Bài tập Chuyển động Toán lớp 5 có đáp án
-
1350 lượt thi
-
55 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
An và Dũng cùng xuất phát từ A, cùng đi về B một lúc. An đi nữa quãng đường đầu với vận tốc 15km/giờ và nửa quãng đường còn lại với vận tốc 12 km/giờ.với vận tốc Dũng đi nửa thời gian đầu với vận tốc 15km/giờ và nửa thời gian sau với vận tốc12km/giờ. Hỏi ai đến B trước?
Trung bình vận tốc An đi trên cả quảng đường là:
(15 + 12) : ( 1 + 1) = 13,5 (km/h)
1km của nửa thời gian đầu dũng đi hêt thời gian là:
60 : 15 = 4 (phút)
1km của nửa thời gian sau Dũng đi hết thời gian là:
60 : 12 = 5 (phút)
Vận tốc trung bình cả quãng đường Dũng đi là:
(60 + 60) : (4 +5) = 13,33 (km/h)
Vì 13,5 > 13,33 nên An đến trước Dũng.
Câu 2:
Bạn An lúc 7 giờ đi từ A đến B với vận tốc 12 km/h, một giờ sau bạn Dũng đuổi theo với vận tốc 16 km/h. Đến mấy giờ thì bạn Dũng đuổi kịp bạn An ?
An đi với vận tốc 12 km/h, 1 giờ sau Dũng đuổi theo có nghĩa là 1 giờ An cách Dũng 12 km.
Vận tốc của Dũng hơn vận tốc của An là:
16 – 12 = 4 (km/h)
Thời gian để Dũng đuổi kịp An là:
12 : 4 = 3 ( giờ)
Dũng đuổi kịp An lúc:
7 + 3 = 10 ( giờ)
Câu 3:
Một chiếc ca-nô chạy trên một quãng sông đã được xác định. Chạy xuôi dòng thì mất 3 giờ; chạy ngược dòng thì mất 4 giờ 30 phút. Hỏi trong điều kiện như vậy một chiếc thùng rỗng trôi trên quãng sông đó mất bao lâu?
Giả sử quãng sông dài là 36 km.
Câu 4:
Hai bạn Quang và Huy tham gia cuộc đua xe đạp chào mừng “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” chặng đường Huế - Đông Hà. Bạn Quang đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 20 km/giờ, nửa quãng đường còn lại với vận tốc 25 km/giờ. Còn bạn Huy đi trong nửa thời gian đầu với vận tốc 20 km/giờ, nửa thời gian còn lại với vận tốc 25 km/giờ. Hỏi bạn nào về đích trước.
Hai nửa thời gian thì bằng nhau vì vậy vận tốc trung bình của Huy là:
( 20 + 25 ) : 2 = 22,5 km / giờ
Hai nửa quãng đường thì bằng nhau vì vậy:
1 km bạn Quang đi với vận tốc 20 km/giờ thì hết thời gian là: 1/20 (giờ) 1,0 điểm
1 km bạn Quang đi với vận tốc 25 km/giờ thì hết thời gian là: 1/25 (giờ) 1,0 điểm
Do đó đi 2 km hết thời gian là:
1/20 + 1/25 = 45/500 = 9/100 ( giờ )
Bạn Quang đi với vận tốc trung bình cả quãng đườngCâu 5:
Xe máy thứ nhất đi từ A đến B mất 4 giờ, xe máy thứ hai đi từ B đến A mất 3 giờ . Nếu hai xe khởi hành cùng một lúc từ A và B thì sau 1,5 giờ hai xe sẽ còn cách xa nhau 15 km (hai xe chưa gặp nhau). Tính quãng đường AB.
Mỗi giờ xe thứ nhất đi được : 1: 4 = (quãng đường AB)
Mỗi giờ xe thứ hai đi được : 1: 3 = (quãng đường AB)
Sau 1,5 giờ cả hai xe đi được: ( 1,5 = (quãng đường AB)
Phân số chỉ 15 km là : 1-= ( quãng đường AB)
Quãng đường AB là : 15 : = 120 (km)
Đáp số : 120 km
Câu 6:
Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 40km, trong 3 giờ sau, mỗi giờ đi được 50 km. Nếu muốn tăng mức trung bình cộng mỗi giờ tăng thêm 1km nữa thì đến giờ thứ 7, ô tô đó cần đi bao nhiêu ki-lô-mét nữa?
Trong 6 giờ đầu, trung bình mỗi giờ ô tô đi được:
(40 x 3 + 50 x 3 ) : 6 = 45 (km)
Quãng đường ô tô đi trong 7 giờ là :
(45 + 1) x 7 = 322 (km)
Giờ thứ 7 ô tô cần đi là:
322 - (40 x 3 + 50 x 3) = 52 (km)
Đáp số: 52km
Câu 7:
Một người dự định đi từ A đến B theo một thời gian nhất định. Lúc đầu người đó đi với vận tốc 25 km/giờ. Sau khi đi được 75 km thì người đó đi tiếp trên quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/giờ nên đến B sớm hơn thời gian dự định là 30 phút. Tính quãng đường AB.
Vẽ sơ đồ minh hoạ :
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 25 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 25 = (giờ)
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 30 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 30 = (giờ)
Từ C đến B cứ mỗi km thì thời gian đi với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian đi với vận tốc 30 km/giờ là :
- = (giờ)
Vì 30 phút = giờ nên đoạn đường C đến B dài là : : = 75 (km)
Quãng đường AB dài là :
75 + 75 = 150 (km).
Câu 8:
Một người đi từ A đến B với vận tốc 25 km/giờ. Đi được quãng đường AB thì người đó dừng lại nghỉ 30 phút nên để đến B đúng hẹn, người đó đi tiếp trên quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/giờ.
Tính quãng đường AB.
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 25 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 25 = (giờ)
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 30 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 30 = (giờ)
Từ C đến B cứ mỗi km thì thời gian đi với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian đi với vận tốc 30 km/giờ là :
- = (giờ)
Người đó nghỉ 30 phút ( giờ) mà vẫn đến B đúng hẹn nên trên CB thời gian thực đi của người đó ít hơn thời gian dự định là giờ. Đoạn đường C đến B dài là :
: = 75 (km)
Quãng đường AB dài là :
75 : = 375 (km).
Câu 9:
Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc tại hai địa điểm A và B đi về phía nhau. Sau 4 giờ hai người cách nhau 28 km. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng để đi cả quảng đường AB xe thứ nhất hết 6 giờ, xe thứ hai hết 5 giờ.
