20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 14)
-
13257 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua bộ phận nào?
Đáp án C
Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất cung cấp cho cây
Câu 2:
Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
Đáp án C
Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là: Gồm đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác và một số ion khoáng…
Câu 3:
Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng?
Đáp án B
Tế bào khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu nằm khép vào nhau tạo nên khe khí khổng. Mỗi tế bào hình hạt đậu có thành bên trong dày và thành bên ngoài mỏng hơn.
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
Cho nên tác nhân chủ yếu điều tiết độ đóng mở khí khổng là nước
Câu 5:
Trong các nguyên tố: N, P, K, Ca, Fe, Mg. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục
Đáp án D
Câu 6:
Nhóm sắc tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với quá trình quang hợp?
Đáp án A
Đây là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất dối với quang hợp, vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và biến năng lượng hấp thụ ấy thành dạng năng lượng hóa học, trong khi đó các nhóm sắc tố khác không làm được chức năng này đẩy đủ và trực tiếp như vậy
Câu 7:
Nhóm sắc tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với quá trình quang hợp?
Đáp án B
Câu 9:
Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
Đáp án A
Sâu bọ hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.
quá trình vận chuyển khí trong hô hấp do hệ thống các ống khí thực hiện
Câu 11:
Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật và các phát biểu tương ứng, cho biết b là một loại chất khử.
(1) Pha 1 được gọi là pha sáng và pha 2 được gọi là pha tối.
(2) Pha 1 chỉ diễn ra vào ban ngày (trong điều kiện có ánh sáng) , pha 2 chỉ diễn ra vào ban đêm (trong điều kiện không có ánh sáng).
(3) Chất A, B và C lần lượt là nước, khí cacbonic và khí oxi.
(4) a và b lần lượt là ATP và NADPH, c và d lần lượt là ADP và NADP+.
(5) Ở một số nhóm thực vật, pha 1 và pha 2 có thể xảy ra ở những loại tế bào khác nhau.
(6) Pha 1 diễn ra tại Tilacoit còn pha 2 diễn ra trong chất nền của lục lạp.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
1. đúng
2. sai. Vì pha 2 diễn ra vào cả ban ngày và ban đêm.
3. Sai. Vì (B) là O2, (C) là CO2.
4. Đúng
5. Đúng.
6. Đúng
Câu 12:
Trong nguyên phân, hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kỳ:
Đáp án C
Nguyên phân gồm có 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Tại kì giữa màng nhân tiêu biến, NST co ngắn cực đại xếp thành hàng trên mp xích đạo của thoi phân bào nên hình thái nhiễm sắc thể sẽ được quan sát rõ nhất vào kì này
Câu 13:
Nếu mã gốc của gen có đoạn TAX ATG GGX GXT AAA thì mARN tương ứng là:
Đáp án C
- A, B loại vì mARN không chứa T
- Theo nguyên tắc bổ sung thì: A bổ sung với T, G bổ sung với X, U bổ sung với A, X bổ sung với G
Câu 14:
Phép lai nào dưới đây có khả năng cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
Đáp án C
Bố mẹ thuần chủng và càng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì khả năng cho ưu thế lai ở đời con càng cao và ngược lại
Câu 15:
Trường hợp nào sau đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
Đáp án C
- A, B, D loại vì đây là những trường hợp phản ánh mối quan hệ khác loài
- C đúng, những cây thông thuộc cùng một loài
Câu 16:
Theo mô hình opêron Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
Đáp án D
Khi môi trường có lactôzơ, một số phần tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể kiên kết được với vùng vận hành
Câu 17:
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, em hãy cho biết hội chứng nào dưới đây không cùng nhóm với những hội chứng còn lại?
Đáp án C
“Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Tơcnơ, hội chứng Đao” đều do đều phát sinh do đột biến số lượng NST.
Hội chứng Macphan (hội chứng người nhện) phát sinh do đột biến gen trội trên NST.
Câu 18:
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, em hãy cho biết hội chứng nào dưới đây không cùng nhóm với những hội chứng còn lại?
