20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết
20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề Số 10)
-
5118 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu (2) Hồng cầu hình liềm (3) Bạch tạng
(4) Hội chứng Claifento (5) Dính ngón tay 2,3 (6) Máu khó đông
(7) Hội chứng Turner (8) Hội chứng Down (9) Mù màu
Những thể đột biến nào là đột biến NST ?
Đáp án D
Các thể đột biến do đột biến NST là: 1 ( mất đoạn NST 21 hoặc 22) ,4 (XXY),7 (XO) ,8 (3 NST 21)
Câu 3:
Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra giống cây tam bội: Loài nào sau đây phù hợp nhất với phương pháp đó
(1) Ngô (2) Đậu tương (3) Củ cải đường
(4) Lúa đại mạch (5) Dưa hấu (6) Nho
Đáp án D
Phương pháp: các cây tam bội là cây không hạt hoặc hạt lép
Các cây tam bội là cây không hạt nên áp dụng phương pháp tạo cây tam bội phải là các cây không thu hạt: củ cải đường (3) ; dưa hấu (5) , nho (6)
Câu 4:
Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
Đáp án A
Alen là các trạng thái khác nhau của một gen, đột biến gen tạo ra alen mới.
Câu 5:
Trong quang hợp, các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở
Đáp án D
Oxi cuối cùng của CO2 có mặt ở glucose và nước
Oxi thoát ra có nguồn gốc từ nước nên loại được A,C
Câu 7:
Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.
1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Có bao nhiêu kết luận không đúng?
Đáp án C
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
1. đúng
2. đúng
3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm
4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu
5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp
Câu 8:
Trong các phát biểu sau về hô hấp hiếu khí và lên men.
1.Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần ôxi
2. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện từ còn lên men thì không
3. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là etanol hoặc axit lactic
4. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
5. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2ATP) so với lên men (36-38ATP)
Các phát biểu không đúng là:
Đáp án C
1. Đúng
2. đúng
3. đúng
4. sai, hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể còn lên men ở tế bào chất
5. sai, hô hấp hiếu khí tạo 38ATP, còn lên men tạo 2ATP
Câu 9:
Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây không phải là của quần thể ngẫu phối ?
(1) Thành phần kiểu gen đặc trưng, ổn định qua các thế hệ
(2) Duy trì sự đa dạng di truyền
(3) Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỷ lệ dị hợp tử
(4) Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể.
Đáp án A
Đặc điểm không phải của quần thể ngẫu phối là
(3) thành phần kiểu gen của quần thể ổn định
Câu 10:
Để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể đem lai, G.Menđen đã sử dụng
Đáp án D
Để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể đem lai, G.Menđen đã sử dụng phép lai phân tích.
Câu 11:
Hình vẽ dưới đây minh họa cặp NST số 3 và ADN ti thể từ tế bào da của 2 cá thể đực và cái của một loài sinh sản hữu tính
Đáp án C
Liên quan đến cặp NST được hiển thị và DNA ti thể nói trên, tính chất di truyền của con nhận được từ cặp NST của bố mẹ là
- DNA ti thể phải là của mẹ → Loại A,B
- NST trong nhân phải có 1 nửa của bố, 1 nửa của mẹ → Chọn C
Câu 12:
Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể ?
Đáp án D
Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể là các nhân tố sinh thái vô sinh
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen ?
Đáp án B
Phát biểu sai là B.
Liên kết gen( liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?
Đáp án A
Ngược lại với cây ưa sáng, cây ưa bóng có lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
Câu 15:
Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì.
Đáp án B
Ở ngỗng và vịt có tỷ lệ giới tính 2/3 do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều.
SGK Sinh 12 trang 161
Câu 16:
Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Nước là môi trường gì?
Đáp án C
Dung dịch nươc có nồng độ chất tan thấp hơn dịch bào, đây là môi trường nhược trương
Câu 17:
Một gen của sinh vật nhân sơ chỉ huy tổng hợp 3 polipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 597 axit amin các loại. Phân tử mAKN được tổng hợp từ gen trên có 100A ; 125U . Gen đã bị đột biến dẫn đến hậu quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi nhưng tỷ lệ A/G bị thay đổi và bằng 59,57%. Độtbiến trên thuộc dạng nào sau đây?
