IMG-LOGO

Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề số 11)

  • 1894 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong cây, thành phần chủ yếu trong dịch mạch gỗ là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Dòng mạch gỗ (còn được gọi là dòng đi lên) vận chuyển chủ yếu nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.


Câu 2:

Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua mang?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Cá có hình thức hô hấp qua mang.

Châu chấu có hình thức hô hấp qua hệ thống ống khí.

Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Gà hô hấp qua hệ thống túi khí và phổi.


Câu 3:

Loại bazơ nitơ nào sau đây không có trong cấu trúc của ADN?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Các loại bazo của axit nucleic:

ADN: có 4 loại bazo nito: A, T, G, X

ARN: có 4 loại bazo nito: A, U, G, X.


Câu 4:

Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Kiểu gen đồng hợp khi chứa tất cả các cặp gen đều đồng hợp


Câu 5:

Có bao nhiêu gen cấu trúc trong mô hình Operon Lac?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Operon Lac là cụm gồm 3 gen cấu trúc (Z, Y, A) có liên quan về chức năng, nằm gần nhau và chịu chung một cơ chế điều hòa.


Câu 6:

Trường hợp nào sau đây thuộc loại đột biến cấu trúc NST?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

A. mất một đoạn nhỏ ở đầu mút NST => đột biến cấu trúc NST

B. mất 1 chiếc NST => đột biến số lượng: thể một nhiễm

C. có số lượng NST tăng lên gấp đôi => đột biến số lượng: thể tứ bội

D. thêm 2 chiếc NST ở 2 cặp khác nhau => đột biến số lượng: thể ba nhiễm kép


Câu 7:

Đâu không phải là một trong số các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Đâu không phải là một trong số các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật?

A. đất.            B. nước.                 C. trên cạn.             D. vô sinh.

- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:

+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …

+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … ...

+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất.

+ Môi trường sinh vật: cơ thể sinh vật


Câu 8:

Kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường có thể cho 4 loại giao tử?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Số loại giao tử của cơ thể mang n cặp gen dị hợp phân ly độc lập là 2n

Aa => 21 = 2 loại giao tử

Aabb => 21 = 2 loại giao tử

AaBBDD => 21 = 2 loại giao tử

AaBBDd => 22 = 4 loại giao tử


Câu 9:

Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Đặc trưng của quần thể sinh vật

Đặc trưng của quần xã sinh vật

- Tỉ lệ giới tính

- Sự phân bố

- Mật độ

- Kích thước

- Kiểu tăng trưởng

- Nhóm tuổi

- Thành phần loài

- Sự phân bố trong không gian quần xã


Câu 11:

Nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ giao phối.


Câu 12:

Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc 100% Dd thì tần số alen A sau 10 thế hệ là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Quần thể ngẫu phối có tần số alen không đổi qua các thế hệ nên tần số alen A ở F10 = tần số alen ở thế hệ P.

Tần số alen A  = 100% x1/2 = 0,5


Câu 13:

Nhiều dòng vi sinh vật có gen bị biến đổi đã được các nhà khoa học tạo ra nhằm làm sạch môi trường như phân hủy rác thải, dầu loang… Đây là một ví dụ về thành tựu của

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Nhiều dòng vi sinh vật có gen bị biến đổi đã được các nhà khoa học tạo ra nhằm làm sạch môi trường như phân hủy rác thải, dầu loang… Đây là một ví dụ về thành tựu của công nghệ gen


Câu 14:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể bao gồm:

+ Đột biến: cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp

+ Giao phối ngẫu nhiên: cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp là các biến dị tổ hợp

+ Nhập gen: cung cấp nguồn gen từ quần thể khác vào.


Câu 15:

Hiện tượng các con bồ nông xếp thành hàng để bắt cá thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Hiện tượng các con bồ nông xếp thành hàng để bắt cá thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để tăng hiệu quả bắt mồi.


