Chuyên đề ôn thi THPTQG Sinh học cực hay có đáp án cưc hay (Chuyên đề 17)
-
10977 lượt thi
-
49 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài:
Lời giải: Phương pháp có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà lai hữu tính không thể thực hiện được là dung hợp tế bào trần.
Chọn D
Câu 2:
Gen là:
Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN).
Chọn A
Câu 3:
Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh; noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Cho P: ♂RRr(2n+1) x ♀Rrr(2n+1). Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
♂RRr → 2R : 1r.
♀Rrr → 1R : 2Rr : 1rr : 2r.
=> Tỷ lệ trắng F1: 1/3 x 3/6=1/6 => Tỷ lệ đỏ F1: 1-1/6=5/6
Chọn C
Câu 4:
Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt gạo đục thu được F1 toàn thân cao, hạt đục Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hình trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong. Biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ do 1 gen qui địnhvà mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh trứng và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau. Tần số hoán đổi gen của F1 là
Lời giải: F1 đồng loạt thân cao, hạt đục => P thuần chủng
=> F1 dị 2 cặp và thân cao >> thân thấp , hạt đục >> hạt trong
%A-bb = 3744/15600 = 0,24=> %aabb = 0,25-0,24=0,01
=> F1 cho giao tử ab với tỷ lệ: => ab là giao tử hoán vị.
=> f = 0,1 x 2 = 0,2 = 20%
Chọn A
Câu 5:
Xét 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen giảm phân bình thường hình thành các giao tử. Số loại giao tử tối đa có thể thu được là:
Lời giải:
Xét cơ thể có kiểu gen : cho tối đa 4 x 2 x 2 = 16 giao tử (nếu có hoán vị).
Tuy nhiên, 1 tế bào sinh tinh cho tối đa 2 loại giao tử
=> 3 tế bào sinh tinh cho tối đa 6 loại giao tử.
Chọn B
Câu 6:
Ở một loài thực vật, alen A qui định quả tròn, alen a qui định quả bầu dục; alen B qui định quả ngọt, alen b qui định quả chua; alen D qui định quả có vị thơm, alen d qui định quả không có vị thơm. Khi cho hai cây (P) có cùng kiểu gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là : 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây P là:
Tròn, ngọt và bầu dục, chua là 2 cặp tính trạng luôn đi cùng nhau => liên kết hoàn toàn =>
Có vị thơm : không có vị thơm = 3 : 1 => P: Dd
=>
Chọn C
Câu 7:
Một đoạn của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau: NH2…Phe-Tyτ-Cys…COOH. cho biết các bộ ba mã hóa axit amin là Phe: UUU,UUX; Tyr: UAU, UAX; Cys: UGU,UGX. Vậy mạch mã gốc của gen có trình tự nucleotit là
Phe: UUU; UUX => Trên mạch gen gốc: 3'AAA5'; 3'AAG5'
Tyr: UAU; UAX => Trên mạch gen gốc: 3'ATA5'; 3'ATG5'
Cys: UGU; UGX => Trên mạch gen gốc: 3'AXA5'; 3'AXG5'
=> Mạch mã gốc có thể là: 5’…GXA-GTA-GAA…3’
Chọn C
Câu 8:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X qui định, gen trội M qui định mắt bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng?
Tần số alen M là p, tần số alen m là q.
=> Trạng thái cân bằng:
♀: p2XMXM : 2pq XMXm : q2 XmXm
♂: p XMY : q XmY
Và p + q = 1
ð Xét các trường hợp thì thấy đáp án C thỏa mãn
Chọn C
Câu 9:
Ở một loài thực vật, khi cho cây thân cao lai phân tích thu được F1 có tỉ lệ 3 cây thân thấp: 1 cây thân cao. Cho tất cả các cây thân thấp ở F1 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ kiểu hình cây thân cao thu được ở F2 là
Lai phân tích cây thân cao → 4 tổ hợp giao tử
=> Tương tác gen: cây thân cao dị 2 cặp AaBb => A-B-: cao, còn lại: thấp.
Cây thân thấp F1: 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
Để thân thấp trong F1 giao phối với nhau ra cây có kiêu hình thân cao khi bố mẹ mang kiểu gen Aabb : aaBb
Ta có
ð Aabb x aaBb => AaBb : Aabb : aaBb : aabb
Tỉ lệ xuất hiện kiểu hình thân cao khi lai hai cá thể có kiểu hình thân thấp ở F1là :
Đáp án D
Câu 10:
Hoán vị gen xảy ra do:
Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là sự trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa hai cromatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng.