Sau 4 giờ:
Xe thứ nhất đi được: 4 x 1/6 = 2/3 (quảng đường)
Xe thứ hai đi được: 4 x 1/5 = 4/5 (quảng đường)
Xe thứ hai cách A: 1 – 2/3 = 1/3 (quảng đường)
Xe thứ nhất cách B: 1 – 4/5 = 1/5 (quảng đường)
Phân số chỉ 28 km là: 1 – (1/3 + 1/5) = 7/15 (quảng đường)
Quãng đường AB dài: 28 : 7/15 = 60 (km)
Câu 10:
Một người đi từ A đến B với vận tốc 25km/giờ. Sau 30 phút người thứ hai cũng đi từ A về B với vận tốc 30km/giờ và đuổi kịp người thứ nhất tại B. Tính quãng đường AB.
Cách 1. Đổi 30 phút = 0,5 giờ
Trong 0,5 giờ người thứ nhất đi được là :
25 x 0,5 = 12,5 (km)
Thời gian của người thứ hai đi để đuổi kịp người thứ nhất tại B là :
12,5 : (30 – 25) = 2,5 (giờ)
Quãng đường AB dài là :
30 x 2,5 = 75 (km).
Cách khác .
Vì quãng đường AB (s = v x t) không đổi, nên ta có thể xem vận tốc (v) là chiều dài của một hình chữ nhật và thời gian (t) là chiều rộng của hình chữ nhật đó.
Vẽ sơ đồ :
Vì quãng đường không đổi hay diện tích hình chữ nhật không đổi nên ta có :
S1 = S2 hay 5 x t2 = 0,5 x 25.
Suy ra : t2 = 0,5 x 25 : 5 = 2,5 (giờ).
Quãng đường AB dài là :
30 x 2,5 = 75 (km).
10 giờ 30 phút – 10 giờ = 30 phút = giờ.
Khi đi với vận tốc 25 km/giờ thì cứ mỗi km đi hết thời gian là :
1 : 25 = (giờ)
Khi đi với vận tốc 30 km/giờ thì cứ mỗi km đi hết thời gian là :
1 : 30 = (giờ)
Thời gian đi mỗi km với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian đi mỗi km với vận tốc 30 km/giờ là :
- = (giờ)
Đoạn đường CB dài là :
: = 75 (km)
Quãng đường AB dài là :
75 : = 150 (km).
Câu 11:
Một người dự định đi từ A đến B theo một thời gian nhất định. Lúc đầu người đó đi với vận tốc 25 km/giờ. Sau khi đi được 75 km thì người đó đi tiếp trên quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/giờ nên đến B sớm hơn thời gian dự định là 30 phút. Tính quãng đường AB.
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 25 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 25 = (giờ)
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 30 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 30 = (giờ)
Từ C đến B cứ mỗi km thì thời gian đi với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian đi với vận tốc 30 km/giờ là :
- = (giờ)
Vì 30 phút = giờ nên đoạn đường C đến B dài là : : = 75 (km)
Quãng đường AB dài là :
75 + 75 = 150 (km).
Câu 12:
Một người đi từ A đến B với vận tốc 25 km/giờ và dự định đến B lúc 10 giờ 30 phút. Đi được một nửa quãng đường AB thì người đó đi tiếp đến B với vận tốc 30 km/giờ nên đến B vào lúc 10 giờ cùng ngày. Tính quãng đường AB.
Vẽ sơ đồ minh hoạ :
So với thời gian dự định thì thời gian thực đi của người đó ít hơn là :
10 giờ 30 phút – 10 giờ = 30 phút = giờ.
Khi đi với vận tốc 25 km/giờ thì cứ mỗi km đi hết thời gian là :
1 : 25 = (giờ)
Khi đi với vận tốc 30 km/giờ thì cứ mỗi km đi hết thời gian là :
1 : 30 = (giờ)
Thời gian đi mỗi km với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian đi mỗi km với vận tốc 30 km/giờ là :
- = (giờ)
Đoạn đường CB dài là :
: = 75 (km)
Quãng đường AB dài là :
75 : = 150 (km).
Câu 13:
Một người đi từ A đến B với vận tốc 25 km/giờ. Đi được quãng đường AB thì người đó dừng lại nghỉ 30 phút nên để đến B đúng hẹn, người đó đi tiếp trên quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/giờ.
Tính quãng đường AB.
Vẽ sơ đồ minh hoạ :
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 25 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 25 = (giờ)
Nếu đi từ C đến B với vận tốc 30 km/giờ thì cứ đi mỗi km hết thời gian là :
1 : 30 = (giờ)
Từ C đến B cứ mỗi km thì thời gian đi với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian đi với vận tốc 30 km/giờ là :
- = (giờ)
Người đó nghỉ 30 phút ( giờ) mà vẫn đến B đúng hẹn nên trên CB thời gian thực đi của người đó ít hơn thời gian dự định là giờ. Đoạn đường C đến B dài là :
: = 75 (km)
Quãng đường AB dài là :
75 : = 375 (km).
Câu 14:
Một người đi từ A đến B trong một thời gian đã định theo kế hoạch. Nếu người đó cho xe chạy với vận tốc 25 km/giờ thì sẽ đến B muộn 17 phút, còn nếu cho xe chạy với vận tốc 30 km/giờ thì sẽ đến B sớm 13 phút so với thời gian đã định.
Tính quãng đường AB.
Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau. Vì người đó cho xe chạy với vận tốc 25 km/giờ thì sẽ đến B muộn 17 phút, còn nếu cho xe chạy với vận tốc 30 km/giờ thì sẽ đến B sớm 13 phút so với thời gian đã định nên thời gian chạy với vận tốc 25 km/giờ nhiều hơn thời gian chạy với vận tốc 30 km/giờ là :
17 phút + 13 phút = 30 phút = 0,5 giờ.
Tỉ số vận tốc là : 25 : 30 = . Do đó tỉ số thời gian là . Do đó thời gian người đó cho xe chạy với vận tốc 25 km/giờ là :
0,5 : (6 – 5) x 6 = 3 (giờ)
Quãng đường AB dài là :
25 x 3 = 75 (km).
Câu 15:
Một người đi từ A đến B với vận tốc 25 km/giờ, rồi đi tiếp từ B đến D với vận tốc 30 km/giờ. Quãng đường BD dài hơn quãng đường AB là 15 km. Thời gian đi AB bằng thời gian đi BD. Tính quãng đường AB.
