Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 1 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
2727 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần trắc nghiệm
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
Chọn: A.
Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.
Câu 2:
Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là:
Chọn: A.
Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Câu 3:
Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:
Chọn: C.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Câu 4:
Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:
Chọn: D.
Nhờ có biển Đông nên các khối khí đi qua biển ảnh hưởng nên thiên nhiên nước ta có mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức.
Câu 5:
Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu ?
Chọn: B.
Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu ở biển Đông.
Câu 6:
Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản nào sau đây?
Chọn: B.
Tài nguyên khoáng sản của biển Đông: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan và trữ lượng muối biển lớn.
Câu 7:
Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:
Chọn: C.
Bồi tụ là quá trình chủ yếu chi phối địa mạo ở các vùng vên biển nước ta. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửa Long.
Câu 8:
Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta là:
Chọn: B.
Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
Câu 9:
Vân Phong là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:
Chọn: C.
Vân Phong là vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.
Câu 10:
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:
Chọn: A.
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 11:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:
Chọn: C.
Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới với lượng nhiệt nhận được hàng năm rất lớn.
Câu 12:
Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
Chọn: C.
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta.
Câu 13:
Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:
Chọn: C.
Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
Câu 14:
Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là:
Chọn: C.
Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và cuối cùng chịu những đợt ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc nên là nơi lạnh và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nước ta.
Câu 15:
Kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay là:
Chọn: A.
Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay.
Câu 16:
Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?
Chọn: D.
Vào thời kì chuyển tiếp giữa gai mùa gió ở nước ta gió tín phong hoạt động mạnh nhất.
Câu 17:
Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là:
Chọn: C.
Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Câu 18:
So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là:
Chọn: D.
So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất là do Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
Câu 19:
Vì sao nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm?
Chọn: C.
Các khối khí khi thổi vào nước ta đã đi qua biển mang theo một lượng hơi ẩm rất lớn, khi vào đến đất liền kết hợp với các dãy núi tạo nên những trung tâm mưa lớn.
Câu 20:
Tại sao hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta?
Chọn: D
Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.
Câu 21:
Nước ta cùng có đường biên giới trên biển và trên đất liền với:
Chọn: D.
Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
Câu 22:
Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
Chọn: A.
Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một tong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.
Câu 23:
Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là:
Chọn: A.
Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng là do vùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…).
Câu 24:
Vì sao địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?
Chọn: B.
Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 25:
Cho biểu đồ:
Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:
Đáp án: A.
Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:
Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.
Câu 26:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015
Lượng mưa trung bình năm của nước ta là?
Đáp án: C.
Tính lượng mưa trung bình năm=Tổng lượng mưa 12 tháng.
Câu 27:
Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Đơn vị: mm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án: A.
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).
Câu 28:
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
Đáp án: C.
Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng (đỉnh lũ tháng 8).
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Trung Quốc:
Đáp án: B.
Việt Nam có các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, Cao nguyên Lâm Viên nằm ở vùng núi nào sau đây:
Đáp án: B.
Cao nguyên Lâm Viên là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1500 m so với mực nước biển. Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1080
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất là vùng nào?
Đáp án: A.
Vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất nước ta là Bắc Trung Bộ.
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
Đáp án: C.
Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum).
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào khu vực nào?
Đáp án: C.
Xác định kí hiệu bão. Tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là:
Đáp án: A.
Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là: Trên .
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là:
Đáp án: A.
Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là 200 – 400mm
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là:
Đáp án: D.
Tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là: Quảng Ninh
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển:
Đáp án: D.
tỉnh Quảng Bình vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển.
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Tiền:
Đáp án: A.
Định An, Trần Đề, Tranh Đề là các cửa sông thuộc sông Hậu
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ dầu khí không phải là:
Đáp án: D.
Hòn Hải là tên 1 đảo ở nước ta.
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 810, cho biết sông Đà thuộc hệ thống sông nào:
Đáp án: B.
sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.