Đáp án A
A : cao >> a : thấp
- A chọn vì Aa × Aa → 1AA : 2 Aa : 1aa → Kiểu hình: 3 cao : 1 thấp
- B, C loại vì đời con 100% cao
- D loại vì đời con 100% thấp
Câu 20:
Ở tằm, alen A quy định trứng màu trắng, alen a quy định trứng màu sẫm. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
Đáp án B
- A, C loại vì phép lai XAXa × XA Y cho cả đực và cái đều có 2 màu sẫm và trắng nên không phân biệt được
- B Đúng vì phép lai XaXa × XAY → 1XAXa: 1Xa Y → tằm đực luôn có màu trắng, tằm cái luôn có màu sẫm
- D loại vì phép lai XAXA × XaY cho đời con cả đực và cái đều có màu trắng
Câu 21:
Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm nổi trội là
Đáp án C
- Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu có đặc điểm nổi trội là đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Câu 22:
Khi có sự phát tán hoặc di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc vì
Đáp án D
- Nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể gốc nên tạo ra tần số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc
Câu 23:
Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?
Đáp án C
* Phương án A, B, D là ưu điểm của phương pháp trên, vì đấu tranh sinh học thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sau, diệt chuột:
+ Hiệu quả tiêu diệt những loài sinh vật có hại cao.
+ Không gây ô nhiễm môi trường và nông sản.
+ Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.
+ Không gây hiện tượng nhờn thuốc, giá thành thấp.
.....
* Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể là do sự thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh → hiệu quả của phương pháp đấu tranh sinh học trong diệt trừ sâu hại, rệp cây... phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Câu 24:
Khi nói về chu trình nitơ, khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phương án A sai vì từ xác các sinh vật vì vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu có vai trò chuyển N2 thành NH4+.
Phương án B đúng, thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng hợp axit amin.
Phương án C sai động vật không hấp thu nitơ dưới dạng NO3-.
Phương án D sai vì vi khuẩn phản nitrat hóa không tham gia cố định nitơ không khí.
Câu 25:
Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
Đáp án A
Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất nên sự biểu hiện kiểu hình của đời con phụ thuộc vào mẹ.
Phương án A đúng vì mẹ bất thụ đực thì con sinh ra sẽ giống mẹ.
Phương án B sai vì trong chọn giống, cây bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ, đối với cây làm bố không nhất thiết phải hủy bỏ nhụy.
Phương án C sai vì cây ngô bất thụ đực vẫn tạo được noãn bình thường nên vẫn sinh sản hữu tính.
Phương án D sai vì ý nghĩa của cây bất thụ đực là sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ
Câu 26:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những tế bào sơ khai được giữ lại và nhân lên là những tế bào
(1) được hình thành sớm nhất.
(2) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
(3) có khả năng tăng kích thước.
(4) có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp của mình.
Số đặc điểm đúng là
Đáp án C
- Các đặc điểm (2), (3), (4) vì trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những tế bào sơ khai được giữ lại và nhân lên là những tế bào có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, có khả năng sinh trưởng, có khả năng sinh sản (phân chia) và duy trì thành phần hóa học thích hợp của mình.
Đặc điểm (1) là không phù hợp vì tế bào nguyên thủy chưa được xem là tế bào sống thực sự
Câu 27:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
Đáp án B
- (1), (2), (4), (5) là những đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có.
- (3) chỉ có ở di cư mà không có ở nhập cư và đột biến
Câu 28:
Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, một học sinh đã đưa ra các nhận định sau:
(1) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(2) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin trong prôtêin giống nhau càng nhiều.
(3) Nếu trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau giữa 2 cá thể thì chứng tỏ 2 cá thể đó thuộc 1 loài.
(4) Trong tế bào của các loài sinh vật khác nhau đều có thành phần axit amin giống nhau là một loại bằng chứng tế bào học.
Các nhận định đúng gồm:
Đáp án C
- Nhận định (1) và (2) đúng.
- (3) sai: Trình tự axit amin trong chuỗi hêmôglôbin của người và tinh tinh giống nhau nhưng người và tinh tinh là 2 loài khác nhau.
- (4) sai: Đây là bằng chứng sinh học phân tử
Câu 29:
Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:
(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.
(3) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Các phát biểu đúng là
Đáp án C
(1) đúng, đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.
(2) sai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.
(3) đúng, di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) đúng, các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể vì có thể loại bỏ các alen mà không phân biệt tính lợi hay hại.
(5) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm biến đổi tần số alen mà chỉ làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 30:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, cho một số phát biểu nào sau đây:
(1) Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít gặp nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
(2) Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường và các cá thể không có tính lãnh thổ.
(3) Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể có tính lãnh thổ cao.
