Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề Số 11)

  • 5107 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'.


Câu 4:

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện:

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện: Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN.


Câu 5:

Cho 60 hạt đậu xanh vào một bình thủy tinh, đổ nước ngập hạt. Sau đó ngâm hạt trong nước khoảng 2 – 3 giờ, gạn hết nước ra khỏi bình. Cắm một nhiệt kế vào khối hạt sau đó nút kín bình và đặt bình vào một hộp xốp. Nhiệt độ trong bình thay đổi như thế nào trong 24 giờ?

Xem đáp án

Đáp án A

Hạt sẽ nảy mầm làm nhiệt độ trong bình tăng dần lên


Câu 8:

Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là B, cả ba nhóm thực vật đều có quá trình quang phân ly nước trong pha sáng của quang hợp


Câu 12:

Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

Xem đáp án

Đáp án A

Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật phát triển tốt nhất. 


Câu 13:

Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết gen là

Xem đáp án

Đáp án C

Di truyền lien kết gen có ý nghĩa hạn chế xuất hiện tượng biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý.


Câu 14:

Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?

Xem đáp án

Đáp án A

Dạng biến động số lượng cá thể thuộc dạng không theo chu kỳ là:

A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.

Đáp án A.

B là biến động theo chu kỳ nhiều năm (7 năm), C là biến động theo chu kỳ ngày đêm, D là biến động theo chu kỳ mùa.


Câu 15:

Cho các tập hợp cá thể sau:

I. Một đàn sói sống trong rừng.                    II. Một lồng gà bán ngoài chợ.

III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao.         IV. Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa.

V. Một rừng cây.

Có bao nhiêu tập hợp cá thể sinh vật không phải là quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể sinh vật

- Là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

I là quần thể sinh vật,


Câu 16:

Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là :

Xem đáp án

Đáp án B

Lục lạp và bào quan thực hiện chức năng quang hợp

Ti thể là bào quan thực hiện chức năng hô hấp.

Hai bào quan này đều được bao bọc bởi lớp màng kép


Câu 17:

Một gen có chiều dài 0,408 micrômet, gen đột biến biến tạo thành alen mới có khối lượng phân tử là 72.104 đvC và giảm 1 liên kết hydro. Dạng đột biến gen nào đã xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét gen bình thường:

L = 0,408 µm = 4080 Å →

 

Xét gen sau đột biến:

M = 72.104đvC

Mà gen sau đột biến có số lượng liêt kết hidro giảm 1 → đột biến thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A – T


Câu 18:

Điều nào không đúng đối với diễn thế thứ sinh?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai là C.Vì :

Trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định


Câu 20:

Ý kiến nào sau đây là sai về hướng tiến hóa của tiêu hóa

Xem đáp án

Đáp án B

Ý kiến sai là B. chiều hướng tiến hóa là tiêu hóa bằng túi → tiêu hóa bằng ống


Câu 21:

Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Bằng chứng sinh học phân tử: Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.


Câu 22:

Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất


Câu 23:

Phát triển nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì manh tràng ở thú ăn thực vật phát triển vì có tác dụng tiêu hóa xenlulozo

B sai, ruột non dài để hấp thụ các chất tốt nhất

C sai, răng nanh không phát triển


Câu 24:

Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở

 

Xem đáp án

Đáp án B

Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở kỉ Phấn trắng.


Câu 25:

Hãy chọn tổ hợp các con số dưới đây để biểu thị các đặc điểm của mã di truyền

I. Mã bộ ba.                

II. Mã có tính thoái hóa.

III. Mã di truyền đặc thù cho từng loài.

IV. Mã được đọc từ 1 điểm bất kì theo từng bộ ba mới.

V. Mã có tính phổ biến.

VI. Mã có tính đặc hiệu.

Câu trả lời đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Mã di truyền có các đặc điểm

- Là mã bộ ba (I)

- Không đọc gối lên nhau

- Có tính phổ biến (tất cả các loài có chung bộ mã di truyền, có 1 số ngoại lệ) (V)

- Có tính thoái hóa: nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin (II)

- Có tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin (VI)


Câu 26:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án A

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điểu chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.


Câu 27:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại?

(1) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sống do đó làm phong phú vốn gen quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi do đó trong môi trường ổn định vốn gen của quần thể không biến đổi.

(3) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó sẽ làm biến đổi tần số các cá thể có kiểu hình khác nhau trong quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu trên đều sai

(1) sai vì CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi mà  chỉ có tác dụng đào thải các cá thể có kiểu hình kém thích nghi, giữ lại cá thể thích nghi

(2) sai vì CLTN tác động liên tục, kể cả khi môi trường sống không thay đổi

(3) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen

(4) sai vì Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.


Câu 31:

Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây chỉ một bên có lợi?

Xem đáp án

Đáp án C

A ( - -); B (+ +); C(+ 0) ;D (+ +)


Câu 32:

Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hây xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.

Xem đáp án

Đáp án B

Người phụ nữ (1), (4) sinh con trai bị máu khó đông có kiểu gen XAXa

Người (2),(3),(5) bị máu khó đông có kiểu gen XaY


Câu 34:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng, alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy dinh quả dài. Cho phép lai . Biết giảm phân diễn ra bình thường, tần số hoán vị gen giữa B và b là 20%, D và d là 40%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng với kết quả ở F1?

(1) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ chiếm tỉ lệ 1,44%.

(2) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 38,91%.

(3) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ bằng tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa tím, quả tròn, màu vàng.

(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1.44%.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

-          Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

-          Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen

-          Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Cách giải:

Tỷ lệ giao tử ab = 0,4 → ab/ab = 0,16 → A-B- =0,66; A-bb=aaB- =0,09

Tỷ lệ giao tử de = 0,3 → de/de =0,09 → D-E- =0,59 ;D-ee=ddE- =0,16

Xét các phát biểu :

(1) tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ (A-bbD-ee) = 0,09×0,16 =1,44%→ (1) đúng

(2) Tỷ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội là A-B-C-D- =0,59×0,66=38,94% → (2) sai

(3) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ (A-bbD-ee) bằng tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa tím, quả tròn, màu vàng (aaB-D-ee) = 0,09×0,16 =1,44% → (3) đúng

(4) tỷ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng lặn là 0,09×0,16 =1,44%→ (4) đúng


Câu 35:

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được chi phối bởi 2 cặp alen phân li độc lập là A/a và B/b. Kiểu gen chứa cả alen A và B sẽ cho hoa màu đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Một locus thứ 3 nằm trên cặp NST khác có 2 alen trong đó D cho lá xanh và d cho lá đốm trắng. Tiến hành phép lai AaBbDd × aaBbDd được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết phát biểu nào dưới đây chính xác về F1?

Xem đáp án

Đáp án D

AaBbDd × aaBbDd → (Aa :aa)(1BB :2Bb :1bb)(1DD :2Dd:1dd)

A sai, có 2 kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng, lá đốm

B sai tỷ lệ cây hoa trắng, lá xanh là

C sai tỷ lệ kiểu hình là (3 đỏ :5 trắng)(3xanh : 1 đốm)

D đúng : AaBBdd ; AaBbdd


Câu 40:

Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thể hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Sau ba thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 36,25%. Theo lý thuyết cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ (P) là

Xem đáp án

Phương pháp:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa  sau  n thế hệ tự thụ phấn có  cấu trúc di truyền

Cách giải :

Sau 3 thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ hoa trắng chiếm

Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,3 AA + 0,6 Aa + 0,1 aa = 1

 


Bắt đầu thi ngay