20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 30)
-
12763 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xét 1 gen có 2 alen ở hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể hai di cư vào quần thể một tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ:
Đáp án D
Quần thể 1: 900 cá thể trong đó A = 0,6 → số cá thể mang alen A = 540 Quần thể 2: 300 cá thể, trong đó, A= 0,4 → số cá thể mang alen A = 120
2 quần thể di nhập vào nhau tổng số cá thể là 1200 cá thể, số cá thể chứa alen A = 660, tần số alen p(A) = 0,55
Quần thể đạt trạng thái cân bằng, lúc đó tỉ lệ AA = 0,552 = 30,25%
Câu 3:
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
Đáp án C
Trong số các mối quan hệ trên, quan hệ giữa loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn là mối quan hệ hội sinh.
Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu là quan hệ cộng sinh. Hai mối quan hệ này là mối quan hệ hỗ trợ, không phải đối kháng.
- Quan hệ giữa cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ lớn và quan hệ giữa dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng là quan hệ vật kí sinh - vật chủ → thuộc mối quan hệ đối kháng
- Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm gây hại cho các loài cá, tôm thuộc mối quan hệ đối kháng
Vậy có 3 mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài
Câu 4:
Ở một loài thực vật, biết tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau:
Quần thể | I | II | III | IV | V | VI | |
Tỷ lệ kiểu hình | Cây hoa đỏ | 100% | 0% | 0% | 50% | 75% | 16% |
Cây hoa hồng | 0% | 100% | 0% | 0% | 0% | 48% | |
Cây hoa trắng | 0% | 0% | 100% | 50% | 25% | 36% |
Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án B
Cấu trúc di truyền của các quần thể:
Quần thể I: 100%AA, Quần thể II: 100%Aa, Quần thể III: 100%aa
Quần thể IV: 50%AA : 50%aa; Quần thể V: 75%AA : 25%aa; Quần thể VI: 16%AA : 48%Aa : 36%aa
Quần thể ở trạng thái cân bằng khi:
+ Cấu trúc 100%AA hoặc 100%aa
+ Với quần thể xAA : yAa : zaa thì quần thể cân bằng khi
Vậy trong các quần thể trên, các quần thể I, III, VI cân bằng
Câu 5:
Ở người, alen lặn m quy định tính trạng môi mỏng, alen trội M quy định môi dày. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số người có môi mỏng. Một người phụ nữ môi mỏng kết hôn với một người đàn ông môi dày. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này có tính trạng môi dày là
Đáp án D
Quần thể cân bằng có 36% số người có môi mỏng → mm = 0,36 → Tần số alen m là: 0,6, tần số alen M = 1 - 0,6 = 0,4
Quần thể cân bằng có cấu trúc: 0,16MM : 0,48Mm : 0,36mm
Người đàn ông môi dày có: 0,16MM : 0,48Mm → 1/4MM : 3/4Mm → 5/8M : 3/8m
Người vợ môi mỏng có kiểu gen mm cho 100%m
Vậy xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này có tính trạng môi dày là: 5/8 = 62,5%
Câu 6:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
Đáp án B
Câu 7:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
Đáp án C
Quy ước gen:
A_B_ : hoa đỏ
A_bb : hoa vàng
aaB_ và aabb: hoa trắng.
Cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn (A_B_ × A_B_), F1 gồm 3 loại kiểu hình:
- Để có kiểu hình hoa vàng F1 phải có bb→ P: Bb× Bb.
- Để có kiểu hình hoa trắng F1 phải có aa→ P: Aa× Aa.
→ Cây hoa đỏ (P) phải dị hợp 2 cặp AaBb.
(P) AaBb × AaBb
F1:
4 AaBb; 2 AaBB; 2 AABb; 1 AABB :9 hoa đỏ
2 Aabb; 1 AAbb :3 hoa vàng
2 aaBb; 1 aaBB; 1 aabb :4 hoa trắng.
Xét các kết luận của đề bài:
+ Kết luận 1 đúng vì cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 có kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ = 12,5%.
+ Kết luận 2 đúng vì cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử có kiểu gen aaBB + aabb = 1/16 + 1/16 = 2/16 = 12,5%.
+ Kết luận 3 đúng vì F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng là aaBb; aaBB; aabb.
