20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 15)
-
12757 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
Đáp án A
A- hỗ trợ cùng loài
B- cạnh tranh cùng loài
C- quan hệ hội sinh
D- quan hệ hội sinh
Câu 2:
Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A- đúng
B- sai, sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và một số loài vi khuẩn (chỉ 1 số loài vk)
C- sai, sinh vật kí sinh không được coi là sinh vật phân giải
D- sai, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
Đáp án B
Phương án A sai vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Phương án C sai vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.
Phương án D sai vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.
Phương án B đúng vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố
Câu 4:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể
Đáp án D
A Sai. Vì CLTN CÓ THỂ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
B Sai. Vì CLTN tác động trực tiếp lên KIỂU HÌNH. (Chim sâu bắt sâu dựa vào màu con sâu hay kiểu gen con sâu??!!! Đương nhiên là màu sắc rồi! → chứng tỏ tác động trực tiếp lên KH)
C Sai. Vì CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn NHANH hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
D Đúng
Câu 5:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
Đáp án A
(1) Đúng.
(2) Sai. CLĐL chưa chắc đã dẫn đến CLSS. Ví dụ: Người châu Mỹ và châu Á có CLĐL nhưng không bị CLSS.
(3) Đúng.
(4) Câu này tụi con lưu ý THƯỜNG xảy ra với loài có khả năng phát tán có nghĩa là vẫn CÓ THỂ xảy ra với các loài ít có khả năng phát tán nhé.
Nội dung này mâu thuẫn giữa cơ bản và nâng cao. Nên làm theo cơ bản nếu đề thi hỏi
Câu 6:
Khi nói về các bệnh, tật di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
A. Sau 35 tuổi tỉ lệ sinh con bị Đao cao nhưng không phải nguyên nhân nhé.
B. Sai. PP tế bào chỉ dùng để phát hiện các bệnh có nguyên nhân đột biến gen hoặc đột biến NST.
C. Đúng.
D. Sai vì gặp cả hai giới
Câu 7:
Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố gây nên sự tiến hóa mạnh trong sinh giới?
Đáp án B
Đb làm thay đổi tần số chậm nên có đb tụi con loại.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen
Câu 8:
Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?
Đáp án A
Cơ quan tương đồng thể hiện tiến hóa phân li. Mà tay người và cánh dơi là hai cơ quan tương đồng
Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác?
Đáp án A
Hiện tại chưa có biện phát chữa trị dứt điểm các bệnh di truyền khi mà hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen hoặc đột biến NST
Câu 11:
Giả sử một lưới thức ăn có sơ đồ như sau. Phát biểu dưới đây sai về loại thức ăn này?
Đáp án C
- A đúng vì bọ rùa, châu chấu, gà rừng, dê, nấm ăn sinh vật sản xuất nên có bậc dinh dưỡng cấp 2.
- B đúng vì ếch nhái tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là
(1) cây cỏ → Bọ rùa → Ếch nhái → Diều hâu → Vi khuẩn
(2) Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch nhái → Rắn → Diều hâu → Vi khuẩn.
(3) Cây cỏ → Châu chấu → Ếch nhái → Diều hâu → Vi khuẩn.
(4) Cây cỏ → Châu chấu→ Ếch nhái → Rắn → Diều hâu → Vi khuẩn.
- C sai vì nếu diều hâu mất đi thì có ếch nhái, rắn, gà rừng và cáo được hưởng lợi.
- D đúng, dê tham gia vào 1 chuỗi thức ăn là: Cây cỏ → Dê → Hổ → Vi khuẩn
Câu 12:
Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói kiểu hình ở F2, theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Ở gà XY là gà mái, XX là gà trống
Ta có Pt/c : XAXA × XaY → F1 : XAXa : XAY
Cho F1 × F1 : XAXa × XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY :1XaY
→ A đúng, B sai, C,D đúng
Câu 13:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ.
(1) Nuclêôtit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinuclêôtit.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
(4) Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục
Đáp án D
Sinh vật nhân sơ có 1 điểm tái bản, sinh vật nhân thực có nhiều điểm tái bản.
Cả SVNT và SVNS khi ADN nhân đôi, cả 2 mạch của ADN đều gián đoạn.
