IMG-LOGO

Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ I Lịch sử 9 (có đáp án)

  • 3581 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Người lãnh đạo nhân dân Cu-ba đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để (1959-1961) là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phi – đen – cát – tơ – rô là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và nhân dân Cu Ba, đã lãnh đạo nhân dân Cu Ba đứng lên đấu tranh giành chính quyền.


Câu 2:

Nhiệm vụ chủ yếu của Liên Xô từ năm 1950 đến đầu năm 1970 là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sau khi khôi phục kinh tế, từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chỗ dựa vững chắc cho hòa bình thế giới.


Câu 3:

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Mĩ là nước ở xa chiến trường, được hai đại dương lớn che chở, dựa vào đó Mĩ đã áp dụng thành tựu kho học – kĩ thuật để sản xuất và buôn bán vũ khí và trở nên giàu có sau chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 4:

Sự kiện nào đánh dấu Liên bang Xô Viết sụp đổ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ngày 25 – 12 – 1991, trước sự khủng hoảng nặng nề không thể cứu vớt, tổng thống Gooc – ba – chốp tuyên bố từ chức, lá cờ búa liềm của Liên Xô treo trên nóc điện Crem – li chính thức bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô


Câu 5:

Điểm khác cơ bản của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận nên bị Mĩ chiếm đóng, dó đó Nhật Bản chỉ phải chi 1% cho quốc phòng


Câu 6:

Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hội nhập quá đà sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Không theo kịp kinh tế của các nước lớn, Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu.


Câu 7:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện "chiến lược toàn cầu" nhằm mục đích gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với tiền lực mạnh mẽ về kinh tế, Mĩ đã thi hành Chiến lược toàn cầu với mưu đồ làm bá chủ thế giới, chỉ huy, lãnh đạo thế giới.


Câu 8:

Nội dung nào không phản ánh đúng khó khăn của các nước châu Phi cuối những năm 80 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, mặc dù dành được độc lập song nhiều nước Châu Phi vẫn diễn ra tình trạng xung đột, nội chiến làm cho tình hình khu vức không ổn định.


Câu 9:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Sau chiến tranh thế giớ thứ hai, dù thắng trận song nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp,… phải chịu tổn thất nặng nề. Để phát triển kinh tế, nhiều nước Tây Âu đã quyết định nhận viện trợ từ Mĩ theo kế hoạch Mac – san.


Câu 10:

Cảicách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Chọn đáp ánC

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận nên bị Mĩ chiếm đóng. Bản thân nước Nhật là nơi xảy ra chiến tranh nên đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị không ổn định. Do đó để đưa đất nước đi lên buộc Nhật Bản phải thực hiện cải cách Hiến Pháp.


Câu 11:

Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ năm 1957 có ý nghĩa như thế nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ. Đây là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ cho con người.


Câu 12:

Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Năm 1967, để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh tế, văn hóa khu vực, năm nước là Thái Lan, In – đô- nê – xi – a, Ma – lai – xi – a, Phi – lip – pin, Sin – ga - po đã cùng nhau thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt ASEAN).


Câu 13:

Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Luôn lấy Đảng làm gốc, không chủ quan, duy ý chí trong mọi tình huống. Cần quan sát tình hình trong nước và thế giới kịp thời.


Câu 14:

Nhân tố nào được coi là "ngọn gión thần" đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Năm 1950, Mĩ dồn hết tiềm lực tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên, nắm được cơ hội, Nhật Bản nhanh chóng đưa nền kinh tế của đất nước đi lên mạnh mẽ.


Câu 15:

Hiện nay còn bộ phận lãnh thổ nào của Trung Quốc những vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hiện nay, tuy Đài Loan thuộc lãnh thổ Trung Quốc, song Đảng và chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thể năm được chính trị của khu vực này


Câu 16:

Sự kiến đánh dấu Liên Xô phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.


Câu 17:

Tính đến thời điểm hiện nay, nước nào ở Đông Nam Á chưalà thành viên của tổ chức ASEAN?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cho đến thời điểm hiện tại, ASEAN mới chỉ có 10 nước thành viên, Đông – ti – mo vẫn chưa gia nhập tổ chức này.


Câu 18:

Nội dung nào sau đây không nằm trong nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Mục tiêu của ASEAN là hợp tác cùng nhau phát triển. Không có nội dung nào là ủng hộ vật chất tinh thần cho các nước bị đe dọa lãnh thổ.


Câu 19:

Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà lãnh đạo của Liên Xô đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Những năm 70 của thế kỷ XX, khi các nước thực hiện cải cách, mở cửa để khắc phục những hậu quả do khủng hoảng dầu mỏ gây nên thì Liên Xô lại chậm đưa ra cải cách, chủ quan, duy ý chí. Khi thực hiện cải cách thì sai lầm trong đường lối dẫn đến hậu qủa nặng nề.