Đáp án C
Mỗi chuỗi polipeptit có 597÷3 =199aa → số bộ ba là 200 → N = 200×3×2 = 1200
Số nucleotit loại A = T = 100+125 = 225 → G=X=375 → A/G=0,6 mà gen sau đột biến có A/G nhỏ hơn → đột biến thay thế A –T bằng G – X, gọi x là số cặp A-T được thay thế bởi G - X
Câu 18:
Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
(2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường
(3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
(4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là: (1) (2) (3) (4)
Cả 4 phát biểu đều đúng
Câu 19:
Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền hiếm gặp do đột biến gen lặn ở ti thể. Phát biểu nào sau đây là chính xác về các con của người phụ nữ này?
Đáp án D
Bệnh này do gen nằm trong tế bào chất quy định, di truyền theo dòng mẹ, tất cả con sinh ra sẽ bị bệnh
Câu 20:
Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là
Đáp án B
Thứ tự đúng các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là: Miệng → thực quản→ diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn
Câu 21:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
Đáp án C
Giao phối ngẫu nhiên không được coi là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 22:
Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. Đáp án đúng là :
Đáp án B
Cách ly sau hợp tử: hợp tử được tạo thành nhưng bị chết ngay hoặc chết ở giai đoạn phôi, sau sinh hoặc phát triển thành cơ thể bất thụ
Vậy các ý nói về cách ly sau hợp tử là: 2,3,6
Ý 1,4,5 là cách ly trước hợp tử
Câu 23:
Đáp án B
Cách ly sau hợp tử: hợp tử được tạo thành nhưng bị chết ngay hoặc chết ở giai đoạn phôi, sau sinh hoặc phát triển thành cơ thể bất thụ
Vậy các ý nói về cách ly sau hợp tử là: 2,3,6
Ý 1,4,5 là cách ly trước hợp tử
Đáp án B
Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí, các ống khí dẫn khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào, hệ tuần hoàn không vận chuyển khí
Câu 25:
Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường và pôlipeptit đột biến:
Chuỗi pôlipeptit bình thường: Phe – ser – Lis – Leu – Ala – Val...
Chuỗi polipeptit đột biến: Phe – ser – Lis – Ile – Ala – Val...
Loại đột biến nào dưới đây có thế tạo nên chuỗi polipeptit đột biến trên?
Đáp án D
Chuỗi polipeptit đột biến có số axit amin bằng với chuỗi polipeptit bình thường, chỉ khác nhau ở 1 axit amin nên đây là đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
Câu 26:
Có mấy nội dung sau đây là đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
(1) Pha sáng là oxy hóa nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADHP, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
(2) Pha sáng là pha khử CO2 nhờ ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
(3) Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH, O2
(4) Pha sáng xảy ra cả ngày lẫn đêm
Đáp án D
Xét các phát biểu:
(1) Đúng
(2) Sai, pha sáng không có sự khử CO2
(3) Đúng
(4) Sai, pha sáng chỉ xảy ra khi có ánh sáng
Câu 27:
Có bao nhiêu nhận định sau là đúng khi nói về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?
(1) Những chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển.
(2) ARN có trước ADN.
(3) Tiến hóa tiền sinh học chỉ xảy ra khi có lớp màng kép.
(4) Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa của tế bào nguyên thủy đầu tiên.
Đáp án B
Phát biểu sai là (1), các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong nước
Câu 28:
Ở một loài sinh vật xét một locut gồm hai alen A và a , trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306 nm và có 2338 liên kết hidro , alen a là sản phẩm đột biến từ alen A . Một tế bào xô ma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061 A và 7532 G
Cho kết luận sau :
1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
2) Gen A có G = X = 538 ; A= T = 362
3) Gen a có A = T = 360 ; G= X = 540
4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G- X
Số kết luận đúng là :
biểu sai là (1), các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong nước
Câu 28: Đáp án B
Xét gen A có :
Tổng số nucleotit là : 3060 : 3,4 × 2 = 1800
Số nucleotit từng loại là :
→ (2) đúng
Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061 A và 7532 G
→Số nucleotit từng loại trong gen a là :
A = T = (5061 :( 23 -1)) – 362 = 361
G = X = (7532 :( 23 -1)) – 538 = 538
→(3) sai , Gen A bị đột biến mất 1 cặp A- T thành gen a → (4) sai, (1) đúng
Kết luận đúng là : 2
Câu 29:
Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
Đáp án C
Thể 1 có số lượng NST 2n – 1 =7
Câu 30:
Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh là ví dụ về quan hệ
Đáp án C
Cây tỏi vô tình làm ức chế hoạt động của VSV nên đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm
Câu 31:
Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có nhiễm sắc thể thứ 21 ngắn hơn nhiễm sắc thể 21 của người bình thường. Người đó có thể bị
Đáp án C
Đây là đột biến mất đoạn NST số 21 gây ra bệnh ung thư máu ác tính
Câu 32:
Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ.
