20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 26)
-
13155 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Gen A quy định hoa màu đỏ, gen a quy định hoa màu vàng. Sự có mặt của gen b gây ức chế biểu hiện của gen A và a, làm hoa có màu trắng. Sự có mặt của gen B không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của A và a. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Theo lý thuyết, nếu cho các cây hoa đỏ và hoa vàng ở F1 tiếp tục tự thụ phấn thì thế hệ F2 có thể xuất hiện những tỉ lệ phân li màu sắc hoa nào sau đây?
(1) 3 đỏ : 1 trắng (2) 100% vàng (3) 3 đỏ : 1 vàng
(4) 100% trắng (5) 3 vàng : 1 trắng
Đáp án B
Ta có:
A-B- = đỏ
aaB- = vàng
A-bb = aabb = trắng
P: AaBb tự thụ
→ F1: Hoa đỏ: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb
Hoa vàng: 1aaBB : 2aaBb
Tự thụ
| KG F1 | KH |
|
| KG | KH |
AABB | 100% AABB | 100% đỏ |
| AaBb | 9A-B-:3aaB-:3A-bb:1aabb | 9 đỏ:3 vàng: 4 trắng |
AaBB | 3A-BB:1aaBB | 3 đỏ: 1 vàng |
| aaBB | 100% aaBB | 100% vàng |
AABb | 3AAB-:1AAbb | 3 đỏ: 1 trắng |
| aaBb | 3aaB-:1aabb | 3 vàng: 1 trắng |
Vậy các tỉ lệ đúng là: (1) (2) (3) (5)
Câu 2:
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạnh vào kỷ nào?
Đáp án C
Sinh vật đầu tiên chuyển từ dưới nước lên cạn là nhện, thuộc vào kỉ Silua
Câu 3:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,6Aa : 0,4aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và biết rằng khả năng sống sót để tham gia thụ tinh của hạt phấn A gấp 2 lần hạt phấn a, các noãn có sức sống như nhau. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở thế hệ F1 là:
Đáp án A
P: 0,6Aa : 0,4aa.
Quần thể ngẫu phối
G(P) : 0,3A : 0,7a
Do sức sống của hạt phấn A gấp 2 lần sức sống của hạt phấn a
→ G(P) ♂: 0,3A : 0,35a ↔ 6/13A : 7/13a
♀: 0,3A : 0,7a
Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình hoa trắng F1 là: 7/13 x 0,7 = 49/130
→ tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ F1 là 1 – 49/130 = 81/130
Câu 4:
Cho phép lai sau đây ở ruồi giấm: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, F1 có kiểu hình mang ba tính trạng trội và ba tính trạng lặn chiếm 42,5%. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số các kết luận sau đây?
1) Số cá thể đực mang 1 trong 3 tính trạng trội ở F1 chiếm 11,25%.
2) Số cá thể cái mang kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen trên chiếm 21%.
3) Tần số hoán vị gen ở giới cái là 40%.
4) Số cá thể cái mang cả ba cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 2,5%.
Đáp án A
Xét XMXm x XMY
→ F1 : 1 XMXM : 1 XMXm : 1 XMY : 1 XmY
→ F1 mm = ¼
Đặt tỉ lệ KH aabb = x → tỉ lệ KH A-B- = 0,5 + x
Tổng tỉ lệ KH 3 trội và 3 lặn là : (0,5 + x).0,75 + x.0,25 = 0,425
→ x = 0,05 ↔ aabb = 0,05
ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái
→ ruồi cái P cho giao tử ab = 0,05 : 0,5 = 0,1 < 0,25 ↔ giao tử hoán vị
→ F1 cái có tần số hoán vị gen là f = 20%
→ 3 sai
aabb = 0,05 → A-B- = 0,55 A-bb = aaB- = 0,2
Tỉ lệ cá thể đực mang 1 trong 3 tính trạng trội là: 0,25 x 0,2 x 2 + 0,25 x 0,05 = 0,1125
→ 1 đúng
Ruồi cái P cho giao tử : AB = ab = 0,1 ; Ab = aB = 0,4
→ tỉ lệ cá thể cái đồng hợp 3 cặp gen là: 0,1 x 0,5 x 2 x 0,25 = 0,025
→ 2 sai
Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp là: 0,1 x 0,5 x 2 x 0,25 = 0,025 = 2,5%
→ 4 đúng
Vậy có 2 kết luận đúng : (1) và (4)
Câu 5:
Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hóa cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11cM. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân. Người số 3 và 4 sinh thêm đứa con thứ 5. Biết rằng bác sỹ xét nghiệm cho biết thai đứa con thứ 5 có nhóm máu B. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về gia đình trên:
Có tối đa 8 người mang kiểu gen đồng hợp về bệnh alkan niệu. Có tối thiểu 10 người mang kiểu gen dị hợp về gen quy định nhóm máu. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong gia đình trên. Xác suất để đứa con thứ 5 bị bệnh alkan niệu là 11%.