Câu 17:

Thể đột biến nào sau đây được gọi là thể đa bội chẵn?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Dựa vào số lượng NST trong nhân, người ta chia đột biến thành 2 nhóm:

+ Đa bội chẵn: 4n, 8n…

+ Đa bội lẻ: 3n, 5n …


Câu 18:

Trong một khu đồng cỏ có diện tích 20m2, quần thể của loài X có mật độ 2 cá thể/1m2. Kích thước của quần thể X này là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Kích thước quần thể  = Mật độ x Diện tích

=> Kích thước quần thể X = 2 x 20 = 40 cá thể.


Câu 19:

Thí nghiệm đặt một nhiệt kế trong một bình thủy tinh có chứa hạt nảy mầm chứng minh

Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiễm sắc thể (NST)?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

A sai. NST tồn tại ở tế bào sinh vật nhân thực, bao gồm thực vật, động vật, nấm …

B sai. NST đóng xoắn khi thực hiện phân ly về 2 cực tế bào trong phân bào, khi NST nhân đôi thì chúng dãn xoắn ra. NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa nguyên phân, đây là thời điểm ta có thể quan sát rõ nhất NST


Câu 24:

Trường hợp nào sau đây có thể làm giảm huyết áp?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 28:

Sơ đồ dưới đây mô tả chu trình nước trong tự nhiên, các kí hiệu X, Y, Z, T tương ứng các quá trình trong chu trình nước. Tổ hợp nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 30:

Ở một loài sinh vật, xét gen I nằm trên cặp NST thường số 1 có 2 alen theo thứ tự trội lặn hoàn toàn là A, a;  xét gen II nằm trên cặp NST thường số 5 có 3 alen theo thứ tự trội lặn hoàn toàn là B, b, b1 nằm trên NST thường. Giả sử các alen lặn là alen đột biến. Số kiểu gen của thể đột biến là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 - Thể đột biến là cá thể chứa ít nhất 1 cặp gen biểu hiện kiểu hình đột biến.

- Số kiểu gen của thể đột biến = Tổng số kiểu gen – Số kiểu gen của thể bình thường

 

Gen I

Gen II

Số kiểu gen tối đa ở từng gen

2+C22=3

(AA, Aa, aa)

3+C32=6

(BB, bb, b1b1, Bb, Bb1, bb1)

→ Số kiểu gen tối đa trong quần thể = 3×6=18

Đó là các kiểu gen:          AABB, AAbb, AAb1b1, AABb, AABb1, AAbb1,

                             AaBB, Aabb, Aab1b1, AaBb, AaBb1, Aabb1,

                             aaBB, aabb, aab1b1, aaBb, aaBb1, aabb1.

- Thể bình thường là thể chứa tất cả các cặp gen đều bình thường.

 

Gen I

Gen II

 

 

Số kiểu gen thể bình thường ở từng cặp gen = Tổng số kiểu gen – số kiểu gen  của thể ĐB

3 – 1 = 2

(AA, Aa)

6 – (2+C22 ) = 3

(BB, Bb, Bb1)

→ Số kiểu gen của thể bình thường tối đa trong quần thể = 2×3 = 6

Đó là các kiểu gen: AABB, AABb, AABb1, AaBB, AaBb, AaBb1.

 

Þ Số kiểu gen của thể đột biến = 18 – 6 = 12.

Đó là các kiểu gen:          AABB, AAbb, AAb1b1, AABb, AABb1, AAbb1,

                             AaBB, Aabb, Aab1b1, AaBb, AaBb1, Aabb1,

                             aaBB, aabb, aab1b1, aaBb, aaBb1, aabb1.


Câu 33:

Bảng dưới đây mô tả các mẫu DNA được lấy từ ba loài khác nhau và được sử dụng để xác định trình tự axit amin cho một phần của một loại protein cụ thể. Các axit amin sau đó được so sánh để xác định loài nào có liên quan chặt chẽ nhất. Trong đó “*” là kí hiệu các axit amin chưa biết tên.