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 8 quần thể động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.
Đáp án C
Xét các kết luận:
I sai có 4 động vật ăn thịt là: ếch; rắn, cú mèo, chim ưng
II sai, động vật ăn thịt đầu bảng là động vật đứng ở đầu chuỗi thức ăn không bị loài nào khác săn bắt, trong lưới thưc ăn này có chim ưng, cú mèo
III sai, chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
IV đúng, các chuỗi thức ăn có 4 mắt xích là
(1) → chuột → rắn → cú mèo
(1) → chuột → rắn → chim ưng
(2) → chuột → rắn → cú mèo
(2) → chuột → rắn→ chim ưng
Câu 33:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gen qui định, trong đó alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả dài. Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen năm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau qui định, trong đó alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa vàng; màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi kiểu gen không có D thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho câỵ có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ 6 cây quả tròn, hoa đỏ: 4 cây quả tròn, hoa trắng: 3 cây quả dài, hoa đỏ: 2 cây quả tròn, hoa vàng: 1 cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc nhiễm sắc thể ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 6 loại kiểu gen khác nhau.
II. Trong số cây quả tròn, hoa đỏ F1, tỉ lệ cây thuần chủng chiếm 1/3.
III. Trong số cây quả tròn, hoa trắng F1, tỉ lệ cây dị hợp chiếm 3/4.
IV. Đem cây P lai phân tích, thu được tỉ lệ cây quả tròn, trắng là 1/2.
Đáp án A
Ta thấy F1 có xuất hiện kiểu hình quả tròn: quả dài = 3:1 → kiểu gen của P: Aa
Xuất hiện kiểu hình: hoa đỏ:hoa vàng: hoa trắng = 12:3:1 → kiểu gen của P: BbDd
Nếu các gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con là (3:1)(12:3:1) ≠ đề bài → 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
Ở F1 không thấy xuất hiện kiểu hình dài, trắng (aabbdd) →không có HVG và tỷ lệ cây quả tròn hoa đỏ = 3 quả tròn hoa vàng →cặp gen D,d và cặp gen A,a cùng nằm trên 1 cặp NST
Vì không có kiểu hình dài trắng nên P không có HVG và có kiểu gen
Xét các phát biểu:
I sai, có 3×3= 9 loại kiểu gen
II, sai không có cây hoa đỏ quả tròn mang kiểu gen thuần chủng
III sai, Trong số cây quả tròn, hoa trắng F1, tỉ lệ cây dị hợp chiếm 2/3
IV đem cây P lai phân tích:
→ tỷ lệ quả tròn hoa trắng là 1/2
Câu 34:
Ở người, gen a gây bệnh mù màu, gen b gây bệnh máu khó đông đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, các gen trội tương ứng quy định các tính trạng bình thường. Nghiên cứu sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình thu được kết quả như sau:
Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nếu xảy ra hoán vị gen với tần số bằng 10% thỉ xác suất để cặp vợ chồng III1 × III2 sinh được con gái có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen là 2,5%.
(2) Biết được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
(3) Người số II2 và IV2 có kiểu gen giống nhau. ,
(4) Cặp vợ chồng III1 × III2 sinh được một người con gái bình thường về hai tính trạng với tỉ lệ 50%.
Đáp án D
Kiểu gen của các cá thể trong phả hệ là:
Vì người III.2 sinh được 2 người con IV.2; IV. 3 và có bố (II.2) nên III.2 có kiểu gen
Người II. 1 nhận của bố mà lại sinh con gái (III.2) nên người II.1 có kiểu gen
vậy ta biết được kiểu gen của 9 người.