Chọn C
Câu 11:
Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
1: Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây con
2: Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh
3: Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh
4: Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn để tạo dòng thuần
Qui trình tạo giống theo thứ tự là
Quy trình tạo giống bằng gây đột biến:
- Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây con
- Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh
- Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh
- Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn để tạo dòng thuần
=> 1, 3, 2, 4.
Chọn D
Câu 12:
Trong một số trường hợp ở E.coli, khi môi trường không có lactozo nhưng operon Lac vẫn hoạt động tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra?
Operon Lac phiên mã khi protein ức chế không bám được vào vùng O, có thể là do vùng O bị đột biến hoặc protein bị bất hoạt. Khi môi trường không có lactozo nhưng operon Lac vẫn hoạt động tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo thì có thể là đột biến ở vùng O làm protein ức chế không gắn vào vùng vận hành nên enzim ARN polimeraza hoạt động phiên mã.
Chọn D
Câu 13:
Ở một loài thú, xét các tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen giảm phân hình thành giao tử đã tạo ra loại giao tử AbDEXR chiếm tỉ lệ 2% trong tổng số giao tử tạo thành. Theo lí thuyết, số % tế bào đã xảy ra hoán vị gen là
AaBb → 0,25AB.
XRY → 0,5XR
=> dE/De cho giao tử DE với tỷ lệ 0,02/0,5.0,25 = 0,16<0,25 => DE là giao tử hoán vị
=> Tần số hoán vị f = 0,16 x 2 = 0,32 = 32%
100% số tế bào đều trao đổi chéo thì tần số hoán vị = 50%
=> f = 32% thì %số tế bào xảy ra hoán vị = 64%.
Chọn C
Câu 14:
Trong tự nhiên, tần số đột biến gen dao động trong khoảng
Trong tự nhiên, tần số đột biến gen dao động trong khoảng 10-6-10-4
Chọn B
Câu 15:
Ở người alen A qui định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể quá trình giảm ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
P: XAY x XaXa
Người con trai bị mù màu: XaY
Người con trai mắt nhìn màu bình thường: XAXaY nhận XA, Y từ bố
(do rối loạn giảm phân I ở bố)
Chọn B
Câu 16:
Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là : 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là:
Lời giải: Tần số alen a = 0,4/2 = 0,2 => tần số alen A = 0,8
=> Số cá thể Aa: 2 x 0,8 x 0,2 x 8000 = 2560.
Chọn A
Câu 17:
Ở người có một số bệnh và hội chứng sau:
1. Bệnh ung thư máu;
2. Bệnh thiếu máu và hồng cầu hình lưỡi liềm;
3. Bệnh bạch tạng;
4. Hội chứng Đao;
5. Hội chứng Tocnơ
6. Bệnh mù màu
Những bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên ?
Những bệnh do đột biến NST:
1. Bệnh ung thư máu (mất đoạn NST 21)
2. Đột biến gen
3. Đột biến gen lặn trên NST thường
4. Hội chứng Đao (3 NST 21)
5. Hội chứng Tocnơ (XO).
6. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X
Chọn A
Câu 18:
Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
Chuỗi polinucleotit bổ sung có:
Và (T + X) + (A + G) = 100%
=> T + X = 80%, A + G = 20%
Chọn D
Câu 19:
Trong công nghệ gen, người ta đã đưa gen insulin của người vào vi khuẩn để tổng hợp hoocmon insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Ứng dụng trên là dựa trên cơ sở
Ứng dụng công nghệ gen bằng cách đưa insulin của người vào vi khuẩn để tổng hợp hoocmon insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường dựa trên tính phổ biến của mã di truyền. Tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
Chọn B
Câu 20:
Đặc điểm nao dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng được qui định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X?
