20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 2)
-
13267 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
Đáp án C
Ở người cao tuổi, thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, động mạch trở nên xơ cứng hơn, tăng tích lũy mỡ dẫn đến xơ mỡ động mạch, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
Câu 2:
Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
Đáp án C
– Vận động nở hoa ở hoa mười giờ là do sự sinh trưởng của 2 phía trong và ngoài không đều: khi hoa còn búp thì mặt trong của cánh hoa sinh trưởng mạnh làm cánh hoa uốn cong ra ngoài gây ra phản ứng nở hoa → ứng động sinh trưởng;
– Sự đóng mở khí khổng liên quan đến sức trương nước: khi tế bào hạt đậu no nước, thành mỏng căng kéo thành dày cong theo → khí khổng mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành mỏng duỗi thẳng thành dày duỗi theo → khí khổng đóng. Không có liên quan đến sự sinh trưởng của khí khổng → ứng động không sinh trưởng;
– Sự đóng, mở (sự xòe hay cụp) của lá cây trinh nữ liên quan đến sức trương nước. Do cấu trúc thể gối (khớp gối) luôn căng nước, làm cành lá xòe rộng. Khi va chạm, ion K+ rời khỏi không bào của tế bào thể gối phía dưới → nước di chuyển sang các tế bào lân cận một cách nhanh chóng → làm cụp lá xuống. Không liên quan đến sự sinh trưởng của lá → thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng;
– Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng liên quan đến tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng của chồi khác nhau ở điều kiện thuận lợi và khắc nghiệt → ứng động sinh trưởng;
– Lá cây họ đậu xoè ra vào buổi sáng và khép lại vào chiều tối: do khi có ánh sáng auxin kích thích mặt trên sinh trưởng nhanh hơn mặt dưới → lá xòe ra ; còn khi chiều tối auxin kích thích mặt dưới của lá sinh trưởng nhanh hơn mặt trên→ lá cụp lại → Ứng động sinh trưởng.
Câu 3:
Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?
Đáp án A
Không khí khi hít vào có nồng độ O2 cao hơn trong tế bào (do trong tế bào thực hiện quá trình hô hấp tiêu tốn O2)→ theo chiều gradien nồng độ O2 sẽ di chuyển từ các phế nang (ở phổi) vào các mao mạch để đưa đến các tế bào đồng thời khí CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu đến các phế nang rồi thở ra ngoài nên nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi và nồng độ CO2 khi thở ra cao hơn khi hít vào
Câu 5:
Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
Đáp án A
Cơ chế hoạt động: sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung điện → lan ra khắp tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co → lan đến nút nhĩ thất → đến bó His → theo mạng Puôckin lan ra khắp tâm thất, làm tâm thất co.
Câu 6:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
Đáp án B
Sinh sản vô tính:
+ Tạo ra cá thể con giống hệt cá thể mẹ (về cả kiểu gen và kiểu hình);
+ Không có sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái
Câu 7:
Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
Đáp án C
– Hoocmôn thực vật mang các đặc điểm sau:
+ Được tạo ra ở một một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây;
+ Với nồng độ thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể;
+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
– Các hoocmôn được sản sinh ra ở rễ thì sẽ được vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất của cây (lá, hoa, quả) theo dòng mạch gỗ còn các hoocmôn được sản sinh ra ở các bộ phận trên mặt đất của cây sẽ được vận chuyển xuống rễ theo dòng mạch rây.
Câu 8:
Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?
Đáp án C
– Tập tính bẩm sinh là sinh ra đã có, không cần phải học tập, rèn luyện
– Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập, rèn luyện
– Trẻ em nếu bố mẹ, thầy cô không dạy thì sẽ không biết dừng lại khi gặp đèn đỏ → tập tính học được.
