IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 11)

  • 13154 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?

Xem đáp án

Đáp án B

 

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

Răng

- Răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển để giữ mồi, cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt.      

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển để nhai và nghiền thức ăn là thực vật cứng.

Dạ dày

- Dạ dày đơn: 1 túi lớn.

 - Tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày ở người.

- Dạ dày đơn (1 túi) như thỏ, ngựa.  - Các loài khác có dạ dày 4 ngăn như trâu.  bò: 

+ Dạ cỏ: Lưu trữ thức ăn, làm mềm thức ăn khô và lên men, dạ cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác. 

+ Dạ tổ ong: Góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại. 

+ Dạ lá sách: Giúp hấp thụ lại nước. 

+ Dạ múi khế: Tiết ra pepsin và HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và VSV từ dạ cỏ xuống.

Ruột  non

- Ruột non ngắn (vài mét), tiêu hóa và hấp thụ thức ăn giống như ở người.

+ Ruột non rất dài (vài chục mét), tiêu hóa và hấp thụ thức ăn giống như ở người.

Manh  tràng

- Manh tràng (ruột tịt) không phát triển và không có chức năng tiêu hóa.

- Rất phát triển ở thú ăn TV có dạ dày đơn.

  - Có nhiều VSVcộng sinh tiêu hóa được xenlulozơ.

KL

- Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.

- Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vsv cộng sinh.


Câu 2:

Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì

Xem đáp án

Đáp án A

- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:

+ Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn).

+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có nhiều sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí


Câu 3:

Một trong những đặc điểm của hệ tuần hoàn kín là

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung

HTH hở

HTH kín

Cấu tạo

Tim

Hình ống, nhiều ngăn, có các lỗ tim.

Có ngăn tim: tim 2 ngăn (1 tâm thất, 1 tâm nhĩ), tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất)

Hệ mạch

Có ĐM,  TM, không có MM.

Có ĐM, TM và MM.

Hoạt động

Đường đi của máu

- Máu từ tim → ĐM → tràn vào khoang cơ thể (máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch vô) → TM → tim.

- Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào.

- Máu từ tim → ĐM → MM → TM → tim.

- Máu trao đổi với tế bào qua thành mao mạch.

Áp lực và vận tốc máu

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Đại diện

- ĐV thân mềm, chân khớp

- Giun đốt, mực ống, bạch tuộc, các động vật có xương sống.


Câu 4:

Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng

Xem đáp án

Đáp án C

 

Tiếp nhận kích thích

Điều khiển

Thực hiện

Thành phần

- Các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

- Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

- Các cơ quan như gan, thận, phổi, tim, mạch.

Chức năng

- Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài.

- Hình thành xung thần kinh

- Phân tích, điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi các tín hiệu.

- Nhận tín hiệu điều khiển.

- Tăng hoặc giảm hoạt động để ổn định môi trường trong.


Câu 5:

Ở thực vật, có hai loại hướng động chính là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 6:

Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

Xem đáp án

Đáp án B

1. Ứng động sinh trưởng

- Bản chất: Do tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan như lá, cánh hoa...

- VD:  Ứng động nở hoa:

+ Quang ứng động: Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

+ Nhiệt ứng động: Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ.

2. Ứng động không sinh trưởng

- Bản chất: Do không có sự phân chia và lớn lên của tế bào mà chỉ là sự trương nước của tế bào.

- VD:

+ Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm: Nguyên nhân là do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.

+ Hiện tượng đóng mở khí khổng: Nguyên nhân là do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng


Câu 7:

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?

Xem đáp án

Đáp án B

- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.

- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần qua các mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch


Câu 9:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về cảm ứng của thủy tức?

(1) Phản ứng của thủy tức không phải là phản xạ.

(2) Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

(3) Tiêu phí ít năng lượng hơn so với giun dẹp.