Đáp án B
Quy ước: M bình thường >>> m bị bệnh alkan niệu
Xét bệnh alkan niệu:
* Cặp vợ chồng 1a x 2a: M- x mm → người 3: Mm
* Cặp vợ chồng 1b x 2b: M- x M-
Người con 4, 7 là mm → cặp vợ chồng : Mm x Mm
Người 5, 6 chưa rõ kiểu gen (M-)
* Cặp vợ chồng 3 x 4: Mm x mm → người 8,9 : Mm; người 10, 11: mm
Có tối đa 8 người mang kiểu gen đồng hợp về bệnh alkan niệu đó là:
2a, 4,7,10,11 mang kiểu gen đồng hợp lặn
1a, 5, 6 có thể mang kiểu gen đồng hợp trội
→ 1 đúng.
Câu 6:
Ở một loài thực vật, chiều cao được qui định bởi một số cặp gen. Mỗi alen trội đều góp phần như nhau để làm giảm chiều cao cây. Khi lai giữa một cây cao nhất có chiều cao 230cm với cây thấp nhất có chiều cao 150 cm được F1 có chiều cao trung bình. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được các cây F2 có 9 loại kiểu hình khác nhau về chiều cao. Theo lý thuyết, nhóm cây có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ là:
Đáp án B
P: cao nhất x thấp nhất
→ F1 : cao trung bình ↔ dị hợp tử tất cả các cặp gen
F1 x F1 → F2 có 9 loại kiểu hình
→ F2 dị hợp 4 cặp gen: AaBbDdEe
→ mỗi alen trội làm cho cây thấp đi: (230 – 150) : 8 = 10cm
Nhóm cây cao 200cm có số alen trội là: (230 – 200) : 10 = 3 alen trội
Vậy tỉ lệ nhóm cây cao 200cm là: 7/32
Câu 9:
Về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa:
Đáp án D
Cắt cây thân thảo sát gốc, sau vài phút những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ, lên mạch gỗ ở thân. Phân tích nhựa thấy có chất vô cơ gồm nước, muối khoáng và các hợp chất hữu cơ
Câu 11:
Hình thức thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không xảy ra ở đối tượng thực vật nào?
Đáp án A
Cây thường xuân và nhiều loài cây gỗ khác cũng như các loài cây ở sa mạc ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua mặt trên của lá
Câu 12:
Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là
Đáp án B
Giải thích đúng nhất là: B
Người và tinh tinh có chung tổ tiên cách đây vài triệu năm, sau đó xảy ra sự tiến hóa phân li thành 2 loài khác nhau
Câu 13:
Để xác định vị trí của gen nằm trong tế bào của sinh vật nhân thực, người ta tiến hành phép lai thuận nghịch.
Vị trí gen trong tế bào | Kết quả phép lai thuận nghịch |
1. Gen nằm trong tế bào chất | (a) Kết quả phép lai thuận giống phép lai nghịch, tính trạng biểu hiện đều ở 2 giới |
2. Gen nằm trong nhân trên nhiễm sắc thể thường | (b) Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch, tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới |
3. Gen nằm trong nhân trên nhiễm sắc thể giới tính. | (c) Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch, tính trạng biểu hiện đều ở 2 giới, con luôn có kiểu hình giống mẹ |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án đúng là:
Đáp án C
Tổ hợp ghép đúng là: 1c, 2a, 3b
Câu 14:
Trong số các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định không đúng về quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ?
(1) Chiều dài của phân tử mARN đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa của gen.
(2) Phiên mã và dịch mã xảy ra gần như đồng thời.
(3) Mỗi mARN chỉ mang thông tin di truyền của 1 gen
(4) Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN mới được dịch mã.