Vẽ sơ đồ minh hoạ :
Gọi C là điểm trên quãng đường BD sao cho AB = BC thì CD = 15 km. Thời gian người đó đi quãng đường CD là :
15 : 30 = 0,5 (giờ)
Vậy thời gian người đó đi quãng đường AB nhiều hơn thời gian người đó đi trên quãng đường BC là 0,5 giờ.
Câu 16:
Hai ô tô ở A và B cách nhau 60 km cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều về phía C. Sau 2,5 giờ thì ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B. Tìm vận tốc mỗi ô tô biết rằng tổng hai vận tốc là 76 km/h
Hiệu hai vận tốc là:
60 : 2,5 = 24 km/h
Vận tốc của ô tô đi từ A là:
( 76 + 24 ) : 2 = 50 km/h
Vận tốc của ô tô đi từ B là:
50 - 24 = 26 km/h
Câu 17:
Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?
Sau 3 giờ thì quãng đường xe đạp đi được là:
12 . 3 = 36 km
Hiệu hai vận tốc là:
36 - 12 = 24 km/h
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36: 24 = 1,5 giờ
Đáp số: 1,5 giờ
Câu 18:
Một người đứng ở chỗ chắn đường nhìn thấy đoàn tầu hoả chạy ngang qua mặt mình hết 20 giây cũng với vận tốc đó, đoàn tàu chạy qua một cái cầu dài 450 mét hết 65 giây. Tính chiều dài của đoàn tầu và vận tốc của đoàn tầu.
Hướng dẫn : Thời gian tầu chạy đoạn đường 450 mét
65 - 20 = 45 giõy
Vận tốc đoàn tàu là:
450 : 45 = 10 m/giây
Chiều dài của đoàn tàu là:
10 . 20 = 200 m
Đáp số: 200 m
Câu 19:
Một đoàn tàu hoả chạy với vận tốc 48 km/h và vượt qua cây cầu dài 720 m hết 63 giây. Tính chiều dài của tàu ?
48 km/h = m/giõy
Khi tàu chạy qua cầu dài 720 m hết 65 giây thì tàu đó đi được quãng đường bằng chiều dài của tàu cộng với chiều dài của cây cầu.
Quóng đường tàu đi là
. 63 = 840 m
Chiều dài của tàu là:
840 - 720 = 120 m
Đáp số 120 m
Câu 20:
Khi ô tô lướt qua tàu hoả trong 36 giây thỡ ô tô đó đi hơn tàu hoả một quãng đường đúng bằng chiều dài tàu.
Trong 36 giây, ô tô đi hơn tàu hoả quãng đường là
(50000 - 40000 ) : 3600 . 36 = 100 m
Như vậy chiều dài của tàu cũng bằng 100 m
Đáp số: 100 m
Câu 21:
Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Sau 2 giờ, một người khác đi xe náy từ B đến A với vận tốc 35km/giờ. Biết quãng đường từ A đến B dài 118km. Hỏi đến mấy giờ hai người gặp nhau?
Sau 2 giờ người đi xe đạp đi được đoạn đường là:
12 x 2 = 24 (km)
Lúc đó hai người còn cách nhau: 118 – 24 = 94 (km)
Sau đó mỗi giờ hai người gần nhau thêm là:
12 + 35 = 47 (km)
Từ khi người thứ hai đi đến lúc gặp nhau là:
94 : 47 = 2 (giờ)
Hai người gặp nhau lúc: 6 + 2 + 2 = 10 (giờ)
Đáp số: 10 giờ.
Câu 22:
Một ôtô đi từ A đến B mất 2 giờ. Một xe máy đi từ B đến A mất 3 giờ. Tính quãng đường AB biết vận tốc ôtô hơn xe máy là 20km/giờ. Nếu hai xe khởi hành cùng một lúc thì chúng gặp nhau cách A bao nhiêu kilômét?
Tỉ số thời gian của ôtô và xe máy đi trên AB là: 2 : 3 = 2 32 3
Trên cùng một quãng đường AB, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Do đó, tỉ số vận tốc của ôtô và xe máy đi trên AB là
Ta có sơ đồ:
Vận tốc của ôtô là: 20 : (3 – 2) x 3 = 60 (km/giờ)
Quãng đường AB dài là: 60 x 2 = 120 (km)
Vận tốc của xe máy là: 60 -20 = 40 (km/giờ)
Nếu cùng khởi hành hai xe sẽ gặp nhau sau một thời gian là:
120 : (60 + 40) = 1,2 (giờ)
Địa điểm gặp nhau cách A là: 60 x 1,2 = 72 (km)
Đáp số: Quãng đường AB dài: 60km
Địa điểm gặp nhau cách A: 72km
Câu 23:
An và bình đi xe đạp cùng lúc từ A đến B, An đi với vận tốc 12 km/giờ, Bình đi với vận tốc 10km/giờ. Đi được 1,5 giờ, để đợi Bình, An đã giảm vận tốc xuống còn 7km/giờ. Tính quãng đường AB, biết rằng lúc gặp nhau cũng là lúc An và Bình cùng đến B?
Sau 1,5 giờ An đi được đoạn đường là: 12 x 1,5 = 18(km)
Sau 1,5 giờ Bình đi được đoạn đường là: 1,5 x 10 = 15 (km)
Sau 1,5 giờ An và Bình cách nhau là: 18 – 15 = 3 (km)
Lúc đó An đi với vận tốc 7km/giờ còn Bình đi với vận tốc 10 km/giờ nên thời gian chuyển động để Bình đuổi kịp An là:
3 : (10 -7) = 1 (giờ)
Vì Bình đuổi kịp An tại B nên quãng đường AB dài là:
18 + 7 x 1 = 25 (km)
(Hoặc 15 + 10 x 1 = 25 (km)
Đáp số: 25km
Câu 24:
Trong suốt cuộc đua xe đạp, người thứ nhất đi với vận tốc 20km/giờ suốt cả quãng đường. Người thứ hai đi với vận tốc 16km/giờ trong nửa quãng đường đầu, còn nửa quãng đường sau đi với vận tốc 24km/giờ. Người thứ ba trong nửa thời gian đầu của mình đi với vận tốc 16km/giờ, nửa thời gian sau đi với vậ tốc 24km/giờ. Hỏi trong ba người đó ai đến đích trước?
Người thứ ba đi nửa thời gian đầu với vận tốc 16km/giờ và nửa thời gia sau với vận tốc 24km/giờ. Do đó người thứ ba đI với vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
(16 + 24) : 2 = 20 (km/giờ)
Người thứ nhất đi với vận tốc 20km/giờ trên suốt quãng đường AB nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích cùng một lúc.
