Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề số 25)
-
1900 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Hội chứng nào sau đây ở người phát sinh do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Đáp án B
Câu 3:
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sẽ làm tăng huyết áp của cơ thể?
Đáp án A
Câu 4:
Cây phong lan sống bám vào thân cây gỗ là ví dụ cho mối quan hệ nào sau đây?
Đáp án A
Câu 6:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, dương xỉ phát triển mạnh ở đại nào sau đây?
Đáp án D
Câu 7:
Trong những chu trình sinh địa hóa dưới đây, đâu là chu trình các chất lắng đọng nhiều nhất?
Đáp án C
Phôtpho tham gia vào chu trình các chất lắng đọng dưới dạng khởi đầu là phôtphat hòa tan (PO43-). Sau khi tham gia vào chu trình, phần lớn phôtpho lắng đọng xuống đáy biển sâu, tạm thời thoát khỏi chu trình.
Nước, C, N cuối chu trình về dạng khí.
Câu 10:
Kiểu gen nào sau đây khi giảm phân bình thường thu được nhiều loại giao tử nhất?
Đáp án C.
Vì có nhiều cặp gen gị hợp nhất (3 cặp).
Câu 11:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Trong 3 nhóm thực vật C3,C4, CAM thì C4 là nhóm có năng suất cao nhất.
Câu 12:
Thành tựu tạo giống nào sau đây thực hiện bằng phương pháp gây đột biến?
Đáp án B.
A. Giống khoai tây chống virut => công nghệ gen.
B. Tạo giống dâu tằm tam bội => gây đột biến.
C. Tạo giống cừu sản xuất protein người => công nghệ gen.
D. Tạo giống cừu Dolly => công nghệ tế bào.
Câu 14:
Trên một đơn vị tái bản của AND có 25 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu?
Đáp án C
Mỗi đoạn okazaki cần 1 mồi để khởi đầu tái bản => có 25 đoạn okazaki.
Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch liên tục cần mồi để khởi đầu tái bản => có 2 đoạn okazaki.
=> tổng số đoạn okazaki cần thiết là 25+2=27 đoạn => C ĐÚNG.
Câu 15:
Trong các vai trò sau đây, vai trò nào không phải là vai trò của hoán vị gen?
Đáp án D
Câu 16:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 đực mắt trắng: 1 cái mắt đỏ?
Đáp án C
Câu 17:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn. Trong các phép lai sau đây có số phép lai trong đó mỗi kiểu hình luôn có hai kiểu gen là
Phép lai 1: AaBb x AAbb. Phép lai 2: AaBB x aaBb.
Phép lai 3: AaBb x Aabb. Phép lai 4: Aabb x AAbb.
Đáp án B. Có 3 phép lai thỏa mãn mỗi kiểu hình luôn có hai kiểu
AA và Aa luôn cho 1 KH trội; aa cho 1 KH lặn.
Cặp AA x Aa luôn cho 1KH A- và 2 KG AA; Aa
Cặp Aa x aa luôn cho 2KH A- và mỗi KH ứng với 1 KG.
Cặp Aa x Aa luôn cho 2KH A- có 2 KG, KH lặn có 1 KG.
=> phép lai 1,2,4 thỏa mãn điều kiện đề bài.
Câu 18:
Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép => A ĐÚNG
Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn => B ĐÚNG
Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch đơn => C SAI
Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn => D ĐÚNG
Câu 19:
Ở một loài thực vật có số nhóm gen liên kết là 14. Số nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
Đáp án B
Số nhóm gen liên kết = NST đơn n =14 => 2n=28
Câu 20:
Một gen sinh vật nhân sơ có A chiếm 10% số nuclêôtit của gen. Khi gen này phiên mã 2 lần, môi trường đã cung cấp 200 Um và 300 Am. Số nuclêôtit loại G của gen này là
Đáp án B
Ta có Umt=2.Um => Um= 100.
Amt=2.Um => Am= 150.
=> Ta có A gen = Am+Um= 250 => Tổng số nu của gen = 250. 100:10 = 2500
=> G+X=2500- (A+T)= 2000 => G=X=1000.--> B ĐÚNG
Câu 22:
Trong những bằng chứng tiến hóa dưới đây, bằng chứng nào là bằng chứng giải phẫu so sánh?
Đáp án C
Câu 23:
Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên.
I. Lưới thức ăn này có tối đa 4 bậc dinh dưỡng.
II. Đại bàng là loài khống chế số lượng cá thể của nhiều loài khác.
III. Có tối đa 4 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Chim gõ kiến là loài duy nhất khống chế số lượng xén tóc.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án C
Có 3 ý đúng là I,II,III.
