Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11 có đáp án (Đề 3)
-
1058 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm là:
\(E = \frac{{k\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\), trong đó:
+ E là cường độ điện trường
+ k là hệ số tỉ lệ
+ Q là điện tích gây ra điện trường
+ \(\varepsilon \) là hằng số điện môi
+ r là khoảng cách từ Q đến điện tích thử q
Vậy cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm không liên quan đến điện tích thử q
Chọn đáp án C
Câu 2:
Vật A trung hòa về điện tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do:
- Theo thuyết electron, electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron, vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
Vậy vật A trung hòa về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do electron di chuyển từ vật A sang vật B.
Chọn đáp áp D
Câu 3:
Công suất tỏa nhiệt trên vật dẫn là: \(P = R{I^2} = UI = \frac{{{U^2}}}{R}\)
Chọn đáp án D
Câu 4:
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với:
- Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là: A = UIt, trong đó:
+ U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
+ I là cường độ dòng điện trong mạch
+ t là thời gian dòng điện chạy qua mạch
Vậy điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
Chọn đáp án C
Câu 5:
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo điện dung?
- Đơn vị đo điện dung là Fara (F)
- Culông (C) – là đơn vị điện tích. Ampe (A) – là đơn vị cường độ dòng điện. Niutơn (N) – là đơn vị của lực.
Chọn đáp án A
Câu 6:
Suất điện động của một pin là 1,5V. Công suất lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là:
- Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là công của nguồn điện là:
AFla= Ang= qE = + 2.1,5 = + 3V
Chọn đáp án D
Câu 7:
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
Đơn vị đo cường độ điện trường là Vôn trên mét (V/m)
Chọn đáp án B
Câu 8:
Dòng điện không đổi là dòng điện có:
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Chọn đáp án B
Câu 9:
Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N:
- Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N là:
A = qEd, trong đó:
+ q là điện tích
+ E là cường độ điện trường
+ d là độ dài đại số hình chiếu của MN lên phương của cường độ điện trường (d phụ thuộc vào vị trí các điểm M, N và d không phụ thuộc dạng đường đi)
Vậy công của lực điện tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.
Chọn đáp án D
Câu 10:
- Hai quả cầu giống hệt nhau, ban đầu quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B không nhiễm điện. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau và tách ra thì cả hai quả cầu đều nhiễm điện âm (nguyên nhân là do electron tự do dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B. Sự dịch chuyển dừng lại khi điện tích hai quả cầu như nhau).
Chọn đáp án B
Câu 11:
- Đổi 50\(\mu \)C = 50.10-6C
- Điện tích của tụ điện là: q = CU = 50.10-6. 24 = 1,2.10-3C
Chọn đáp án C
Câu 12:
- Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là:\(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\), trong đó:
+ k là hệ số tỉ lệ
+ q1, q2là độ lớn các điện tích
+ \(\varepsilon \) là hằng số điện môi
+ r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm
Vậy độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điêm tỉ lệ với tích độ lớn các điện tích.
Chọn đáp án A
Câu 13:
- Công của nguồn điện là: Ang= - AFd= 6V
- Hiệu điện thế UMNlà \({U_{MN}} = \frac{{{A_{ng}}}}{q} = \frac{6}{{ - 2}} = - 3V\)
Chọn đáp án C
Câu 14:
Biểu thức liên hệ giữa cường độ điện trường đều E và hiệu điện thế U giữa hai điểm M, N (với d là hình chiếu của MN đó lên phương đường sức điện) là:
Biểu thức liên hệ giữa cường độ điện trường đều E và hiệu điện thế U giữa hai điểm M, N (với d là hình chiếu của MN lên phương đường sức điện) là: U = Ed
Chọn đáp án C
Câu 15:
Hiệu điện thế UMN= 3V tức là VM– VN= 3V
Chọn đáp án A
Câu 16:
1. Đặt vào hai đầu vật dẫn có điện trở 2\(\Omega \) một hiệu điện thế 3V. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn sau thời gian một giờ?
2. Một electron (e = -1,6.10-19C) di chuyển được đoạn đường 1cm, dọc theo một đường sức điện dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000V/m. Tính công của lực điện trường?
1. Đổi t = 1 giờ = 3600 giây
Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn sau thời gian một giờ là:
\(Q = \frac{{{U^2}}}{R}t = \frac{{{3^2}}}{2}.3600 = 16200J\)
2. Đổi d = 1cm = 0,01m
Công của lực điện trường là:
A = qEd = -1,6.10-19.1000.0,01= - 1,6.10-18J
Câu 17:
Hai điện tích q1= -2.10-7C và q2đặt cố định tương ứng tại hai điểm A, B cách nhau 3cm trong chân không.
1. Khi q2= 8.10-7C
2. Xác định điện tích q2để cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N nằm trên đoạn thẳng AB cách A 1cm bằng 9.106V/m?