+ Kết luận 4 sai vì trong các cây hoa trắng ở F1 2/4 aaBb, 1/4 aaBB, 1/4 aabb), cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm tỉ lệ: 1/4+1/4]/2/4 +1/4 +1/4] = 1/2 = 50%
Vậy có 3 kết luận đúng
Câu 9:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa do gen này tạo ra trong quần thể thuộc loài này là
Đáp án C
Câu 10:
Cho P có kiểu hình ngô thân cao tự thụ phấn, ở F1 có tỉ lệ 9 cây cao: 7 cây thấp. Cho
toàn bộ ngô thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án C
Cho P có kiểu hình ngô thân cao tự thụ phấn, ở F1 có tỉ lệ 9 cây cao: 7 cây thấp. → Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
P có kiểu gen dị hợp AaBb
Quy ước: A-B-: Cao, A-bb + aaB-+ aabb: Thấp.
Ngô thân cao có các kiểu gen: 1/9AABB : 2/9AaBB : 2/9AABb : 4/9AaBb
1/9AABB giảm phân cho 1/9AB
2/9AaBB giảm phân cho 1/9AB : 1/9 aB
2/9AABb giảm phân cho 1/9AB, 1/9Ab
4/9AaBb giảm phân cho 1/9AB, 1/9ab, 1/9Ab, 1/9aB
Vậy F2 cho các loại giao tử là:
(4/9AB, 2/9Ab, 2/9aB : 1/9ab) x (4/9AB, 2/9Ab, 2/9aB : 1/9ab)
A sai vì số cây thân cao ở F2: A-B- = 4/9AB.(4/9AB, 2/9Ab, 2/9aB : 1/9ab) + 2/9Ab.2/9aB + 2/9aB.2/9aB + 4/9AB.(2/9Ab +2/9aB : 1/9ab) = 4/9 + 4/81+ 4/81 + 20/81 = 64/81 xấp xỉ 79%
B sai vì F2 có tất cả 9 loại kiểu gen
C đúng. Số kiểu gen đồng hợp lặn ở F2 là: 1/9.1/9 = 1/81
D sai vì số cây thân thấp ở F2 là: 1 - 79% = 21%
Câu 11:
Một tế bào có kiểu gen khi giảm phân bình thường không có trao đổi chéo, thực tế cho mấy loại tinh trùng?
Đáp án D
1 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân tối đa cho 2 loại tinh trùng (khi không có trao đổi chéo)
Câu 12:
Do bệnh lý phải cắt bỏ túi mật, bệnh nhân sẽ
Đáp án D
Sau khi cắt bỏ túi mật, gan vẫn sản xuất mật và đổ trực tiếp vào ruột, cơ thể bệnh nhân vẫn xảy ra tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn ăn kiêng giảm lipid vì lượng mật không còn nhiều
Câu 13:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau , có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
(1) AaBb x aabb
(2) AaBb x AABb
(3) AB/ab x AB/ab
(4) Ab/ab x aB/ab
(5) Aaaabbbb x aaaaBbbb
(6) AaaaBbbb x aaaabbbb
(7) AAaaBBbb x aaaabbbb
Đáp án A
1- AaBb x aabb : phép lai phân tích kiêu hình giống kiểu gen.
2- AaBb x AABb => Cặp Aa x AA cho 2 loại kiểu gen và 1 kiểu hình, Bb x Bb cho 2 kiểu hình 3 kiểu gen.
3- AB/ab x AB/ab => 1AB/AB :2AB/ab : 1ab/ab => 2 kiểu hình, 3 kiểu gen.
4- Ab/ab x aB/ab => 1Ab/aB : 1Ab/ab : 1aB/ab : 1ab/ab=> 4 kiểu hình, 4 kiểu gen.
5- Aaaabbbb x aaaaBbbb =>Ta có cặp Aaaa x aaaa=> 1 Aaaa : 1 aaaa(2 kiểu hình : 2 kiểu gen) Tương tự cặp bbbb x Bbbb=> 1bbbb : 1 Bbbb(2 kiểu hình : 2 kiểu gen).
6 - Tương tự 5
7 –AAaaBBbbxaaaabbbb => xét AAaa x aaaa => 1 AAaa : 4 Aaaa : 1aaaa => hai loại kiểu hình, 3 kiểu gen => Kiểu gen khác với kiểu hình
Câu 14:
Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do một gen đột biến gây nên. Điều giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả về sự di truyền của bệnh này?
Đáp án D
Qua sơ đồ trên ta thấy:
Số người bị bệnh chiếm tỉ lệ nhiều trong quần thể, mặt khác tính trạng biểu hiện liên tục qua các thế hệ → Tính trạng bị bệnh là tính trạng trội.