– Chuột con khi được sinh ra không hề sợ và bỏ chạy khi nghe mèo kêu, nhưng do nó thấy bố mẹ nó sợ và bỏ chạy khi nghe tiếng mèo kêu nên nó cũng bỏ chạy khi nghe tiếng mèo kêu → tập tính học được.
– Mùa hè là mùa sinh sản, ve mẹ đẻ trứng, trứng này nở thành ấu trùng đó lột xác thành ve trưởng thành vào mùa hè năm sau cũng biết cất tiếng kêu để gọi bạn tình mà không hề có sự học hỏi gì từ bố mẹ cả (vì phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm bố mẹ chúng không thể dạy cho chung kêu) → tập tính bẩm sinh.
– Vào mùa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu để gọi bạn tình. Đa số các loài ếch khi trứng nở thành nòng nọc, bố mẹ chúng để cho chúng tự lập và khi đến tuổi sinh sản các con ếch đực vẫn có khả năng kêu gọi bạn tình như bố của chúng → tập tính bẩm sinh
Câu 9:
Ý nào không đúng với sự tiến hoá của hệ thần kinh?
Đáp án D
Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh:
+ Chưa có hệ thần kinh → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống;
+ Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường: từ phản ứng co toàn cơ thể (dạng lưới) → → từng phần của cơ thể (dạng chuỗi hạch) → từng bộ phận, cơ quan cụ thể (dạng ống) → tiết kiệm năng lượng trong phản xạ;
+ Tiến hoá theo hướng tăng tốc độ phản ứng → giúp phản ứng kịp thời với các kích thíc từ môi trường → thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
Câu 10:
Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?
(1) Mạch 1 được gọi là mạch rây, mạch 2 được gọi là mạch gỗ.
(2) Mạch 1 có chức năng vận chuyển nước và các phân tử hữu cơ không hòa tan.
(3) Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất khoáng.
(4) Các tế bào ở mạch 1 đều là những tế bào chết, không có màng, không có bào quan.
(5) Để thu được mủ cao su, người ta thường cắt vào loại mạch như mạch 2.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(1) Sai vì mạch 1 là mạch gỗ, mạch 2 là mạch rây.
(2) sai vì mạch gỗ vận chuyển nước và các chất khoáng hòa tan.
(3) Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các nơi trong cơ thể và các tế bào chứa.
(4), (5) đúng.
Câu 11:
Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh?
Đáp án B
(1) Sai vì mạch 1 là mạch gỗ, mạch 2 là mạch rây.
(2) sai vì mạch gỗ vận chuyển nước và các chất khoáng hòa tan.
(3) Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các nơi trong cơ thể và các tế bào chứa.
(4), (5) đúng
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?
Đáp án D
- Phương án A sai, hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa dễ xảy ra hơn ở các loài có họ hàng gần gũi vì chúng có bộ NST gần giống nhau.
- Phương án B sai, hình thành bằng con đường sinh thái diễn ra trong cùng 1 khu vực địa lý.
- Phương án C sai, hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra ở những loài có khả năng phát tán mạnh những vẫn có thể gặp ở các loài khác nếu khu phân bố bị chia cắt bởi những vật cản địa lý.
- Phương án D đúng vì tập tính chỉ có ở động vật.
Câu 13:
Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp?
Đáp án D
- Để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp phù hợp là nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau
Câu 14:
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về ổ sinh thái?
Đáp án C
- Phương án A sai vì các loài thường là không trùng nhau về ổ sinh thái mới có thể sống chung.
- Phương án B sai vì ổ sinh thái càng rộng khả năng thích nghi càng cao.
- Phương án D sai vì quần xã càng đa dạng thì ổ sinh thái càng bị thu hẹp.