Số lượng protein tạo ra bởi các gen trong cùng một operon thường bằng nhau
Đáp án D
Các nhận định không đúng là: (1) (3) (4) (5)
1 sai, vùng mã hóa của gen ngoài đoạn mã hóa cho mARN còn 1 đoạn mã hóa cho tín hiệu khởi đầu phiên mã và 1 đoạn mã hóa cho tín hiệu kết thúc phiên mã
3 sai, do trên một mARN có thể mang thông tin di truyền của nhiều gen, thường gặp trong trường hợp nhiều gen có chức năng liên quan với nhau, có cùng chung 1 vùng điều hòa
4 sai, ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã xảy ra gần như đồng thời với nhau
5 sai, số lượng protein tạo ra bởi các gen trong cùng một operon còn tùy thuộc vào việc riboxom đến dịch mã đoạn mARN chứa gen đó nhiều hay ít
2 đúng, phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra gần như đồng thời với nhau, do ở sinh vật nhân sơ, màng nhân chưa hoàn chỉnh, mARN tổng hợp ra đến đâu, riboxom bám vào, tổng hợp chuỗi polipeptit đến đó
Câu 15:
Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới:
Đáp án D
Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới là: Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao
Do ở rừng mưa nhiệt đới, tập trung đông đúc các loài sinh vật → xảy ra sự cạnh tranh gay gắt → thu hẹp ổ sinh thái và tăng cao mật độ quần thể
Câu 16:
Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Thế hệ P gồm các cây mọc trên đất có nhiễm kim loại nặng. Từ các cây P người ta thu hoạch được 1000 hạt ở thế hệ F1. Tiếp tục gieo các hạt này trên đất có nhiễm kim loại nặng người ta thống kê được chỉ 950 hạt nảy mầm. Các cây con F1 tiếp tục ra hoa kết hạt tạo nên thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là:
Đáp án A
P: A-
F1 : 950A- trên 10000 hạt
→ F1 : 0,95A- : 0,05aa
Tự thụ → ở P, Aa = 0,05 . 4 = 0,2
→ P: 0,8AA : 0,2Aa
→ F1 : 0,85AA : 0,1Aa : 0,05aa
F1 (trưởng thành) : 0,85AA : 0,1Aa ↔ 17/19AA : 2/19Aa
F2 : 35/38AA : 2/38Aa : 1/38aa
Lấy 1 hạt đời F2 , xác suất hạt này mọc được trên đất có kim loại nặng là: 37/38
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)
Đáp án A
Phát biểu không đúng là: A
Điều kiện địa lý chỉ là yếu tố thuận lợi, giúp cho việc thể hiện sự ưu thế của kiểu hình thích nghi thể hiện ra.
Còn những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do các đột biến gen gây nên.
Câu 18:
Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:
(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.
(3) Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
(4) Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.
(5) Chỉ có các đoạn mang thông tin mã hóa (exon) mới được phiên mã
Số thông tin không đúng là:
Đáp án A
(1) Không đúng. Chỉ mạch gốc mới làm khuôn.
(2) Không đúng. Còn xảy ra ở tb chất (ti thể, lục lạp)
(3) Không đúng. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực nếu xét gen trên NST (chiếm đa số) diễn ra không đồng thời với quá trình dịch mã của gen đó, do có giai đoạn di chuyển từ trong nhân ra ngoài nhân và hoàn thiện ARN.
(4) Không đúng. Trượt đến vùng kết thúc mới dừng phiên mã (lưu ý vùng kết thúc có chức năng kết thúc phiên mã, còn mã kết thúc thuộc vùng mã hóa, sau này trên mARN có chức năng kết thúc dịch mã)
(5) Không đúng. Những đoạn intron cũng được phiên mã
Câu 20:
Xét các kết luận sau đây:
(1) Bệnh bạch tạng là do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.
(2) Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
(3) Bệnh phêninkêtô niệu được biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
(4) Hội chứng Tơcnơ là do đột biến số lượng NST dạng thể một.
(5) Ung thư máu là đột biến bệnh do đột biến gen trội trên NST thường.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án A
- (1), (3) sai: Bệnh bạch tạng và phêninkêtô niệu là 2 bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định và biểu hiện bệnh ở cả nam và nữ là như nhau.
- (2) đúng: bệnh máu khó đông và bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định, vì vậy bệnh biểu hiện nhiểu ở giới XY hơn giới XX.