(4) Tiêu phí nhiều năng lượng hơn so với lớp chim

Xem đáp án

Đáp án B

Tiêu chí

Động vật có hệ thần kinh dạng lưới

Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Đại diện

Đồng vật ngành ruột khoang

Giun dẹp, giun tròn và chân khớp

Đặc điểm hệ thần kinh

- Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh.

- Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành hạch thần kinh.

- Các hạch thần kinh nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định

Đặc điểm phản ứng

- Khi có kích thích, tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích, thông tin được truyền về mạng lưới thần kinh rồi đến các tế bào biểu mô cơ làm cho động vật co mình lại.

- Phản ứng toàn thân → tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Kích thích ở một phần nào đó trên cơ thể sẽ được truyền về hạch thần kinh ở bộ phận tương ứng để phân tích rồi theo dây thần kinh đến cơ quan thực hiện.

- phản ứng cục bộ ở vùng bị kích thích → chính xác và ít tốn năng lượng.

 

(1) sai, phản ứng của thủy tức có sự tham gia của hệ thần kinh nên phải là phản xạ.

(2) đúng, toàn bộ cơ thể của thủy tức co lại khi bị kích thích.

(3) sai, cảm ứng của thủy tức tiêu phí nhiều năng lượng hơn so với giun dẹp.

(4) đúng, cảm ứng của thủy tức tiêu phí nhiều năng lượng hơn so với lớp chim


Câu 10:

Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào? 

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 11:

Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

B. sai, vì không còn đảm nhận chức năng gì nên dần bị tiêu biến nhưng thời gian tiến hóa chưa đủ dài để tiêu biến hoàn toàn.

C. sai, cơ quan thoái hóa sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác trong cơ thể nếu bị loại bỏ.

D. sai, là cơ quan cùng nguồn


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất ?

Xem đáp án

Đáp án D

D sai vì sự sống đầu tiên (tế bào sống đầu tiên)  trên Trái Đất được hình thành trong đại dương nguyên thuỷ, từ các hệ đại phân tử hữu cơ


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây chính xác?

Xem đáp án

Đáp án B

A. sai, hệ gen của virut có thể là ADN sợi đơn hoặc sợi kép, một số khác có ARN.

B. đúng.

C. sai, vùng mã hóa ở sinh vật nhân thực xen kẽ giữa các đoạn mã hóa (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin.

D. sai, hệ gen của sinh vật nhân sơ gồm ADN ngoài nhân (plasmit) và ADN ở vùng nhân


Câu 14:

Đặc điểm nào sâu đây chỉ có ở tARN mà không có ở ADN?

Xem đáp án

Đáp án D

A Đúng, vì liên kết hóa trị là liên kết giữa các Nu trên cùng 1 mạch nên có ở cả 2 loại.

B. Trên tARN tại các thùy tròn các Nu cũng bắt cặp theo nguyên tắc BS.

C. Theo như phân tích ý B vì thế C đúng.

D. đúng, vì chỉ có tARN có bộ ba đối mã đặc hiệu (anticodon) có thể nhận biết và bắt đôi bổ sung với codon tương ứng trên mARN


Câu 15:

Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì

Xem đáp án

Đáp án B

Các đoạn ADN ngắn đó chính là các đoạn Okazaki. ADN ligaza giúp hình thành liên kết photphoeste giữa các đoạn Okazaki để tạo sợi liên tục => thiếu enzim này, các đoạn Okazaki không được nối lại => mạch ADN mới bị đứt thành nhiều phân đoạn


Câu 16:

Trong thành phần operon Lac của vi khuẩn E.coli, theo chiều trượt của enzyme phiên mã thì thứ tự các thành phần là

Xem đáp án

Đáp án D

P là nơi enzyme phiên mã bám vào để khởi động và trượt trên mạch gốc trong quá trình phiên mã, trước P luôn là gen điều hòa, sau P là các vùng O, sau O là nhóm gen cấu trúc. Thành phần 1 Operon gồm: P+O+ ZYA.


Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai, vì theo giả thiết siêu trội ƯTL do các cặp gen dị hợp.

B sai, vì ƯTL không phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp.

C Đúng.

D ƯTL cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ


Câu 18:

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D

A, B, C đều thuộc về mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.

- Quan hệ giữa sáo với trâu, bò là quan hệ hợp tác.

- Quan hệ giữa phong lan và cây gỗ là quan hệ hội sinh.

- Quan hệ giữa trùng roi với mối là quan hệ cộng sinh.

Quan hệ giữa cây tầm gửi và cây gỗ là mối quan hệ kí sinh, thuộc về quan hệ đối kháng trong quần xã


Câu 19:

Lượng khí CO2 ngày càng tăng cao trong khí quyển là do nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Lượng khí CO2 ngày càng tăng cao trong khí quyển là do các nguyên nhân trực tiếp như sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải, sự sử dụng quá nhiều các nhiên liệu hóa thạch và nguyên nhân gián tiếp là sự chặt phá rừng làm chậm vòng tuần hoàn CO2 


Câu 20:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có các chức năng:

- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.

- Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

Nhưng không quyết định đến mức độ tiến hóa của loài


Câu 21:

Phát biểu sau đây về ổ sinh thái là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương án A sai vì ổ sinh thái là một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái.

Phương án B sai vì hai loài có nơi ở trùng nhau thì luôn có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng.

Phương án C sai vì có thể cạnh tranh về nơi ở


Câu 22:

Nội dung nào sau đây phù hợp với những quan sát và suy luận của Đacuyn về quá trình tiến hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương án A sai vì theo Đacuyn, trong cùng một lứa sinh sản phát sinh nhiều biến dị cá thể có phản ứng khác nhau trước cùng một điều kiện môi trường.

Phương án B sai vì theo Đacuyn, các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con lớn hơn khả năng cung cấp của môi trường.

Phương án D sai vì theo Đacuyn, các biến dị xuất hiện đồng loạt ở các cá thể dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh phần lớn không có khả năng di truyền lại cho các thế hệ sau (được gọi là biến dị xác định) và ít có ý nghĩa trong tiến hóa.


Câu 24:

Trong các xu hướng sau:

(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. 

(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.

(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.

(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.

(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. 

(6) Đa dạng về kiểu gen.

(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.

Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể tự thụ phấn và giao phấn gần có xu hướng làm cho tần số alen không đổi qua các thệ và thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng giảm dị, qua đó quần thể phân hóa thành các dòng thuần qua đó tạo cơ hội cho alen lặn được biểu hiện thàn kiểu hình


Câu 27:

Một gen ở một loài chim chỉ được di truyền từ mẹ cho con. Gen này có thể

(1) nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y.

(2) nằm ở tế bào chất.

(3) nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

(4) nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.

(5) nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

- Ở chim, con mái có cặp NST giới tính XY, con trống có cặp NST giới tính XX.

- Một gen ở một loài chim chỉ được di truyền từ mẹ cho con, gen này có thể nằm ở tế bào chất hoặc nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y.


Câu 28:

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

Cho một số nhận xét sau:

(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.

(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.

(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.

(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.

Số kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai, quan sát hình trước và sau đột biến  cho thấy hiện tượng này là mất đoạn và lặp đoạn.

(2) sai, hiện tượng này NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng nên xảy ra ở kỳ đầu giảm phân 1.

(3) sai, hện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) đúng, sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì đột biến xảy ra trong giảm phân nên chỉ đi vào giao tử.

(5) đúng, quan sát hình sau đột biến, 4 NST sẽ được phân chia cho 4 tế bào con, nên tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2 (gồm 2 bình thường, 1 mất đoạn, 1 lặp đoạn).

(6) đúng, mỗi giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể trong cặp này cho dù là đột biến hay bình thường


Câu 29:

Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người;

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người.

