20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 5)
-
12670 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phản xạ là
Đáp án C
- Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).
+ Bộ phận phân tích kích thích và tổng hợp thông tin (thần kinh Trung ương).
+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).
+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…).
- Cần lưu ý rằng, các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Chỉ có những phản ứng nào có sự tham gia của hệ thần kinh mới được gọi là phản xạ.
Câu 2:
Vì sao tập tính học được ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
Đáp án A
- Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh vì chúng có hệ thần kinh cấu tạo khá đơn giản, số tế bào thần kinh không nhiều → khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa, tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho học tập.
- Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống luôn biến động
Câu 3:
Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về tập tính nào ở động vật?
Đáp án D
- Tập tính vị tha là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
Câu 4:
Sinh trưởng sơ cấp của cây là
Đáp án A
- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
- Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh bên.
Câu 6:
Phát triển ở thực vật là
Đáp án C
- Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Câu 7:
Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển
Đáp án C
- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 8:
Tirôxin có tác dụng
Đáp án B
- Phương án A sai, đây là tác dụng của hoocmôn sinh trưởng.
- Phương án B đúng, tirôxin có tác dụng kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Phương án C sai, đây là tác dụng của Ơstrogen.
- Phương án D sai, đây là tác dụng của Testostêrôn
Câu 9:
Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
Đáp án B
- Vì khi ánh sáng yếu, cường độ ánh sáng và các tia độc hại không gây ảnh hưởng đến da, đồng thời tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
Câu 10:
Đặc điểm không đúng khi nói về nguyên nhân sử dụng phương pháp chiết cành đối với những cây ăn quả lâu năm là
Đáp án A
- Sử dụng phương pháp chiết cành đối với những cây ăn quả lâu năm vì rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả
Câu 12:
Một tế bào có kiểu gen AABb tiến hành giảm phân nếu ở kỳ sau của giảm phân 2 các NST kép đều không phân li thì
Đáp án B
- Kỳ giữa của GPI, các NST sắp xếp như sau
- Kỳ sau của GP II nếu các NST kép đều không phân li, kết quả cho các loại giao tử: AABB, AAbb, O.
Câu 13:
Quá trình nào không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm phát sinh đột biến gen
Đáp án B
- Phiên mã không diễn ra theo NTBS, ARN tạo ra sẽ ảnh hưởng.
- Dịch mã không diễn ra theo NTBS, prôtêin tạo ra sẽ ảnh hưởng.
- Nhân đôi ADN không diễn ra theo NTBS, ADN con tạo ra sẽ ảnh hưởng.
- Mà ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Câu 14:
Nguồn biến dị nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình tạo giống mới?
Đáp án A
- Biến dị làm nguyên liệu cho tạo giống mới là các biến dị di truyền (ADN tái tổ hợp, biến dị tổ hợp, đột biến). Thường biến không di truyền nên không là nguyên liệu cho quá trình tạo giống mới
Câu 15:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
Đáp án D
Câu 16:
Cho 1 nhóm tế bào có bộ NST lưỡng bội là 2n thực hiện quá trình nguyên phân. Ở 1 vài tế bào trong quá trình NP có 1 NST không phân li. Những tế bào mang bộ NST dị bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?
Đáp án B
- Từ 1 nhóm tế bào khi thực hiện nguyên phân, nếu 1 NST nào đó không phân li ở 1 vài tế bào. Kết quả tạo ra các loại tế bào : 2n + 1, 2n – 1 và 2n.
- Nhưng các tế bào lệch bội chỉ có 2n + 1, 2n – 1
Câu 17:
Có một dung dịch chứa ADN và ARN tinh khiết. Dung dịch này có độ pH
Đáp án C
- ADN và ARN là các axit nên độ pH trong dung dịch chứa 2 axit này ở dạng tinh khiết có pH < 7
Câu 18:
Một nhà khoa học muốn cài một đoạn gen vào plasmit để chuyển gen. Ông đang có trong tay hai ống nghiệm chứa:
Ống nghiệm 1: đoạn ADN mang gen cần chuyển đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn X.
Ống nghiệm 2: plasmit dùng làm thể truyền đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn Y.
Quy trình nào sau đây có thể giúp nhà khoa học tạo ra ADN tái tổ hợp mang gen cần chuyển?
Đáp án C
A sai. Vì khi đó đầu dính được tạo ra bởi 2 loại enzyme cắt giới hạn X và Y khác nhau nêu Ligaza không nối lại để tạo ADN tái tổ hợp.