- (4) đúng: Hội chứng Tơcnơ có bộ NST giới tính XO thuộc dạng 2n1
- (5) sai vì ung thư máu là đột biến mất đoạn NST 21 hoặc 22
Câu 21:
Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. Khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. Sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do xuất hiện đột biến kháng thuốc từ trước khi phun thuốc.
3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được.
Có bao nhiêu giải thích đúng trong số các giải thích trên
Đáp án B
Các giải thích đúng là: 2, 3
Câu 22:
Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:
Đáp án C
Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:
Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
Câu 23:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Đáp án A
Pt/c : trắng x đỏ
F1 : 100% đỏ
F1 tự thụ
F2 : 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng
→ tính trạng do 2 gen không alen Aa, Bb tương tác bổ sung qui định
A-B- = đỏ A-bb = aaB- = vàng aabb = trắng
F2’ (trắng + vàng) : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
F2’ x F2’, giao tử : Ab = 2/7 ; aB = 2/7; ab = 3/7
F3 : A-B- = 2/7 x 2/7 x 2 = 8/49
Câu 24:
Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:
Đáp án D
Sơ đồ diễn tả mối quan hệ: ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 25:
Có bao nhiêu phát biểu sai?
1. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.
2. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
3. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
4. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả
Đáp án A
Ý 3 sai vì ở gà và chim ăn hạt diều có vai trò chứa thức ăn và tiêu hóa cơ học không chứa dịch tiêu hóa
Câu 26:
Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen luôn quy định lông xám, khi chỉ có mặt alen B quy định lông đen, alen a và b không có khả năng này nên cho lông màu trắng. Tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen D, d trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lai 2 cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng tương phản các cặp gen thu được F1 toàn lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với cơ thể (I) lông xám, chân cao thu được đời F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% lông xám, chân cao; 25% lông xám, chân thấp; 12,5% lông đen, chân cao; 12,5% lông trắng, chân cao. Khi cho các con lông trắng, chân cao ở F2 giao phối tự do với nhau thu được đời con F3 chỉ có duy nhất một kiểu hình. Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể như nhau. Xét các kết luận sau:
(1) Ở thế hệ (P) có thể có 4 phép lai khác nhau (có kể đến vai trò của bố mẹ).
(2) Cặp gen quy định chiều cao chân thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp gen Aa hoặc Bb.
(3) Kiểu gen của F1 có thể là: hoặc
(4) Kiểu gen của cơ thể (I) chỉ có thể là:
(5) Nếu cho F1 lai với con F1, đời con thu được kiểu hình lông xám, chân thấp chiếm 25%.
Số kết luận đúng là:
Đáp án B
Câu 27:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau đây:
1 – Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.
2 – Áp lực chọn lọc tự nhiên.
3 – Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 – Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 – Thời gian thế hệ ngắn hay dài
Đáp án D
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: 1, 2, 3, 5
4 sai, nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít chỉ là 1 nhân tố trong áp lực của chọn lọc tự nhiên
Câu 28:
Cho các kết luận sau:
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Cơ thể mang đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp luôn được gọi là thể đột biến.
(3) Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung có thể phát sinh đột biến gen.
(4) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
(5) Đột biến gen chỉ phát sinh được ở pha S của chu kì tế bào.
(6) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Số kết luận không đúng là:
Đáp án D
(1) Đúng: Trong cơ thể có các bazơ nitơ dạng hỗ biến (dạng hiếm) có thể dẫn đến kết cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN và phát sinh đột biến gen.
(2) Sai: Một số trường hợp gen trội ở trạng thái dị hợp chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở con đực mà không biểu hiện kiểu hình ở con cái và ngược lại (Ví dụ: Hh biểu hiện hói đầu ở nam, không hói ở nữ).
(3) Đúng: Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến kết cặp nhầm giữa các bazơ nitơ và nếu không được sửa chữa có thể làm phát sinh đột biến gen.
(4) Sai: Gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.
(5) Sai: Gen nằm trong tế bào chất hoạt động độc lập với gen nhân của tế bào, vì vậy gen ở tế bào chất nhân đôi bất kì lúc nào khi cần thiết mà không phụ thuộc vào chu kì tế bào.