Tóm tắt:
q1= -2.10-7C, q2đặt tại A, B
AB = 3cm = 0,03m
\(\varepsilon = 1\)
1. q2= 8.10-7C
a) F = ?
b) Cho MA = 2cm = 0,02m
MB = 1cm = 0,01m
Tìm EM= ?
2. Cho AN = 1cm = 0,01 m; \(N \in AB\)
EN= 9.106V/m. Tìm q2=?
Lời giải:
1.
a) Lực tương tác giữa hai điện tích điểm là:
\(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {{(AB)}^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}\left| { - {{2.10}^{ - 7}}{{.8.10}^{ - 7}}} \right|}}{{1.{{\left( {0,03} \right)}^2}}} = 1,6N\)
b)
- Ta có: MA + MB = AB
- Gọi \(\overrightarrow {{E_{AM}}} ,\overrightarrow {{E_{BM}}} \) là cường độ điện trường do điện tích điểm q1, q2đặt tại A, B gây ra tại M (\(\overrightarrow {{E_{AM}}} ,\overrightarrow {{E_{BM}}} \)có phương chiều như hình vẽ)
- Theo nguyên lý chồng chất điện trường, cường độ điện trường tổng hợp tại M là:\[\overrightarrow {{E_M}} = \overrightarrow {{E_{AM}}} + \overrightarrow {{E_{BM}}} \]
- Vì \[\overrightarrow {{E_{AM}}} \],\[\overrightarrow {{E_{BM}}} \] cùng phương, cùng chiều nên: \({E_M} = {E_{AM}} + {E_{BM}}\)
- Với \({E_{AM}} = \frac{{k\left| {{q_1}} \right|}}{{\varepsilon .A{M^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}\left| { - {{2.10}^{ - 7}}} \right|}}{{1.{{\left( {0,02} \right)}^2}}} = 4,{5.10^6}\left( {V/m} \right)\)
\({E_{BM}} = \frac{{k\left| {{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .B{M^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}\left| {{{.8.10}^{ - 7}}} \right|}}{{1.{{\left( {0,01} \right)}^2}}} = {72.10^6}\left( {V/m} \right)\)
- Vậy cường độ điện trường tổng hợp tại M là:
EM= 4,5.106+ 72.106=76,5.106 (V/m)
2. Vì N nằm trên đoạn AB nên: NB = AB – AN = 0,03 – 0,01 = 0,02m
- Gọi \(\overrightarrow {{E_{AN}}} ,\overrightarrow {\,\,{E_{BN}}} \) là cường độ điện trường do điện tích điểm A, B gây ra tại N. (\[\overrightarrow {{E_{AN}}} \]có phương chiều như hình vẽ)
- Theo nguyên lý chồng chất điện trường, cường độ điện trường tổng hợp tại N là:\[\overrightarrow {{E_N}} = \overrightarrow {{E_{AN}}} + \overrightarrow {{E_{BN}}} \]
- Vì N nằm trên đoạn AB nên: \[\overrightarrow {{E_{AN}}} \],\[\overrightarrow {{E_{BN}}} \]cùng phương, do đó:
EN= \({E_N} = \left| {{E_{AN}} \pm {E_{BN}}} \right|\)
- Ta có:\({E_{AN}} = \frac{{k\left| {{q_1}} \right|}}{{\varepsilon .A{N^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {\left( { - {{2.10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{1.{{\left( {0,01} \right)}^2}}} = {18.10^6}\left( {V/m} \right)\) >9.106(V/m)
- Vậy để EN= 9.106V/m thì:
EN= EAN- EBN(1) hoặc EN= EBN- EAN(2) tức là\[\overrightarrow {{E_{AN}}} \],\[\overrightarrow {{E_{BN}}} \]phải cùng phương, ngược chiều. Vì N thuộc đoạn thẳng AB, q1âm nên q2là điện tích âm.
- TH1: EBN= EAN– EN= 18.106– 9.106= 9.106(V/m)
Với \({E_{BN}} = \frac{{k\left| {{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .B{N^2}}} \Leftrightarrow {9.10^6} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{q_2}} \right|}}{{1.{{\left( {0,02} \right)}^2}}} \Leftrightarrow \left| {{q_2}} \right| = {4.10^{ - 7}}C\)
Vậy q2= - 4.10-7C
- TH2: EBN= EAN+ EN= 18.106+ 9.106= 27.106C
Với \({E_{BN}} = \frac{{k\left| {{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .B{N^2}}} \Leftrightarrow {27.10^6} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{q_2}} \right|}}{{1.{{\left( {0,02} \right)}^2}}} \Leftrightarrow \left| {{q_2}} \right| = 1,{2.10^{ - 6}}C\)
Vậy q2= - 1,2.10-6C