Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11 có đáp án (Đề 5)
-
1094 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:
+ Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động là: A = qEd, trong đó:
q là điện tích
E là cường độ điện trường
d là độ dài đại số của quãng đường dịch chuyển điện tích theo phương của điện trường (d không phụ thuộc dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối)
+ Vậy công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ phụ thuộc vào vị trí các điểm M, N.
Chọn đáp án C
Câu 2:
Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
+ Điện dung của tụ là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. Với cùng một hiệu điện thế, tụ điện có điện dung càng lớn thì tích được lượng điện tích càng lớn.
+ Mỗi tụ điện có một giá trị điện dung xác định, không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu tụ điện.
+ Vậy điện dung C không phụ thuộc vào Q và U.
Chọn đáp án D
Câu 3:
Chọn câu phát biểu sai.
+ Theo thuyết electron, một nguyên tử bị mất bớt electron thì nó trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron thì nó trở thành ion âm.
+ Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất mà ta biết trong tự nhiên. Độ lớn điện tích của electron và proton là điện tích nguyên tố. e = 1,6.10-19C = -qe= qp
+ Độ lớn điện tích của một vật mang điện:\(q = N\left| e \right|\)với:
N là số electron nguyên tử thừa hoặc thiếu
e là độ lớn điện tích nguyên tố
+ Điện tích của vật q >0 nếu vật thừa electron, q < 0 nếu vật thiếu electron.
Chọn đáp án C
Câu 4:
Tính chất cơ bản của điện trường là
Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
Chọn đáp án A
Câu 5:
Dòng điện không đổi là dòng điện
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Chọn đáp án B
Câu 6:
Công của nguồn điện là công của
Công của nguồn điện là công của lực lạ trong nguồn.
Chọn đáp án A
Câu 7:
Một tụ điện phẳng có điện dung C = 200 pF được tích điện đến hiệu điện thế U = 4 V. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là d = 0,2 mm.
a) Tính điện tích của tụ điện.
b) Tính cường độ điện trường trong tụ điện.
Tóm tắt:
C = 200 pF = 200.10-12 C
U = 4 V
d = 0,2 mm = 0,2.10-3 m
Hỏi:
a) q = ?
b) E = ?
Lời giải:
a) Điện tích của tụ điện là: q = CU = 200.10-12.4 = 8.10-10 C
b) Cường độ điện trường trong tụ điện là: \(E = \frac{U}{d} = \frac{4}{{0,{{2.10}^{ - 3}}}} = {2.10^4}\left( {V/m} \right)\)
Câu 8:
Cho mạch điện như hình vẽ.
Trong đó \[{{\rm{E}}_{\,\,1}}\] = \[{{\rm{E}}_{\,\,2}}\] = 12V, r = 2 Ω, R1= 3 Ω, R2= 8 Ω. Tính:
a) Cường độ dòng điện I chạy trong toàn mạch
b) Hiệu điện thế U1và U2giữa hai đầu điện trở R1và R2
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên R2trong 15 phút
Tóm tắt:
E1= E2= 12 V, r = 2Ω
R1= 3 Ω, R2= 8 Ω
t = 15 phút = 900 giây
Hỏi:
a) I = ?
b) U1= ? U2= ?
c) QR2= ?
Lời giải:
+ Bộ nguồn gồm hai nguồn điện mắc song song (\[{{\rm{E}}_{\,\,1}}//{{\rm{E}}_{\,\,2}}\])
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:
\[{{\rm{E}}_{\,\,b}} = {{\rm{E}}_{\,\,1}} = {{\rm{E}}_{\,\,2}} = 12\,V\]
\({r_b} = \frac{r}{2} = \frac{2}{2} = 1\Omega \)
+ Mạch ngoài gồm: R1nt R2
+ Điện trở mạch ngoài là: RN= R1+ R2= 3 + 8 = 11 Ω
+ Cường độ dòng điện I chạy trong toàn mạch là:
\(I = \frac{{{{\rm{E}}_{\,\,b}}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \frac{{12}}{{11 + 1}} = 1A\)
b) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R1, R2là:
I1= I2= I = 1A
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở R1, R2là:
U1= I1R1= 1.3 = 3 V
U2= I2R2= 1.8 = 8 V
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên R2trong 15 phút là:
QR2= R2(I2)2t = 8.12.900 = 7200 J