(6) Sai: Không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau. Ví dụ như đột biến giao tử tạo giao tử đột biến, nhưng giao tử đột biến không tham gia thụ tinh hoặc thụ tinh tạo hợp tử không có sức sống thì alen đột biến đó không truyền được sang thế hệ con
Câu 29:
Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
Đáp án A
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng
Câu 30:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Các cặp gen này nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai cho kết quả đời con có tỉ lệ phân ly kiểu gen đúng bằng tỉ lệ phân ly kiểu hình (không kể đến vai trò của bố mẹ)? Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau
Đáp án D
Phân li kiểu gen bằng phân li kiểu hình:
Đối với gen A, các phép lai có thể là: AA x AA , aa x aa, AA x aa, Aa x aa
Đối với gen B, các phép lai có thể là: BB x BB, bb x bb, BB x bb, Bb x bb
Do các phép lai: AA x aa, Aa x aa, BB x bb, Bb x bb có thể đổi vị trí khi kết hợp với nhau
→ số phép lai thỏa mãn là: 4 x 4 + 2 x 2 = 20
Câu 31:
Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là
Đáp án C
2n = 18
Cơ thể đực: 1/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân I → tạo ra 1/10 giao tử n + 1 và 1/10 giao tử n – 1
Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 4/5 giao tử n
Tinh trùng thiếu NST đều bị chết
→ cơ thể đực cho: 4/5 giao tử n và 1/10 giao tử n+1 ↔ 8/9 n : 1/9 (n+1)
Cơ thể cái : 1/3 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7
→ tạo ra 1/6 giao tử n+1, 1/6 giao tử n-1
Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 2/3 giao tử n
Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là : 8/9 x 1/6 + 1/9 x 2/3 = 2/9
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng của quần xã là không đúng?
Đáp án D
Các phương án A, B, C đều đúng.
Phương án D sai vì chỉ có mối tương quan giữa độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã giảm
Câu 33:
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?
1. Mất đoạn. 2. Lặp đoạn NST.
3. Đột biến gen. 4. Đảo đoạn ngoài tâm động.
5. Chuyển đoạn không tương hỗ. 6. Đột biến lệch bội
Đáp án D
Các phương án A, B, C đều đúng.
Phương án D sai vì chỉ có mối tương quan giữa độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã giảm
Câu 34:
Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:
Đáp án A
Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở ruột khoang.
Câu 35:
Trong quần thể người có một số đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng.
(4) Claiphento. (5) Dính ngón 2 và 3. (6) Máu khó đông.
(7) Mù màu. (8) Đao. (9) Tơcnơ.
Có bao nhiêu thể đột biến có ở cả nam và nữ:
Đáp án B
Các thể đột biến có ở cả nam và nữ là: (1), (2), (3), (6), (7), (8).
là đột biến đơn gen lặn trên NST thường, (2) đột biến gen do thay thê cặp T – A thành A – T làm cho codon mã hóa acid glutamic → valin làm cho HbA → HbS; (3) do đột biến gen; (6), (7) do đột biến đơn gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y; (8) do đột biến thể ba ở NST 21 → Các đột biến trên đều xảy ra ở cả hai giới.
Đáp án B.
(4) Hội chứng claiphento do đột biến thể ba ở NST giới tính mang gen XXY → chỉ gặp ở trẻ trai.
(5) Tật dính ngón tay 2 và 3 do gen thuộc vùng không tương đồng ở NST Y quy định → chỉ gặp ở nam.
(9) Hội chứng tơcnơ là đột biến thể một ở NST giới tính, mang gen XO → chỉ gặp ở nữ
Câu 37:
Ở một loài thực vật, khi lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 5 đỏ : 1 trắng là:
Đáp án A
P: đỏ x trắng
F1 : 100% đỏ
F1 tự thụ
→ F2 : 3 đỏ : 1 trắng → A đỏ >> a trắng
F2 đỏ : 1AA : 2Aa
Để đời con có tỉ lệ phân li: 5 đỏ : 1 trắng
→ cây Aa lấy ra có tỉ lệ: 1/6 :1/4 = 2/3
→ vậy cách lấy là lấy 2Aa : 1AA
Xác suất lấy được là : (2/3)2 x (1/3) x 3 = 4/9
Câu 38:
Trong các phương án sau đây, có bao nhiêu phương án có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật.
1. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng.
3. Tạo giống nhờ công nghệ gen. 4. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
5. Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.
Đáp án đúng:
Đáp án B
Các phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật là: (2), (3).
Câu 39:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Phát biểu không đúng là D.
Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể trong quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất, các cá thể sống bầy đàn, khi trú đông, ngủ đông,...