Chú ý: Phân biệt sự nhân đôi trên 1 chạc chữ Y và nhân đôi trên toàn ADN
Câu 14:
Ở ruồi giấm, có 4 tế bào của cơ thể có kiểu gen AaBbXdXd trải qua giảm phân bình thường tạo giao tử. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ dưới đây có bao nhiêu tỉ lệ đúng?
(1) 1 : 1. (2) 100% (3) 1 : 1 : 1 : 1. (4) 3: 1
Đáp án D
Ruồi giấm có bộ NST XX là ruồi cái.
Số loại KG tối đa của cơ thể là 4.
TH1: 4 tê bào giảm phân theo 4 cách khác nhau →1 : 1 : 1 : 1.
TH2: 2 tê bào giảm phân theo cùng 1 cách, 2 tb còn lại theo cùng 1 cách khác → 1:1
TH3: 3 tê bào giảm phân theo cùng 1 cách, 1 tb còn lại theo 1 cách khác → 3:1.
TH4: 4 tê bào giảm phân theo cùng 1 cách → 100%.
Câu 15:
Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án C
Câu 16:
Khẳng định nào sau đây chính xác?
Đáp án C
Gen xa nhau → lực liên kết yếu → dễ xảy ra đột biến → tần số cao.
Số nhóm gen liên kêt bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài (cái này đọc cho kĩ không tức chết nhé).
Tính trang số lượng thường do nhiều gen quy định và chịu ảnh hưởng của điều kiện MT nhiều
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit?
Đáp án D
Đột biến gen dạng thay thế một cặp nucleotit thường gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn sao với đột biến gen dạng thêm hay mất một cặp nucleotit. Vì ĐB dạng thay thế 1 cặp nucleotit chỉ có thể làm thay đổi thành phần nucleotit của một bộ ba → có thể làm biến đổi chức năng protein hoặc không ảnh hưởng chức năng của protein. Mặt khác, ĐB gen dạng mất hoặc thêm nucleotit chắc chắn làm thay đổi chức năng protein
Câu 18:
Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây?Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây?
Đáp án D
A sai, vì phép lai phân tích dùng để xác định kiểu gen là đồng trội, dị hợp hay đồng lặn.
B sai, vì lai xa là phép lai giữa 2 loài khác nhau thường dùng kết hợp với đa bội hóa để tạo ra loài mới.
C sai, vì lai khác dòng đơn hay khác dòng kép nhằm tạo ra ưu thế lai cao nhất cho đời con.
D đúng, vì khi lai thuận nghịch, nếu tính trạng nào đó do gen trong TBC quy định thì cho kết quả khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về công nghệ tế bào thực vật?
Đáp án B
- Phương án A sai, phương pháp nuôi cấy mô thực vật tạo ra cây con có kiểu gen đồng nhất và giống với cây mẹ cho mô nuôi cấy ban đầu → không tạo ra giống cây trồng mới.
- Phương án B đúng, ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô là tạo ra các cây con có kiểu gen đồng nhất và nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm.
- Phương án C sai, khi nuôi cấy các hạt phấn, noãn chưa thụ tinh và gây lưỡng bội hóa có thể tạo ra nhiều dòng đồng hợp về tất cả các gen
Câu 20:
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm→ Cá rô→ Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
(2) Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô
Đáp án A
Xét các phát biểu
(1) sai, đây là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi
(2) đúng, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học
(3) đúng, bậc dinh dưỡng của tôm, cá rô và chim bói cá lần lượt là 2,3,4
(4) đúng, vì tôm là thức ăn của cá rô
Câu 22:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuần E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
(2) Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
(3) Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
(4) Vì thuộc cùng 1 operon nên các gen cấu trúc A, Z và Y có số lần phiên mã bằng số lần tái bản.
(5) Các gen cấu trúc A, Y, Z luôn có số lần nhân đôi bằng nhau.
Đáp án A
(1) Gen điều hòa không thuộc operon.
(2) Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
(3) Gen điều hòa phiên mã cả khi MT co Lactose hoặc không.
(4) Số lần phiên mã và số lần nhân đôi không phụ thuộc lẫn nhau. Nhân đôi khi tế bào phân chia, phiên mã thực hiện theo nhu cầu năng lượng của tế bào
Câu 23:
Các gen tiền ung thư có thể chuyển thành gen ung thư, dẫn đến phát sinh ung thư. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích cho sự xuất hiện của những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn” này trong tế bào sinh vật nhân thực?