- Phương án C đúng
Câu 15:
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án D
- Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh chứ không phải của quan hệ hỗ trợ
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
Đáp án A
- Phương án B sai, diễn thế thứ sinh vẫn có xảy ra theo chiều hướng giống diễn thế nguyên sinh, đó là tạo ra quần xã đa dạng và phong phú hơn
- Phương án C sai, trong diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã xuất hiện trước
- Phương án D sai, trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã diễn ra song song, có liên hệ qua lại với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
- Khi quần xã thay đổi thì cấu trúc quần xã và điều kiện môi trường sống cũng thay đổi, mỗi điều kiện sống khác nhau thì sẽ phù hợp cho sự phát triển của một nhóm loài nhất định nên sẽ hình thành những nhóm loài ưu thế khác nhau
Câu 17:
Khi nói về các chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
Phương án D sai, nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật CO2, CO2 đi vào quần xã thông qua quá trình quang hợp của thực vật
Câu 18:
Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa?
Đáp án D
- Lặp đoạn tạo thêm 1 đoạn vật chất di truyền mới trên NST và trong quá trình tiến hóa, nếu có đột biến gen tác động nhiều lần lên đoạn này có thể làm xuất hiện gen mới
Câu 19:
Đột biến chuyển đoạn tương hỗ
Đáp án B
- Phương án A sai vì thường chỉ sử dụng chuyển đoạn không tương hỗ và kỹ thuật thường dùng là công nghệ ADN tái tổ hợp.
- Phương án B đúng, chuyển đoạn tương hỗ có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể dị hợp và nếu các gen thay đổi vị trí thì qldt có thể bị thay đổi, ví dụ từ cùng NST sang khác NST sẽ làm thay đổi quy luật từ di truyền liên kết qua phân li độc lập.
- Phương án C sai, cơ chế này gây mất đoạn và lặp đoạn, còn chuyển đoạn tương hỗ là do TĐC giữa 2 NST khác cặp tương đồng.
- Phương án D sai, chuyển đoạn tương hỗ thì độ dài gen chưa chắc đã bằng nhau
Câu 20:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2) Tích cực trồng từng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.
Đáp án B
Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là: (2) (3) (4)
(1) sai, hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử , nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất câng bằng hệ sinh thái .
(5) sai, vì xây dựng nhà mấy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất
Câu 21:
Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra:
(1) Tất cả cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau.
(2) Tất cả cây con tạo ra đều có sức sống như nhau.
(3) Tất cả các cây con đều có kiểu hình đồng nhất.
(4) Tất cả các cây con đều có kiểu gen giống mẹ.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
- Gen ngoài nhân gồm nhiều alen, có khả năng nhân đôi độc lập với sự nhân lên của tế bào và phân bố không đều cho các tế bào con nên một đột biến gen lặn xảy ra ngoài nhân thì tế bào con có thể nhận được gen đột biến hoặc không, kiểu hình ở đời con có thể là xanh (chỉ nhận gen bình thường), đốm (nhận cả gen đột biến và gen bình thường), hoặc bạch tạng (chỉ nhận gen đột biến và gây chết vì mất khả năng quang hợp).
Câu 22:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có ba alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa vàng > A2 quy định hoa xanh > A3 quy định hoa trắng). Cho cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng cônxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa xanh và cây hoa vàng. Cho cây tứ bội hoa vàng và cây tứ bội hoa xanh ở F2 lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về kết quả ở đời F3?
Đáp án D
P: A1A1 × A3A3
F1 : A1A3
F1 × xanh tc : A1A3 × A2A2
F2 : 1A1A2 : 1A2A3
Tứ bội hóa F2
Vàng tứ bội F2 × Xanh tứ bội F2 :
A1A1A2A2 × A2A2A3A3
A1A1A2A2 cho giao tử : 1/6A1A1 : 4/6A1A2 : 1/6A2A2
A2A2A3A3 cho giao tử : 1/6A2A2 : 4/6A2A3 : 1/6A3A3
Các kiểu gen qui định hoa xanh ở F3 là A2A2A2A2 , A2A2A2A3 , A2A2A3A3 ↔ A đúng
B đúng do cây A2A2A3A3 không cho giao tử A1A1
Tỉ lệ hoa xanh là 1/6
Tỉ lệ hoa xanh thuần chủng là 1/6 × 1/6
Vậy xanh thuần chủng / xanh = 1.6 ↔ C đúng
Các kiểu gen qui định hoa vàng là A1A1A2A2 A1A1A2A3 A1A1A3A3 ,
A1A2A2A2 A1A2A2A3 A1A2A3A3
Phát biểu sai là D.