Ta còn phảI tính vận tốc trung bình của người thứ hai để so sánh.
Cách 1:
Người thứ hai đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 16km/giờ và nửa quãng đường sau với vận tốc 24km/giờ. Từ đó ta có thể tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường như sau:
Cứ 1km đi với vận tốc 16km/giờ thì hết thời gian là:
1 : 16 = 0,0625 (giờ)
Cứ 1km đi với vận tốc 24km/giờ thì hết thời gian là:
1 : 24 = 0,0417 (giờ)
Do đó đi 2km hết thời gian là:
0,0625 + 0,0417 = 0,1042 (giờ)
Vậy người thứ hai đi với vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi là:
2 : 0,1042 = 19,2 (km/giờ)
Vì 20km/giờ > 19,2 km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai.
Cách 2:
Với vận tốc 16km/giờ thì người thứ hai đi 1km hết số phút là:
60 : 16 = 3,75 (phút)
Với vận tốc 24km/giờ người thứ hai đi 1km hết số phút là:
60 : 24 = 2,5 (phút)
Người thứ hai đi 2km hết số phút là:
3,75 + 2,5 = 6,25 (phút)
Vận tốc trung bình của người thứ hai đi trên cả quãng đường là:
2 : 6,25 = 0, 32 (km/phút)
0,32 km/phút = 19,2 km/giờ
Vì 20km/giờ > 19,2 km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai.
Cách 3:
Giả sử quãng đường đua dài 96km. Mỗi nửa quãng đường là 48km.
Thời gian gười thứ hai đi nửa quãng đường đầu là:
48 : 16 = 3 (giờ)
Thời gian người thứ hai đi nửa quãng đường sau là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Người thứ hai đi cả quãng đường với vận tốc trung bình là:
96 : (2 + 3 ) = 19,2 (km/giờ)
Vì 20km/giờ > 19,2 km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai.
Câu 25:
Một ôtô dự định chạy từ tỉnh A đến tỉnh B lúc 16giờ. Nhưng:
- Nếu chạy với vận tốc 60 km/giờ thì ôtô sẽ tới B lúc 15giờ.
- Nếu chạy với vận tốc 40km/giờ thì ôtô sẽ tới B lúc 17giờ.
Hỏi ôtô phải chạy với vận tốc bao nhiêu để tới B lúc 16giờ?
Tỉ số giữa hai vận tốc là: 60 : 40 =
Vì khi đi cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên: “Nếu thời gian đi quãng đường AB với vận tốc 60km/giờ là 2 phần thì thời gian đi với vận tốc 40km/giờ là 3 phần như thế”
Một phần thời gian nhiều hơn ứng với:
17 – 15 = 2 (giờ)
Vậy với vận tốc 60km/giờ ôtô đi từ A đến B mất:
2 x 2 = 4 (giờ)
Quãng đường AB dài là: 4 x 60 = 240(km)
Thời gian quy định để chạy từ A đến B là:
4 + (16 – 15) = 5 (giờ)
Vận tốc phải tìm là: 240 : 5 = 48 (km/giờ)
Đáp số: 48km/giờ.
Câu 26:
Một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 6km/giờ. Sau đó đi bộ từ B về A với vận tốc 4km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về?
Khi đi thì người ấy đi 1km hết: 60 : 6 = 10 (phút)
Lúc về người ấy đi 1km thì hết: 60 : 4 = 15 (phút)
Người ấy đi 2km (trong đó có 1km đường đi và 1km đường về) hết:
10 + 15 = 25 (phút)
Người ấy đi và về trên quãng đường 1km hết: 25 : 2 = 12,5 (phút)
Vận tốc trung bình của cả đi lẫn về là: 60 : 12,5 = 4,8 (km/giờ)
Đáp số: 4,8km/giờ.
Câu 27:
Một con chó đuổi một con thỏ ở cách xa nó 17 bước của chó. Con thỏ ở cách hang của nó 80 bước của thỏ. Khi thỏ chạy được 3 bước thì chó chạy được 1 bước. Một bước của chó bằng 8 bước của thỏ. Hỏi chó có bắt được thỏ không?
80 bước của thỏ bằng: 80 : 8 = 10 (bước chó)
Chó ở cách hang thỏ: 10 + 17 = 27 (bước chó)
Lúc chó chạy vừa tới hang thỏ thì thỏ chạy được: 27 x 3 = 81 (bước)
Tức là thỏ đã chạy vào hang được: 81 – 80 = 1 (bước)
Do đó, chó không bắt được thỏ.
Trả lời: chó không bắt được thỏ
Câu 28:
Một người đi xe đạp với vậntốc 12km/giờ và một ôtô đI với vận tốc 28km/giờ cùng khởi hành lúc 6 giờ tại địa điểm A để đi đến địa điểm B. Sau nửa giờ một xe máy đi với vận tốc 24km/giờ cũng xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đường AB vào lúc mấy giờ thì xe máy ở đúng điểm chính giữa khoảng cách xe đạp và ôtô?
Giả sử có một xe X khác cũng xuất phát từ A lúc 6 giờ và có vận tốc bằng trung bình cộng của vận tốc xe đạp và ôtô thì xe X luôn ở điểm chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ôtô.
Lúc xe máy đuổi kịp xe X thì cũng chính là lúc xe máy ở điểm chính giữa xe đạp và ôtô.
Vận tốc xe X là: (12 + 28) : 2 = 20 (km/giờ)
Sau nửa giờ xe X đi được: 20 x 0,5 = 10 (km)
Để đuổi kịp xe máy thì xe X phảI đI trong:
10 : (24 – 20) = 2,5 (giờ)
Vậy xe máy ở điểm chính giữa xe đạp và ôtô lúc:
6 + 0,5 + 2,5 = 9 (giờ)
Đáp số: 9giờ
Câu 29:
Anh Hùng đi xe đạp qua một quãng đường gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Vận tốc khi đi lên dốc là 6km/giờ, khi xuống dốc là 15km/giờ. Biết rằng dốc xuống dài gấp đôi dốc lên và thời gian đi tất cả là 54 phút. Tính độ dài cả quãng đường.
Giả sử dốc lên dài 1km thì dốc xuống dài 2km.
Thế thì quãng đường dài: 1 + 2 = 3 (km)
Lên 1km dốc hết: 60 : 6 = 10 (phút)
Xuống 2km dốc hết: (2 x 60) : 15 = 8 (phút)
Cả lên 1km và xuống 2km hết: 10 + 8 = 18 (phút)
54phút so với 18 phút thì gấp: 54 : 18 = 3 (lần)
Quãng đường dài là: 3 x 3 = 9 (km)
Đáp số: 9km.