Đáp án A
Câu 24:
Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng?
Đáp án C
Các tế bào lông hút không tăng dần kích thước mà rễ cây tăng số lượng lông hút để tăng diện tích hấp thụ
Câu 25:
Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?
Đáp án A
Mất nước → ức chế hô hấp
Lạnh → giảm cường độ hộ hấp.
Trong môi trường khí biến đổi (bơm CO2 vào) → ức chế hô hấp
Câu 26:
Vai trò nào sau đây không phụ thuộc quá trình quang hợp?
Đáp án C
Quang hợp có các vai trò sau:
Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu.
Quang năng được chuyển hóa thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới
Câu 27:
Giả sử alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con mỗi kiểu hình luôn có 2 kiểu gen khác nhau?
Đáp án A
Câu 28:
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các tia sáng tím kích thích:
Đáp án D
Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp:
Các tia sáng xanh kích thích sự tổng hợp acid amine, protein.
Các tia sáng đỏ kích thích sự hình thành carbohydrate
Câu 29:
Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là
Đáp án B
Ti thể có cấu trúc đặc biệt phù hợp với vai trò hô hấp. Được cấu tạo gồm 2 lớp màng, màng trong gấp nếp tạo thành các mào có chứa nhiều enzim hô hấp.
Lạp thể là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.
Không bào ở thực vật chứa nhiều chất hữu cơ khác nhau, các sắc tố…
Mạng lưới nội chất gồm 2 loại là lưới nội chất trơn (tổng hợp lipid) và lưới nội chất hạt (tổng hợp protein).
Câu 30:
Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
Đáp án C
Khi huyết áp tăng tác động lên các thụ thể áp lực ở mạch máu và hình thành xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não gửi đi các tín hiệu thần kinh theo dây li tâm tới tim và mạch máu làm tim và mạch co bóp chậm và yếu, mạch giãn huyết áp trở lại bình thường.
Khi huyết áp giảm thấp, cơ chế điều hòa diễn ra tương tự và ngược lại tín hiệu thần kinh sẽ điều hoà làm cho tim và mạch máu co bóp nhanh và mạnh hơn để huyết áp trở lại bình thường.
Câu 31:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
Đáp án D
(1) Sai vì A để chứng minh cho sự thải CO2, B chứng minh cho sự hút O2
(2) Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào.
(3) Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo 1 chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp.
(4) Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thụ hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm. Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2.
(5) Đúng
Câu 32:
Ở một loài vật nuôi, gen A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so vớ a quy định lông ngắn. Ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do dược F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình trội ở F2, xác suất để thu được ít nhất một cá thể dị hợp là bao nhiêu?
Đáp án B
Ta thấy ở F1 có 50 con cái lông ngắn (aa).
P có KG aa → để thu được lông ngắn (aa) ở F1 thì 15 con đực lông dài phải có KG Aa.
(Hoặc gọi x là số con AA và y là số con Aa. F1 có aa = y/2. 1 = 1/2 → y = 1)
Vậy KG F1 là: 1/2 Aa : 1/2 aa.
Ta tính dc tần số alen của A và a lần lượt là 0,75 và 0,25.
→ Đồng hợp trội AA = p2 = 1/16
→ Dị hợp Aa = 2pq = 6/16
→ Đồng hợp lặn aa = q2 = 1/16
Vậy xác suất có ít nhất 1 cá thể Aa = 1 - (1/7)2 = 48/49
Câu 33:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở loài này có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
(2) Cho một cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, có thể thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 75%.
(3) Cho một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu thu được đời con có 4 loại kiểu hình thì số cây thân cao, hoa trắng ở đời con chiếm 18,75%.
(4) Cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình.