(4) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và các cá thể thích sống tụ họp.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
(1) sai vì phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
(2) sai vì phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường và các cá thể không có tính lãnh thổ.
(3) đúng, phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể có tính lãnh thổ cao.
(4) sai, phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đều và các cá thể thích sống tụ họp
Câu 31:
Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
(2) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
(3) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
(4) Loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A.
(5) Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa
Đáp án C
(1) sai vì mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ dinh dưỡng: Loài A là con mồi, loài B là vật ăn thịt.
(2) sai vì loài A là con mồi thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn loài B.
(3) đúng, trong quan hệ con mồi, vật ăn thịt, sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
(4) đúng, loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A để làm thức ăn.
(5) đúng, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi được xem là động lực cho quá trình tiến hóa
Câu 32:
Một gen nhân đôi liên tiếp 4 lần. Giả sử rằng 5-Brôm Uraxin chỉ xâm nhập vào một sợi mới đang tổng hợp ở một trong hai gen con đang bước vào lần nhân đôi thứ hai thì tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường được tạo ra từ quá trình nhân đôi trên là bao nhiêu?
Đáp án C
- Gen con nhân đôi lần thứ nhất tạo 2 gen con bình thường.
- 1 gen con tiếp tục nhân đôi bình thường qua 3 lần còn lại tạo 8 gen bình thường.
- 1 gen con còn lại nhân đôi 3 lần và bị 5BU xâm nhập ở lần thứ 2 sẽ tạo ra 23 = 8 gen con, gồm có:
+ 23-2 - 1= 1 gen con bị đột biến.
+ 1 gen tiền đột biến.
+ 23 – 2 = 6 gen con bình thường.
- Tổng số gen đột biến = 1; tổng số gen bình thường = 8 + 6 = 14.
→ Tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường = 1/14
Câu 33:
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ trên đoạn mạch thứ hai của gen là
Đáp án A
Trên mạch thứ nhất của gen có: A1 + T1 = 9; G1 + X1 = 7.
Trên mạch thứ hai của gen có: A2 + T2 = 9; G2 + X2 = 7
Câu 34:
Lai hai dòng chuột đuôi dài và đuôi ngắn được F1 toàn chuột đuôi dài, cho F1 giao phối được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 đuôi dài: 1 đuôi ngắn. Xác suất để đời con của một tổ hợp lai giữa 2 chuột F1 thu được 2 con đuôi dài và 2 con đuôi ngắn là
Đáp án A
- Phép lai 1 tính trạng, F1 đuôi dài giao phối → F2: 3 đuôi dài: 1 đuôi ngắn → di truyền theo quy luật phân li và F1 dị hợp Aa (A – đuôi dài > a – đuôi ngắn).
- Phép lai giữa 2 chuột F1 là Aa × Aa → F2: 3/4A- : 1/4aa.
→ Xác suất đời con thu được 2 con đuôi dài và 2 con đuôi ngắn là:
.
Câu 35:
Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ,
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Thực hiện một phép lai (P) giữa một cây hoa xanh với một cây hoa trắng, đời F1 thu được 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng. Nếu cho các cây hoa đỏ và hoa trắng ở F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ cây hoa đỏ xuất hiện ở đời lai là
Đáp án A
- Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb: hoa xanh; aaB- + aabb: hoa trắng.
- P: A-bb × aaB- (hoặc aabb) → F1: 1/2 A-B- và 1/2 (aaB- + aabb).
- Vì F1: 1/2A-B- = 1/2A- × 1B- → P: Aabb × aaBB → F1: 1/2AaBb, 1/2aaBb.
- Đỏ F1: AaBb × trắng F1: aaBb → con A-B- = 1/2 × 3/4 = 3/8 = 37,5%.
Câu 37:
Có 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân hình thành giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo, tỷ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
(1) 6:6:1:1. (2) 2:2:1:1:1:1. (3) 2:2:1:1. (4) 3:3:1:1.
(5) 1:1:1:1. (6) 1:1. (7) 4: 4: 1: 1. (8) 1:1:1:1:1:1:1:1
- 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm
phân cho các giao tử với tỉ lệ:
+ TH1: Cả 4 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau → tỉ lệ giao tử 1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde)
= 8ABDE : 8abde = 1:1.