Câu 23:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.
(2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.
(3) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.
(4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P
Đáp án C
P: đỏ tc x trắng
F1 : 100% hoa đỏ
F1 tự thụ
F2 : 3 đỏ : 1 trắng
Tính trạng đơn gen, A đỏ >> a trắng
P : AA x aa
F1 : Aa
F2 : 1AA : 2Aa : 1aa
Các phép lai xác đinh được kiểu gen của hoa đỏ ở F2 là : 2,3,4
1 sai vì cây hoa đỏ F1 có kiểu gen đồng hợp AA, do đó đời con sinh ra là 100% hoa đỏ A-
Câu 24:
Ở gà gen A quy định mào hình hạt đậu, gen B quy định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa A và B cho mào hạt đào; giữa a và b cho mào hình lá. Cho các phép lai sau đây:
(1) AABb × aaBb. (2) AaBb × AaBb.
(3) AaBb × aabb. (4) Aabb × aaBb. (5) AABb × aabb.
Các phép lai cho tỷ lệ gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau là:
Đáp án D
- Phép lai cho tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau là : 3, 4, 5 = 1: 1 : 1 : 1
Câu 25:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 4 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 có thể là:
a) 3 đỏ : 1 vàng. b) 19 đỏ : 1 vàng. c) 11 đỏ : 1 vàng. d) 7 đỏ : 1 vàng.
e) 15 đỏ : 1 vàng. f) 100% đỏ. g) 13 đỏ : 3 vàng. h) 5 đỏ : 1 vàng.
Tổ hợp đáp án đúng gồm:
Đáp án B
Cho 4 cây hoa đỏ tự thụ, có các trường hợp sau:
* TH1: Cả 4 cây đều là AA → P: AA = 1, tự thụ → F1: 100% hoa đỏ.
* TH2: 3 cây AA + 1 cây Aa → P: 3/4AA + 1/4Aa = 1, tự thụ → F1: 15 đỏ : 1 vàng.
* TH3: 2 cây AA + 2 cây Aa → P: 1/2AA + 1/2Aa = 1, tự thụ → F1: 7 đỏ : 1 vàng.
* TH4: 1 cây AA + 3 cây Aa → P: 1/4Aa + 3/4Aa = 1, tự thụ → F1: 13 đỏ : 3 vàng.
* TH5: 4 cây Aa → P: Aa = 1, thụ → F1: 3 đỏ : 1 vàng
Câu 26:
Ở một loài thực vật, alen B qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Alen A át chế sự biểu hiện của B và b làm màu sắc không được biểu hiện (màu trắng), alen a không có chức năng này. Alen D qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng. Cho cây P dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn thu được đời F1 có kiểu hình hạt vàng, hoa vàng chiếm tỉ lệ 12%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Kiểu gen của F1 là hoặc .
(2) Tần số hoán vị gen là 40%.
(3) Cây hạt trắng, hoa đỏ ở F1có 14 kiểu gen qui định.
(4) Tỉ lệ cây hạt trắng, hoa đỏ thu được ở F1 là 68,25%.
Đáp án A
- Quy ước gen:
+ Tính trạng màu hạt: A-B- + A-bb + aabb = hạt trắng; aaB- = hạt vàng → Tương tác 13:3.
+ Tính trạng màu hoa: D – hoa đỏ; d – hoa vàng.
- P: AaBb,Dd x AaBb,Dd
- F1: aaB-,dd = 12%.
