Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 9)

  • 12661 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

Xem đáp án

Đáp án D

Cá hô hấp bằng mang.

Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.

Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang.

Nhờ hoạt động nhịp nhàng của của miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục.

Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng chảy trong mao mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang cùng chiều với dòng máu chảy trong mao mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn


Câu 2:

Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao làm tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ →  nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định.

Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ làm nồng độ glucôzơ trong máu giảm →  tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định


Câu 3:

Khi cá thở ra, diễn biến nào diễn ra dưới đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.

Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang


Câu 4:

Trong các dịch tiêu hoá sau đây, loại dịch tiêu hoá nào có chứa enzim tiêu hoá thức ăn?

1. Nước bọt 2. Dịch vị    3. Dịch mật 4. Dịch tuỵ 5. Dịch ruột

Xem đáp án

Đáp án A

+     Nước bọt chứa enzim amylase phân giải tinh bột glucose.

+     Dịch vị do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm HCl và enzim pepsin giúp phân giải protein.

+     Dịch tụy chứa nhiều loại enzim tiêu hóa như tripsin, protease…

+     Dịch ruột chứa nhiều loại enzim phân giải đường, protein, lipid…

+     Dịch mật không chứa enzim tiêu hóa mà chứa các muối mật giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn


Câu 5:

Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Trong một cung phản xạ dẫn truyền xung thần kinh chỉ đi theo một chiều vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.

+ Mặt khác, tại xinap màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học.


Câu 6:

Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ do

Xem đáp án

Đáp án D

→ Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất


Câu 7:

Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

Xem đáp án

Đáp án C

→ đất có độ mặn cao là đất có nồng độ các ion Na+, Cl- cao (nghĩa là có thế nước thấp) hơn trong tb lông hút (của cây không ưa mặn). Do cây không ưa mặn không có cơ chế tích lũy các ion trong tb lông hút nên có nồng độ chất tan thấp hơn (thế nước cao hơn) so với dung dịch đất → việc hấp thụ nước trở nên khó khăn và tiêu tốn nhiều năng lượng (không hấp thụ theo cơ chế thụ động được mà phải hấp thụ theo cơ chế chủ động)→ cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng. Sở dĩ cây ưa mặn hấp thụ được nước khi sống trên đát mặn lad do chúng có cơ chế tích lũy các ion trong tb lông hút nên có nồng độ chất tan cao hơn (thế nước thấp hơn) so với dung dịch đất → việc hấp thụ nước trở nên dễ dàng và ít tiêu tốn nhiều năng lượng hơn → vẫn có khả năng sinh trưởng tốt.


Câu 8:

Nitơ có chức năng chủ yếu nào và khi thiếu nitơ cây có triệu chứng gì?

Xem đáp án

Đáp án B

      Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử protein (NH2 – R – COOH), axit nucleic (bazơ nitơ), diệp lục (C55H72O5N4Mg, C55H70O6N4Mg), ATP (bazo ađeenin), enzim, coenzim, ….

      Khi thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein → sự sinh trưởng của các cơ quan → xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây nên màu vàng xuất hiện trước tiên ở các lá già trước sau đó mới đến các lá non hơn.


Câu 9:

Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

Xem đáp án

Đáp án D

→ Thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa:

–      Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ: tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo;

–      Khí khổng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp;

–      Hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng → đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường


Câu 10:

Sản phẩm của pha sáng gồm có:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 13:

Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a, bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:

Quần thể

I

II

III

IV

Tỉ lệ kiểu hình trội

96%

64%

75%

84%

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể 3 có q2 = 0,25 → q= 0,5 → p =0,5.

Tần số kiểu gen AA bằng tần số kiểu gen aa = p2 = q2= 0,25


Câu 16:

Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit?