B sai. Vì CaCl2 và xung điện cao áp là các nhân tố làm giãn màng sinh chất được áp dụng cho việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhân.
D sai. Vì khi hòa tan thì plasmit bị cắt mở vòng tại nhiều điểm bởi cả 2 loại enzyme X và Y. Đoạn ADN bị cắt bởi em ezyme cắt giới hạn X và Y. Kết quả không tạo ADN tái tổ hợp
Câu 19:
Cho các phát biểu sau:
(1) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
(2) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường không bị giới hạn.
(3) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
(4) Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
Theo phương diện lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng
Đáp án A
(1) Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thì tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ tử giảm.
(3) Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học diễn ra trong môi trường không bị giới hạn.
(4) Muốn tăng theo tiềm năng sinh học thì điều kiện chăm sóc ít.
Câu 20:
Cho các phát biểu về khu sinh học trên cạn.
(1) Mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự là: Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.
(2) Các khu sinh học phân bố theo vĩ độ giảm dần là: Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng rụng lá theo mùa → Rừng mưa nhiệt đới.
(3) Trong các khi sinh học trên cạn, trên cùng 1 đơn vị diện tích, rừng mưa nhiệt đới có sinh khối lớn nhất.
(4) Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng ôn đới.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
- Cả 4 ý đều đúng
Câu 21:
Chọn lọc tự nhiên sẽ không làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể khi
Đáp án D
A-sai, nếu không phát sinh đột biến mới nhưng khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể khác nhau thì CLTN vẫn diễn ra làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B-sai, vì sự giao phối ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể tạo ra các biến dị tổ hợp mới, trong đó có các kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình khác nhau với sự thích nghi với môi trường sống cũng nhau thì CLTN vẫn diễn ra làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C-sai, CLTN tác động lên tất cả các loại kiểu gen chứ không riêng kiểu gen đồng hợp lặn, vì thế dù không có KG đồng hợp lặn CLTN vẫn diễn ra bình thường và làm biến đổi cấu trúc DTQT.
D- đúng, khi mức sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen trong quần thể là như nhau thì CLTN sẽ không làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Câu 22:
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án C
C-sai, Poliriboxom là hiện tượng các riboxom cùng trượt trên “khuôn” mARN trong quá trình tổng hợp prôtêin. Mà các sản phẩm được tồng hợp từ cùng một “khuôn” thì các sản phẩm đó (prôtêin) sinh ra phải giống nhau
Câu 23:
ADN là phân tử xoắn kép chứa 4 loại nucleotit khác nhau. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây về thành phần hóa học và sự tái bản của ADN là đúng?
(1) Trình tự các nucleotit trên hai mạch giống nhau.
(2) Trong phân tử ADN sợi kép, số lượng nucleotit có kích thước bé bằng số lượng nucleotit có kích thước lớn.
(3) Nucleotit đầu tiên trên mạch axit nuclêic mới được xúc tác bởi ADN -pôlimeraza.
(4) Mạch được tổng hợp liên tục là mạch bổ sung với mạch khuôn 5’-3’ tính từ khởi điểm tái bản
Đáp án B
(1)-sai, trình tự các nucleotit trên hai mạch hoàn toàn khác nhau.
(2)-đúng, vì A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé và A=T, G=X. Do đó số lượng nucleotit có kích thước bé bằng số lượng nucleotit có kích thước lớn.
(3)-sai, nucleotit đầu tiên trên mạch axit nuleic được xúc tác bởi enzim tạo mồi ARN- pôlimeraza
(4)-sai, mạch được tổng hợp lên tục là mạch bổ sung với mạch khuôn 3’- 5’
Câu 24:
Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất.
(5) Ở người bệnh pheninketo niệu do 1 gen lặn trên NST thường quy định. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì trẻ em bị bệnh sẽ bị thiểu năng trí tuệ.
Đáp án C
Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, không liên quan đến kiểu gen.
Ý (3) sai vì: Người mắc hội chứng Đao là do đột biến số lượng NST (3 NST số 21).
Câu 25:
Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi xảy ra bao nhiêu điều kiện điều trong số các điều kiện dưới đây?
(1) Mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
(2) Nguồn sống của môi trường rất dồi dào.
(3) Điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
(4) Không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn.
(5) Mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
(6) Điều kiện ngoại cảnh hoàn toàn thuận lợi.
(7) Khả năng sinh học của cá thể thuận lợi cho sự sinh sản
Đáp án B
Về phương diện lí thuyết, nếu nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J).
Các điều kiện đúng là: (2), (4), (6), (7).
Câu 26:
Cho các thông tin sau:
(1) Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái.
(2) Điều kiện nhiệt độ môi trường.
(3) Tập tính và tập quán hoạt động.
(4) Hàm lượng chất dinh dưỡng.
Số lượng các nhân tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính là
Đáp án B
(1) Đúng vì: Tỉ lệ giới tính chắc chắn bị ảnh hưởng nếu tỉ lệ tử vong của giới đực và giới cái không đều.
(2) Đúng vì: Ví dụ trứng rùa trong nhiệt độ thấp sẽ nở thành rùa đực, và ngược lại sẽ nở thành rùa cái.
(3) Đúng: Gà có tập tính đa thê, nên gà mái thường nhiều hơn gà trống.
(4) Đúng: Ở cây Ráy (Thiên Nam Tinh) trong điều kiện dinh dưỡng cao hình thành hoa cái và ngược lại.
Câu 27:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.
(2) Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
(3) Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(4) Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
Đáp án C
Kích thước quần thể là số lượng cá thể trong điều kiện môi trường nhất định. Kích thước quần thể không phải là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 28:
Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là:
Đáp án D
Mỗi loài khi sống trong môi trường luôn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sinh vật không chịu tác động bởi nhân tố riêng lẻ nào. Nguyên nhân của sự phân tầng chính là do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
Câu 29:
Hình bên dưới mô tả về quá trình sinh sản ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng?
(1) Hình 1 là hiện tượng đồng sinh khác trứng, hình 2 là hiện tượng đồng sinh cùng trứng.
(2) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm máu là 100%.
(3) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm máu là 50%.
(4) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng giới tính là 50%.
(5) Hình 1 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên.
(6) Người ta có xác định mức phản ứng của các tính trạng nếu đem nuôi hai đứa trẻ (3) và (4) trong điều kiện môi trường khác nhau.
Đáp án B
(1) sai: Hình 1 là hiện tượng đồng sinh cùng trứng, hình 2 là hiện tượng đồng sinh khác trứng.
(2) đúng: Hai đứa trẻ 1 và 2 chắc chắn cùng giới tính vì chúng có cùng kiểu gen.
(3) sai: Không đủ cơ sở để tính.
(4) đúng: XS hai đứa cùng giới tính là: 1/2x1/2 + 1/2x1/2 = 1/2.
(5) đúng.
(5) sai: Hai đứa trẻ (3) và (4) khác kiểu gen nên không xác định được mức phản ứng.
Câu 30:
Cho lưới thức ăn đồng cỏ đơn giản như hình bên dưới. Hãy cho biết trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Lưới thức ăn này chỉ có một loại chuỗi thức ăn.
(2) Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4.
(3) Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh dưỡng.
(4) Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và là một mắt xích chung.
(5) Chuột và ếch có sự trùng lặp ổ sinh thái.
Đáp án C
(1) “Lưới thức ăn chỉ có một loại chuỗi thức ăn” là đúng vì quan sát lưới thức ăn ta thấy các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
(2) “Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4” là đúng.
+ Đối với chuỗi thức ăn: Cỏ → châu chấu → chuột → diều hâu Diều hâu là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
+ Đối với chuỗi thức ăn: Cỏ → kiến → ếch → rắn → diều hâu Diều hâu là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
(3): “Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh dưỡng” là đúng vì ếch và chuột cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
(4): “Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4” là đúng vì tất cả các chuỗi thức ăn có sự tham gia của rắn thì rắn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Các chuỗi thức ăn có sự tham gia của rắn là:
Cỏ → châu chấu → chuột → rắn
Cỏ → kiến → chuột → rắn
Cỏ → kiến → ếch → rắn
(5) “Chuột và ếch có sự trùng lặp ổ sinh thái” là đúng vì ếch và chuột cùng sử dụng kiến làm thức ăn nên có sự trùng lặp ổ sinh thái dinh dưỡng nhưng chuột còn sử dụng châu chấu làm thức ăn, do đó sự trùng lặp này là không hoàn toàn mà chỉ một phần
Câu 31:
Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ
Đáp án A
A Đúng.
B sai vì: Hệ sinh thái dù là nhân tạo hay tự nhiên đều phải là hệ thống mở (có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường).
C sai vì: Hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.
D sai vì: Hệ sinh thái tự nhiên hay hệ sinh thái nhân tạo đều gồm 2 thành phần là: Vô sinh và Hữu sinh
Câu 32:
Ở một loài lưỡng bội (đực XY, cái: XX) xét 1 gen quy định màu mắt có 2 alen là A: màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu trắng. Khi quần thể ngẫu phối hình thành tối đa 5 loại kiểu gen về gen này. Cho lai giữa hai cơ thể bố mẹ đều có màu mắt đỏ thì:
Đáp án C
Với 2 alen quy định màu mắt, hình thành tối đa 5 loại kiểu gen về gen này. Do đó, gen quy định màu mắc nằm trên NST giới tính X không có alen tương ướng trên Y.