Câu 30:
Một xe lửa vượt qua cây cầu dài 450m mất 45 giây, vượt qua một trụ điện hết 15 giây. Tính chiều dài của xe lửa.
Xe lửa vượt qua một trụ điện mất 15 giây, nghĩa là nó đi qua quãng đường bằng chiều dài của nó mất 15 giây.
Xe lửa vượt qua cây cầu hết 45 giây, nghĩa là nó đi qua quãng đường bằng tổng chiều dài của nó và cây cầu hết 45 giây.
Vậy xe lửa đi hết chiều dài của cây cầu trong: 45 – 15 = 30 (giây)
Vận tốc xe lửa là: 450 : 30 = 15 (m/giây)
Chiều dài xe lửa là: 15 x15 = 225 (m)
Đáp số: 225 m
Câu 31:
Một chiếc canô chạy trên khúc sông từe bến A đến bến B. Khi đi xuôi dòng thì mất 6 giờ. Khi đi ngược dòng thì mất 8 giờ. Biết rằng, nước chảy với vận tốc 5km/giờ. Hãy tính khoảng cách AB.
Vận tốc khi xuôi dòng lớn hơn vận tốc khi ngược dòng là: 5 + 5= 10 (km/giờ)
Tỉ số thời gian khi xuôi dòng và khi ngược dòng là. Vậy tỉ số vận tốc khi xuôi dòng và ngược dòng là: .
Ta có sơ đồ:
Vận tốc ngược dòng là: 10 : (8 – 6) x 6 = 30 (km/giờ)
Khoảng cách AB là: 30 x 8 = 240 (km)
Đáp số: 240 km.
Câu 32:
Một xe gắn máy đi từ A đến B, dự định đi với vận tốc 30km/giờ. Song thực tế xe gắn máy đi với vận tốc 25 km/giờ nên đã đến B muộn mất 2 giờ so với thời gian dự định. Tính quãng đường từ A đến B.
Tỉ số vận tốc dự định và vận tốc thực đi là:30:25==
Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch. Do đó, tỉ số thời gian dự định và thời gian thực đi là: 5 65 6.
Ta có sơ đồ:
Thời gian dự định đi là: 2 : (6 -5) x 5 = 10 (giờ)
Quãng đường từ A đến B là: 10 x 30 = 300 (km)
Đáp số: 300 km.
Câu 33:
Sau một ngày đêm, một con mối có thể gặm thủng lớp giấy dày 0,8mm. Trên giá sách có một tác phẩm văn học gồm 2 tập, mỗi tập dày 4 cm, còn mỗi bìa cứng dày 2mm. Hỏi sau thời gian bao lâu con mối có thể đục xuyên từ trang đầu của tập một đến trang cuối của tập hai?
Đổi 4 cm = 40 mm
Khi đục xuyên từ trang đầu của tập I đến trang cuối cỉa tập II, tức là con mối đó phải đục thủng cả hai tập tác phẩm cùng với 3 bìa cứng.
Con mối cần xuyên qua: 40 x 2 + 2 x 3 = 86 (mm)
Để xuyên qua 86 mm thì con mối cần số thời gian là: 86 : 0,8 x 1 = 107,5 (ngày đêm).
Hay 107 ngày 12 giờ.
Đáp số: 107 ngày 12 giờ.
Câu 34:
Một người cứ tiến 10 bước rồi lùi 2 bước, lại tiến 10 bước rồi lùi 1 bước; xong lạitiến 10 bước rồi lùi 2 bước, lại tiến 10 bước rồi lùi 1 bước. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện được cả thảy 1999 bước. Hỏi người đó đã cách xa điểm xuất phát bao nhiêu mét? (Biết rằng mỗi bước chân anh ta dài 0,7 m)
Sau mỗi đợt đi gồm 20 bước: Mỗi lần tiến 10 bước rồi lùi 2 bước rồi lại tiến 10 bước rồi lùi 1 bước, anh ta đã rời xa điểm xuất phát là: 10 – 2 + 10 – 1 = 17 (bước)
Ta có: 1999 : 20 = 99(dư 19)
Như vậy với 1999 bước anh ta đã thực hiện được 99 lần “tiến 10 bước rồi lùi 2 bước, sau đó tiến 10 bước rồi lại lùi 1 bước” và còn 19 bước tiếp theo.
Với 19 bước anh ta rời xa điểm xuất phát thêm là: 10 – 2 + 9 = 17 (bước)
Vậy với 1999 bước anh ta rời xa điểm xuất phát là: 99 x 17 + 17 = 1700 (bước)
Khi đó anh ta cách điểm xuất phát là: 1700 x 0,7 = 1190 (m)
Đáp số: 1190 m. (Đáp án: 1190,7m tức 1701 bước)????
Câu 35:
Một xe Honda đi từ A đến B với vận tốc 35 km/giờ. Hỏi xe đó phải chạy từ A về B với vận tốc là bao nhiêu để cho vận tốc trung bình của cả quãng đường đi và về là 30km/giờ.
Để vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi và về là 30 km/giờ thì xe Honda đó phải đi 1km đường đi và 1km đường về với thời gian là: + = (giờ)
Mà 1km đường đi, xe đó đã đi hết: (giờ)
Vậy thời gian đi 1km đường về phải hết:- = (giờ)
Vận tốc lúc về phải là: 1 : = 26,25 (km/giờ).
Đáp số: 26,25 km/giờ.Câu 36:
Quãng đường từ TP Hồ Chí Minh đến Biên Hoà dài 30km. Người thứ nhất khởi hành từ TP. HCM lúc 8 giờ với vận tốc 10 km/giờ. Hỏi người thứ hai phải khởi hành từ TP. HCM lúc mấy giờ để đến Biên Hoà sau người kia 1/4 giờ, biết vận tốc của người thứ hai là 15 km/giờ.
Thời gian người thứ nhất đi từ TP. HCM đến Biên Hòa là: 30 : 10 = 3 (giờ)
Người thứ nhất đến Biên Hoà lúc: 8 + 3 = 11 (giờ).
Người thứ hai đến Biên Hoà lúc: 11 + 1/4 = 11,25 (giờ)
Thời gian người thứ hai đi từ TP. HCM đến Biên Hoà là: 30 : 15 = 2 (giờ)
Vậy người thứ hai phải khởi hành lúc: 11,25 – 2 = 9,25 (giờ)
Hay 9 giờ 15 phút
Đáp số: 9 giờ 15 phút.