4 bậc dinh dưỡng bắt đầu từ thực vật (1); sâu ăn lá, xén tóc, chuột, sóc(2); chim sâu, chim gõ kiến, rắn, cú mèo(3); đại bàng(4) => A ĐÚNG.
Đại bàng tham gia và nhiều chuỗi thúc ăn nhất nên sẽ ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể của loài khác =>II ĐÚNG.
có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3: chim sâu, chim gõ kiến, rắn, cú mèo => III ĐÚNG.
Chim gõ kiến và Chim sâu khống chế xén tóc =>IV SAI.
Câu 24:
Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở phổi và tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Câu 26:
Nghiên cứu tăng trưởng của một quần thể của một loài trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau:
Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?
Đáp án C
Trên hình là đường cong tăng trưởng thực tế hình chữ S nên
A SAI vì Hỗ trợ cùng loài giúp cho sv khai thác tối ưu nguồn sống, trốn tránh kẻ thù tốt, đảm bảo sự ổn định cho quần thể.
B SAI vì nguồn sống của môi trường không phải dồi dào và sức sinh sản của các cá thể không phải lúc nào cũng lớn.
C ĐÚNG.
D SAI vì tốc độ tăng trưởng về sau ổn định.
Câu 28:
Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số loại kiểu gen nhiều nhất?
Đáp án A
P : AAAa × AAAa.
Ta có mỗi bên AAAa => cho 2 loại giao tử AA; Aa => F có 2.2=4 hợp tử.
B. P: AAAa ×AAaa.
Ta có AAAa => cho 2 loại giao tử AA; Aa
AAaa => cho 3 loại giao tử AA; Aa; aa => F có 2.3=6 hợp tử.
C. P : Aaaa × Aaaa.
Ta có mỗi bên Aaaa => cho 2 loại giao tử Aa; aa => F có 2.2=4 hợp tử.
D. P: AAaa ×AAaa.
Ta có mỗi bên AAaa => cho 3 loại giao tử AA; Aa;aa
=> F có 3.3=9 hợp tửè ĐÁP ÁN D
Câu 29:
Bảng sau cho biết kiểu gen của 4 loại tế bào sinh tinh thực hiện quá trình giảm phân bình thường tạo giao tử.
Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A SAI vì các gen phân li độc lập, tạo ra 2 loại G.
B SAI vì 1 tế bào A giảm phân cho 4 giao tử nhưng có thể chỉ thuộc 2 loại : AB, ab hoặc Ab,aB
tế bào D khi giảm phân cho 4 giao tử nhưng có thể chỉ thuộc 1 loại Ab hoặc ab
C ĐÚNG
D SAI vì có thể ít nhất là 2 loại A + 1 loại D = 3 loại.
Câu 30:
Ở một loài thú, khi cho con đực lông dài, chân cao lai phân tích, đời con có 50% con đực lông ngắn, chân thấp: 25% con cái lông dài, chân chân cao: 25% con cái lông ngắn, chân cao.
Biết tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chân thấp là tính trạng trội so với chân cao.
II. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
III. Cả hai cặp tính trạng đều di truyền liên kết với giới tính.
IV. Đã có hiện tượng hoán vị gen xảy ra.
Có 2 ý đúng là II, III.
- Xét cặp tính trạng chiều cao chân:
Chân cao: chân thấp= 1:1 là kết quả của phép lai phân tích của con đực chân cao => chân cao là tính trạng trội => I SAI.
- Xét cặp tính trạng màu lông:
Lông dài: lông ngắn = 1:3 là kết quả của phép lai phân tích => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung 9:7 => II ĐÚNG.
- Ở đời con, tính trạng lông dài, chân thấp chỉ có ở con đực mà không có ở con cái => hai cặp tính trạng này liên kết với giới tính, gen trên X => III ĐÚNG.
- Kết quả của phép lai phân tích là 1:2:1 => hai cặp tính trạng này liên kết hoàn toàn với nhau => IV SAI.
VẬY ĐÁP ÁN B.
Câu 31:
Trong 1 quần thể, 4 gen nằm trên 4 nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 2 alen, gen thứ ba có 5 alen, gen thứ tư có 4 alen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số kiểu gen tối đa xuất hiện trong quần thể là 2700.
II. Số kiểu gen tối đa thuộc kiểu gen thứ 4 là 10.
III. Số kiểu giao phối xuất hiện tối đa trong quần thể là 5402.
IV. Tổng số kiểu gen đồng hợp về 4 gen là 16.
Có 3 ý đúng là I, II, IV.
+ Số kiểu gen tối đa =n(n+1)/2
=> gen 1 có tối đa 6 kiểu gen.
gen 2 có tối đa 3 kiểu gen.
gen 3 có tối đa 15 kiểu gen.
gen 4 có tối đa 10 kiểu gen => II ĐÚNG.
+ Số kiểu gen tối đa xuất hiện trong quần thể là 6.3.15.10=2700 => I ĐÚNG.
+ Số kiểu giao phối xuất hiện tối đa trong quần thể là 2700(2700+1)/2=3646350 => III SAI.
+ Tổng số kiểu gen đồng hợp về 4 gen là 24=16 => IV ĐÚNG.
=> ĐÁP ÁN C.
Câu 32:
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu mắt và kích thước cánh trong 5 phép lai thu được kết quả bảng dưới đây:
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không phát sinh đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. 2 cặp tính trạng tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập.
II. Mắt nâu, cánh dài là những tính trạng trội.
III. Có 3 phép lai có nhiều hơn một trường hợp kiểu gen của P thỏa mãn kết quả.
IV. Phép lai số 3 có 3 kiểu gen của P thỏa mãn kết quả.
Đáp án B
Có 2 ý đúng là I, IV.
- Xét phép lai 2 hoặc 4 => mắt đỏ: mắt nâu=3:1 => mắt đỏ trội so với mắt nâu
(quy ước A>a); cánh dài:cánh ngắn=3:1 => cánh dài trội so với cánh ngắn (quy ước B>b)
=> II SAI.
- Phép lai 2 có tỷ lệ (3:1)(1:1) => 2 cặp gen phân li độc lập => I ĐÚNG.
- Chỉ có phép lai số III và số IV có nhiều hơn một trường hợp kiểu gen của P thỏa mãn kết quả.
+ Phép lai số III: AABb x Aabb; AABb x Aabb; Aabb x AaBb
+ Phép lai số V: AaBb x aabb; Aabb x aaBb.
=> III SAI, IV ĐÚNG.
Câu 33:
Trong một ống nghiệm, có tỉ lệ 4 loại nu A,U,G,X lần lượt là 3:4:1:2. Từ 4 loại nu này người ta đã tổng hợp được một phân tử mARN nhân tạo. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên phân tử mARN nhân tạo, xác suất xuất hiện bộ ba mở đầu là 12%.
II. Nếu phân tử mARNnày có 3000 nucleotit thì sẽ có số bộ ba GGA là 9.
III. Trên phân tử mARN nhân tạo, trung bình cứ 32 bộ ba thì có 1 bộ ba kết thúc.
IV. Tỉ lệ của nucleotit loại U trên phân tử mARN nhân tạo là 4/10.
Đáp án B
2 ý đúng là II,IV.
Tỉ lệ của nucleotit loại A= 3/10
Tỉ lệ của nucleotit loại U= 4/10 => IV ĐÚNG.
Tỉ lệ của nucleotit loại G= 1/10
Tỉ lệ của nucleotit loại X= 2/10
=> Bộ ba mở đầu là AUG => xác suất xuất hiện bộ ba mở đầu là: 3/10.4/10.1/10=12/1000 => I SAI.
Xác suất xuất hiện bộ ba GGA là: 1/10.1/10.3/10=3/1000.
Nếu phân tử mARN này có 3000 nucleotit thì sẽ có số bộ ba GGA là 3/1000.3000= 9 bộ ba => II ĐÚNG.
Trên phân tử mARN có 3 bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA.
Xác suất xuất hiện bộ ba UAA là: 4/10.3/10.3/10 = 36/1000.
Xác suất xuất hiện bộ ba UAG là: 4/10.3/10.1/10 = 12/1000.
Xác suất xuất hiện bộ ba UGA là: 4/10.1/10.3/10 = 12/1000.
Xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là 36/1000 + 12/1000 + 12/1000 = 6/100
Trên phân tử mARN nhân tạo, trung bình cứ 16-17 bộ ba thì có 1 bộ ba kết thúc
=> III SAI.
Câu 34:
Cho biết một gen qui định một tính trạng, cho lai bố mẹ đều mang hai cặp gen dị hợp với nhau, trong điều kiện không xảy ra đột biến và sự biểu hiện của gen thành tính trạng không phụ thuộc vào môi trường, số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa có thể xuất hiện ở F1 là bao nhiêu?
Số kiểu gen tối đa trong trường hợp có hoán vị gen = số kiểu gen trong trường hợp phân li độc lập cộng thêm 1 = 3.3 + 1 = 9 + 1 = 10 kiểu gen
- Số kiểu hình = số kiểu gen trong trường hợp phân li độc lập đối với trội không hoàn toàn = 3.3=9 kiểu hình
=> ĐÁP ÁN D
Câu 35:
Một loài thực vật, gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Trong một phép lai (P) người ta thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1: 31% cây cao, quả tròn : 44% cây cao, quả dài : 19% cây thấp, quả tròn : 6% cây thấp, quả dài. Cho biết không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng.
I. Kiểu gen của (P) x .
II. Hoán vị gen đã xảy ra ở cơ thể với tần số 24%.
III. Ở F1, tỉ lệ kiểu gen dị hợp một cặp gen thu được là 50%.
IV. Trong số cây cao F1, thì xác suất gặp cây dị hợp hai cặp gen là 25%.
Đáp án B
Có 2 ý đúng là II, III.
F1 có thấp, dài aabb = 6% = ab x 0,5
→ ab = 0,06 : 0,5 = 0,12 <0,25 ab là G hoán vị, tần số hoán vị gen là: f = 24% => II ĐÚNG.
và (P) sẽ dị hợp tử chéo 1 bên.
Do cao tròn A-B- = 25% + aabb = 31% < 50%
→ không thể là phép lai 2 cặp dị hợp
Cao dài A-bb = 50% - aabb
Thấp tròn aaB- = 25% - aabb
→ vậy phép lai (P) sẽ là : Aa/Bb x Ab/ab => I SAI.
G: Ab = aB = 0,38 và AB = ab = 0,12
AB/ab cho Ab = ab = 0,5
Đời con, tỉ lệ kiểu gen cao tròn dị hợp 2 cặp gen (AB/ab + Ab/aB) là:
0,12 x 0,5 + 0,5 x 0,38 = 0,25
Vậy lấy ngẫu nhiên 1 cây cao tròn, xác suất thu được cây dị hợp tử 2 cặp gen là :
0,25 : 0,31 = 25/31 => IV SAI.
Ở F1, tỉ lệ kiểu gen dị hợp một cặp gen thu được là: Ab/ab+AB/Ab+Ab/ab+ab/Ab=0,38.0,5+0,12.0,5+0,38.0,5+0,12.0,5=0,5=50% => III đúng.
Câu 37:
Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hidro. Alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua 2 lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nucleotit loại timin và 2211 nucleotit loại xitozin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
Đáp án C
Tổng số nu của gen B là N=2A+2G=1300.
Tổng số liên kết hidro của gen B là H= 2A+3G=1669.
=> Số nu mỗi loại của gen B là A=T=281
G=X=369
Cặp gen Bb nhân đôi 2 lần, số nu mỗi loại môi trường cung cấp là: Tmt=(281+Tgenb)(22+1)=1689 => Tgenb=282
Xmt=(369+Xgenb)(22+1)=2211à Xgenb=368
Vậy số nu loại T của gen b tăng 1 so với gen B.
số nu loại X của gen b giảm 1 so với gen B.
=> đột biến thay thế một cặp G=X bằng một cặp A-T.
Câu 39:
Cho sơ đồ sau:
Sơ đồ phả hệ hình trên mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một trong 2
alen của một gen quy định, bệnh mù màu do một trong 2 alen của một gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người 7 và người 9 đều có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 gen
đang xét.
II. Người 10 và người 11 có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 13 – 14 sinh ra là con trai và không bị cả hai bệnh là 1/3.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 13-14 là con gái thì xác suất người con này có kiểu gen dị hợp về cả 2 gen là 1/16.
Đáp án B
Có 3 ý đúng là I;II;III.
Quy ước: A- không bị bạch tạng; a- bị bạch tạng; gen nằm trên NST thường.
B- không bị mù màu; b- bị mù màu; gen nằm trên NSTgiới tính.
Vậy có thể xác định chính xác được KG của những người sau:
Người số 3: aaXB
Người số 7:AaXBXb
Người số 8: AaXbY
Người số 9: AaXBXb
Người số 10: AaXBY
Người số 11: AaXBY
Người số 12: aaXbXb
Người số 13 có kiểu gen (1AA:2Aa) XBY
Người số 13 có kiểu gen (1AA:2Aa) (XBXB : XB Xb)
=> I ĐÚNG
- Người (10) sinh con bị bạch tạng; người (11) có mẹ bị bạch tạng nên cùng có kiểu gen Aa; hai người này không bị mù màu => II ĐÚNG.
- Cặp vợ chồng 13 -14: (1AA:2Aa)XBY × (1AA:2Aa)(XBXB:XBXb) ↔ (2A:1a)(XB:Y) × (2A:1a)(3XB:Xb)
→ XS không bị bạch tạng là: 1−1/3.1/3=8/9.
XS là con trai và không bị mù màu là: 3/4×1/2=3/8.
Xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 13 – 14 sinh ra là con trai và không bị cả hai bệnh là 8/9 x 3/8= 1/3 => III ĐÚNG.
- Nếu người con đầu lòng là con gái
- XS có kiểu gen Aa là : 2×2/3×1/3=4/9.
- XS có kiểu gen XBXb = 1/4
Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 13-14 là con gái thì xác suất người con này có kiểu gen dị hợp về cả 2 gen là 4/9 x 1/4 = 1/9 => IV SAI.