Mặt khác ta thấy cứ mẹ bình thường thì ở thế hệ sau tất cả con trai đều bình thường→ khả năng cao tính trạng tuân theo quy luật di truyền chéo.
→ Tính trạng bệnh do gen trội nằm trên NST X quy định
Câu 15:
Ở một quần thể lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi cho (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2 cây thân cao chiếm tỉ lệ, 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Đáp án D
Câu 16:
Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá
chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là
Đáp án D
- Sự khôi phục kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, ở những loài mà tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nên có tốc độ khôi phục số lượng cá thể nhanh nhất.
- Trong 4 quần thể trên thì quần thể ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên tốc độ khôi phục số lượng nhanh nhất
Câu 17:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô thực vật?
(1) Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống
(2) Tạo được nhiều biến dị tổ hợp
(3) Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn
(4) Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Đáp án C
Phương pháp nuôi cấy mô
- Cách tiến hành:
+ Nuôi cấy tế bào thực vật 2n trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để hình thành mô sẹo.
+ Bổ sung hoocmon kích thích sinh trưởng để phát triển thành cây hoàn chỉnh.
- Ứng dụng: nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu thế lai.
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1: Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống. Phát biểu này đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô, chỉ từ 1 mô ban đầu có thể tạo được rất nhiều cơ thể giống nó, do đó sẽ tiết kiệm được diện tích nhân giống.
Phát biểu 2: Tạo được nhiều biến dị tổ hợp. Phát biểu này sai vì ở phương pháp nuôi cấy mô, các cơ thể tạo ra đều có kiểu gen giống nhau và giống với cơ thể ban đầu. Do vậy không tạo ra biến dị tổ hợp.
Phát biểu 3: Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. Phát biểu này đúng.
Phát biểu 4: Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Phát biểu này đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân nhanh các giống quý hiếm từ giống quý hiếm ban đầu.
Vậy các phát biểu 1, 3, 4 đúng
Câu 18:
Khi cơ thể F1 chứa 3 cặp gen dị hợp giảm phân, thu được 8 loại giao tử với tỉ lệ và thành phần gen như sau: ABD = aBD = Abd = abd = 9,25%, ABd = aBd = AbD = abD = 15,75%. Kiểu gen của cơ thể F1 và tần số trao đổi chéo là:
Đáp án B
F1 chứa 3 cặp gen dị hợp giảm phân, thu được 8 loại giao tử với tỉ lệ và thành phần gen như sau: ABD = aBD = Abd = abd = 9,25%, ABd = aBd = AbD = abD = 15,75%.
Ta thấy ởở tỉ lệ 9,25% e thấy BD và bd được lặp lại, còn A và B hay A và D đều có sự hoán đổi, mà BD và bd chiếm tỉ lệ nhỏ → BD và bd là giao tử sinh ra do hoán vị → B và d cùng nằm trên 1 cặp NST.
F1 có kiểu gen: Aa(Bd/bD)
ABD = aBD = Abd = abd = 9,25% → Giao tử BD = bd = 9,25%.2= 18,5% < 25%
Tần số hoán vị gen là: f = 18,5%.2 = 37%
Câu 19:
Ở một loài bọ cánh cứng A: mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi; B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng dị hợp chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb × AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là:
Đáp án A
Cách 1: Ở loài bọ cánh cững. A- mắt dẹt, a- mắt lồi. B-mắt xám, b-mắt trắng. Biết gen nằm trên NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi sinh.
Trong phép lai AaBb × AaBb thu được 780 cá thể sống sót = 3/4 × 1 =3/4 → tổng số cá thể có thể thu được là: 1040
Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng: aabb = 1/16 (1040) = 65.
→ Đáp án A
Cách 2: Phép lai giữa AaBb x AaBb sẽ cho tổng số tổ hợp gen là 16. Trong đó có 4 tổ hợp gen là thể mắt dẹt đồng hợp tử là:1AABB,2AABb,1AAbb.Còn lại 12 tổ hợp gen, trong đó cá thể con có mắt lồi, màu trắng (aabb) là: 780 :12 = 65
Câu 20:
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là
1. Có hệ thống tim và mạch.
2. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
3. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào trao đổi chất và trao đổi khí.
4. Có hệ thống dịch mô quanh tế bào
Phương án đúng
Đáp án D
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
* Có hệ thống tim và mạch.
* Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
* Có hệ thống dịch mô quanh tế bào
Câu 21:
Phát biểu nào dưới đây về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học là không đúng?