Tính trạng được qui định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X có xu hướng dễ biểu hiện hơn ở giới XY, vì chỉ cần một alen lặn đã biểu hiện kiểu hình. Còn ở giới XX thì cần có 2 alen lặn mới biểu hiện ra thành kiểu hình
Chọn D
Câu 21:
Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử, Menden đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử, Menden đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách cho F1 lai phân tích có kết quả Fb có kết quả phân li kiểu hình 1:1
Đáp án C
Câu 22:
Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen thực hiện giảm phân có xảy ra đổi chỗ cho nhau giữa gen D và d, tính theo lí thuyết có thể tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là
1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 giao tử
1 tế bào sinh tinh DE/de có hoán vị gen cho 4 loại giao tử với tỷ lệ 1:1:1:1
=> 1 tế bào sinh tinh cho 4 loại giao tử với tỷ lệ 1:1:1:1: ADE, ADe, adE, ade hoặc AdE, Ade, aDE, aDe
Chọn B
Câu 23:
Trong quá trình nhân đôi ADN, ADN-polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN:
Trong quá trình nhân đôi ADN, ADN-polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn theo chiều 3'-5'. Mạch mới được tổng hợp theo chiều 5'-3'.
Chọn A.
Câu 24:
Theo MenĐen, cơ chế nào dưới đây chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ ?
Theo MenĐen, cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ là sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
Chọn B
Câu 25:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể ?
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể luôn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là lặp đoạn.
Chọn D
Câu 26:
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định, alen trội là trội hoàn toàn
Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III: không mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh được đứa con trai đầu lòng không bị bệnh này là bao nhiêu?
Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh => Bệnh do gen lặn
Bố bình thường, sinh con gái bị bệnh => gen lặn trên NST thường.
Xác suất sinh con không bị bệnh = 1 – xác suất sinh con bị bệnh.
Con bị bệnh khi cặp vợ chồng thế hệ III đều là Aa
Cặp vợ chồng thứ 2 ở thế hệ II: Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh => Aa x Aa
=> Người vợ ở thế hệ III: (1/3AA:2/3Aa)
Thế hệ I: bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh => Aa x Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.
=> Cặp vợ chồng thứ nhất ở thế hệ II: (1/3AA:2/3Aa) x AA
Để người chồng thế hệ III là Aa thì thế hệ II phải là: Aa x AA
=> Xác suất người chồng thế hệ III là Aa: 2/3 x1/2 = 1/3
Khi đó: Aa x aa ->1/4aa
=> Xác suất sinh con bị bệnh: 2/3 x 1/3 x 1/4=1/18
=> Xác suất sinh con trai bình thường: (1-1/18) x 1/2 = 17/36
Chọn D
Câu 27:
Một loài thực vật nếu có cả 2 gen A và B trong cùng một kiểu gen sẽ cho hoa màu đỏ, các kiểu gen tương ứng còn lại đều cho hoa màu trắng. Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen thì kết quả phân tích ở Fa sẽ là:
AaBb x aabb → 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb.
=> Tỷ lệ kiểu hình: 1 đỏ : 3 trắng.
Chọn B
Câu 28:
Một gen mã hóa liên tục ở vi khuẩn mã hóa phân tử protein A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử protein B. Phân tử protein B ít hơn phân tử Protein A một axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xảy ra trong gen đột biến là
Phân tử protein B ít hơn phân tử Protein A một axit amin và có 3 axit amin mới
=> Có khả năng do mất 3 cặp nucleotit thuộc phạm vi 4 codon liên tiếp nhau trên gen
Chọn D
Câu 29:
Dạng thông tin di truyền trực tiếp sử dụng trong tổng hợp protein là
Dạng thông tin di truyền trực tiếp sử dụng trong tổng hợp protein là mARN.
Chọn A
Câu 30:
Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, chứ không làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
Chọn D
Câu 31:
Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
Chọn A
Câu 32:
Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị với tần số 25%. Loại giao tử hoán vị được tạo ra là
→ BD = bd = 12,5%; Bd = bD = 37,5%.
=> ABD = Abd = aBD = abd = 6,25%; ABd = abD = AbD = aBd = 18,75%
Chọn B
Câu 33:
Trong tế bào của một loài thực vật có một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng. Tỉ lệ màu hoa do gen nằm trên phân tử ADN này qui định. Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn hoa trắng được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
Phân tử ADN mạch kép, dạng vòng nằm trong ty thể, lạp thể
=> Tính trạng do phân tử này quy định di truyền theo dòng mẹ
Mẹ hoa trắng (bởi vì hạt phấn do hoa đực cho) => 100% con hoa trắng.
Chọn C
Câu 34:
Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo gồn 3 loại nucleotit: A, G và X. Số bộ ba tối đa ở phân tử mARN này là
Số bộ ba tối đa ở phân tử mARN này là 33 = 27
Chọn A
Câu 35:
Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp gen B qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định quả vàng, gen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d qui định quả dài. Thực hiện phép lai P: , F1 thu được 12% cây có kiểu hình thân cao, quả vàng, tròn. Không xét sự phát sinh đột biến, về lý thuyết thì kiểu gen thu được ở F1 chiếm tỉ lệ
Ta có A thân cao >> a thân thấp
B đỏ>> b vàng
D tròn >> d dài
Aa x Aa → 0,75A-
%A-bbD- = 0,12 => %bbD- = 0,16 => %bbdd = 0,09.
Nếu hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau:
thì
=>y(0,5 – y) = 0,09, vô nghiệm.
Nếu hoán vị gen chỉ xảy ra 1 bên => xảy ra ở
cho bd với tỷ lệ thỏa mãn
Chọn B
Câu 36:
Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến hình thành loài mới. Sự hình thành các bậc phân loại trên loài là kết quả của quá trình tiến hóa lớn.
Chọn C
Câu 37:
Ở ruồi giấm, gen W qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với gen w qui định mắt trắng. Các gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Tính theo lý thuyết, kết quả phép lai giữa ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ là
P: XaXa x XAY → F1: XAXa : XaY.
=> Tỷ lệ kiểu hình: 50% cái mắt đỏ : 50% đực mắt trắng.
Chọn A
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây về mức phản ứng là sai ?
Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được => D sai
Chọn D
Câu 40:
Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai AAaa x AAaa cho tỉ lệ kiểu gen ở F1 là
AAaa → 1AA : 4Aa: 1aa
AAaa x AAaa → 1AAAA: 8 AAAa : 18AAaa: 8Aaaa : 1 aaaa
Đáp án A
Câu 42:
Ở đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thuần chủng hoa đỏ so với cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì kết quả phân ly kiểu hình ở F3 là
F1: Aa x Aa → F2: 1AA : 2Aa : 1aA.
Hoa đỏ F2: 1AA : 2AA.
Tần số alen a=1/3=> =1/9=>A-=8/9
Chọn B.
Câu 43:
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
Chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện alen mới.
Chọn D
Câu 44:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?
Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa là đều làm thay đổi thành phần kiểu gen và tạo ra sự sai khác về tỉ lệ kiểu gen giữa các quần thể. Có nhân tố chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không thay đổi tần số alen (tự phối).
Chọn C
Câu 46:
Trong số các thể lệch bội sau, dạng nào dễ được hình thành nhất?
Trong các thể lệch bội trên, thể ba (2n+1) dễ được hình thành nhất vì chỉ liên quan đến 1 NST thừa
Chọn C
Câu 47:
Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng và hoa đỏ thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 hoa đỏ: 3 hồng: 4 trắng. nếu cho các cây hoa trắng ở F2 tạp giao thì tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn được dự đoán ở đời con là
F2: 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng
=> F1 dị hợp 2 cặp AaBb
A-B- : đỏ; A-bb: hồng; aaB- và aabb: trắng.
Hoa trắng F2: 2aaBb : 1aaBB : aabb
Xét (1BB : 2Bb : 1bb): tần số alen B = b = 0,5
=> F3: bb = 0,52 = 0,25
=> F3: aabb = 0,25 = 25%
Chọn B
Câu 48:
Một nhóm cá thể của một loiaf chim di cư từ đất liền ra đào . Giả sử Tất cả cùng đến đích an toàn và hình thành nên một quần thể thích nghi dần dần hình thành nên loài mới Nhân tố tiến háo nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này
Tất cả cùng đến đích an toàn=> di nhập gen
Hình thành nên một quần thể thích nghi dần => có yếu tố của chọn lọc tự nhiên để sàng lọc ra các các thể có kiểu hình thích nghi
Nguyên liệu để chọn lọc tự nhiên sàng lọc là các đột biến xảy ra trong quần thể
Đáp án A
Câu 49:
Khi nói về bằng chứng tiến háo phát biếu nào sau đây đúng
Đáp án A - sai : những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện nay các cơ quan đó có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương đồng , Cơ quan tương tự là khác nguồn gốc cùng chức năng
B- đúng
C-Các lời độngvật có xương sống có hình thái ở giai đoạn trưởng thành khác nhau nhưng trong giai đoạn phôi thai có trả qua các giai đoạn gần giống nhau , có mối quan hệ càng gần gữi thì càng giống nhau
D- sai ( giải thích tương tự như A )
Đáp án B