20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết
20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề Số 5)
-
5116 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điều hòa hoạt động của gen chính là
Đáp án B
Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
SGK sinh 12 trang 15.
Câu 2:
Một tế bào có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại giao tử?
Đáp án D
1 tế bào giảm phân cho đúng 2 loại giao tử.
Câu 3:
Trong các phương pháp dưới đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng mang những đặc tính tốt so với giống cũ?
1.Phương pháp gây đột biến 2.Cấy truyền phôi
3.Công nghệ gen 4.Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân
5. lai tế bào sinh dưỡng 6. Nuôi cấy hạt phấn
7. nuôi cấy invitro tạo mô sẹo 8. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị
Đáp án B
Các phương pháp tạo ra giống vật nuôi, cây trồng tạo ra những đặc tính tốt so với giống cũ là: 1,3,8
Cấy truyền phôi, nhân bản vô tính, nuôi cấy mô không tạo ra các đặc tính mới.
Lai tế bào sinh dưỡng: cơ thể phát triển từ tế bào lai mang đặc điểm của cả 2 giống ban đầu, không tạo ra tính trạng mới.
Nuôi cấy hạt phấn tạo ra các dòng thuần về các tính trạng đó.
Câu 4:
Bộ ba nào sau đây cho tín hiệu kết thúc dịch mã?
Đáp án B
Các bộ ba mang tín hiệu kết thúc dịch mã là: 5’UAA3’ ; 5’UAG3’ ; 5’UGA3’
Câu 5:
Quá trình thoát hơi nước qua lá là
Đáp án A
Thoát hơi nước là động lực đầu tren của quá trình hút nước, nước được vận chuyển trong mạch gỗ
Câu 7:
Xét các đặc điểm sau:
1) Máu được tin bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể
2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô
3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trức tiếp với tế bào sau đó trở về tim
5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng đối với hệ tuần hoàn hở?
Đáp án B
Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở là:
- Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể (1)
- Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô (2)
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào sau đó trở về tim (4)
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm (5)
Sơ đồ hệ tuần hoàn hở
Số đáp án đúng là 4
Câu 8:
Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
Đáp án D
Cây C4 thích nghi với điều kiện cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp
Câu 9:
Trong các quần thể sau đây, quần thể nào có tần số alen a thấp nhất?
Đáp án C
Quần thể |
Tần số alen a |
A |
0,45 |
B |
0,4 |
C |
0,3 |
D |
0,45 |
Câu 10:
Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
Đáp án C
Trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1, tính trạng này được gọi là tính trạng trội.
Câu 11:
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai ♂ , loại kiểu hình A-B-D- có tỷ lệ 40,5%. Cho biết ở hai giới có hoán vị gen với tần số ngang nhau. Tần số hoán vị gen là:
Đáp án D
Phương pháp: áp dụng quy luật phân ly độc lập và công thức tính tần số hoán vị gen khi biết tỷ lệ của một kiểu gen.
Phép lai: , cho A-B-D = 40,5%
Ta có A-B- =
Câu 12:
Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.
(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(3) sai, mỗi cá thể có kiểu gen khác nhau nên giới hạn sinh thái khác nhau và giới hạn sinh thái còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và giai đoạn phát triển cá thể.
Câu 14:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh giành nguồn sống, cạnh tranh giữa các con đực giành con cái (hoặc ngược lại) là hình thức phổ biến.
II. Quan hệ cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
III. Cạnh tranh gay gắt làm quan hệ giữa các cá thể trở nên đối kháng là nguyên nhân chủ yếu gây diễn thế sinh thái.
IV. Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và di cư ở động vật làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là: I, II, IV
Ý III sai vì cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm các cá thể trong quần thể đối kháng nhau, làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
Câu 15:
Trong biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau bị chi phối bởi mật độ cá thể?
(1) Sức sinh sản (2) Khí hậu (3) Mức tử vong (4) Số lượng kẻ thù
(5) Nhiệt độ (6) Các chất độc (7) Sự phát tán của các cá thể
Đáp án D
Các nhân tố bị chi phối bởi mật độ cá thể là: (1),(3),(4),(7)
Câu 17:
Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
(1) Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’
(2) Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→ 3’
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tồng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’→ 5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’→ 3’ là không liên tục (gián đoạn).