Xem đáp án

Đáp án D

Chuỗi pôlinuclêôtit được hình thành bằng các liên kết hóa trị giữa các phân tử đường và nhóm phôtphat xen kẽ nhau, còn bazơ nitơ giữ vai trò liên kết hai chuỗi polinucleotit trong phân tử ADN mạch kép. Do vậy, khi bazơ nitơ bị tách khỏi chuỗi vẫn không làm đứt mạch


Câu 17:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 18:

Ở người, xét một bệnh do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, alen trội A quy định tính trạng bình thường. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh kết hôn với người chồng bình thường đến từ quần thể cân bằng di truyền với 19% số người mang gen bệnh. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái và không bị bệnh là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh

Quần thể người đang trạng thái cân bằng di truyền về gen nói trên, có 19% số người mang gen bệnh → Số người không mang gen gây bệnh có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ: 1 - 19% = 81%

Tần số alen A = 0,9, tần số alen a = 1 - 0,9 = 0,1

Quần thể cân bằng có cấu trúc: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

Người vợ có bố bị bệnh nên chắc chắn có kiểu gen dị hợp Aa → Giảm phân cho giao tử  A :  a


Câu 20:

Một gen có Ađênin (A) bằng 300 nucleotit và tỉ lệ . Đột biến đã xảy ra trên một cặp nucleotit của gen dẫn đến số liên kết hiđrô của gen sau đột biến là 1951. Dạng đột biến gen đã xảy ra là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có : G=3.A/2 = 3.300/2=450

→ số liên kết Hidro=2.300+3.450=1950.

→ ĐB liên quan đến 1 cặp Nu làm số liên kết Hidro tăng lên 1 → thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X


Câu 21:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh Z ở người. Biết rằng, bệnh Z là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định; gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IB, IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu với 4% số người có nhóm máu O và 21% số người có nhóm máu B. Các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Có 5 người chưa xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh Z.

(2) Tối đa 10 người có thể mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.

(3) Tỉ lệ để người III14 mang kiểu gen dị hợp trong nhóm máu A là 34,57%.

(4) Xác suất để cặp vợ chồng III13 và III14 sinh một đứa con đầu có nhóm máu AB là 287/ 360

Xem đáp án

Đáp án B

Thứ nhất: Xét bệnh Z

Người 2, 3, 10, 12 có kiểu gen zz

Người 5, 6, 7, 8 có kiểu gen Zz

Người 14 có kiểu gen Zz

Người 1, 4, 9, 11, 13 chưa rõ kiểu gen → (1) đúng

- Xét nhóm máu :

Người 1, 2, 3, 4 có kiểu gen là IBIO( do sinh ra con có nhóm máu O )

Người 5, 8 nhóm máu O có kiểu gen IOIO

Người 6, 7, 11, 12, 13 nhóm máu B chưa biết kiểu gen : B-

Người 9, 10, 14 nhóm máu A chưa biết kiểu gen : A-

Vậy người tối đa có thể có kiểu gen đồng hợp là 5,8,6,7,11,12,13, 9,10,14

Có thể có tối đa 10 người có kiểu gen đồng hợp → (2) đúng

Xét Quần thể :

4% số người mang nhóm máu O → tần số alen IO là 0,2

Tần số alen IB là × thì tỉ lệ người mang nhóm máu B là x2 + 2.0,2.x = 0,21

Giải ra, × = 0,3

Vậy tần số alen IB là 0,3

Tần số alen IA là 0,5

Cấu trúc quần thể với nhóm máu A là 0,25IAIA : 0,2IAIO

Vậy cặp vợ chồng 9 × 10 có dạng : (5/9 IAIA : 4/9 IAIO) × (5/9 IAIA : 4/9 IAIO)

Đời con theo lý thuyết : 49/81 IAIA : 28/81 IAIO : 4/81 IOIO

Người 14 có dạng : 7/11 IAIA : 4/11 IAIO

Vậy xác suất người 14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 4/11 = 36,36% →  (3) sai

+ Xét về nhóm máu: Cặp vợ chồng 6 × 7 có dạng : (1/3 IBIB : 2/3 IBIO) × (1/3 IBIB : 2/3 IBIO)

Đời con theo lý thuyết : 4/9 IBIB : 4/9 IBIO : 1/9 IOIO

Vậy người 13 có dạng (1/2 IBIB: 1/2 IBIO)

Cặp vợ chồng  13 × 14 :   (1/2 IBIB: 1/2 IBIO)  ×  (7/11 IAIA : 4/11 IAIO)

Giao tử :                                  3/4IB : 1/4 IO              9/11 IA : 2/11 IO

Tỉ lệ con nhóm máu AB của 13 và 14 = 27/44(4) sai


Câu 22:

Xét một quần thể của động vật có vú, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 42 kiểu gen về hai gen này. Cho biết không phát sinh thêm đột biến mới. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau?

(1) Gen thứ hai nằm trên NST X ở đoạn tương đồng với Y.

(2) Hai gen này phân li độc lập trong quá trình giảm phân.

(3) Có 9 kiểu gen dị hợp về cả hai gen trên.

(4) Số loại kiểu gen tối đa ở giới cái ít hơn giới đực.

Xem đáp án

Đáp án A

Nếu 2 gen này nằm trên 2 NST thường khác nhau thì số kiểu gen tối đa là: 3 × 6 = 18 ≠ đề bài.

Nếu 2 gen này nằm trên 1 NST thường thì số kiểu gen tối đa là: 21 ≠ đề bài.

Nếu gen nằm trên 1 vùng không thương đồng NST giới tính X, gen nằm trên NST thường:

- Gen 1: 5

- Gen 2: 6

Vậy có 30 kiểu gen

Nếu 2 gen nằm tren NST thường, gen 1 nằm trên vùng tương đồng của × và Y:

- Gen 1: 7

- Gen 2: 6 

Vậy có 42 kiểu gen, thỏa mãn.

Xét các phát biểu:

(1) đúng

(2) Sai vì gen thứ nhất nằm trên X

(3) Số kiểu gen dị hợp về cả 2 gen:

- Gen 1 có 3 kiểu gen dị hợp (XAXa; XAYa; XaYA)

- Gen 2 có 3 kiểu gen dị hợp → có tất cả 9 kiểu gen dị hợp về cả 2 gen → (3) đúng.

(4) Số kiểu gen tối đa ở giới cái là:  , số kiểu gen ở giới đực là:

→ 18/24 = 3/4 → (4) Đúng


Câu 24:

Ở một loài thực vật, nghiên cứu quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzim do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzim do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzim do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzim có chức năng. Phép lai P : AaBbDd × AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?

(1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.

(2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 18,75%.

(3) Tỉ lệ cây đỏ dị hợp một cặp gen trong tổng số cây đỏ là 44,4%.

(4) Tỉ lệ cây hoa tím mang 3 alen trội trong tổng số cây hoa tím là 4,6875%.

Xem đáp án

Đáp án D

P : AaBbDd × AaBbDd

F1 : Các cây hoa trắng có kiểu gen là: aa(BB, Bb, bb) (DD, Dd, dd) ↔ có số KG là 1 . 3.3 = 9

→ (1) đúng

Các cây hoa vàng có kiểu gen : (AA, Aa) bb (DD, Dd, dd) chiếm tỉ lệ là : 0,75 . 0,25 . 1 = 3/16

→ (2) đúng

Các cây hoa đỏ có kiểu gen : (AA,Aa) (BB, Bb) dd chiếm tỉ lệ là : 0,75 . 0,75 . 0,25 = 9/64

Cây dị hợp 1 cặp gen (AaBBdd + AABbdd) chiếm tỉ lệ là : 0,5 . 0,25 . 0,25 . 2 = 1/16

→ trong số các cây hoa đỏ, cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/9

→ (3) đúng

Các cây hoa tím có kiểu gen (AA,Aa) (BB,Bb) (DD,Dd) chiếm tỉ lệ : 0,753 = 27/64

Cây hoa tím (A-B-D-) mang 3 alen trội có kiểu gen AaBbDd, chiếm tỉ lệ : 0,53 = 1/8

→ trong các cây hoa tím, tỉ lệ cây mang 3 alen trội là: 1/8 : 27/64 = 8/27 = 29,629%

→ (4) sai

Ý 1,2,3 đúng


Câu 25:

Ở một loài thực vật, nghiên cứu quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzim do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzim do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzim do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzim có chức năng. Phép lai P : AaBbDd × AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?

(1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.

(2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 18,75%.

(3) Tỉ lệ cây đỏ dị hợp một cặp gen trong tổng số cây đỏ là 44,4%.

(4) Tỉ lệ cây hoa tím mang 3 alen trội trong tổng số cây hoa tím là 4,6875%.

Xem đáp án

Đáp án D

P : AaBbDd × AaBbDd

F1 : Các cây hoa trắng có kiểu gen là: aa(BB, Bb, bb) (DD, Dd, dd) ↔ có số KG là 1 . 3.3 = 9

→ (1) đúng

Các cây hoa vàng có kiểu gen : (AA, Aa) bb (DD, Dd, dd) chiếm tỉ lệ là : 0,75 . 0,25 . 1 = 3/16

→ (2) đúng

Các cây hoa đỏ có kiểu gen : (AA,Aa) (BB, Bb) dd chiếm tỉ lệ là : 0,75 . 0,75 . 0,25 = 9/64

Cây dị hợp 1 cặp gen (AaBBdd + AABbdd) chiếm tỉ lệ là : 0,5 . 0,25 . 0,25 . 2 = 1/16

→ trong số các cây hoa đỏ, cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/9

→ (3) đúng

Các cây hoa tím có kiểu gen (AA,Aa) (BB,Bb) (DD,Dd) chiếm tỉ lệ : 0,753 = 27/64

Cây hoa tím (A-B-D-) mang 3 alen trội có kiểu gen AaBbDd, chiếm tỉ lệ : 0,53 = 1/8

→ trong các cây hoa tím, tỉ lệ cây mang 3 alen trội là: 1/8 : 27/64 = 8/27 = 29,629%

→ (4) sai

Ý 1,2,3 đúng


Câu 26:

Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi hoạt động này không trực tiếp tạo ra CO2


Câu 27:

Để khôi phục rừng tự nhiên tại các đồi trọc bị nhiễm chất độc màu da cam ở vùng núi A Lưới – tỉnh Thừa Thiên Huế, biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

A. đúng: Trồng cây khép tán tốt để giữ ẩm, giữ nước, tránh xói mòn chất dinh dưỡng, tạo tiền đề cho các cây địa phương mọc


Câu 28:

Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên có thể là do

Xem đáp án

Đáp án C

Gen ti thể là gen nằm trong tế bào chất, trong quá trình phân chia tế bào các gen tế bào chất không phân li đồng đều về các tế bào con như các gen trong  nhân

Ở người mẹ bị bệnh nhưng sinh ra con không bị bệnh là do trong quá trình phân chia tế bào  tạo trứng thì trứng (để tạo ra người con không bị bệnh ) không chứa các alen bị bệnh →  người con đó không bị bệnh 


Câu 29:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 10% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong chuỗi thức ăn : Tảo → Giáp xác →  cá

Giáp xác là loài sinh vật có sinh khối lớn nhất ( tham khảo SGK 12  nâng cao /238)

Năng lượng tích lũy ở bậc sinh khối lớn nhất – giáp xác là

3.106 × 0,3% × 10% = 900 kcal/m2/ngày

A đúng

Bậc dinh dưỡng có sự thất thoát năng lượng nhỏ nhất là ở bậc 3 – cá . Do chúng đã khai thác được 15% năng lượng tích lũy của giáp xác – là sự khai thác được chiếm tỉ lệ cao nhất

B sai

C năng lượng được tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( bậc dinh dưỡng 3)  là

3.106 × 0,3% × 10% × 15% = 135 kcal/m2 / ngày

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc bậc dinh dưỡng 4, sẽ phải có năng lượng tích lũy được nhỏ hơn năng lượng được tích lũy trong cá .

C sai

Sinh vật sản xuất tích lũy được : 3.106 × 0,3% = 9000 = 9.103 kcal/m2/ngày

D sai


Câu 30:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen?

(1) Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là một cặp nuclêôtit trong gen.

(2) Đột biến gen luôn làm phát sinh một alen mới so với alen trước đột biến.

(3) Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

(4) Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen.

(5) Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

(6) Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen

Xem đáp án

Đáp án D

(1) đúng vì đột biến gen theo định nghĩa SGK, phải biến đổi ít nhất 1 cặp, cho dù thay thế cũng loại thì cũng tính là biến đổi.

(2)  sai, đột biến có thể làm xuất hiện một alen mới hay có thể làm xuất hiện alen có sẵn trong quần thể ban đầu.

(3)  đúng, do hiện tượng đột biến ở các gen đa hiệu.

(4)  sai, vì đột biến có thể xảy ra tại vùng vận hành có thể làm thay đổi lượng sản phẩm của gen (liên quan đến điều hòa hoạt động gen).

(5)  đúng, đột biến gen tạo ra alen mới thì chỉ là 1 trạng thái khác của gen nên không thể làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

(6)  đúng, đột biến gen là biến đổi ở đơn vị 1 hoặc 1 số cặp nu nghĩa là không thể làm thay đổi nguyên tắc bổ sung (tiền đột biến ko phải là đột biến gen vì chỉ mới biến đổi trên 1 mạch).


Câu 31:

Cho các bệnh, tật sau đây:

(1) Hội chứng Down.               (2) Hội chứng AIDS.               (3) Tật dính ngón tay 2-3.

(4) Bệnh bạch tạng.                   (5) Bệnh ung thư vú.

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào bệnh, tật di truyền?

Xem đáp án

Đáp án C

Chú ý: Bệnh di truyền là bệnh mà nguyên nhân là do những biến đổi trong vật chất di truyền (đb gen, đb nst...), bệnh di truyền ko nhất thiết phải truyền qua được các thế hệ.

HIV không phải là bệnh di truyền vì không làm biến đổi vật chất di truyền


Câu 32:

Khẳng định nào sau đây về mô hình hoạt động của ôperôn Lac ở E. Coli là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai, operon Lac không bao gồm gen điều hòa.

B đúng, vì  gen điều hòa không có vùng vận hành để kiểm soát sự phiên mã.

C đúng. (theo mô hình hoat động của operon Lac đã học)

D đúng, vì mặc dù cả 3 gen Z,Y,A có chung một vùng khởi động và nằm chung trong chuỗi mARN nhưng được dịch mã riêng, do đó , bất cứ dạng đột biến nào xảy ra ở bất kỳ gen nào cũng không ảnh hưởng đến các gen khác


Câu 33:

Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu không đúng là : C

Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây nên những biến đổi của cơ thể sinh vật là học thuyết tiến hóa của Lamac 


Câu 34:

Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ cộng sinh hay ký sinh thường mang tính thường xuyên và bắt buộc, còn hội sinh thì ko mang tính bắt buộc giữa 2 loài


Câu 35:

Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen?

Xem đáp án

Đáp án B

A sai, thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng cùng 1 loại enzim cắt giới hạn để chỗ nối của 2 bên là giống nhau

C sai, thể truyền có thể tồn tại trong vùng nhân của tế bào nhận. ví dụ như dùng virut để gắn đoạn gen cần chuyển vào

D sai. các gen đánh dấu được gắn vào thể truyền để giúp nhận định được các tế bào đã nhận được gen cần chuyển và có khả năng loại đi các tế bào chưa nhận được


Câu 36:

Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau:

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.

Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:

(1) Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.

(2) Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

(3) Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.

(4) Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li địa lý và cách li cơ học.

Số phát biểu không đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.

(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.

(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.

(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).


Câu 37:

Ở một loài, trong quá trình giảm phân bình thường nếu có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp NST có thể tạo ra tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Có 4 hợp tử bình thường của loài này thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau. Khi quan sát các tiêu bản tế bào vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được 10240 NST đơn trong 248 tế bào. Biết rằng trong 1 lần nguyên phân đã xảy ra một lần thoi vô sắc không hình thành ở 1 tế bào. Số lượng tế bào bình thường sau khi kết thúc quá trình nguyên phân và lần nguyên phân bị xảy ra đột biến lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 cặp NST có trao đổi chéo tại một điểm nên số giao tử tối đa là 42 × 2a = 4096 (trong đó a là số cặp NST không có trao đổi chéo). Ta có a = 8 nên n = 8 +2 = 10. Vậy, bộ NST của loài là 2n  = 20.

Ở kì sau lần nguyên phân cuối cùng tạo ra được 10240 NST đơn nên số tế bào nếu không có  đột biến là: 10240 : 40 = 256 tế bào

→ Số tế bào đột biến 4n là 256 – 248 = 8

Vậy số tế bào bình thường ở kì sau là 248 – 8 = 240.

Vậy số tế bào bình thường sau khi kết thúc nguyên phân là 240 × 2 = 480

Giả sử mọi thứ đều bình thường, ở lần nguyên phân này có 256 tế bào đang nguyên phân

Kết thúc nguyên phân sẽ tạo 512 tế bào

Vậy 4 tế bào đã trải qua tổng cộng số lần nguyên phân là 7

Vậy chúng ta đang quan sát ở kì sau lần nguyên phân số 7.