(1) Sai:
+ Nếu các gen phân li độc lập thì ở F1: aaB-,dd = 1/4 x 3/4 x 1/4 = 3/64 ≈ 4,69% → loại.
+ Nếu gen B và D cùng trên một nhiễm sắc thể: B-,dd = 12% x 4 = 48% → loại (vì B-,dd không vượt quá 25%).
+ Vậy gen A và D cùng trên một cặp NST.
(2) Sai: F1: (aa,dd)B- = 12% → aa,dd = 16% → ad = 40% → P: (f = 20%).
(3) Sai: Cây hạt trắng, hoa đỏ ở F1: (A-B- + A-bb + aabb)D- = (A-D-)B- + (A-D-)bb + (aaD-)bb
= 5 x 2 + 5 x 1 + 2 x 1 = 17 kiểu gen.
(4) Đúng: Tỉ lệ trắng, đỏ ở F1 = 0,66 x 3/4 + 0,66 x 1/4 + 0,09 x 1/4 = 68,25%
Câu 28:
Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 có 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau F2 thu được 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông đen thu được ở F3 là bao nhiêu ? Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến xảy ra.
Đáp án A
- Quy ước gen: A-B-: đen; A-bb + aaB- + aabb: trắng.
- F2: 9 đen, 7 trắng (chỉ có con đực trắng đồng hợp lặn) → F1 dị hợp 2 cặp gen và gen Aa hoặc Bb nằm trên NST giới tính X.
- F1 x F1: AaXBXb × AaXBY
- F2: (1AA:2Aa:1aa)(1XBXB:1XBXb:1XBY:1XbY)
- Đen F2 giao phối với nhau: (1/3AA:2/3Aa)(1/2XBXB:1/2XBXb) × (1/3AA:2/3Aa)XBY
- F3: Tỉ lệ con đen = A-XB- = (1-aa)(1-XbY) = (1- 1/3 x 1/3)(1 – 1/4 x 1/2) = 7/9.
Câu 29:
Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội qui định người bình thường. Vợ mang gen dị hợp có chồng bị bệnh mù màu. Xác suất để trong số 5 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường, nữ mù màu là bao nhiêu?
Đáp án A
* XAXa × XaY → con: 1/4XAXa: 1/4XaXa : 1/4XAY : 1/4XaY.
* Xác suất sinh 5 người con, trong đó có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường, nữ mù màu.
- Có các trường hợp: Trong 5 con sẽ có 2 nam bình thường hoặc 2 nam mù màu hoặc 2 nữ bình thường hoặc 2 nữ mù màu.
- XS = [1/4 × 1/4 × 1/4 × 1/4 × 1/4 ×] × 4 = 15/64
Câu 30:
Cho hai giống đậu Hà Lan thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản lai với nhau, thu được F1 100% hoa mọc ở trục, màu đỏ (đối lập với kiểu hình này là hoa mọc ở đỉnh, màu trắng). Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, giả sử ở F2 thu được 1000 cây thì theo lý thuyết, số cây khi tự thụ phấn có thể cho các hạt nảy mầm thành các cây có hoa mọc ở đỉnh và màu đỏ là bao nhiêu nếu có sự phân li độc lập của hai tính trạng đã cho?
Đáp án D
- Quy ước: A – mọc ở trục, a – mọc ở đỉnh ; B – màu đỏ, b – màu trắng.
- F1: AaBb giao phấn :
- F2: Tỉ lệ những cây ở F2 tự thụ có thể cho con aaB- là:
2/16AaBB +4/16AaBb +1/16aaBB +2/16aaBb = 9/16.
- Trong 1000 cây ở F2, số cây tự thụ có thể cho con aaB- = 9/16 x 1000 ≈ 563 cây.
Câu 31:
Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thể hệ tiếp theo của quần thể?
Đáp án A
- Trong quần thể ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen Aa cao nhất khi tần số alen A = 0,5; a = 0,5.
- AA và Aa kém thích nghi hơn aa nên tần số alen A giảm dần và tần số alen a tăng dần.