Câu 37:
Anh đi từ nhà đến trường hết 30 phút. Em đi từ nhà đến trường hết 40 phút. Hỏi nếu em đi học trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp anh không? Nếu đuổi kịp thì ở chỗ nào từ nhà đến trường?
Thời gian anh đi từ nhà đến trường ít hơn em đi từ nhà đến trường là:
40 – 30 = 10 (phút)
Giả sử em đi trước anh 10 phút thì khi đó anh và em sẽ đến trường cùng thời điểm.
Nhưng em chỉ đi trước anh 5 phút mà 10 : 5 = 2 (lần) nên anh sẽ đuổi kịp em tại chính giữa đường từ nhà đến trường.
Đáp số: anh đuổi kịp em tại chính giữa quãng đường từ nhà đến trường.
Câu 38:
Ba xe: ôtô, xe máy, xe đạp cùng đi từ A đến B. Để đến B cùng một lúc, xe đạp đã đi trước xe máy 20 phút, còn ôtô đi sau xe máy 10 phút. Biết vận tốc của ôtô là 36km/giờ, của xe đạp là 12km/giờ, hãy tính:
Quãng đường AB.
Vận tốc xe máy.
Ôtô đi sau xe đạp là: 10 + 20 = 30 (phút).
30 phút = 0,5 giờ.
Khi ôtô xuất phát thì xe đạp cách A là: 0,5 x 12 = 6 (km).
Mỗi giờ ôtô đi nhanh hơn xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km).
Để ôtô đuổi kịp xe đạp thì cần số thời gian (thời gian ôtô đi) là: 6 : 24 = 0,25 (giờ).
Quãng đường AB dài là: 0,25 x 36 = 9 (km).
Thời gian xe máy đi là: 0,25 giờ + 10 phút = 25 (phút) = 5/12 giờ.
Vận tốc của xe máy là: 9 : 5 x 12= 21,6 (km/giờ).
Đáp số: 9km.
21,6 km/giờ.
Câu 39:
Hai địa điểm A và B cách nhau 88km. Cùng một lúc 6 giờ có một xe đạp và một xe gắn máy xuất phát từ A để đến B và có một xe đạp xuất phát từ B để đến A.
- Vận tốc của xe đạp đi từ A là: 12 km/giờ.
- Vận tốc của xe đạp đi từ B là 16km/giờ.
- Vận tốc của xe gắn máy là 20 km/giờ.
Hỏi xe gắn máy sẽ ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa hai xe đạp lúc mấy giờ?
Giả sử khi xe gắn máy đi từ A tới C thì nó ở chính giữa hai xe đạp. Lúc đó, xe đạp đi từ A tới D, còn xe đạp đi từ B tới E.
Ta có: AC là trung bình cộng của AD và AE. Hay 2AC = AD +AE.
Gọi thời gian xe máy đi đến điểm chính giữa hai xe đạp là t (giờ), ta có:
2 x 20 x t = 12 x t + 88 -16 x t. Hay 40 x t = 88 - 4 x t.
44 x t = 88 suy ra t = 88 : 44 = 2 (giờ)
Vậy xe gắn máy sẽ ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa hai xe đạp lúc:
6 + 2 = 8 (giờ)
Đáp số: 8 giờ.
Câu 40:
Tuấn và cha nghỉ ngơi trên bãi biển. Trời đã xế chiều, hai cha con quyết định về nhà. Tuấn đi trước cha 10 phút và đi với vận tốc 3km/giờ. Cha đi về sau với vận tốc 5km/giờ. Thấy vậy, con chó Mực nãy giờ vẫn nằm cạnh cha liền lao lên đuổi theo Tuấn với vận tốc 12km/giờ. Khi đuổi kịp Tuấn, chó Mực liền quay chạy về phía cha, đến khi gặp cha, nó lại quay đầu chạy đuổi theo Tuấn,…Cứ chạy qua chạy lại như vậy cho đến khi hai cha con gặp nhau tại đúng cửa nhà. Tính quãng đường con chó Mực đã chạy?
Thời gian con Mực chạy qua chạy lại đúng bằng thời gian Bố đuổi kịp Tuấn tại cửa nhà.
Cách 1:
Tỉ lệ vận tốc của Tuấn và cha là: 3 : 5.
Do quãng đường hai cha con đi được là bằng nhau và không đổi nên thời gian hai cha con đi tỉ lệ nghịch với vận tốc của hai cha con. Vậy tỉ số thời gian của Tuấn và cha là: 5 : 3.
Do đó, coi thời gian Tuấn đi là 5 phần thì thời gian cha đi là 3 phần và thời gian Tuấn đi nhiều hơn cha là 10phút. Ta có sơ đồ:
Cha:
Tuấn:
Nhìn vào sơ đồ ta thấy. Thời gian bố đi là: 10 : (5 – 3) x 3 = 15 (phút).
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường con Mực đã chạy là: 0,25 x 12 = 3 (km)
Đáp số: 3km.
Cách 2:
Tuấn đi trước cha quãng đường là: 10 : 60 x 3 = 0,5 (km)
Mỗi giờ cha đuổi kịp Tuấn thêm: 5 – 3 = 2 (km)
Thời gian cha đuổi kịp Tuấn là: 0,5 : 2 = 0,25 (giờ)
Quãng đường con chó Mực chạy là: 12 x 0,25 = 3 (km)
Đáp số: 3km
Câu 41:
Hằng ngày Hoàng đi từ nhà đến trường bằng xe đạp mất 20 phút. Sáng nay, Hoàng xuất phát chậm 4 phút so với mọi ngày. Để đến lớp đúng giờ Hoàng tính rằng mỗi phút phải đi nhanh hơn 50m so với mọi ngày. Tính quãng đường từ nhà đến lớp.
Thời gian sáng nay Hoàng đi là: 20 – 4 = 16 (phút)
Tỉ số thời gian đi mọi ngày và thời gian đi sáng nay là: 20 : 16 = 5/4
Trên cùng quãng đường, vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ số vận tốc đi mọi ngày và vận tốc đi sáng nay là: 4/5.
Ta có sơ đồ:
Vận tốc mọi ngày:
Vận tốc sáng nay :
Vận tốc mọi ngày Hoàng tới trường là: 50 : (5 – 4) x 4 = 200 (m/phút)
Quãng đường từ nhà Hoàng tới trường là: 200 x 20 = 4.000 (m)
4.000 m = 4 km. Đáp số: 4km
Câu 42:
Một người đi bộ từ A đến B rồi lại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc 6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người ấy.