Đáp án D
Trong các phát biểu trên phát biểu D sai
- Trong khí quyển nguyên thủy của trái đất (được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí CO2, NH3, và rất ít khí nitơ…Khí ôxi chưa có trong khí quyển nguyên thủy.
- Dưới tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên, các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C, H rồi đến các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O và 4 nguyên tố C, H, O, N.
- Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi standley Miller (1953).
Câu 22:
Dịch tụy được tuyến tụy đổ vào ruột ở đoạn nào sau đây?
Đáp án A
Tuyến tụy đổ vào đầu ruột non (tá tràng).
Câu 23:
Sự đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự:
Đáp án C
Câu 24:
Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?
Đáp án C
Kích thước quần thể là số lượng cá thể có trong quần thể. Số lượng cá thể = mật độ x diện tích môi trường.
Quần thể A có kích thước = 3050 x 9 = 27450 cá thể
Quần thể B có kích thước = 2150 x 12 = 25800 cá thể
Quần thể C có kích thước = 835 x 33 = 27555 cá thể
Quần thể D có kích thước = 800 x 34 = 27200 cá thể
Như vậy trong 4 quần thể nói trên thì quần thể C có số lượng cá thể đông nhất → kích thước quần thể lớn nhất
Câu 25:
Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó:
Đáp án B
Câu 26:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Theo lí thuyết, tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là:
Đáp án C
Ta có A hạt tròn trội so với a hạt dài; B hạt đỏ trội so với b hạt trắng.Hai cặp gen phân li độc lập: 0,63 hạt tròn, đỏ (A-B-): 0,21 hạt tròn, trắng (A-bb): 0,12 hạt dài, đỏ (aaB-): 0,04 hạt dài, trắng (aabb)
Tách riêng từng tính trạng → hạt dài = 0,12 + 0,04 = 0,16 aa → q(a) = 0,4; p(A) = 0,6
hạt trắng = 0,21 + 0,04 = 0,25 → q(b) = 0,5; p(B) = 0,5
Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5
Câu 28:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ | Kiểu gen AA | Kiểu gen Aa | Kiểu gen aa |
F1 | 0,49 | 0,42 | 0,09 |
F2 | 0,49 | 0,42 | 0,09 |
F3 | 0,21 | 0,38 | 0,41 |
F4 | 0,25 | 0,30 | 0,45 |
F5 | 0,28 | 0,24 | 0,48 |
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án D
Từ quần thể F1 → F2 ta thấy cấu trúc di truyền của quần thể không đổi, quần thể cân bằng có tần số A = 0,7, a = 0,3
Từ quần thể F2 → Quần thể F3 có sự biến động mạnh tần số tương đối của các alen, Thế hệ F3 tần số alen A = 0,4, a = 0,6
→ Từ F2 → F3 quần thể chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
Từ F3 đến F5, ta thấy tần số tương đối của các alen không đổi, tuy nhiên tần số kiểu gen biến đổi theo hướng tăng tỉ lê kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp → Từ F3 đến F5 quần thể chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa: Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
Câu 29:
Một cá thể của một loài động vật có bộ NST 2n = 78. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 80 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử mang NST số 3 chiếm tỉ lệ:
Đáp án B
Câu 30:
Trong thí nghiệm của mình, Milơ và Urây đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. hai ông đã sử dụng các khí
Đáp án B
Câu 31:
Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
Đáp án D
Câu 32:
Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là sự biến đối tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
(2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái.
(3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế.
(4) Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp
Đáp án B
Trong các phát biểu trên cả 4 phát biểu đều đúng
Câu 33:
Mầu hoa của một loài thực vật có 3 loại là hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Để xác định quy luật di truyền của tính trạng mầu hoa người ta đã tiến hành 3 phép lai thu được kết quả như sau:
Kiểu hình của bố mẹ | Kiểu hình của đời con |
Hoa đỏ ´ Hoa trắng | 25% hoa đỏ; 50% hoa vàng; 25 hoa trắng |
Hoa đỏ ´ Hoa đỏ | 56,25% hoa đỏ; 37,5% hoa vàng; 6,25 hoa trắng |
Hoa vàng ´ Hoa trắng | 25% hoa đỏ; 75% hoa vàng |
Tính trạng mầu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật
Đáp án D
Từ phép lai 2 ta thấy: Hoa đỏ x Hoa đỏ, đời con thu được tỉ lệ: 9 đỏ : 6 vàng: 1 trắng → F1 thu được 16 tổ hợp = 4.4 → Mỗi bên P cho 4 loại giao tử → P: AaBb
Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-: Đỏ, A-bb + aaB-: Vàng, aabb: trắng
Câu 34:
Chim di cư tránh rét và cá di cư đẻ trứng là:
Đáp án D
Chim di cư tránh rét hay cá và cá di cư đẻ trứng là tập tính bẩm sinh hay còn gọi là bản năng
Câu 35:
Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp có thể gặp ở cả nam và nữ?