Xét các phát biểu:
(1) cặp vợ chồng III. 1 × III2 : nếu tần số hoán vị gen là 10%, xác suất họ sinh được con gái dị hợp tử 2 cặp gen là:
→ (1) đúng
(2) đúng,
(3) đúng
(4) cặp vợ chồng III. 1 × III2 : sinh con gái bình thường về 2 tính trạng với tỷ lệ 50% (luôn sinh con gái bình thường về 2 tính trạng) → (4) đúng
Câu 35:
Ở người, gen a gây bệnh mù màu, gen b gây bệnh máu khó đông đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, các gen trội tương ứng quy định các tính trạng bình thường. Nghiên cứu sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình thu được kết quả như sau:
Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nếu xảy ra hoán vị gen với tần số bằng 10% thỉ xác suất để cặp vợ chồng III1 × III2 sinh được con gái có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen là 2,5%.
(2) Biết được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
(3) Người số II2 và IV2 có kiểu gen giống nhau. ,
(4) Cặp vợ chồng III1 × III2 sinh được một người con gái bình thường về hai tính trạng với tỉ lệ 50%.
Đáp án B
- Áp dụng công thức A-B- = aabb + 0,5 ; A-bb=aaB- = 0,25 – aabb ( phép lai 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen)
Cách giải:
Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn
mà ruồi giấm đực không có hoán vị gen nên cho giao tử ab = 0,5 → giao tử cái ab = 0,1 → f= 0,2
aabb = 0,05 → A-B- = aabb + 0,5 = 0,55 ; A-bb=aaB- = 0,25 – aabb=0,2
Xét các phương án
A. Số cá thể đực mang 1 trong 3 tính trạng trội ở F1: 2×0,2×0,25XmY + 0,05×0,25XMY = 11,25% → A sai
B Số cá thể cái mang cả ba cặp gen dị hợp ở F1 : 2×0,5×0,1×0,25 =2,5% → B đúng
C số cá thể cái mang kiểu gen đồng hợp về 3 cặp gen:
: 2×0,5×0,1×0,25 =2,5% → C Sai
D sai, f= 20%
Câu 37:
Một loài có bộ nhiễm sẳc thể lưỡng bội 2n =14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở loài này có tối đa 8 loại đột biến thể ba.
(2) Một tế bào của đột biến thể ba tiến hành nguyên phân; ở kì sau có 30 nhiễm sắc thể đơn.
(3) Một thể đột biến của loài này bị mất 1 đoạn ở nhiễm sắc thể số 1, lặp một đoạn ở nhiễm sắc thể số 3, đảo một đoạn ở nhiễm sắc thể số 4, khi giảm phân bình thường sẽ có 1/8 giao tử không mang đột biến.
(4) Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8.
Đáp án D
2n = 14 →n=7
Xét các phát biểu:
(1) sai, chỉ có tối đa 7 loại đột biến thể ba
(2) đúng, thể ba có 2n+1=15 NST ở kỳ sau số NST đơn là 30
(3) đúng, mỗi cặp cho 1/2 số giao tử bình thường vậy tỷ lệ giao tử bình thường (không mang cả 3 đột biến) là (1/2)3=1/8
(4) sai, tỷ lệ giao tử n là 1/2
Câu 38:
Cho cây hoa đỏ lai phân tích đời con Fa thu được 1 đỏ : 3 trắng. Cho cây hoa vàng lai phân tích đời con Fa thu được 1 vàng : 3 trắng. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa vàng, đời con F1 thu được 100% cây hoa tím, cho F1 lai phân tích đời con Fa thu được 1 tím : 3 đỏ : 3 vàng : 9 trắng. Nếu cho F1 tự thụ phấn thu được F2, trong tổng số cây ở F2, tỷ lệ cây hoa tím và cây hoa trắng lần lượt chiếm tỷ lệ là:
Đáp án C
Ta thấy cho con F1 lai phân tích cho 16 tổ hợp → F1 dị hợp về 4 cặp gen,
Cây hoa đỏ và cây hoa vàng đem lai phân tích cho tỷ lệ 1 :3 (có 4 tổ hợp) → dị hợp tử về ít nhất 2 cặp gen
Quy ước gen :
A-B-(C-dd; ccD-;ccdd) : hoa đỏ
(A-bb; aaB-;aabb) C-D- : Hoa vàng
A-B-C-D- Hoa tím
Còn lại là hoa trắng
P: AABBccdd × aabbCCDD → F1 : AaBbCcDd
Cho F1 tự thụ phấn AaBbCcDd × AaBbCcDd
Tỷ lệ cây hoa tím là (3/4)4 = 81/256
Tỷ lệ cây hoa đỏ và vàng bằng nhau và bằng 7/16 × 9/16 = 63/256
Tỷ lệ cây hoa trắng = 1 – 81/256 - 2×(63/256) = 49/256
Câu 39:
ở một loài động vật, cho con đực (X) lần lượt lai với 3 con cái khác. Quan sát tính trạng màu lông, sau nhiều lứa đẻ, thu được số lượng cá thể tương ứng với các phép lai như sau:
Phép lai |
Lông xám |
Lông nâu |
Lông trắng |
1 |
44 |
61 |
15 |
2 |
100 |
68 |
11 |
3 |
18 |
40 |
19 |
Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Con đực X có kiểu hình lông trắng.
II. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế.
III. Kiểu hình lông nâu được tạo ra từ phép lai 1 có thể do 3 loại kiểu gen quy định.
IV. Cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông nâu ở phép là 3, thu được đời con có 100% kiểu hình lông nâu có xác suất là 50%.
Đáp án C
Tỷ lệ kiểu hình ở các phép lai là
PL1: 3:4:1
PL2: 9:6:1
PL3: 1:2:1
Từ phép lai 2 ta suy ra quy luật di truyền là tương tác bổ sung, con X có kiểu hình lông xám → I, II sai, con X dị hợp 2 cặp gen
Quy ước gen: A-B- : Xám; aaB-/A-bb : lông nâu; aabb: trắng
PL1: Có 8 tổ hợp → con X cho 4 loại giao tử; con còn lại cho 2 loại giao tử (aaBb/ Aabb)
PL1: AaBb (X) × aaBb → (1Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) → kiểu hình lông nâu: Aabb; aaBB; aaBb → III đúng
PL2: AaBb × AaBb (X) → lông nâu: 1/6 AAbb:2/6Aabb:1/6aaBB:2/6aaBb
PL3: Có 4 tổ hợp → đây là phép lai phân tích do con X đã tạo ra 4 loại giao tử → con còn lại chỉ tạo 1 loại giao tử
AaBb (X) × aabb → lông nâu: 1/2 aaBb:1/2Aabb
Xác suất khi cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông nâu ở phép là 3, thu được đời con có 100% kiểu hình lông nâu là: 2×1/2×1/6 = 1/6 →IV sai
Câu 40:
Cho biết mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen a quy djnh hoa đơn; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quà chua. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F1 gồm 63% cây hoa kép quả ngọt; 12% cây hoa kép, quả chua; 21% cây hoa đơn, quả ngọt; 4% cây hoa đơn, quả chua.
Cho các phát biểu sau:
(1) Tần so alen A bằng tần số alen a
(2) Tần số alen B = 0,4.
(3) Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
(4) Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuât hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả chua chiếm tỉ lệ 4/49;
Có bao nhiêu phát biểu không đúng ?
Đáp án A
63% cây hoa kép quả ngọt;
12% cây hoa kép, quả chua;
21% cây hoa đơn, quả ngọt;
4% cây hoa đơn, quà chua
Tỷ lệ kép/ đơn = 3:1 → đơn (aa) = 0,25 → a = 0,5 = A
Tỷ lệ quả ngọt/ chua = 0,84/0,16 → bb = 0,16 → b = 0,4; B= 0,6
Xét các phát biểu:
(1) đúng
(2) sai
(3) trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm → (3) sai
(4) hoa đơn quả ngọt ở F1: 4 aaBb:3 aaBB , tỷ lệ hoa đơn quả chua là → (4) đúng
Câu 41:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữa có kiểu gen XD XD, 355 phụ nữ có kiểu gen XD Xd, 1 phụ nữ có kiểu gen Xd Xd, 908 nam giới có kiểu gen XD Y, 3 nam giới có kiểu gen Xd Y. Tần số alen gây bệnh (Xd) trong quần thể trên là bao nhiêu?
Đáp án B
Bên nam: tần số alen bang luôn tần số kgen nên XD=908/(908+3) =0.9967
Bên nữ: tần số alen tính như trên NST thường:
XD =(952+355/2)/(952+355+1) =0.864
tỷ lệ nam, nữ khác 1:1 mà là 1308 nữ: 911 nam, ở giới nữ có 2 NST X; giới đực có 1 NST X => 2616 ở giới nữ : 911 ở giới nam
Tần số alen XD ở 2 giới là:
Tần số alen Xd trong quần thể là