Dựa vào thông tin được cho trong bảng trên, hãy xác định phát biểu nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Dựa vào bảng trên, ta dựa vào nguyên tắc bổ sung để suy ra được:

Loài X

Trình tự ADN

GAX

TGA

XTX

XAX

TGA

Trình tự axit amin

Leu

Thr

Glu

Val

Thr

Loài Y

Trình tự ADN

GAX

AGA

XTT

XAX

TGA

Trình tự axit amin

Leu

Ser

-----

Val

Thr

Loài Z

Trình tự ADN

GAX

TGX

XAX

XTX

AGA

Trình tự axit amin

Leu

Thr

Val

Glu

Ser

A sai. Loài Z nhiều hơn loài X một loại axit amin, đó là Z có Ser mà X không có.

B sai. Triplet AGA ® tương ứng sẽ là codon UXU mã hóa cho axit amin Ser.

C sai. Dựa vào bảng thì có 2 triplet mã hóa Thr là TGA và TGX ® tương ứng 2 codon là AXU, AXG.

D đúng.


Câu 34:

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều dài quả do một cặp gen (A, a) quy định; tính trạng độ ngọt của quả do một cặp gen khác (B, b) quy định; biết rằng gen trội lặn hoàn toàn. Đem F1 dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây khác chưa biết kiểu gen thu được F2 có 45% cây quả ngắn, ngọt: 30% cây quả dài, ngọt: 20% cây quả dài, chua: 5% cây quả ngắn, chua. Kiểu gen của 2 cá thể và tần số hoán vị gen (f) là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Phân tích F2:

+ ngắn : dài = 1 : 1 => chưa xác định được trội lặn => Aa x aa

+ ngọt : chua = 3 : 1 => ngọt là trội hoàn toàn so với chua => Bb x Bb

=> F1 x cây khác = Aa, Bb x aB¯ab 

Trường hợp 1: Nếu ngắn là trội hoàn toàn so với dài => A: ngắn; a: dài

=> dài, chua (aa, bb) = 20% => tỉ lệ giao tử ab = 20% :0,5 = 0,4 > 25% => ab là giao tử liên kết

=> F1:AB¯ab với f = 1 – 2x0,4 = 20% => A đúng.

Trường hợp 2: Nếu dài là trội hoàn toàn so với ngắn => A: dài; a: ngắn.

=> ngắn, chua (aa, bb) = 5% => tỉ lệ giao tử ab = 5% : 0,5 = 0,1 < 25% => ab là giao tử hoán vị

=> F1: Ab¯aB với f = 2x0,1 = 20%


Câu 36:

Cho mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai giữa cặp bố mẹ (P) thuần chủng tương phản thu được F1, tiếp tục cho F1 giao phối tự do thu được F2. Nếu tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 đều xuất hiện ở F1 và F2 thì sự di truyền của tính trạng có thể diễn ra theo những quy luật nào dưới đây?

I. Di truyền do gen liên kết với giới tính.

II. Di truyền do gen nằm trên NST thường.

III. Di truyền do gen nằm trong tế bào chất.

IV. Di truyền do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và chịu ảnh hưởng của giới tính.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

1. Liên kết hoàn toàn (thuộc di truyền do gen trên NST thường):

 Pt/c:ABABxababF1:100%ABab (1 A-B) F2: 3A-B : 1aabb

 Không thỏa mãn được kiểu hình ở F1, F2 = 1 : 1.

2. Di truyền liên kết với giới tính:

 Pt/c:XaXaxXAYF1:1XAXa:1XaY (kiểu hình = 1 : 1)

F1xF1:XAXaxXaYF2:1XAXa:1XAY:1XaXa:1XaY (kiểu hình = 1: 1)

=> Thỏa mãn được kiểu hình ở F1, F2 = 1 : 1.

3. Di truyền chịu ảnh hưởng giới tính (thuộc di truyền do gen trên NST thường):

Ví dụ: H (có sừng) => trội ở con đực mà lặn ở con cái; h (không sừng)

Kiểu gen

Con đực

Con cái

HH

Có sừng

Có sừng

Hh

Có sừng

Không sừng

hh

Không sừng

Không sừng

Pt/c:HHxhhF1:100%Hh (1/2 đực có sừng : ½ cái không sừng)

F1 x F2 : Hh x Hh => F2 : 1 HH :2Hh : 1hh

+ đực: 3 có sừng : 1 không sừng.