(4) Trong quá trình dịch mã tổng họp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’→ 5’
Đáp án B
Xét các nhận xét:
(1) Đúng, mạch mã gốc được sử dụng làm khuôn có chiều 3’ – 5’
(2) Đúng, ARN polymerase trượt theo chiều 3’ – 5’ để tổng hợp mạch ARN có chiều 5’ -3’
(3) Đúng.
(4) Sai, Phân tử ARN được dịch mã theo chiều 5’ -3’.
Có 3 nhận xét đúng.
Câu 18:
Tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada biến động theo chu kỳ nhiều năm. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này?
(1) Kích thước quẩn thể thỏ bị số lượng mèo rừng khống chế và ngược lại.
(2) Mối quan hệ giữa mèo rừng và thỏ là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.
(3) Sự biến động số lượng thỏ và mèo rừng là do sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
(4) Thỏ là loài thiên địch của mèo rừng trong tự nhiên.
Đáp án C
Xét các phát biểu
(1) đúng, vì chúng có mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi
(2) đúng
(3) đúng, đây là sự thay đổi của nhân tố hữu sinh (số lượng con mồi, kẻ thù)
(4) sai, mèo rừng là loài thiên địch của thỏ.
Câu 19:
Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ
Đáp án D
Tế bào kháng thuốc được tách nhân rồi đưa nhân tế bào không kháng thuốc vào lại được tế bào kháng thuốc → gen kháng thuốc không nằm trong nhân mà nằm trong tế bào chất.
Câu 20:
Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
Đáp án C
Chiều hướng tiến hóa của các hình thức tiêu hóa là
Tiêu hóa nội bào (trùng roi, amip..) → tiêu hóa nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào (thủy tức…) → tiêu hóa ngoại bào (chim, thú….)
Câu 21:
Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
Đáp án A
Phương pháp: vận dụng kiến thức về các bằng chứng tiến hóa.
Tiến hóa đồng quy: các cơ quan đó có chức năng giống nhau.
Cánh chim và cánh dơi có cùng chức năng.
Ý B: đều là cơ quan tương đồng
Ý C: là cơ quan tương đồng nhưng chức năng khác nhau
Ý D: là cơ quan tương đồng nhưng chức năng khác nhau
Câu 22:
Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chi có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là.
Đáp án D
Các thông tin phù hợp để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là: (2),(3)
Câu 23:
Động vật nào sau đây có tim bốn ngăn và hệ tuần hoàn kép?
Đáp án D
Chim và thú, cá sấu có tim 4 ngăn, hệ tuần hoàn kép
Câu 24:
Xét các đặc điểm:
1. Xuất hiện ở từng cá thể riêng rẽ và có tần số thấp
2. Luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình
3. Luôn di truyền được cho thế hệ sau
4. Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
5. Có thể có lợi cho thể đột biến
6. Là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
7. Đột biến gen có các đặc điểm
Đáp án B
Đặc điểm của đột biến gen là: I,IV,V
Ý II sai vì đột biến gen lặn không thể biểu hiện ngay ra kiểu hình mà chỉ biểu khi ở trạng thái đồng hợp
Ý III sai vì đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng sẽ không di truyền cho thế hệ sau.
Ý VI sai vì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Câu 25:
Khi đưa 1 chủng E.coli đột biến vào môi trường nuôi cấy có lactozo, người ta nhận thấy chủng vi khuẩn đó không tạo ra enzym phân giải lactozo, trong những dạng đột biến sau, những đột biến nào có thể gây ra hiện tượng trên:
I – đột biến gen điều hòa.
II – đột biến promoter.
III – đột biến operator.
IV – đột biến vùng mã hóa của operon Lac.
Những đột biến nào xuất hiện có thể gây ra hiện tượng trên?
Đáp án B
Có lactose nhưng không tạo được enzyme phân giải có thể do
II – đột biến promoter.
IV – đột biến vùng mã hóa của operon Lac.
Câu 26:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
Đáp án D
Các giai đoạn trong quá trình hô hấp là: Đường phân → chu trình Crep → chuỗi chuyền electron hô hấp.
SGK Sinh học 11 – trang 52.
Câu 27:
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của “siêu vi khuẩn”. câu nào giải thích điều này nhất?
