơn. Hầu hết biến đổi cơ học xảy ra chủ yếu ở hàm, có phụ thêm ở dạ dạy, ruột, dạ dày cơ (chim),…

2. Biến đổi hóa học là biến đổi từ các chất phức tạp thành các chất dễ hấp thụ vào cơ thể, các chất cuối cùng là ion khoáng, nước, axit amin, nucleotit, axit béo, glixerol, glucozo, một số chất đơn giản khác. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở ruột non, dạ dày, khoang miệng,… nhờ tác dụng của các loại enzim.

3. Biến đổi sinh học xảy ra ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, thỏ, ngựa,… dạ dày (dạ cỏ) hoặc manh trạng của nó sẽ chứa các vi sinh vật giúp chuyển hóa xenlulozo thực vật thành glucozo, một số chất khác, vi sinh vật cũng là nguồn protein chính của các loài động vật này. Đối với người, các động vật ăn thịt thì cơ thể không thể hấp thu xenlulozo nhưng bù lại nó là chất đệm cho quá trình đào thải


Câu 22:

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A. → sai. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau. (Có nhiều loài cách xa trong hệ thống phân loại có đặc điểm bên ngoài khác nhau, nhưng ở giai đoạn phôi có nhiều giai đoạn rất giống nhau).

B. → sai. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. (Đây là cơ quan tương tự).

C. → sai. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. (Đây là cơ quan tương đồng).

D. → đúng. Vì nó là cơ quan thoái hóa và dựa trên cơ quan thoái hóa để chứng minh quan hệ nguồn gốc


Câu 23:

Năm 1953, S.Milơ (S.Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:

Xem đáp án

Đáp án A           

Milơ và Urây đã làm thí nghiệm, ông chọn môi trường gồm CH4NH3H2 và hơi nước rồi cho phóng điện cao thế qua (lấy điều kiện môi trường thí nghiệm giống như điều kiện thí nghiệm nguyên thủy) → kết quả thu được nhiều loại chất hữu cơ, kể cả acid amin. Như vậy:

A. → đúng. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.

B. → sai. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.

C. → sai. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. (Con đường hóa học).

D. → sai. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. (hiện nay không thể có. Vì điều kiện môi trường không thể giống và giả sử nơi nào đó có diễn ra nhưng những dạng chất hữu cơ đó sẽ bị phân hủy ngay bởi các vi sinh vật).


Câu 24:

Khi trời lạnh các động vật đẳng nhiệt có thể chống lạnh bằng nhiều cách khác nhau, có bao nhiêu hoạt động giúp giữ ổn định nhiệt độ cơ thể?

I. Ngủ đông.        

II. Xù lông, co mạch máu dưới da.

III. Tụ tập thành bầy.

IV. Giảm cường độ chuyển hóa tế bào.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi trời lạnh, các động vật đẳng nhiệt thường chống lạnh bằng cách tăng nhiệt độ như: ngủ đông, xù lông, tụ tập bầy đàn,…

Giảm chuyển hóa tế bào → giảm nhiệt


Câu 25:

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở động vật thân mềm, chân khớp.

(2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạch.

(3) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực thấp.

(4) Chú thích (II) là khoang cơ thể, máu đổ ra khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô.

Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ khoang cơ thể về tim

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ tuần hoản hở:

- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm,…)

- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm.

- Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô


Câu 26:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là xảy ra trong quá trình nguyên phân.

(2) U ác tính khác với u lành là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.

(3) U ác tính khác với u lành là tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.

(4) Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Vì đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.

Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) → đúng. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là xảy ra trong quá trình nguyên phân.

(2) → đúng. U ác tính khác với u lành là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.

(3) → sai. U ác tính khác với u lành là tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào (cả 2 loại đều là tế bào tăng sinh không kiểm soát).

(4) → sai. Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Vì đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn (do đột biến thay thế có thể không làm thay đổi đến sản phẩm (polipeptit).


Câu 27:

Hai cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 4080 A0. Gen A có tỷ lệ A : G = 3 : 1, Gen a có tỉ lệ T : X = 1 : 1. Gen B có tỷ lệ G : A = 7 : 9 và gen b có tỷ lệ X : T = 3 : 5. Một tế bào lưỡng bội chứa các gen dị hợp trên nguyên phân, theo lý thuyết số nucleotit từng loại về 2 gen trên trong một tế bào đang ở kỳ giữa nguyên phân là:

Xem đáp án

Đáp án D

Vì theo giả thuyết:

Cặp gen  I (A, a)

+ Gen A: 

+ Gen a: tương tự 

Cặp gen II (B, b)

+ Gen B: tương tự 

+ Gen b: tương tự 

1 hợp tử 2n (Aa, Bb) → Ở kỳ trung gian (kỳ đầu, kỳ giữa) đều là 2nkép = (Aaaa, BBbb) → số lượng từng loại nucleotit của hợp tử


Câu 29:

Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?