+ cái: 1 có sừng : 3 không sừng

 Thỏa mãn được kiểu hình ở F1 , F2 = 1 : 1.

  1. Di truyền tế bào chất (di truyền theo dòng mẹ)

Con sinh ra chỉ giống mẹ 100% mà không có hiện tượng phân tính 1: 1


Câu 37:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Tiến hành cho hai cây giao phấn với nhau (P), ở thế hệ F1 gồm 7 kiểu gen và 2 kiểu hình. Biết không xảy ra đột biến, nếu xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị là 50%. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò bố mẹ thì số phép lai tối đa phù hợp với kết quả trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phân li độc lập: không có phép lai nào cho kết quả gồm 7 kiểu gen.

Di truyền liên kết

          F1: gồm 7 kiểu gen => Một trong hai cây mang lai tạo 4 loại giao tử, cây còn lại tạo 2 loại giao tử.

          F1: gồm 2 kiểu hình => Cây tạo hai loại giao tử phải có tạo giao tử , nhưng không tạo giao tử ab

          Vậy, ta có các phép lai thỏa mãn sau:

P: [ AB¯ab (f% = 50%), Ab¯aB(f% = 50%)] x (AB¯Ab ,AB¯aB ) = 4 phép lai


Câu 38:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen a quy định quả ngắn; alen B quy định quả có lông trội hoàn toàn so với alen b quy định quả không có lông; alen D quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tiến hành giao phấn giữa quả dài, có lông, hoa tím có kiểu gen dị hợp tử ba cặp gen (cây X) giao phấn với cây quả dài, không có lông, hoa tím có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen (P). Ở thế hệ F1 gồm 6 loại kiểu hình khác nhau. Biết không xảy ra đột biến, các gen đang xét đều nằm trên nhiễm sắc thể thường, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào môi trường, quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Tính theo lí thuyết, số trường hợp tối đa về kiểu gen của cây X

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

    P: (Aa, Bb, Dd) x (Aa, bb, Dd)

Trường hợp 1:       3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST

    P: AaBbDd x AabbDd → F1: 2 x 2 x 2 = 8 loại kiểu hình

Trường hợp 2:      3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST

-   P: [(Aa, Bb), Dd] x [(Aa, bb), Dd]

=> Kiểu gen cần tìm: Dd hoặc Dd

-   P: [Aa, (Bb, Dd)] x [Aa, (bb, Dd)]

=>  Kiểu gen cần tìm: Aa  hoặc Aa

-   P: [(Aa, Dd,) Bb] x [(Aa, Dd), bb]

 => Kiểu gen cần tìm: Bb hoặc Bb

Trường hợp 3:       3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST

    Trường hợp này tạo ra F1 tối đa 4 loại kiểu gen => F1: tối đa có 4 loại kiểu hình

    Vậy có 6 kiểu gen thỏa mãn


Câu 40:

Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền của 2 loại bệnh di truyền M và N hiếm gặp ở người, mỗi bệnh do 1 gen có 2 alen quy định.

Biết rằng cả 2 gen đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, không có xảy ra đột biến gen mới và không có hoán vị gen. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

A Sai. Vì người số 6 có kiểu gen XnM Y nên nhận giao tử XnM từ người mẹ số 2.

Người số 5 có kiểu gen XNMY nên nhận giao tử XNM từ người mẹ số 2 → Kiểu gen của người số 2 là XNM XnM.

B Sai. Vì chỉ có người số 7 chưa xác định được kiểu gen.

C Đúng. Vì kiểu gen của người số 9 là XNm XnM → Xác suất sinh con thứ 2 bị bệnh là: 1 × 1/2 = 1/2.

D Sai. Vì xác suất kiểu gen người số 7 là 1/2 XNMXNM : 1/2XNMXnM

→ Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bệnh của cặp vợ chồng 7-8 là: 1/2 × 1/4 = 1/8.


Bắt đầu thi ngay