(6) Tạo giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây.

Số các thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen, gây đột biến lần lượt làCho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người;

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người.

(6) Tạo giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây.

Số các thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen, gây đột biến lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

- (1), (3), (5) là thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen.

- (2), (4) là thành tựu do ứng dụng của gây đột biến


Câu 30:

Trong các đại địa chất, có bao nhiêu sự kiện sau đây là đúng?

(1) Thực vật có hạt và bò sát bắt đầu xuất hiện ở kỷ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.

(2) Lưỡng cư và côn trùng bắt đầu xuất hiện vào kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh.

(3) Sự tuyệt diệt của bò sát cổ xảy ra ở kỷ Jura thuộc đại Trung sinh.

(4) Thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện tại kỷ Krêta thuộc đại Trung sinh.

(5) Sinh vật nhân sơ phát sinh tại đại Nguyên sinh.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai vì thực vật có hạt và bò sát bắt đầu xuất hiện ở kỷ Cacbon thuộc đại Cổ sinh.

(2) Sai vì lưỡng cư và côn trùng bắt đầu xuất hiện vào kỷ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh.

(3) Sai vì sự tuyệt diệt của bò sát cổ xảy ra ở kỷ Krêta thuộc đại Trung sinh.

(4)  Đúng.

(5) Sai vì sinh vật nhân sơ phát sinh tại đại Thái cổ


Câu 32:

Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.

(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.

(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.

(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e).

(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) đúng, hình ảnh này mô tả quá trình nguyên phân vì quá trình phân bào này bao gồm đầy đủ các giai đoạn nhưng chỉ có 1 lần nhiễm sắc thể kép tách nhau và phân li về 2 cực (hình c). Quan sát hình c cũng thấy được ở mỗi phía của tế bào, các NST bao gồm từng đôi có hình thái giống nhau, gồm 2 chiếc lớn và 2 chiếc bé, nên ở mỗi cực NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng, đây cũng là một dấu hiệu phân biệt được quá trình nguyên phân với giảm phân 2.

(2) sai, vì quan sát hình (d) dễ dàng xác định được bộ NST ở hình d (kỳ đầu) là 2n kép = 4 nên bộ NST của loài là 2n=4.

(3) sai, ở giai đoạn (b) là kỳ giữa , tế bào có 8 phân tử ADN nhưng chỉ thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể kép.

(4) sai, thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (d) →(b) →(c) → (e).

(5) sai, các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài thực vật. Các chi tiết có thể giúp nhận ra tế bào thực vật này là:

- Ở hình (a) có vách tế bào.

- Các giai đoạn đều không nhận thấy có sự xuất hiện trung thể (cơ quan phát sinh thoi vô sắc ở tế bào động vật).

- Có sự hình thành vách ngăn ở kì cuối (hình e).


Câu 36:

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 39:

Ở một loài thực vật, gen qui định màu sắc vỏ hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là  A > a1 > a, trong đó A qui định hoa đỏ, a1- hoa vàng, a - hoa trắng. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, các giao tử đều có khả năng thụ tinh và sức sống của các kiểu gen đều như nhau. Cho cá thể có kiểu gen Aa1aa tự thụ phấn thu được các cây F1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Aa1aa →2/6 Aa : 1/6 Aa1 : 2/6 a1a : 1/6 aa

A đúng. Tỉ lệ cây hoa trắng thu được = 1/6.1/6 = 1/36

B sai. Tỉ lệ cây hoa vàng thu được = 2/6.2/6 +2/6.1/6.2  =2/9

C đúng. Kiểu gen cây hoa vàng ở F1: a1a1aa, a1aaa → 2 KG

D đúng. Kiểu gen cây hoa đỏ ở F1: AAa1a, AAaa, AAa1a1, Aa1a1a, Aa1aa, Aaaa → 6 KG


Bắt đầu thi ngay