Xem đáp án

Đáp án B

Giống thuần chủng là giống có kiểu gen đồng hợp


Câu 30:

Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị chỉ xảy ra giữa gen A và B là 20%. Xét phép lai  kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có hoán vị giữa gen A và B là 20% (fAB = 20%)

(cả 2 phép lai này không thỏa quy tắc x : y : y : z)

F1 : A-bbddE- = (0,4.1 + 0,1.0,5)(0,5.1) = 22,5%


Câu 31:

Ở một loài thực vật lưỡng bội. Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình phân ly : 510 cây hoa đỏ, quả tròn : 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242 cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài. Biết không phát sinh đột biến mới, khả năng sống của các tổ hợp gen là như nhau. Kết luận nào được rút ra với cơ thể P là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

P: Cây hoa đỏ tự thụ → F1: 510 cây hoa đỏ, quả tròn : 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242 cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài.

· Xác định sự di truyền của từng tính trạng:

+ 3 cây hoa đỏ  : 1 cây hoa trắng →A (đỏ) > a (trắng) → P: Aa

+ 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài →B (tròn) > b (dài) → P: Bb

→ P: (Aa, Bb)

ØP x P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) → F1:  

Mà: P(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,1 < 25% là giao tử hoán vị

→ P: AbaB (f = 0,1.2 = 20%)

Vậy : A → sai. Nếu như phát biểu thì kiểu gen P là ABab 

B → đúng. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài cùng thuộc 1 NST.

C → sai. Alen quy định màu hoa đỏ (A) và alen quy định quả tròn (B) liên kết không hoàn toàn.

D → sai. Alen quy định màu hoa đỏ (A) và alen quy định quả tròn (B) liên kết hoàn toàn.


Câu 32:

Cho lai hai nòi ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài với thân đen cánh ngắn F1 thu được toàn thân xám, cánh dài. Cho F1 tạp giao, F2 phân ly theo tỷ lệ 70% xám, dài : 5% xám, ngắn : 5% đen, dài : 20% đen, ngắn. Biết không phát sinh đột biến mới, khả năng sống của các tổ hợp gen là như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Tần số hoán vị giữa gen quy định màu thân và chiều dài cánh ở ruồi giấm cái F1 là 20%.

(2) Ở ruồi giấm cái F1 có gen quy định thân xám cùng với gen quy định cánh dài trên cùng một NST.

(3) Cặp ruồi F1 đem lai như sau: P AbaB, (f = 40%) x AbaB (liên kết hoàn toàn).

(4) Đời con F2 gồm 7 kiểu gen, 4 kiểu hình.

Số kết luận đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giải thuyết: phép lai 2 tính trạng.

Chưa có quy luật di truyền.

Pt/c thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn → F1 100% thân xám, cánh dài.

F1 x F1 → F2: 70% xám, dài : 5% xám, ngắn : 5% đen, dài : 20% đen, ngắn

+ 3 xám : 1 đen → A (xám) > a (đen) → F1: Aa

+ 3 cánh dài : 1 cánh ngắn → B (c.dài) > b (c.ngắn) → F1:Bb

F1 (Aa, Bb) ♀ x (Aa, Bb) ♂ → F2: 0,2 aabb = 0,4 (a, b)/F1 x 0,5 (a, b)/F1

+ F1♀(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,2 < 25% là giao tử hoán vị

→ F1 ♀ ABab (f = 0,2.2 = 40%)

+ F1♂ (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,5 (liên kết hoàn toàn)

→ F1♂ ABab (liên kết hoàn toàn)

(1) → đúng, fcái = 20%.

(2) → đúng. Vì F1 ♀: ABab 

(3) → sai. Cặp ruồi F1 đem lai như sau: P: AbaB (f = 40%) x AbaB (liên kết hoàn toàn)

(4) → đúng. Đời con F2 gồm 7 kiểu gen, 4 kiểu hình


Câu 33:

U ác tính khác với u lành như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

A →sai. Vì nó đúng cho cả u lành và u ác.

B →đúng. Vì u ác là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.

C →sai. Sự tăng sinh có kiểm soát là bình thường không tạo khối u.

D →sai. Vì đây là đặc điểm của u lành


Câu 34:

Ở một loài thực vật lưỡng bội; bố, mẹ thuần chủng đều có kiểu hình hoa màu trắng giao phối với đỏ thu được F1 gồm 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2có sự phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. Tiếp tục cho cây hoa trắng F1 giao phấn với cây hoa đỏ dị hợp thu được F2-1. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sức sống như nhau. Theo lý thuyết, ở đời con F2-1 phân ly kiểu hình theo tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thuyết: đây là phép lai một tính trạng

P: trắng x đỏ →F1: 100% đỏ

F1 x F1→ F2: 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng = 16 tổ hợp giao tử    

                             = 4 giao tử bằng nhau/F1x 4 giao tử bằng nhau/F1

F1: AaBb (đỏ); dựa trên tỷ lệ kiểu hình là 13 : 3 ta quy ước

Quy ước: A-B-, A-bb, aabb: đỏ; aaB-: trắng

(hoặc A-B-, A-bb, aabb: đỏ, aaB-: trắng)