Đáp án A
Nếu ta sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, cùng liều lượng sẽ có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh do vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt bởi thuốc nữa. Trong điều kiện bình thường, ở quần thể vi khuẩn xuất hiện các đột biến kháng thuốc nhưng những thể đột biến này có sức sống kém hơn. Khi ta lạm dụng thuốc kháng sinh, các thể đột biến này có khả năng sinh sản tốt hơn,tốc độ sinh sản nhanh phát tán gen kháng thuốc trong quần thể làm cho đa số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc
Câu 28:
Cho biết bộ ba 5’GXU,3’ quy định tổng hợp axit amin Ala, bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa gen làm cho alen A trở thành alen a làm cho 1 axit amin Ala được thay thế bằng 1 axit amin Thr nhưng chuỗi pôlipeptit do hai alen A và a vẫn có chiều dài bằng nhau. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có số liên kết hiđrô lớn hơn alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu gen A phiên mã một lần thì cần môi trường cung cấp 200 nucleotit loại X thì alen a phiên mã cần cung cấp 400 nucleotit loại X
Đáp án D
Axit amin |
Bộ ba trên mARN |
Bộ ba trên AND |
Ala |
5’GXU3’ |
3’XGA5’ |
Thr |
5’AXU3’ |
3’TGA5’ |
Đột biến không làm thay đổi Ala thành Thr mà không làm thay đổi chiều dài gen là: thay thế cặp X - G bằng cặp T –A.
Xét các phát biểu
I sai, gen A có nhiều hơn gen a 1 cặp G-X nên gen A có số liên kết hidro lớn hơn
II sai,
III đúng
IV sai, nếu gen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 200X (có nghĩa là có 200G) thì gen a phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 199 ×2 = 398X (vì gen a có ít hơn gen A 1 cặp G-X)
Chọn D
Câu 30:
Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?
Đáp án D
Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
Câu 31:
Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, nhận thấy ở tất cả tế bào đều có sự xuất hiện của 94 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một số nhận xét được rút ra như sau:
1.Các tế bào đang ở kì sau của quá trình giảm phân I
2.Thai nhi mắc hội chứng đao hoặc hội chứng Claiphento
3.Thai nhi không thể mắc hội chứng Tocno
4.Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ
5. Có thể sử dụng liệu pháp gen để loại bỏ hết những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi
Số kết luận đúng
Đáp án D
Có 94 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào => có 47 NST kép, có 6NST có hình thái hoàn toàn giống nhau => thể ba của NST thường.Xét các nhận xét.
1. Sai, tế bào đang ở kỳ sau NP.
2. Sai, thai nhi mắc hội chứng Down, không thể là claifento vì không có đủ 6 NST giống nhau hoàn toàn về hình thái.
3. đúng.
4. đúng.
5. Sai. Vì đây là đột biến số lượng NST.
Số kết luận đúng là: 2
Câu 32:
Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuồng mặt nước đạt 3.106 Kcal/m2/ ngày. Tảo X chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác dược 40% năng lượng tích lũy trong tảo X còn cá ăn giáp xác khai thác được 0.15% năng lựợng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là:
Đáp án A
Bức xạ mặt trời |
3.106 Kcal |
Tảo X |
9.104 Kcal |
Giáp xác |
36000 Kcal |
Cá ăn giáp xác |
54 Kcal |
Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc cuối cùn so với tổng năng lượng ban đầu là
Câu 33:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Đáp án A
Pt/c: trắng x đỏ
F1: 100% đỏ
F1 tự thụ
F2: 9 đỏ: 6 vàng: 1 trắng
→ tính trạng do 2 gen không alen Aa, Bb tương tác bổ sung qui định
A-B- = đỏ A-bb = aaB- = vàng aabb = trắng
F2’ (trắng + vàng): 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
F2’ x F2’, giao tử: Ab = 2/7 ; aB = 2/7; ab = 3/7
F3: A-B- = 2/7 x 2/7 x 2 = 8/49
Câu 34:
Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu: A, B, AB, O và một loại bệnh ở người. Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA ; IB; IO trong đó alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do 1 trong 2 alen của một gen quy định trong đó có alen trội là trội hoàn toàn.
Giả sử các cặp gen quy định nhóm máu và các cặp gen quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luân không đúng?