Đáp án A
A: Thân cao >> a thân thấp
B: Hoa đỏ >> b hoa trắng
(1) Đúng , Kiểu hình thân cao , hoa đỏ : A-B- => có 4 kiểu gen AABB ; AABb, AaBB , AaBb
(2) Đúng , Cây thân cao hoa trắng ( A- bb) có hai kiểu gen : Aabb ; AAbb
Nếu cây Aabb tự thụ phấn => F1 có 75% thân cao hoa trắng : 25 % thân thấp hoa trắng
Nếu cây AAbb tự thụ phấn => F1 có 100% thân cao hoa trắng
(3) Đúng , Thân cao hoa đỏ tự thụ phấn thu được 4 loại kiểu hình ở đời con => Thân cao hoa đỏ dị hợp hai cặp gen AaBb →Tỉ lệ thân cao hoa trắng là 3/8 = 18,75%
(4) Đúng , Cho cây thân cao hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn (aabb)
TH1 : AABB x aabb →100% AaBb (1 loại kiểu hình)
TH2 : AABb x aabb →1 AaBb : 1 Aabb (2 loại kiểu hình)
TH3 : AaBB x aabb →1 aaBb : 1 AaBb (2 loại kiểu hình)
TH4 : AaBb x aabb →1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb (4 loại kiểu hình)
Câu 34:
Ở người, kiểu gen HH qui định bệnh hói đầu, hh qui định không hói đầu, kiểu gen Hh qui định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng về tính trạng này, trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp là 0,1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Những người có kiểu gen đồng hợp trong quần thể có tỉ lệ là 0,84.
(2) Tỉ lệ người nam bị bệnh hói đầu cao gấp 18 lần tỉ lệ người nữ bị hói đầu trong quần thể.
(3) Trong số người nữ, tỉ lệ người mắc bệnh hói đầu là 10%.
(4) Nếu người đàn ông hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh hói đầu trong quần thể này thì xác suất họ sinh được 1 đứa con trai mắc bệnh hói đầu là 119/418
Đáp án A
Đặt tần số alen H là x
Quần thể cân bằng di truyền : x2 HH : 2x(1 - x) Hh : (1 – x)2hh
Tỉ lệ nam : nữ = 1 : 1
→ Nam hói đầu (HH + Hh) là : x2/2 + x(1 – x)
Nữ hói đầu (HH) là : x2/2
Trong tổng số người hói đầu, tỉ lệ người có KG đồng hợp là :
Câu trúc quần thể : 0,01 HH : 0,18Hh : 0,81 hh
Xét các nhận định
(1) sai. Những người có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là 0,82
(2) sai. tỉ lệ nam bị hói đầu/ nữ bị hói đầu là :
(3) sai. ở nữ, tỉ lệ người mắc hói đầu là : 0,005 : 0,5 = 0,01 = 1%
(4) : ♂ hói đầu x ♀ không bị hói đầu
♂ hói đâu có dạng : (0,005HH : 0,09Hh) ↔ (1/19HH : 18/19Hh)
♀ không hói đầu có dạng: (0,09Hh : 0,405hh) ↔ (2/11Hh : 9/11hh)
Cặp vợ chồng : (1/19HH : 18/19Hh) x (2/11Hh : 9/11hh)
Đời con theo lý thuyết: 10/209HH : 109/209Hh : 90/209hh
Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh đứa con trai bị mắc bệnh hói đầu là: (10/209 + 109/209) : 2 = 119/418
→ phát biểu (4) đúng
Câu 36:
Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (mang kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được toàn chuột lông xám nâu. Cho chuột tiếp tục giao phối với nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(I) Tỉ lệ phân li kiểu hình của là 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng.
(II) Ở có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng.
(III) có 56,25% số chuột lông xám nâu.
(IV) Trong tổng số chuột lông đen ở , số chuột lông đen thuần chủng chiếm tỉ lệ 6,25%.
Đáp án A
- Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (mang kiểu gen đồng hợp lặn)
Thu được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen
Hay tỉ lệ xấp xỉ là: 1 con lông xám nâu : 2 con lông trắng : 1 con lông đen
→ Số tổ hợp giao tử là: 1+2+1=4=4x1 (vì lông trắng mang kiểu gen đồng hợp lặn nên chỉ cho một loại giao tử).
→ Chuột lông xám nâu cho 4 loại giao tử nên chuột xám nâu dị hợp 2 cặp gen → kiểu gen của chuột xám nâu đem lại là: AaBb.
- Sơ đồ lai chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (mang kiểu gen đồng hợp lặn) AaBb x aabb → 1AaBb (xám nâu) : 1aaBb (đen) : 1Aabb (trắng): 1aabb (trắng)
- Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn chuột lông xám nâu.