Kết thúc lần nguyên phân số 6 tạo ra 248 tế bào, giảm đi 8 tế bào so với bình thường

Vậy tế bào không phân li cách đây :  lần nguyên phân

Vậy tế bào không phân li ở lần nguyên phân thứ : 6 – 3 = 3

Vậy có 480 tế bào bình thường và tế bào xảy ra không phân li ở lần nguyên phân số 3


Câu 38:

Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho lông xám; các kiểu gen còn lại đều cho lông trắng. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông xám. Số phép lai có thể xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án A

- P: Phép lai giữa lông xám (A-B-D-) với lông trắng (không chứa đồng thời A-B-D-).

- F1: Đời con tỉ lệ lông xám (A-B-D-) = 1/4 = 1/2 × 1/2 × 1 = 1/4 × 1 × 1 (loại trường hợp 1/4 × 1 × 1 vì không có phép lai nào cho kiểu hình trội = 1/4).

- Con F1: A-B-D- = 1/2 × 1/2 × 1 = 1/2A- × 1/2B- × 1D- + 1/2A- × 1B- × 1/2D- + 1A- × 1/2B- × 1/2D-

+ Xét trường hợp: Con A-B-D- = 1/2A- × 1/2B- × 1D- → P: (Aa × aa)(Bb × bb)(DD × DD + DD × Dd + Dd × DD + DD × dd) = 4 phép lai.

+ Các trường hợp 1/2A- × 1B- × 1/2D- và 1A- × 1/2B- × 1/2D- , mỗi trường hợp cũng đều có 4 phép lai.

→ Tổng số phép lai cho con A-B-D- = 1/4 gồm có 4 × 3 = 12 phép lai.


Câu 39:

Khi lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng thu được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% quả dẹt; 37,5% quả tròn; 6,25% quả dài. Cho tất cả các cây quả tròn và quả dài ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Về mặt lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Quy ước: A-B- dẹt; A-bb và aaB- tròn và aabb: dài

F1: có KG AaBbb→ F1 × F1: AaBb × AaBb

F2 ta lập bảng nhanh:

Đề bài cho những cây tròn và dài ở F2 giao phấn ngẫu nhiên. Cây tròn, dài có tỉ lệ các KG:

1/7AAbb : 2/7Aabb : 1/7aaBB : 2/7aaBb : 1/7aabb

Khi các cậy này phát sinh giao tử cho các giao tử với tỉ lệ như sau:

Ab = aB = 2/7; ab = 3/7

Sau giao phấn ngẫu nhiên ta có:

aabb = 9/49

A-bb + aaB - = 32/49


Câu 40:

Cho hai giống lúa mì thuần chủng hạt đỏ thẫm và hạt trắng lai với nhau thu được F1 100% hạt đỏ vừa. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ 1 đỏ thẫm: 4 đỏ tươi: 6 hồng: 4 hồng nhạt: 1 trắng. Biết rằng sự có mặt của các alen trội làm tăng sự biểu hiện của màu đỏ. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fb là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phép lai tuân theo quy luật tương tác cộng gộp.

F2 16 tổ hợp →  F1: dị hợp 2 cặp →  F1: AaBb

Quy ước gen:  4 alen trội: đỏ thẫm; 3 alen trội: đỏ tươi; 

    2 alen trội: hồng (đỏ vừa)        1 alen trội: hồng nhạt   và 0 alen trội: trắng.

F1 lai phân tích: AaBb × aabb

F2:  1AaBb (hồng)

       1Aabb (hồng nhạt)    

       1aaBb (hồng nhạt)

       1aabb (trắng)

1 hồng : 2 hồng nhạt :1 trắng


Câu 41:

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.

Xem đáp án

Đáp án D

- A xám >> a đen

- Quần thể cân bằng di truyền: Tỉ lệ  0,36A- + 0,64aa = 1 → tần số a = 0,8.

↔ P: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa

- Chỉ cho các cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ = xám × xám + đen × đen

+ P giao phối: 0,36. [(1/9AA : 8/9Aa)   ×   (1/9AA : 8/9Aa)] + 0,64 (aa × aa)

↔ F1 : 0,36 (25/81AA + 40/81Aa + 16/81aa) + 0,64aa = 1.

↔ F1 : 5/45AA + 8/45Aa + 32/45aa = 1.

+ F1 giao phối: 13/45[(5/13AA : 8/13Aa) × (5/13AA : 8/13Aa)] + 32/45(aa × aa)

  F2 : Tỉ lệ con đen (aa) = 13/45 × 4/13 × 4/13 + 32/45 = 48/65


Bắt đầu thi ngay