- Ví dụ:
|
Tần số alen A |
Tần số alen a |
Tỉ lệ kiểu gen Aa |
P |
0,8 |
0,2 |
0,32 |
F1 |
0,7 |
0,3 |
0,42 |
F2 |
0,6 |
0,4 |
0,48 |
F3 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
F4 |
0,4 |
0,6 |
0,48 |
F5 |
0,3 ... |
0,7 ..... |
0,42 ... |
Câu 32:
Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá thể động vật, người ta quan sát thấy ở có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được được mô tả ở hình sau đây:
Một số kết luận được rút ra như sau:
(1) Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.
(2) Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.
(3) Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.
(4) Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
(6) Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2n = 4.
Số kết luận đúng là:
Đáp án B
(1) đúng vùng sinh sản là vùng mà các tế bào sơ khai thực hiện nguyên phân.
(2) sai, trong cơ thể này tồn tại 3 nhóm tế bào có số lượng NST khác nhau vì hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số tế bào: 2n + 1, 2n -1 và 2n.
(3) sai vì sự rối loạn này xảy ra ở tế bào 2n, giao tử đột biến có thể chứa 1 hoặc 3 NST.
(4) sai vì đột biến này xảy ra ở các tế bào sinh dục sơ khai nên vẫn có thể truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) sai vì khi tạo ra các giao tử bất thường ở 20% tế bào, cơ thể này có thể bị giảm khả năng sinh sản.
(6) đúng vì theo hình trên là rối loạn ở kỳ sau của nguyên phân và 1 NST kép không phân li tổng số NTS trong tế bào là 4n = 8 nên 2n = 4
Câu 33:
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
Đáp án B
- (1) là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm: các loài cá tôm bị hại, loài tảo giáp không có lợi cũng không bị hại.
- (2) và (4) là mối quan hệ kí sinh – vật chủ, loài kí sinh được lợi, loài vật chủ bị hại.
- (3) là mối quan hệ hội sinh: loài cá ép được lợi, loài cá lớn không được lợi cũng không bị hại.
- (5) là mối quan hệ công sinh, đôi bên đều có lợi và mối quan hệ này nhất thiết phải có
Câu 34:
Cho các ví dụ minh họa sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
(2) Các con cá sống trong cùng một ao.
(3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.
(6) Các con chuột trong vườn nhà.
Có bao nhiêu ví dụ không minh họa cho quần thể sinh vật?
Đáp án A
- (1), (3) là các ví dụ về quần thể sinh vật.
- (2), (4), (5), (6) là các ví dụ về quần xã sinh vật.
Câu 35:
Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen bao gồm các bước:
(1) tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu.
(2) chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.
(3) nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.
(4) lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.
(5) chuyển phôi đã phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.
Thứ tự các bước tiến hành là:
Đáp án D
- Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen bao gồm các bước theo thứ tự là:(1)→(3)→(2)→(4)→(5).
Câu 36:
Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?
(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xôma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến.
(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.
Đáp án B
(1) đúng vì nếu là đột biến tiền phôi thì có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
(2) sai vì không phải tất cả các giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh.
(3) sai vì đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma vẫn có cơ hội được biểu hiện thành thể khảm có những tế bào chỉ nhận được gen đột biến (hiện tượng phân chia không đều của tế bào chất).
(4) đúng vì đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân chỉ có khả năng đi vào giao tử và biểu hiện ở thế hệ sau.
(5) đúng vì thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình là kiểu hình đột biến
Câu 37:
Cho các thông tin sau:
(1) Vi khuẩn thường sống trong các môi trường có nhiều tác nhân gây đột biến.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
Đáp án A
- Tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn sẽ làm cho đột biến được nhân lên nhanh và phát tán trong quần thể để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc. Bộ gen đơn bội làm cho đột biến dù trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình nên ngay lập tức bị tác động của chọn lọc tự nhiên
Câu 38:
Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về sự di truyền của tính trạng?