1. Có 6 người trong phả hệ này xác định chính xác được kiểu gen
2. xác suất cặp cợ chồng 7, 8 sinh con gái đầu lòng không mang gen bệnh là 1/18
3. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen dị hợp tử.
4. Nếu người số 6 kết hôn với người số 9 thì có thể sinh ra người con mang nhóm máu AB
Đáp án B
Ta thấy cặp vợ chồng 1 – 2 bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh → alen gây bệnh là alen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước gen:
M – bình thường ; m – bị bệnh
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
MmIAIO |
MmIOIO |
mmIBIO |
MmIBIO |
M-IAIO |
mmIAIO |
M-IOIO |
MmIB‑ |
mmIOIO |
- Vì bố mẹ 1 – 2 sinh con gái 6 bị bệnh nên có kiểu gen Mm; họ sinh con trai có nhóm máu O nên người 1 dị hợp về kiểu gen nhóm máu → Xác định được kiểu gen của 2 người này
- Người 6 nhận IO từ mẹ và bị bệnh nên ta xác định được kiểu gen
- Cặp bố mẹ 3 – 4 sinh con bị bệnh, có con nhóm máu O nên dị hợp về kiểu gen nhóm máu.
Như vậy ta xác định được kiểu gen của 6 người → (1) đúng
2. người số 7 có bố mẹ dị hợp về gen gây bệnh nên có kiểu gen 1MM:2Mm ; người 8 có kiểu gen Mm
Xác suất họ sinh con không mang alen gây bệnh là: (1MM:2Mm) × Mm ↔ (2M:1m) × (1M:1m) → MM: 2/6, xác suất sinh con gái là 1/2 → xs cần tính là 1/6→ (2) sai
3. sai, người số 9 bị bệnh nhưng là đồng hợp tử (nhóm máu O)
4. sai, nếu người số 6 và người số 9 kết hôn với nhau chỉ ra con có nhóm máu A hoặc O
Câu 36:
Ở một loài sinh vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có cấu trúc khác nhau. Trong quá trình giảm phân, ở giới cái không xảy ra đột biến mà có 1 cặp xảy ra trao đổi chéo tại một điểm nhất định, 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời; còn giới đực không xảy ra trao đổi chéo. Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 221 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
Đáp án C
Phương pháp:
Các NST trong cặp tương đồng có cấu trúc khác nhau tạo ra 2n loại giao tử.
TĐC ở 1 điểm tạo ra 4 loại giao tử
TĐC ở 2 điểm đồng thời tạo ra 8 loại giao tử
Cách giải:
- Giới đực tạo ra 2n giao tử
- Giới cái:
+ 1 cặp NST TĐC ở 1 điểm tạo ra 4 loại giao tử
+1 cặp NST TĐC ở 2 điểm tạo đồng thời ra 8 loại giao tử
Số loại giao tử ở giới cái là 2n – 2 ×4×8 = 2n+3
Số kiểu tổ hợp giao tử là: 2n+3×2n = 221 → n=9
Câu 37:
Ở người, alen A nằm trên NST quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bị bạch tạng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người mang gen quy định da bạch tạng chiếm 84%. Xác xuất để 1 cặp vợ chồng bình thường kết hôn và sinh ra một người con mang gen quy định bệnh bạch tạng là:
Đáp án B
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể người:
Tỉ lệ người mang gen bệnh (Aa: aa) chiếm 84% → Tỉ lệ người không mang gen bệnh (AA) chiếm 16%.
→ p(A) = 0,4 → p(a) = 0,6 → Cấu trúc quần thể: 0,16AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1.
Vì người vợ và người chồng đều bình thường nên có kiểu gen (0,16AA: 0,48Aa) → 1AA:3Aa
→ Khi giảm phân tạo giao tử sẽ cho tỉ lệ giao tử: (5/8A: 3/8a)
Ở đời con, tỉ lệ sinh ra người con mang gen quy định bệnh (Aa; aa) = 1 – (5/8)2 (AA) = 39/64.
Câu 40:
Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 9/16. Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là
Đáp án A
Qui định gen: Con cái: AA: có sừng, Aa và aa: không sừng.
Con đực: AA và Aa: có sừng, aa: không sừng.
Gọi y là tỉ lệ cừu đực ở F1.
P: ♀ Aa × ♂ Aa