1km đường lúc đi hết là: 1 : 6 = 1/6 (giờ)
1km lúc về hết là : 1 : 4 = 1 / 4 (giờ)
Người ấy đi 2km (1km lúc đi và 1km lúc về) hết là: 1/4 + 1/6 = 5/12 (giờ)
Trung bình 1km người ấy đi hết là: 5/12 : 2 = 5/24 (giờ)
Vận tốc trung bình cả đi lẫn về là: 1 : 5/24 = 4,8 (km/giờ)
Đáp số: 4,8 km/giờ.
Câu 43:
Một ôtô đi từ A đến B. Nửa quãng đường đầu, ôtô đi với vận tốc 40km/giờ. Nửa quãng đường sau ôtô phải đi với vận tốc bao nhiêu để trên cả quãng đường đó vận tốc trung bình là 48km/giờ.
Nếu đi với vận tốc 48km/giờ thì cứ 1km đi hết: 60 : 48 = 1,25 (phút)
Vậy đi 2km thì hết: 1,25 x 2 = 2,5 (phút)
1km nửa đầu đi hết: 60 : 40 = 1,5 (phút)
Vậy 1km nửa sau phải đi với thời gian là: 2,5 – 1,5 = 1 (phút).
1 phút đi được 1km vậy 1 giờ đi được: 1 x 60 = 60 (km).
Vậy nửa quãng đường sau ôtô phải đi với vận tốc là 60 km/giờ.
Đáp số: 60 km/giờ.
Câu 44:
Một người đi bộ từ A đến B rồi lại trở về A mất 4 giờ 40 phút. Đường từ A đến B lúc đầu là xuống dốc, tiếp đó là đường bằng rồi lại lên dốc. Khi xuống dốc người đó đi với vận tốc 5km/giờ, trên đường bằng với vận tốc 4km/giờ và lên dốc với vận tốc 3km/giờ. Hỏi quãng đường bằng dài bao nhiêu biết quãng đường AB dài 9km?
1 giờ = 60 phút.
Cứ đi 1km đường xuống dốc hết: 60 : 5 = 12 (phút)
Cứ đi 1km đường lên dốc hết: 60 : 3 = 20 (phút).
Cứ đi 1km đường bằng hết: 60 : 4 = 15 (phút)
1km đường dốc cả đi lẫn về hết: 12 + 20 = 32 (phút)
1km đường bằng cả đi lẫn về hết: 15 + 15 = 30 (phút)
Nếu 9km đều là đường dốc thì hết: 32 x 9 = 288 (phút)
Thời gian thực đi là 4giờ 40 phút = 280 phút
Thời gian chênh lệch nhau là: 288 – 280 = 8 (phút)
Thời gian đi 1km đường dốc hơn 1km đường bằng là:
30 – 32 = 2 (phút)
Đoạn đường bằng dài là: 8 : 2 = 4 (km)
Đáp số: 4km.
Câu 45:
Lúc 12 giờ trưa, một ôtô xuất phát từ điểm A với vận tốc 60km/giờ và dự định đến B lúc 3 giờ 30 phút chiều. Cùng lúc đó tại điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45km/giờ về B. Hỏi lúc mấy giờ ôtô đuổi kịp người đi xe máy và điểm gặp nhau cách A bao nhiêu?
Mỗi giờ ôtô gần xe máy thêm là: 60 – 45 = 15 (km)
Thời gian để ôtô đuổi kịp xe máy là: 40 : 15 = 22 32 3(giờ) = 2 giờ 40 phút.
Hai xe gặp nhau lúc: 12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút.
Địa điểm gặp nhau cách A là: 60 x 22 32 3 = 160 (km)
Đáp số: 14giờ 40phút và 160 km.
Câu 46:
Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ và một ôtô đi với vận tốc 28km/giờ cùng khởi hành lúc 6giờ sáng từ A để đến B. Sau đó nửa giờ, một xe máy đi với vận tốc 24km/giờ cũng xuất phát từ A đến B. Hỏi trên đường AB và lúc mấy giờ thì xe máy ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ôtô?
Giả sử có một xe khác là X xuất phát từ A cùng vào lúc 6giờ và luôn ở giữa khoảng cách giữa xe đạp và ôtô thì vận tốc của xe X phải bằng vận tốc trung bình của xe đạp và ôtô.
Vận tốc của xe X là: (12 + 28) : 2 = 20 (km/giờ)
Sau nửa giờ xe X đi được: 20 x 0,5 = 10 (km)
Như vậy để đuổi kịp xe X, xe máy phải đi trong thời gian là:
10 : (24 – 20) = 2,5 (giờ)
Lúc xe máy gặp xe X chính là lúc xe máy ở chính giữa xe đạp và ôtô, lúc đó là:
6 + 0,5 + 2,5 = 9 (giờ) Đáp số: 9 giờ.
I.3. Chuyển động có hơn hai động tử tham gia
Thường gặp dạng bài toán này ở tài liệu tham khảo
Câu 47:
Lúc 6 giờ, một xe khách Hải âu và một xe khách TOYOTA khởi hành tại địa điểm A để đi về B. Xe Hải âu chạy với vận tốc 50 km/giờ , xe TOYOTA chạy với vận tốc 70 km/giờ. Lúc 7 giờ 30 phút một xe MêKông cũng đi từ A để về B với vận tốc 80 km/giờ. Hỏi sau khi xuất phát được bao lâu thì xe MêKông sẽ đi đến điểm chính giữa khoảng cách giữa hai xe ô tô Hải âu và TOYOTA.
Giả sử lúc 6 giờ có thêm một ô tô thứ tư cùng xuất phát tại A để đi về B cùng với hai xe Hải âu và TOYOTA nhưng có vận tốc bằng trung bình cộng của hai xe. Hải âu và TOYOTA . Thì xe thứ tư luôn cách đều hai xe. Vì cùng một thời gian xe thứ tư hơn xe Hải âu bao nhiêu thì kém TOYOTA bấy nhiêu.
Vậy, vận tốc của xe thứ tư là :
(70 + 50) : 2 = 60 (km/giờ )
Khi xe MêKông đuổi kịp xe thứ tư thì xe MêKông cũng cách đều hai xe Hải âu và TOYOTA.