(1) Trong cùng một tế bào, các tính trạng di truyền liên kết với nhau.
(2) Khi gen bị đột biến thì quy luật di truyền của tính trạng sẽ bị thay đổi.
(3) Mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và đặc trưng cho loài.
(4) Tính trạng chất lượng thường do nhiều cặp gen tương tác cộng gộp qui định.
(5) Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có khả năng làm thay đổi mối quan hệ giữa các tính trạng.
Đáp án B
(1) sai vì chỉ các tính trạng di truyền liên kết với nhau khi cùng nằm trên 1 cặp NST.
(2) sai vì khi gen bị đột biến vẫn không làm thay đổi vị trí gen nên qui luật di truyền của tính trạng không bị thay đổi.
(3) đúng, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo qui luật xác định và đặc trưng cho loài do được qui định bởi tính trạng được qui định bởi gen và mỗi gen có một vị trí xác định.
(4) sai vì tính trạng chất lượng thường do 1 cặp gen qui định
(5) đúng vì hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có khả năng làm thay đổi vị trí gen nên mối quan hệ giữa các tính trạng có thể bị thay đổi ( VD từ phân li độc lập chuyển sang di truyền liên kết do đột biến chuyển đoạn).
Câu 39:
Ở một loài thực vật, quả tròn trội hoàn toàn so với quả dẹt, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Thực hiện phép lai P giữa cây có quả tròn, hạt trơn với cây quả dẹt, hạt trơn, đời F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây có quả tròn, hạt trơn chiếm tỉ lệ 40%. Trong trường hợp giảm phân bình thường, phát biểu nào sau đây về là đúng về F1?
Đáp án A
A tròn >> a dẹt
B trơn >> b nhăn
- P: tròn, trơn(A-,B-) x dẹt, trơn (aa,B- ) → F1 có 4 loại kiểu hình: A-,B-; A-,bb; aa,B-; aa,bb.
→ P có kiểu gen Aa,Bb x aa,Bb
- Ta có:
→ F1: A-,B- = x + (0,5 – x)1/2 = 0,4 → x = 0,3.
- Vậy P có kiểu gen AB/ab (f = 0,4) x aB/ab
+ A-bb = Aa,bb = 0,2×0,5 = 0,1.
+ A-B - = 0,4
+ aaB- = 0,5 aB x ( 0,2 aB + 0,3 ab) + 0,2 aB x 0,5 ab = 0,35.
+ aabb = 0,3 ab x 0,5 ab = 0,15
→ Cây tròn, hạt nhăn có tỉ lệ kiểu hình nhỏ nhất.
Câu 40:
Khi khảo sát sự di truyền của hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả ở một loài, người ta P tự thụ phấn thu được F1 có sự phân li kiểu hình theo số liệu: 4591 cây quả dẹt, vị ngọt: 2158 cây quả dẹt, vị chua: 3691 cây quả tròn, vị ngọt: 812 cây quả tròn, vị chua: 719 cây quả dài, vị ngọt: 30 cây quả dài, vị chua. Biết tính trạng vị quả do 1 cặp gen qui định. Nếu cho cây P lai phân tích thì tỉ lệ cây cho quả tròn, vị ngọt là bao nhiêu?
Đáp án B
- Dẹt : Tròn : Dài = 9: 6: 1 → AaBb×AaBb
- Ngọt : Chua = 3:1 → Dd × Dd
Cây dài vị chua = 0.0025 = 0.25×0.01
Bằng pp thử và sai ta thấy A và D cùng nằm trên 1 cặp NST, B nằm trên NST khác.
Mà aadd = 0.01=> ad = 0.1 => giao tử HVG
=> Kg P: với f =20%
P lai phân tích x
→ cây tròn ngọt (A-bbD- và aaB-D-)=0.1×0.5+0.4×0.5=0.25=25%