Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 16 đề thi Học kì 1 Vật lí 11 có đáp án_ đề 16

  • 2031 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức nào sau đây là đúng của định luật Fa-ra-đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có, biểu thức định luật II Fa-ra-day: m=1FAnIt


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng

Xem đáp án
Đáp án B

A. – sai vì: electron có thể chuyển từ vật nhiễm điện có số electron nhiều hơn sang vật có số electron ít hơn 

B. – đúng

C. – sai vì: Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, đầu gần vật nhiễm điện sẽ mang điện trái dấu với vật nhiễm điện, đầu xa vật nhiễm điện sẽ mang điện cùng dấu với vật nhiễm điện.

D. – sai vì: electron có thể chuyển từ vật nhiễm điện có số electron nhiều hơn sang vật có số electron ít hơn.


Câu 3:

Hai điện tích cùng dấu (cùng loại) khi đặt gần nhau sẽ

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có 2 điện tích cùng dấu thì đẩy nhau


Câu 4:

Lực điện giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không được tính theo biểu thức nào sau đây?

Xem đáp án
Đáp án C

Lực điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không ε=1  F=kq1q2εr2


Câu 5:

Các kim loại đều

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về dòng điện trong kim loại

Giải chi tiết:

Các kim loại đều dẫn điện tốt và có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ: ρ=ρ01+αΔt


Câu 6:

Nêu các đặc điểm của đường sức điện.
Xem đáp án

Các đặc điểm, tính chất của đường sức điện:

- Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ duy nhất có một đường sức.

- Các đường sức điện là các đường cong không kín. Nó xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm (hoặc ở vô cực).

- Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ thưa hơn.


Câu 8:

Phát biểu và viết biểu thức của các định luật Fa-ra-đây.
Xem đáp án

- Định luật Fa-ra-day thứ nhất:

Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó: m=kq

- Định luật Fa-ra-day thứ hai:

Điện lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó.

Hệ số tỉ lệ 1/F trong đó F gọi là số Fa-ra-day.

k=1F.An

Kết quả thí nghiệm cho thấy

- Công thức Fa-ra-day: m=1FAnIt

Trong đó:

+ m là chất được giải phóng ở điện cực (g)

+ I là cường độ dòng điện không đổi đi qua bình điện phân (A)

+ t: thời gian dòng điện chạy qua bình.

 


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Vận dụng các tác dụng của dòng điện

Giải chi tiết:

A. – sai vì: Việc acquy nóng lên khi nạp điện là do tác dụng nhiệt của dòng điện

B, C, D - đúng


Câu 10:

Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói dòng điện không đổi là dòng điện:

Xem đáp án

Ta có: Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi I=qt

A. – sai vì: Dòng điện không đổi có chiều không thay đổi theo thời gian

B, C, D - đúng


Câu 11:

Khi đường kính của khối kim loại đồng chất tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có, điện trở của khối kim loại: R=ρlS

Lại có tiết diện S=πr2=πd24

Khi tăng đường kính  của khối kim loại lên 2 lần thì tiết diện S tăng 4 lần

Điện trở R giảm 4 lần


Câu 12:

Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án D

Ta có:

Sử dụng lí thuyết về tương tác giữa hai điện tích:

+ 2 điện tích cùng dấu q1q2>0  thì đẩy nhau

+ 2 điện tích khác dấu q1.q2<0  thì hút nhau


Câu 13:

Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực

Xem đáp án
Đáp án B

Ta có, khối lượng chất giải phóng ở điện cực: m=1FAnIt

Nếu tăng cường độ dòng điện i   và thời gian điện phân t lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực tăng 4 lần


Câu 14:

Chọn phát biểu sai. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

Xem đáp án
Đáp án D

Ta có, nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: Q=I2Rt

A. – đúng    B. – đúng    C. – đúng    D. – sai vì: nhiệt lượng tỉ lệ thuận với điện trở.


Câu 15:

Cường độ dòng điện không đổi được xác định theo biểu thức nào sau đây :

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi I=qt


Câu 16:

Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Đáp án C

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A=Pt=100.20.60=120000J=120kJ


Câu 17:

Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, điện năng tiêu thụ của mạch sẽ
Xem đáp án

Đáp án A

Ta có, điện năng tiêu thụ của mạch: A=UIt=U2Rt

Khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì cùng khoảng thời gian điện năng tiêu thụ sẽ giảm 2 lần.


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là không đúng
Xem đáp án
Đáp án B

Ta có, nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: Q=I2Rt=U2Rt

A. – đúng    B. – sai

C, D - đúng


Câu 19:

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-day ?

Xem đáp án
Đáp án A

Ta có, biểu thức định luật II Fa-ra-day: m=1FAnIt


Câu 20:

Khi tăng đồng thời chiều dài của một dây đồng chất lên 2 lần và giảm tiết diện của dây đi 2 lần thì điện trở của dây kim loại

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có, điện trở của dây dẫn: R=ρlS

Khi tăng đồng thời chiều dài của dây  lên 2 lần và giảm tiết diện  đi 2 lần thì điện trở của dây kim loại tăng lên 4 lần


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
Xem đáp án
Đáp án A

A. – sai vì: Vật nhiễm điện dương là vật mất bớt electron

B, C, D - đúng


Câu 22:

Hồ quang điện là

Xem đáp án
Đáp án B

Ta có:

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.


Câu 23:

Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50(V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có điện dung của tụ điện: C=εS4πkd

Khi ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa 2 bản tụ  tăng lên 2 lần thì khi đó điện dung của tụ điện giảm đi 2 lần.


Câu 24:

Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch :
Xem đáp án

Đáp án B

Ta có mạch chỉ có điện trở

Nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch: Q=I2Rt

Khi cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch giảm 4 lần


Câu 26:

Một mạch điện gồm nguồn điện có ξ=6V,r=2Ω,  mạch ngoài có R1=5Ω,R2=10Ω,R3=3Ω  mắc nối tiếp với nhau tạo thành mạch kín. Điện trở của toàn mạch là bao nhiêu ?

Xem đáp án
Đáp án B

Ta có mạch ngoài gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau

Điện trở mạch ngoài: RN=R1+R2+R3=5+10+3=18Ω

Điện trở của toàn mạch: R=RN+r=18+2=20Ω


Câu 32:

Hai dây dẫn, khi mắc nối tiếp thì có điện trở tương đương gấp 4,5 lần khi mắc song song. Tỉ số điện trở của hai dây là

Xem đáp án

Đáp án C

+ Khi 2 dây dẫn mắc nối tiếp, điện trở tương đương của 2 dây dẫn: Rnt=R1+R2

+ Khi 2 dây dẫn mắc song song, điện trở tương đương khi này: R//=R1R3R1+R2

Theo đề bài, ta có: Rnt=4,5R//

R1+R2=4,5R1R2R1+R2

R1+R22=4,5R1R2

Do R1,R20

Chia cả 2 vế cho R2   ta được: R1R2252R1R2+1=0R1R2=2R1R2=12


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương