20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết
20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề Số 2)
-
5115 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Liên kết peptit là loại liên kết có mặt trong phân tử nào sau đây?
Đáp án C
Liên kết peptit được tạo thành giữa 2 axit amin, là liên kết có mặt trong phân tử protein.
Câu 2:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín, đơn?
Đáp án B
- Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
- Cá sấu và thỏ có hệ tuần hoàn kín, kép gồm 2 vòng tuần hoàn.
- Cá chép có hệ tuần hoàn kín (máu chảy hoàn toàn trong mạch) và đơn (máu chảy trong cơ thể theo 1 vòng tuần hoàn).
Câu 3:
Một gen có chiều dài 5100 Å, trong đó số nu loại G nhiều hơn số nu loại A là 10%, Số nu loại G có trong gen là
Đáp án B
Tổng số nu của gen là: (5100: 3.4) × 2 = 3000 nu
Ta có %G - %A = 10%, mặt khác %G + %A = 50% → %G = 30%
Số nu loại G = 3000 × 30% = 900 nu.
Câu 4:
Sinh vật nào sau đây là sinh vật nhân sơ?
Đáp án D
Sinh vật nhân sơ có cơ thể cấu tạo từ tế bào nhân sơ, tế bào chưa có cấu trúc nhân hoàn chỉnh. Trong các nhóm sinh vật, vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, các nhóm sinh vật còn lại là sinh vật nhân thực.
Câu 5:
Ở thực vật, nước được vận chuyển chủ yếu trong thân nhờ
Đáp án A
Các chất trong cây được vận chuyển trong thân qua 2 loại mạch: Mạch rây và mạch gỗ. Trong đó:
- Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng.
- Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
Câu 6:
Để thúc đẩy quả chín nhanh hơn, ta có thể sử dụng loại hoocmon nào sau đây:
Đáp án D
- Auxin thúc đẩy quá trình sinh trưởng của thực vật.
- Xitokinin: Kích thích sự phân chia tế bào.
- Gibêrelin: Kích thích sự nảy mầm của hạt.
- Êtilen: Thúc đẩy quả chóng chín, rụng lá.
Câu 7:
Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp không thay đổi trong suốt chiều dài của hệ mạch.
II. Trong hệ mạch máu, tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch là thấp nhất.
III. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
IV. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ có hệ dẫn truyền tim.
Đáp án A
I. – Sai. Huyết áp giảm dần từ đồng mạch – mao mạch – tĩnh mạch.
II. – Sai. Tốc độ máu chảy trong mao mạch là thấp nhất.
III. – Sai. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu oxin hơn máu chảy trong động mạch phổi do sau khi đến phổi, máu nghèo oxi được nhận thêm oxi.
IV. Đúng. Hệ dẫn truyền của tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.
Câu 8:
Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
Đáp án B
- Phép lai phân tích là phép lai cơ thể có kiểu hình trội (cần xác định kiểu gen) với cơ thể có kiểu hình lặn.
Câu 9:
Bào quan nào sau đây chỉ có mặt ở tế bào thực vật, không có mặt ở tế bào động vật?
Đáp án C
Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp, chỉ có mặt ở tế bào thực vật, không có mặt ở tế bào động vật.
Câu 10:
Cho biết alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, phép lai nào sau đây cho ra F1 có nhiều kiểu gen nhất?
Đáp án A
AA × aa → 100% Aa: 1 loại KG
Aa × Aa → 1 AA: 2 Aa: 1 aa → 3 loại KG.
AA × Aa → 1 AA: 1 Aa → 2 loại KG.
Aa × aa → 1 Aa: 1 aa → 2 loại KG.
Câu 11:
Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này là:
Đáp án C
Cơ thể tam bội có dạng 2n + 1 (1 cặp NST có 3 chiếc)
Thể Tam bội của loài có 2n = 14 trong tế bào có 15 NST.
Câu 12:
Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,25 AA: 0,3Aa: 0,45aa. Theo lí thuyết, sau 1 thê hệ ngẫu phối, tần số kiểu gen aa trong quần thể là bao nhiêu?
Đáp án B
Quần thể chưa ở trạng thái cân bằng. Có tần số alen A = 0,4, alen a = 0,6.
Sau 1 thể hệ ngẫu phối, quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng, cấu trúc của quần thể là: 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa.
Tần số KG aa là 0,36.
Câu 13:
Cừu Doly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
Đáp án D
Cừu Doly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính.
Câu 14:
Xét 1 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen. Trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp có thể tạo ra 4 loại giao tử?
I. Một tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân, mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau.
II. Cơ thể trên tiến hành giảm phân, mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau.
III. Một tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân, 2 gen cùng nằm trên 1 NST và có hoán vị gen.
IV. Cơ thể trên tiến hành giảm phân, 2 gen liên kết hoàn toàn.
Đáp án C
I. Mỗi gen nằm trên 1 NST khi một tế bào giảm phân chỉ tạo ra được 2 loại NST.
II. Mỗi gen nằm trên 1 NST khi cơ thể giảm phân sẽ tạo ra được 4 loại giao tử.
III. Khi 2 gen cùng nằm trên 1 NST và có hoán vị gen, 1 tế bào sinh tinh có thể tạo ra 4 loại giao tử.
IV. Khi 2 gen liên kết hoàn toàn, cơ thể giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử.
Các trường hợp có thể cho 2 loại giao tử là II và III.
Câu 15:
Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mã di truyền?
Đáp án A
A - Sai. Tính đặc hiệu là mỗi bộ 3 nu sẽ mã hóa cho 1 aa.
B, C, D – Đúng.
Câu 16:
Vì sao đột biến gen xảy ra với tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
Đáp án D
Trong quần thể sinh vật, mỗi cá thể sinh vật có rất nhiều gen, quần thể lại có rất nhiều cá thể tạo nên có vốn gen lớn do đó đột biến gen xảy ra với tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể.
Câu 17:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt xanh là trội so với alen a quy định hạt vàng. Ở lần đầu tiên, khi cho cây hạt xanh thuần chủng lai với cây hạt vàng thu được F1 gồm toàn cây hạt xanh. Tiến hành tương tự ở lần thứ 2, thu được F1 gồm đa số cây hạt xanh nhưng có 1 cây hạt vàng. Có bao nhiêu nhận định có thể giải thích đúng cho kết quả này.
I. Cây hạt vàng là kết quả của sự biến dị tổ hợp.
II. Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt xanh xảy ra đột biến gen.
III. Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt xanh xảy ra đột biến cấu trúc NST.
IV. Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa vàng xảy ra đột biến đa bội, tạo giao tử aa.
Đáp án D
Các trường hợp có thể xảy ra:
+ Đột biến gen A → a ở cây hoa đỏ.
+ Đột biến mất đoạn gen chưa A ở cây hoa đỏ.
+ Đột biến mất NST chứa gen A ở cây hoa đỏ.
Xét các nhận xét:
I – Sai.
II – Đúng. Đột biến gen A → a
III – Đúng. Mất đoạn NST chứa gen A.
IV – Sai, cây hoa đỏ vẫn cho giao tử A → Vẫn có KH hạt vàng
Câu 18:
Xét 1 tính trạng do 1 gen quy định. Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng:
Đáp án D
Để xác định vị trí của gen trong tế bào, ta dùng phép lai thuận nghịch (lai 2 lần, có sự đổi vai vai trò của bố và mẹ)
+ Nếu kết quả phép lai khác nhau, 100% đời con mang kiểu hình của mẹ → Gen quy định tính trạng nằm trên NST.
+ Nếu kết quả phép lai khác nhau, ti lệ không đều ở 2 giới → Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Với dữ kiện đê bài đưa ra, ta có thể kết luận Gen quy định tính trạng có thể nằm trên NST giới tính hoặc ngoài nhân.
Câu 19:
Khi quan sát tiêu bản bộ NST của một người thấy trong tế bào có 3 chiếc NST 21. Người này đã mắc phải hội chứng di truyền nào?
Đáp án B
Tế bào có 3 NST 21 là tế bào của người mắc Hội chứng Đao.
Câu 20:
1 cơ thể có kiểu gen AaBbDD, biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường, theo lý thuyết, cơ thể này tạo ra loại giao tử AbD với tỉ lệ là bao nhiêu?
Đáp án B
Cơ thể có kiểu gen: AaBbDD sẽ tạo ra 22 = 4 loại giao tử (do có 2 cặp gen dị hợp) tỉ lệ các loại giao tử bằng nhau → Giao tử AbD chiếm 25%.
Câu 21:
Trứng Nhái khi được thụ tinh bằng tinh trùng Cóc sẽ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Đây là hiện tượng:
Đáp án C
Sự cách li sinh sản xảy ra sau giai đoạn hình thành hợp tử. Đây là cách li sau hợp tử.
Câu 22:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, động vật hằng nhiệt (chim và thú) phát sinh ở đại nào sau đây?
Đáp án A
Động vật hằng nhiệt (Chim và thú) phát sinh ở Đại Trung sinh.
Câu 23:
Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen của cây trồng, ta có thể sử dụng loại đột biến nào sau đây?
Đáp án C
Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen, ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ.
Câu 24:
Khi nói về học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. Tiến hóa gồm 2 quá trình là tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn với ranh giới là sự hình thành loài mới.
II. Quần thể được coi là đơn vị tiến hóa cơ sở.
III. Nguồn biến dị sơ cấp bao gồm đột biến và các biến dị tổ hợp.
IV. Khi không xảy ra biến dị di truyền, tiến hóa vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm hơn.
Đáp án C
I – Đúng.
II – Đúng.
III. Sai. Nguồn biến dị sơ cấp là đột biến. Biến dị tổ hợp tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa.
IV – Sai. Tiến hóa chỉ xảy ra khi có nguồn biến dị di truyền.
Có 2 nhận định đúng.
Câu 25:
Điều nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể?
Đáp án B
A – Đúng.
B – Sai. Kích thước của quần thể khác nhau giữa các loài.
C – Đúng.
D – Đúng.
Câu 26:
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, tần số hoán vị gen là 12,5%. Phép lai Ab/aB × ab/ab sẽ cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
Đáp án D
Cơ thể Ab/aB sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ:
0,4375 Ab: 0,4375 aB: 0,0625 AB: 0,0625 ab = 7 Ab: 7aB: 1 AB: 1 ab
F1 sẽ cho đời con có tỉ lệ: 7: 7: 7: 1
Câu 27:
Quan hệ nào sau đây thể hiện cho mối quan hệ hội sinh?
Đáp án A
Quan hệ hội sinh là quan hệ hợp tác mà 1 bên có lợi, bên còn lại không có lợi và cũng không bị hại.
A – Quan hệ hội sinh.
B – Quan hệ nửa kí sinh.
C – Quan hệ cộng sinh.
D – Quan hệ kí sinh.
Câu 28:
Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Trong tự nhiên, phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến, thường gặp nhất.
II. Trong cùng 1 môi trường sống, các quần thể khác nhau sẽ có cùng kiểu phân bố.
III. Phân bố ngẫu nhiên giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
IV. Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
Đáp án C
I – Đúng
II – Sai. Các quần thể khác nhau sẽ có kiểu phân bố khác nhau.
III – Sai. Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
IV đúng
Câu 29:
Trong các nhận định sau về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu nhận định chỉ có ở diễn thế thứ sinh mà không có ở diễn thế nguyên sinh?
I. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
II. Gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
III. Khời đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
IV. Giai đoạn cuối hình thành nên quần xã ổn định tương đối phát triển hơn các quần xã ở các giai đoạn trước (giai đoạn đỉnh cực).
Đáp án A
Trong các nhận định đưa ra, nhận định I là nhận định chỉ có ở diễn thế thứ sinh.
Nhận định II có ở loại diễn thế sinh thái.
Nhận định III và IV chỉ có ở diễn thế sinh thái nguyên sinh.
Câu 30:
Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
A. Đúng. Do vùng xích đạo có sự biến thiên về nhiệt độ nhỏ hơn vùng xích đạo
B – Đúng.
C – Đúng.
D – Sai. Khi vượt quá điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
Câu 31:
Cho lưới thức ăn như hình bên, các loài sinh vật lần lượt được kí hiệu là A, B, C, D, E, F, G, H, I. Biết A là sinh vật sản xuất, E là sinh vật tiêu thụ. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Lưới thức ăn có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II. Có 3 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
III. Loài E có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 4.
IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.
Đáp án B
I. – Đúng.
II. – Sai. Chỉ có 2 loài là A và E.
III. – Đúng.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn: A → F → E.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 4 trong chuỗi thức ăn: A → G → F → D → E.
IV – Đúng. Loài F tham gia 3 chuỗi thức ăn, loài G tham gia 2 chuỗi thức ăn.
Câu 32:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 80 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I. Các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ
Đáp án D
Tế bào có cặp NST sô 1 không phân li sẽ tạo ra 50% giao tử n+1 và 50% giao tử n-1.
Tỉ lệ giao tử mang 5 NST là:
(80 × 4 × 50%): (2000 × 4) = 2%
Câu 33:
Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 đem lai phân tích, thu được đời con có tỉ lệ: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 tự thụ phấn thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình hoa đỏ là bao nhiêu?
Đáp án A
Vì khi lai phân tích F1 thu được tỉ lệ 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng → F1 dị hợp về 2 cặp gen.
Quy ước:
A-B-: Hoa đỏ, A-bb/aaB-: Hoa hồng; aabb: Hoa trắng.
F1 có KG AaBb, F1 tự thụ phấn tạo ra F2: 9 A-B-: 3A-bb: 3 aaB-: 1 aabb, tỉ lệ KH: 9 hoa đỏ: 6 hoa hồng: 1 hoa trắng.
Cây hoa hồng ở F2: (1/6 Aabb: 2/6 Aabb: 1/6 aaBB: 2/6 aaBb)
Khi giảm phân cho tỉ lệ các loại giao tử (2/6Ab: 2/6 aB: 2/6 ab)
Tỉ lệ cây có kiểu hình hoa trắng ở F3 là: 2/6 × 2/6 = 1/9.
Câu 34:
Ở một loài côn trùng, alen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Khi quan sát quần thể, ta thấy có 5 kiểu gen khác nhau quy định chiều dài cánh. Giả sử ở quần thể xuất phát, tỉ lệ 5 loại kiểu gen này bằng nhau, theo lí thuyết, khi cho các cá thể cánh dài ở (P) giao phối ngẫu nhiên thu được F1. Khi nói về phép lai này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Tính trạng chiều dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định. II. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 7 cánh dài: 1 cánh ngắn. III. Tất cả các cá thể có kiểu hình cánh ngắn đều là ruồi đực. IV. Trong số ruồi cái mắt đỏ thu được ở F1, ruồi cái có kiểu gen dị hợp chiếm 12,5%.
Đáp án B
Gen quy định chiều dài cánh có 2 alen và tạo được 5 KG → Gen nằm trên vùng không tương đồng của X.
Thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ các loại kiểu gen bằng nhau:
1 XAXA: 1 XAXa: 1 XaXa: 1 XAY: 1 XaY
- Các cá thể mắt đỏ giao phối ngẫu nhiên:
(1 XAXA: 1 XAXa) × XAY
(3/4 XA: 1/4 Xa) × (1/2XA: 1/2 Y)
3/8 XAXA: 1/8 XAXa: 3/8 XAY: 1/8 XaY
Xét các nhận xét:
I – Sai. Nằm trên NST giới tính.
II – Đúng.
III - Đúng
IV – Sai. Trong tổng số ruồi cái (3 XAXA: 1 XAXa), số ruồi cái mang kiểu gen dị hợp chiếm 1/4 (25%)
Câu 35:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt xanh là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt vàng, alen B quy định hạt trơn là trội so với hạt nhăn, gen quy định màu hạt và hình dạng hạt nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Xét 1 quần thể đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,8, tần số alen B là 0,9. Theo lí thuyết, trong quần thể, tỉ lệ cây có kiểu hình hạt xanh, trơn chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Đáp án D
Cây thân cao, hoa đỏ có thể có các kiểu gen: AABB; AaBB; AABb; AaBb
+ KG: AABB: 0,82 × 0,92 = 0,5184.
+ KG: AaBB: 2 × 0,8 × 0,2 × 0,92 = 0.2592
+ KG AABb: 0,82 × 2 × 0,9 × 0,1 = 0.1152
+ Kiểu gen AaBb: (2 × 0,8 × 0,2) × (2 × 0,9 × 0,1) = 0.0576
Tỉ lệ cây thân cao hoa đỏ trong quần thể là:
0,5184 + 0,2592 + 0,1152 + 0,0576 = 0,9504 (95,04%)
Câu 36:
Trên 1 NST, xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20cM, AC = 18 cM. Trật tự dúng của các gen trên NST là:
Đáp án C
Ta thấy:
- AB + BC = AC → B nằm giữa A và C.
- BC + BD = CD → B nằm giữa C và D.
Mà BD > BA → A nằm giữa B và D
Trật tự đúng của các gen trên NST là: DABC.
Câu 37:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho 2 cây hoa hồng giao phấn thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ: 37,5 % cây hoa hồng: 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ó bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/3.
II. Các cây hoa đỏ ở F2 có 4 loại kiểu gen.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 8/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình, trong đo số cây hoa hồng chiếm 1/3.
Đáp án B
F1 gồm 100% cây hoa đỏ, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9: 6: 1 → tính trạng màu sắc được quy định bởi 2 cặp gen nằm trên 2 NST và tương tác bổ sung với nhau. Trong đó:
A-B-: Quy định hoa đỏ.
A-bb/aaB-: Quy định hoa hồng
Aabb: Quy định hoa trắng.
I – Đúng
+ Ở F2: Cây hoa hồng có 4 KG với tỉ lệ như sau:
1 Aabb: 2 Aabb: 1aaBB: 2 aaBb → Số cây có KG thuần chủng chiếm 1/3.
II. – Đúng
+ Các cây hoa đỏ ở F2 có 4 KG: AABB; AaBB; AABb; AaBb
III. – Sai
+ Cây hoa hồng ở F2 (1Aabb:2Aabb:1aaBB:2 aaBb) → Tỉ lệ giao tử (1Ab:1aB:1ab)
+ Cây hoa đỏ ở F2 (1AABB:2AaBB:2AABb:4AaBb) → Tỉ lệ giao tử được tạo thành là (4AB:2Ab:2aB:1ab).
Khi cho hoa hồng (F2) giao phấn với hoa đỏ (F2) thu được F3 có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ:
4/9 × 1 + 2/9 × 1/3 + 2/9 × 1/3 = 16/27.
IV. – Đúng
Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng aabb sẽ cho ra tỉ lệ KG: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb, tỉ lệ KG: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
Sô cây hoa hồng chiếm 2/3.
Câu 38:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ: 18 cây thân cao, hoa trắng: 32 cây thân thấp, hoa trắng: 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Kiểu gen của (P) là AB/ab Dd.
(2) Ở F1 có 8 loại kiểu gen.
(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm 0,49%.
(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 30 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Đáp án A
P: dị hợp 3 cặp Aa, Bb, Dd lai phân tích
F1: 7 cao đỏ: 18 cao trắng: 32 thấp, trắng: 43 thấp đỏ
Đỏ: trắng = 1: 1 → A đỏ >> a trắng
Cao: thấp = 1: 3 → B-D- = caoB-dd = bbD- = bbdd = thấp
Tính trạng chiều cao do 2 gen không alen tương tác bổ sung theo kiểu 9:7 qui định
KH đời con 7: 18: 32: 43 ≠ (1:1) × (1:3)
→ 2 gen Aa và Bb (hoặc Aa và Dd) nằm trên cùng 1 NST
Giả sử Aa, Bb nằm trên 1 NST
F1: Cao đỏ AB/ab Dd = 7/100 = 0,07
→ AB/ab = 0,14
→ AB = 0,14 → AB là giao tử mang gen hoán vị
Vậy P: Ab/aB Dd, f = 28% → (1) sai
F1: (Ab/ab, aB/ab, AB/ab, ab/ab) × (D, d)
→ Fa có 8 loại kiểu gen → (2) đúng
P tự thụ
Ab/aB cho giao tử Ab = aB = 0,36; AB = ab = 0,14
Dd cho giao tử D = d = 0,5
F1 ab/ab dd = 0,14 × 0,14 × 0,25 = 0,0049 = 0,49% → (3) đúng
P tự thụ.
Ab/aB cho F1 10 loại kiểu gen
Dd cho F1 3 loại kiểu gen
→ F1 có 30 loại kiểu gen
F1 có 4 loại kiểu hình
→ (4) đúng
Có 3 kết luận đúng
Câu 39:
Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,5 AA: 0,4 Aa: 0,1aa. Cấu trúc của quần thể ở thế hệ F2 là:
Đáp án B
- Ở thế hệ F2, cấu trúc quần thể là:
(0,5 + 0,4 × 1/8)AA: (0,4 × 1/4)Aa: 0,1 + (0,4 × 1/8)aa = 0.65AA:0,1Aa:0.25aa
Câu 40:
Ở người, bệnh mù màu và máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định, 2 gen nằm cách nhau 20 cM. Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh này trong một gia đình. Biết mỗi bệnh do 1 gen quy định, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong gia đình.
II. Người số 1, 4, 11 có kiểu gen khác nhau.
III. Xác suất sinh con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh của cặp vợ chồng số 11 – 12 là 8%.
IV. Người số 13 kết hôn với vợ bình thường nhưng có bố mắc cả 2 bệnh thì xác suất sinh con gái bị ít nhất 1 bệnh là 20%.
Đáp án C
Quy ước:
- Bệnh máu khó đông: A: Bình thường, a: Quy định bệnh.
- Bệnh mù màu: B: bình thường; b: Quy định bệnh.
I – Sai, xác định được kiêu gen của 8 người.
+ 2, 3, 6, 8, 12: Nam, bình thường có KG X(A)Y
+ 9, 13: Nam, bị cả 2 bệnh có KG X(a,b)Y
+ 10: Nam, mắc bệnh máu khó đông có KG X(a,B)Y
+ 5: Nữ, không bị bệnh có bố (2) bình thường, sinh con trai (9) mắc cả 2 bệnh nên có KG X(A,B)X(a,b).
II – Đúng, Vì cả 3 người chưa biết KG.
III – Đúng
Người số (5) có KG X(A,B)X(a,b); người số (6) có KG: X(A,B)Y
→ Người (11) có thể có 1 trong 4 KG với tỉ lệ:
0,4 X(AB)X(AB): 0,4 XABXab: 0,1 XABXAb: 0,1 XABXaB.
Xét cặp vợ chồng 11 – 12, người vợ (11) có thể có 1 trong 4 KG, người chồng (12) có KG: XABY. Để sinh ra con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh thì người mẹ phải có KG XABXab, khi đó, xác suất sinh con trai bị cả 2 bệnh là:
0,4 × 0,4 × 0,5 = 0,8 = 8%.
IV – Sai, Người số 13 có KG: X(a,b)Y, vợ bình thường có bố mắc cả 2 bệnh nên có KG X(A,B)X(a,b).
Xác suất sinh con gái không bị bệnh (KG X(A,B)X(a,b)) = 0,5x0,4 = 0,2 (20%)
Xác suất sinh con gái bị bệnh là 0,5– 0,2 = 0,3