(1) Bệnh pheninketo niệu. (2) Bệnh ung thư máu
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông
Đáp án D
Những bệnh, tật và hội chứng di truyền gặp ở cả nam và nữ đó là những bệnh, tật, hội chứng không liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính Y hoặc không liên quan tới đột biến số lượng của NST giới tính
(3) Có túm lông ở vành tai là bệnh liên kết với NST giới tính Y nên kiểu hình chỉ biểu hiện ở nam giới
(5) Hội chứng Tocno là đột biến số lượng NST (XO) biểu hiện kiểu hình ở nữ giới.
→ Có 4 bệnh, hội chứng có thể gặp ở cả nam và nữ
Câu 36:
Cho các đặc điểm sau:
(1) ADN mạch vòng kép. (2) Có chứa gen đánh dấu.
(3) ADN mạch thẳng kép (4) Có trình tự nhận biết của enzim cắt.
(5) Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen?
Đáp án D
Câu 37:
Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây?
Đáp án A
Từ sơ đồ trên ta dễ dàng nhận thấy đây là quá trình chuyển đoạn trên cùng 1 NST. Đoạn AB từ vị trí đầu bị chuyển sang vị trí cuối vẫn trên NST ấy
Câu 38:
Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Trong các kết luận trên, kết luận A không đúng vì Khi đi từ vùng vĩ độ cao đến vùng vĩ độ thấp tức là đi từ vùng cực đến xích đạo thì điều kiện khí hậu càng ngày càng thuận lợi, mưa nhiều, độ ẩm thích hợp → thành phần loài và số lượng loài nhiều hơn → lưới thức ăn phức tạp hơn
Câu 39:
Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) ai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa sinh ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
Đáp án đúng là:
Đáp án A
Cách li sau hợp tử là dạng cách li xảy ra sau khi hợp tử đã được hình thành.
(1) là cách li nơi ở thuộc dạng cách l trước hợp tử.
(2) là cách li sau hợp tử vì đã hình thành con lai nhưng con lai không phát triển được.
(3) là cách li sau hợp tử vì đã hình thành con lai nhưng con lai không có khả năng sinh sản.
(4) là cạch li mùa vụ thuộc dạng cách l trước hợp tử.
(5) là dạng cách li trước hợp tử vì chưa xảy ra quá trình thụ tinh.
(6) là cách li sau hợp tử vì đã hình thành con lai nhưng con lai có sức sống và khả năng sinh sản kém.
Vậy có 3 đáp án: 2, 3, 6 thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen.
(2) Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn;
(3) Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(5) Trong quá trình dịch mã, mARN thường chỉ gắn với một ribôxôm để tạo một chuỗi polipeptit.
(6) Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 5’ → 3’.
(7) Số phát biểu đúng về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không xảy ra đột biến là
Đáp án A
Phát biểu 1 đúng vì các ribonucleotit của môi trường liên kết bổ sung với tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc của gen, sau đó xảy ra quá trình cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon để tạo thành phân tử mARN trưởng thành
Phát biểu 2 đúng vì quá trình nhân đôi ADN dựa theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung, từ đó tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ.
Phát biểu 3 sai vì phân tử mARN có bộ ba mở đầu là AUG, và bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. Từ bộ ba mở đầu đến bộ ba liền kề mã kết thúc đều có tARN đến khớp theo nguyên tắc bổ sung còn bộ ba kết thúc không bắt cặp bổ sung với tất cả tARN nào. Do vậy trong quá trình dịch mã tARN tiến vào kết cặp bổ sung với tất cả các bộ ba trừ bộ ba kết thúc.
Phát biểu (4) đúng
Phát biểu 5 sai vì trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với nhiều riboxom để tăng hiệu suất tổng hợp.
Phát biểu 6 sai vì enzim ARN pol không làm chức năng tháo xoắn gen, Tháo xoắn gen do enzim gyrasa đảm nhiệm
→ Có 3 phát biểu đúng.