+ TH2: Có 3 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau, 1 tế bào còn lại giảm phân cho giao tử khác 3 tế bào kia → tỉ lệ giao tử 3:3:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE)
= 6ABDE : 6abde: 2ABde : 2abDE = 3:3:1:1.
+ TH3: Có 2 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau, 2 tế bào còn lại giảm phân cho giao tử giống nhau và khác 2 tế bào kia → tỉ lệ giao tử 1:1:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE) + (2ABde : 2abDE)
= 4ABDE : 4abde: 4ABde : 4abDE = 1:1:1:1.
+ TH4: Có 2 tế bào giảm phân đều cho giao tử giống nhau, 2 tế bào còn lại giảm phân cho giao tử khác nhau và khác 2 tế bào kia → tỉ lệ giao tử 2:2:1:1:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE) + (2ABDe : 2abdE)
= 4ABDE : 4abde: 2ABde : 2abDE:2ABDe : 2abdE = 2:2:1:1:1:1.
+ TH5: Cả 4 tế bào giảm phân đều cho các giao tử khác nhau → tỉ lệ giao tử 1:1:1:1:1:1:1:1.
VD: (2ABDE : 2abde) + (2ABde : 2abDE) + (2ABDe : 2abdE) + (2ABdE : 2abDe)
= 2ABDE : 2abde : 2ABde : 2abDE : 2ABDe : 2abdE : 2ABdE : 2abDe = 1:1:1:1:1:1:1:1
Câu 39:
Ở người, tính trạng thuận tay là do một locus trên NST thường chi phối, alen A quy định thuận tay phải là trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Ở một quần thể người, người ta nhận thấy có 16% dân số thuận tay trái, nếu quần thể này cân bằng di truyền về locus nghiên cứu thì xác suất để một cặp vợ chồng đều thuận tay phải trong quần thể nói trên sinh ra hai đứa con đều thuận tay phải là bao nhiêu?
Đáp án D
- A-thuận tay phải, a – thuận tay trái.
- Quần thể CBDT: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.
- q2 = 0,16 → q = 0,4; p = 0,6 → 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
- ♂ (3/7AA : 4/7Aa) × ♀ (3/7AA : 4/7Aa)
+ TH1: 4/7Aa × 4/7Aa → con: 16/49(3/4A-:1/4aa).
+ TH2: → con: 33/49(A-)
→ Xác suất vợ chồng sinh 2 đứa con đều thuận tay phải:
TH1 + TH2 = 16/49 × (A-)2 + 33/49 × (A-)2 = 16/49 × (3/4)2 + 40/49 × (1)2 = 85,71%
Câu 40:
Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tía, 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2/8 số ruồi F2 có mắt trắng. Biết rằng không có hiện tượng đột biến xảy ra và không có hiện tượng gen gây chết. Nếu cho các con ruồi mắt đỏ tía ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ ruồi đực mắt trắng thu được là
Đáp án D
- Pt/c: ♀đỏ tươi × ♂trắng → F1: ♀ đỏ tía + ♂ đỏ tươi, F1 giao phối cho F2: 3/8 đỏ tía, 3/8 đỏ tươi, 2/8 trắng.
- Ta thấy: Đây là phép lai 1 tính trạng, Ptc và F1 giao phối cho F2 có 8 tổ hợp kiểu hình (lớn hơn 4) → có tương tác gen. Tỉ lệ 3:3:2 là tỉ lệ đặc thù của tương tác 9:3:4.
- Tính trạng ở F1 biểu hiện không đều ở 2 giới → Aa hoặc Bb nằm trên NST giới tính X, cặp NST còn lại nằ trên NST thường.
- Quy ước gen: A-B-: đỏ tía; A-bb: đỏ tươi; aaB- + aabb: Trắng.
* Nếu gen Aa nằm trên NST giới tính X:
P: XAXAbb × XaYBB → F1: XAXaBb và XAYBb (100% đỏ tía) → loại.
* Nếu Bb nằm trên NST giới tính X:
- P: AAXbXb × aaXBY
- F1: AaXBXb , AaXbY
- F2: (1AA:2Aa:1aa)(1XBXb:1XbXb:1XBY:1XbY).
* Cho các con đỏ tía ở F2 giao phối: (1/3AA:2/3Aa)XBXb × (1/3AA:2/3Aa)XBY
→ Con đực mắt trắng thu được = aaXBY + aaXbY = (1/3 × 1/3)(1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) = 1/18