→ Kiểu gen của lông đen và lông trắng thuần chủng lần lượt là: aaBB, Aabb
- Sơ đồ lai của lông đen và lông trắng thuần chủng
F2: 9A-B-: xám nâu: 3aaB- (đen) : 3A-bb (trắng) : 1aabb: trắng → I đúng.
+ F2 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng là: Aabb, Aabb, aabb → II đúng.
+ Số chuột lông xám nâu ở F2 là 9/16 = 56,25% → III đúng.
+ Trong tổng số chuột lông đen ở F2 , số chuột lông đen thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/3 → IV sai
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 37:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy điṇ h mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy điṇ h mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 5% ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 35% ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(2) F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
(3) F1 có 46,25% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(4) F1 có 1,25% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ
Xét các phát biểu:
(1) tỷ lệ cái xám dài đỏ: A-B-XD - =0,7 × 1/2 =0,35
=> (1) đúng
(2) ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ (aabb XD -) = 0,2x ½ =10%
=> (2) đúng
(3) tỷ lệ xám, dài đỏ= 0,7 ×0,75 =0,525
=> (3) sai
(4) ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ = 0,05 ×0,75 =3,75%
=> (4) sai
Câu 38:
Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 51% cây thân cao, hoa đỏ; 24% cây thân cao, hoa trắng; 24% cây thân thấp, hoa đỏ; 1% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 1% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
(2) F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
(3) Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, có 2/3 số cây dị hợp tử về 2 cặp gen.
(4) Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 2/3
Đáp án A
Đây là phép lai 2 tính trạng
Xét sự phân li chiều cao : 3 cao : 1 thấp => A – cao >> a – thấp
Xét sự phân li màu sắc hoa : 3 đỏ :1 trắng => B – đỏ >> b trắng
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình chung => 51 : 24 : 24 :1 ≠ (3:1) (3:1)
Hai gen cùng nằm trên 1 NST và có hóan vị gen
P dị hợp hai cặp gen :
Xét F1 có aa, bb = 0,01 = 0,1 x 0,1 => P Ab/aB ; P hoán vị với tần số 20% nên tỉ lệ cá giao tử được tạo ra là : Ab= aB = 0,4 ; AB = ab = 0,1
Tỉ lệ cây F1 AB/AB = 0,1 x 0,1 = 0,01 , 1 đúng
F1 thân cao hoa đỏ là : A-B- gồm 5 kiểu gen : AB/AB; AB/aB ; AB/Ab; Ab/aB ; AB/ab , 2 đúng
Cây hoa đỏ ,thân cao dị hợp 2 cặp gen là : (0,4 x 0,4 + 0,1 x0,1 ) x 2 = 0,34
Trong tổng số cây thân cao hoa đỏ ở F1 cây dị hợp 2 cặp gen là 0,34 : 0,51 = 2/3 , 3 đúng
Cây thân thấp hoa đỏ ở F1 có ( aa,BB và aa,Bb )
Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là :
0,4 x 0,4 / 0,24 = 2/3 , 4 đúng
Câu 39:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
(2) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 91% số cây hoa đỏ.
(3) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.
(4) Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
Đáp án B
P: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa
Tần số alen A= 0,7 ; a = 0,3
I, nếu ngẫu phối quần thể có cấu trúc: 0,49AA:0,42Aa:0,09aa => I sai
II, sai, (5AA : 4Aa)× (5AA : 4Aa) →(7A:2a)× (7A:2a) => aa = 4/81 => Aa = 77/81
III: cho các cây hoa đỏ tự thụ phấn: tỷ lệ hoa trắng là
Câu 40:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 18 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 13 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
Đáp án B
Ta thấy, cặp vợ chồng 12-13 bị bệnh nhưng sinh con bình thường, do đó tính trạng bệnh do alen trội gây nên (quy ước: AA, Aa quy định bệnh và aa quy định bình thường)
(1) Đúng, trừ người 17 và 18 không xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Sai, có ít nhất 11 người có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Sai, những người bị bệnh trong phả hệ này có thể mang kiểu gen đồng hợp tử hoặc dị hợp.
(4) Đúng, vì tính trạng bệnh do alen trội gây nên