Cho lai hai cơ thể bố mẹ đều mắt đỏ thì:
A-sai, có thể xảy ra theo trường hợp (II).
B-sai, không có trường hợp nào xảy ra.
C-đúng, theo trường (II).
D-sai, không bao giờ xuất hiện cái mắt trắng
Câu 33:
Cho cây có hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 75%. Trong các phát biểu sau đây
(1) Ở F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(2) Trong số cây hoa trắng ở F1, cây có kiểu gen dị hợp là 5/6.
(3) Cho 1 cây hoa trắng ở F1 tự thụ phấn, xác suất thu được cây hoa trắng đồng hợp lặn là 1/4.
(4) Màu sắc hoa do 2 gen alen tác động theo kiểu át chế trội quy định.
Có bao nhiêu câu đúng?
Đáp án B
Hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 kiểu hình và hoa trắng chiếm 75%
Suy ra, màu hoa được qui định theo kiểu tương tác ác chế trội 12:3:1
(1)-sai, có 6 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(2)- đúng.
(3)-sai, không thể tạo ra cây hoa trắng đồng hợp lặn.
(4)-sai, màu sắc hoa do sự tương tác giữa 2 gen không alen qui định. Trong đó gen này át chế sự biểu hiện của gen khác.
Câu 34:
Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, các alen trội lặn hoàn toàn. Lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Locut 3 quy định hình dạng lông có 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau. Ba lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về ba lôcut trên là
Đáp án B
Số kiểu gen tối đa là: ; Số kiểu hình tối đa là: 2.2.3 = 12
Câu 35:
Ở một loài thực vật, thực hiện phép lai giữa hai cơ thể P: , biết quá trình giảm phân ở bố lẫn mẹ xảy ra hoàn toàn bình thuờng và không có đột biến mới phát sinh. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen di hợp về tất cả các gen trong quần thể của loài trên là:
Đáp án C
Số KG dị hợp về tất cả các cặp gene là: [AB//ab + Ab/aB] 2 × 1 × 5 [ EEee + EEEe+ Eeee+ EEe + Eee]= 10
Câu 36:
Ở một loài động vật, khi cho giao phối hai dòng thân đen với thân xám thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ:
- Ở giới đực: 3 con thân đen : 1 con thân xám.
- Ở giới cái : 3 con thân xám : 1 con thân đen.
Cho biết A qui định thân đen trội hoàn toàn so với a qui định thân xám và trong quần thể có tối đa 3 loại kiểu gen.
Trong các nhận định sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính quy định.
(2) Sự biểu hiện của màu lông do điều kiện môi trường chi phối.
(3)Màu sắc lông do gen nằm trên NST thường quy định nhưng bị ảnh hưởng bởi giới tính.
(4)Nếu đem các con cái thân xám F2 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa sẽ là 1 đen : 5 xám.
Đáp án C
(1) sai : Vì một gen có 2 alen A và a, trong quần thể cho tối đa 3 loại kiểu gen → gen nằm trên NST thường.
(2) sai : Vì không đủ điều kiện để khẳng định kiểu hình do điều kiện MT.
(3) Đúng : Tỉ lệ kiểu hình ở F2 cho thấy màu sắc thân bị chi phối bởi giới tính, sự biểu hiện của đực khác cái.
(4) Đúng:
- Sơ đồ lai: Pt/c: thân đen ´ thân xám
AA aa
F1: Aa : Aa
F2: 1AA : 2Aa : aa
đực: 3 đen : 1 xám → [giới đực: Đen (AA, Aa), Xám (aa)]
cái: 1 đen : 3 xám → [giới cái: Đen (AA) Xám (Aa, aa)]
Các con cái xám F2 có [2Aa: 1 aa] lai phân tích x đực aa.
Tần số: Bên cái [A = 1, a = 2] ´ bên đực [a = 1] → Aa = 1/3.
Mà Aa thì có chứa một nửa (tức 1/6) là đực, 1/6 là cái. Ở giới đực Aa biểu hiện màu đen. Vậy đen = 1/6. Lấy 1 – 1/6 = 5/6 (Xám). Vậy Đen : Xám = 1: 5.