F1 x trắng dị hợp: AaBb x aaBb

F2-1(1A-: 1aa)(3B- : 1bb) = 3A-B- : 1A-bb : 1aabb : 3aaB-

Tỷ lệ kiểu hình ở F2-1 5 trắng : 3 đỏ


Câu 35:

Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen  đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen E và e với tần số 15%, alen A và a với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử  được tạo ra từ cơ thể này là:

Xem đáp án

Đáp án A

Chú ý:

+ Vì tương tác át chế nên kiểu gen P:  (liên kết hoàn toàn) không thỏa mãn (nhưng tương tác bổ sung được cả)

+ P không có kiểu gen  Vì AaBb đã phân li độc lập cùng quy định 1 tính trạng.

 và   

Khi giảm phân cho giao tử


Câu 36:

Cho phép lai P: AaBb x AaBb mỗi gen quy định 1 tính trạng, nếu có 1 tính trạng trội hoàn toàn, tính trạng kia trội không hoàn toàn thì kết quả phân li kiểu hình của F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giả thiết: 1 tính trạng trội hoàn toàn, tính trạng kia không trội hoàn toàn

P: AaBb x AaBb (2 phép lai này giống nhau, nên lấy gen nào trội hoàn toàn cũng được sẽ không bị ảnh hưởng gì đến kiểu hình)

F1 có tỉ lệ kiểu hình = (3 : 1)(1 : 2 : 1) = 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1


Câu 37:

Ở ruồi giấm, cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có 25% ruồi đực mắt đỏ, cánh bình thường : 50% ruồi cái mắt đỏ cánh bình thường: 25% ruồi đực mắt trắng cánh xẻ. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, nếu quy ước bằng 2 cặp alen (A, a; B, b) thì kiểu gen của ruồi giấm đời F1 và quy luật di truyền chi phối cả 2 cặp tính trạng lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo giải thiết: Mỗi gen quy định 1 tính trạng.

F1 x F1→ F2: 25%ruồi đực mắt đỏ, cánh bình thường : 50% ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường : 25% ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ.

+ Màu mắt ở F2: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (mắt trắng chỉ ở con đực XY).

→ A (mắt đỏ) >> a (mắt trắng) và gen trên X (do tỉ lệ xuất hiện không đều ở 2 giới và kiểu hình lặn chỉ có ở giới XY).

 (1)

+ Dạng cánh ở F2: 3 cánh thường : 1 cánh xẻ (cánh xẻ chỉ có con đực XY).

→ B (cánh thường) >> b (cánh xẻ) và gen trên X (do tỉ lệ xuất hiện không đều ở 2 giới và kiểu hình lặn (xẻ) chỉ có ở giới XY).

 (2)

Từ (1) và (2) → Cả 2 gen cùng nằm trên X (vùng không tương đồng của X) và F1 như sau:

 

→ F2: 1/4 = 1/2 x 1/2Y (loại kiểu gen )

 ♀F1:   x ♂  và các gen liên kết hoàn toàn


Câu 38:

Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:

Xem đáp án

Đáp án A

Một gen có 2 alen A, a.

Đang cân bằng di truyền

=  (p là tần số alen A; q là tần số alen a).

Theo giả thiết: trắng (aa) = 0,04

 

Chọn đỏ/P:

 2/3AA : 1/3Aa

A-/P x A-/P: (2/3AA : 1/3Aa)(2/3AA : 1/3Aa)

G: 5/6A : 1/6a                          5/6A : 1/6a

→ F2: 35/36A- : 1/36aa

35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng


Câu 39:

Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thiết: AA: đỏ; Aa: hồng; aa: trắng

A.Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ

 P = 100%AA  x = 1, y = 0, z = 0

 quần thể đã cân bằng di truyền

Vậy: A đúng

B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng

 P = xAA : zaa

 

 quần thể không cân bằng di truyền.

C. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng

 P = yAa  x = 0, y = 1, z = 0,

  quần thể không cân bằng di truyền.

D.Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng

 P = xAA : yAa

quần thể không cân bằng di truyền


Câu 40:

Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q, lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là:

Xem đáp án

Đáp án B

A (bình thường) >> a (Bệnh Q)/NST thường

+ Bố, mẹ của 6 đều bình thường (A-) sinh con 5: bệnh Q (aa)

 bố, mẹ của 5, 6 là: Aa

6: A- (1/3AA:2/3Aa)

+ Mẹ số 1 bệnh (aa) con gái 3 bình thường phải có kiểu gen Aa.

+ Bố số 2 bệnh (aa) con trai 4 bình thường phải có kiểu gen Aa.

+ 3: Aa x 4: Aa con 7: A-(1/3AA : 2/3Aa)

· 6: (1/3AA : 2/3Aa) x 7: (1/3AA : 2/3Aa)

G:    2/3A : 1/3a             2/3A : 1/3a

XS sinh con đầu không bệnh Q

 (A-) = 1 – aa = 1 – 1/3.1/3 = 8/9


Bắt đầu thi ngay