Câu 20:

Tổ chức nào là liên minh kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức liên minh khu vực lớn nhất trên thế giới.


Câu 21:

Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, trước phong trào đấu tranh bền bỉ của nhân dân các nước thuộc địa, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi.


Câu 22:

Vì sao năm 1985, Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ đất nước?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã làm cho Liên Xô và nhiều nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trước tình hình đó, người đứng đầu nhà nước Liên Xô đã quyết định tiến hành cải tổ đất nước.


Câu 23:

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã bị sụp đổ về căn bản vào thời gian nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, trước phong trào đấu tranh bền bỉ của nhân dân các nước thuộc địa, chủ nghĩa thực dân gần như đã bị sụp đổ, chỉ còn tồn tại dưới hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi.


Câu 24:

Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Liên minh châu Phi còn được viết tắt là AU.


Câu 25:

Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Từ những năm 50 của thế kỷ XXI, Sin – ga – po, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã đạt được mước tăng trưởng cao vượt bậc nên được gọi là các con rồng Châu Á. Do đó, nhiều người dự đoán thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á


Câu 26:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh với châu Phi là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nhân dân Châu Phi chống thực dân Anh, Pháp, Đức, Bỉ còn nhân dân Mĩ – la tinh chống chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ.


Câu 27:

Hãy cho biết nội dung nào không phải của tình hình các nước châu Á sau khi giành độc lập?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ngay sau khi giành độc lập, nhiều nước Châu Á phải đối mặt với tình trạng nội chiến, diệt chủng như Trung Quốc, Cam – pu – chia,…


Câu 28:

Câu nói “Vì Việt Nam, Cu-Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình” là của

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Việt Nam và Cu Ba đề đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là những người anh em đã giúp đỡ nhau trong cuộc chiến đòi độc lập. Câu nói của Phi – đen – cat – tơ – rô để khẳng định tinh thần và sự gắn kết giữa hai nước


Câu 29:

Mĩ biến khu vực Mĩ La-tinh thành "sân sau" nhằm
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với tiền lực mạnh mẽ về kinh tế, Mĩ đã thi hành chiến lược toàn cầu với mưu đồ làm bá chủ thế giới, chỉ huy, lãnh đạo thế giới. Để thực hiện âm mưu này, Mĩ đã lôi kéo phe phái và biến khu vực Mĩ – la tinh thành “sân sau” cho mình.


Câu 30:

Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều bị Nhật chiếm đóng và bóc lột. Do đó ngày 15 – 8 – 1945, Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh đòi độc lập.


Câu 31:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp phải khó khăn gì khác với các nước tư bản đồng minh chống phát xít?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận và bị Mĩ chiếm đóng.


Câu 32:

Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, ngoài những yếu tố như khoa học kĩ thuật, hệ thống quản lí, …thì yếu tố con người nắm vai trò chủ đạo tạo nên sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản.


Câu 33:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" vì

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cu Ba là một hòn đảo nằm khá tách biệt trên lược đồ khu vực Mĩ – latinh, sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Phi – đen – cát – tơ – rô phong trào đấu tranh giành độc lập ở Cu Ba bùng lên mạnh mẽ nên được gọi là “hòn đảo anh hùng


Câu 34:

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào thời gian nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi thực hiện cải cách, Việt Nam nhận thấy cần có sự hội nhập khu vực và phát triển nên đã ra nhập ASEAN vào tháng 7 – 1995.


Câu 35:

Để chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, năm 1949 Mĩ thành lập khối quân sự
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Để đối phó với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, năm 1949 Mĩ và các nước Tây Âu đã thành lập một khối quân sự mang tên NATO.


Câu 36:

Yếu tố khách quan tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sớm nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Do đó ngày 15 – 8 – 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện đã trở thành cơ hội ngàn năm có một để nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh giành độc lập.


Câu 37:

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ đã thiết lập trật tự hai cực I –an – ta với sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Việc Liên Xô sụp đổ đã gây nên tổn thất nặng nề cho phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là sự sụp đổ của trật tự hai cực I –an – ta.


Câu 38:

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Liên Xô là nước đi đầu cho phong trào cách mạng, phong trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Là chỗ dựa vững chắc cho hòa bình thế giới.


Câu 39:

Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, ngoài những yếu tố như khoa học kĩ thuật, hệ thống quản lí, …thì yếu tố con người nắm vai trò chủ đạo tạo nên sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản. Yếu tố con người là quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước Nhật.


Câu 40:

Biểu hiện của sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, với nền kinh tế vượt bậc, Mĩ cùng Nhật Bản, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.


Bắt đầu thi ngay