Xe Mêkông đi sau xe thứ 4 là :
7 giờ 30 phút – 6 giờ = 1 giờ 30 phút = 90 phút
Khi xe Mêkông khởi hành thì xe thứ tư cách A là
60 x 90 : 60 = 90 (km)
Hiệu vận tốc giữa hai xe MêKông và xe thứ tư là :
80 – 60 = 20 (km)
Thời gian để xe Mêkông cách đều hai xe Hải âu và xe TOYOTA là :
90 : 20 = 4,5 (giờ ) = 4 giờ 30 phút
Đáp số : 4 giờ 30 phút
Câu 48:
Một người đi bộ trên quãng đường AB dài 1 km. Với vận tốc 5 km/giờ. Có một đoàn xe buýt chạy cùng chiều với người đi bộ với vận tốc 30 km/giờ. Và cứ 2 phút lại có một chiếc xe đi qua A. Hỏi có mấy chiếc xe chạy cùng chiều vượt hoặc đuổi kịp người đi bộ ? Biết rằng khi xe buýt đầu tiên, của đoàn xe đi qua A thì người đi bộ cũng bắt đầu đi từ A.
Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường AB là :
60 : 5 = 12 (phút)
Hai ô tô liền nhau cách nhau là :
30 : 60 x 2 = 1 (km)
Ta Hình dung từ A về phía sau có một hàng dài xe ô tô mà xe này cách xe liền trước 1 km. Và vì có một xe cùng xuất phát với người đi bộ nên xe này vượt qua người đi bộ thì xe sau đuổi kip người đi bộ với thời gian là :
1 : (30 - 5) = 2 phút 24 giây = 2,4 phút
Số xe ô tô duổi kịp và vượt người đi bộ là
12 : 2,4 = 5 (xe)
Cộng với xe cùng xuất phát với người đi bộ nên số xe vượt qua người đi bộ là :
5 + 1 = 6 (xe)
Đáp số : 6 xe
Câu 49:
Người thợ thứ nhất sơn mỗi giờ được 25 cửa sổ, người thợ thứ hai sơn mỗi giờ được 30 cửa sổ. Người thợ thứ hai nghỉ ốm mất 3 ngày đầu. Hỏi từ khi đi làm trở lại thì sau bao nhiêu ngày lao động số cửa được sơn của hai người là như nhau ? Biết mỗi ngày làm việc 10 giờ.
Giả sử người thợ thứ hai không nghỉ ốm thì số cửa được sơn của người thợ thứ hai nhiều hơn số cửa được sơn của người thợ thứ nhất là :
3 x 10 x 30 = 900 (cửa sổ)
Một giờ người thợ thứ hai sơn được cửa sổ nhiều hơn người thợ thứ nhất là :
30 – 25 = 5 (cửa sổ)
Số giờ người thợ thứ nhất sơn cửa sổ là :
900 : 5 = 180 (giờ)
Để số cửa sổ của hai người sơn được là như nhau thì người thứ hai phải làm trong số giờ là : 180 – 3 x 10 = 150 (giờ)
Như vậy số ngày lao động kể từ khi người thứ hai đi làm là :
150 : 10 = 15 (ngày).
Câu 50:
Một bể có hai vòi nước chảy vào : Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25 lít, vòi thứ hai mỗi phút chảy được 30 lít. Lúc đầu người ta mở vòi thứ nhất cho chảy vào bể đến khi bể chứa được một nửa thì khoá vòi thứ nhất và mở vòi thứ hai cho chảy đến khi bể đầy. Biết thời gian vòi thứ nhất chảy nhiều hơn vòi thứ hai chảy là 30 phút. Hỏi khi bể đầy thì có bao nhiêu lít nước ?
Giả sử vòi thứ hai chảy với thời gian bằng vòi thứ nhất chảy thì số lít nước vòi thứ hai chảy được nhiều hơn vòi thứ nhất là :
30 x 30 = 900 (lít).
Mỗi phút vòi thứ hai chảy được nhiều hơn vòi thứ nhất là :
30 – 25 = 5 (lít)
Thời gian vòi thứ nhất chảy là :
900 : 5 = 180 (phút)
Khi bể đầy có số lít nước là :
180 x 25 x 2 = 9000 (lít).
Câu 51:
Hai hình tròn có đường kính gấp nhau 1,5 lần thì chu vi của gấp 1,5 lần.
Số vòng bánh sau phải lăn là :
1,5 x 10 : 1 = 15 (vòng)
Đáp số : 15 vòng.
Câu 52:
Hiện giờ là 5 giờ đúng. Hỏi thời gian ngắn nhất để hai kim trùng nhau là bao lâu ?
Lúc 5 giờ đúng ,khoảng cách giữa hai kim là vòng .
Lúc hai kim trùng nhau khoảng cách giữa hai kim là 0 .
Một giờ kim phút quay được vòng .
Một giờ kim giờ quay được vòng .
Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ là:
:( - ) = (giờ)
Đáp số: giờ
Câu 53:
Một chiếc đồng hồ đang hoạt động bình thường,hiện tại kim giờ và kim phút không trùng nhau . Hỏi sau đúng 24 giờ ( tức 1 ngày đêm) hai kim đó trùng nhau bao nhiêu lần ? Hãy lập luận để làm sáng tỏ kết quả đó .
Cứ mỗi giờ trôi qua thì kim phút quay được 1 vòng , kim giờ quay được vòng.
Hiệu vận tốc của kim phút và kim giờ là: 1 - = (vòng)
Thời gian để hai kim trùng nhau 1 lần là:
1 := (giờ)
Vậy sau 24 giờ hai kim sẽ trùng nhau số lần là:
24 : =22 (lần)
Đáp số : 22 lần
Câu 54:
Hiện nay là 9 giờ .Hỏi sau ít nhất bao nhiêu phút nữa thì hai kim đồng hồ vuông góc với nhau ?
Lúc 9 giờ, kim giờ chỉ số 9, kim phút chỉ số 12 nên kim phút đi sau kim giờ là vòng đồng hồ .Đến khi kim phút đuổi kịp kim giờ thì hai kim chập khít lên nhau và đến lúc đó kim phút đi hơn kim giờ đoạn đường là vòng đồng hồ .
Mỗi giờ kim phút đi nhanh hơn kim giờ quãng đường là :
1 - = (vòng đồng hồ )
Thời gian để hai kim vuông góc với nhau là :
: = ( giờ )
Câu 55:
Hiện giờ là 10 giờ đúng .Hỏi thời gian ngắn nhất để kim giờ và kim phút thẳng hàng với nhau là bao lâu ?
Khoảng cách ban đầu giữa hai kim là :vòng .
Khoảng cách khi hai kim thẳng hàng là : vòng .
Một giờ kim phút quay được vòng .
Một giờ kim giờ quay được vòng .
Thời gian để kim phút thẳng hàng với kim giờ là :
: ( - ) = (giờ )
Đáp số: giờ