Câu 37:
Ở người gen quy định nhóm máu ABO có 3 alen IA, IB, IO. Trong quần thể người có tối đa bao nhiêu phép lai cho đời con đồng tính về tính trạng nhóm máu.
Đáp án D
- Các kiểu gen nhóm máu: IAIA, IAIO, IBIB, IBIO, IAIB, IOIO.
đời con đồng tính ( có kiểu hình giống nhau) về:
+ nhóm máu A: p Phải có kiểu gen:
AA x AA → 1 phép lai
AA ×AO, AO ×AA → 2 phép lai ( đảo vai trò làm bố mẹ)
AA × OO → 2 phép lai ( đảo vai trò làm bố mẹ)
+ Nhóm máu B : Tương tự với nhóm máu A nên có 5 phép lai
+ Nhóm máu O : OO × OO → 1 phép lai
+ Nhóm máu AB : AA × BB ; BB × AA → 2 Phép lai
- Số phép lai cho đời con đồng tính về tính trạng nhóm máu = 1 + 2 + 2 + 2 + 1 + 2 + 2 + 1 = 13 phép lai (tính cả vai trò của giới tính).
Câu 38:
Ở quần thể ngẫu phối, xét một nhóm cá thể ruồi giấm. Trên mỗi cơ thể của nhóm ruồi này, xét cặp NST số 1 có một gen mang 2 alen. Cặp NST số 2 và số 3 đều có 2 gen, mỗi gen có 2 alen. Trên cặp XY xét 2 gen, mỗi gen có 2 alen nằm trên vùng tương đồng. Nếu không phát sinh đột biến, theo lí thuyết số loại kiểu gen và số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ nhóm ruồi đực trên lần lượt là
Đáp án D
Số loại KG = 3 x 10 x 10 x 4 x 4 = 4800; Số loại giao tử: 2 x 4 x 4 x 8 = 256
Câu 40:
Bình là một người đàn ông bình thường. Bình kết hôn với Mai, sinh ra một người con trai tên Minh bị u xơ nang. Khi Mai chết vì bệnh u xơ nang, Bình lấy Thu cũng là người bình thường, sinh ra một đứa con trai bình thường tên An. Được tin Toàn là anh của Thu đã chết vì bệnh u xơ nang, những người hàng xóm đã đưa ra nhiều nhận xét những người trong gia đình này cũng như về khả năng sinh con của Bình và Thu. Các nhận xét đó như sau:
(1) Bệnh u xơ nang gặp chủ yếu ở nam giới.
(2) Bố mẹ của Bình, Thu và Mai đều là những người mang gen bệnh.
(3) Bình và Thu đều có kiểu gen dị hợp.
(4) Xác suất An mang gen gây bệnh u xơ nang là 3/5.
(5) Xác suất để Bình và Thu sinh ra một con gái thứ hai bị bệnh u xơ nang là 1/6.
Biết rằng bố mẹ của Bình, Mai và Thu đều là những người bình thường. Số nhận xét không chính xác là:
Đáp án C
(1) sai.
Mai bị bệnh u xơ nang trong khi bố mẹ Mai là người bình thường nên bệnh u xơ nang do gen lặn trên NST thường qui định. Tần số bắt gặp ở nam và nữ là như nhau.
(2) sai.
Bố mẹ của Thu và Mai đều có kiểu gen dị hợp Aa vì đều có con mang bệnh u xơ nang nhưng chưa thể khẳng định được kiểu gen của bố mẹ Bình đều là dị hợp.
(3) sai.
Bình kiểu gen dị hợp (Aa) vì sinh Minh bị bệnh (aa).
Chưa thể khẳng định được kiểu gen của Thu. Bố mẹ Thu (Aa x Aa) nên Thu không bị bệnh có thể có 2 kiểu gen với tỉ lệ: 1/3 AA: 2/3 Aa.
(4) đúng. Ta có phép lai giữa Bình và Thu: Aa x (1/3 AA: 2/3 Aa).
Xác suất xuất hiện người bình thường (A-) = 1- aa = 1-2/3 x 1/4 = 5/6.
Xác suất xuất hiện kiểu gen Aa = 1/3 x 1/2 + 2/3x 2/4 =1/2.
An là người bình thường nên xác suất An mang gen gây bệnh u xơ nang = Aa/A- = 1/2: 5/6 = 3/5.
(5) sai. Xác suất để Bình và Thu sinh ra một con gái thứ hai bị bệnh u xơ nang (aa) là: 2/3 x 1/4 x 1/2 = 1/12.
Vậy, có 4 phát biểu không chính xác nên phương án đúng là C.