IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Sinh học có lời giải năm 2022 (Đề 20)

  • 2804 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khẳng định nào dưới đây về phân tử ADN là chính xác?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

A sai vì A và G là base có kích thước lớn.

B sai vì các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodieste.

C sai vi ở virus 1 mạch đơn cũng có tỉ lệ (A + T)/ (G +X) là hằng số đặc trưng.

D đúng vì ở sinh vật nhân thực thường có ADN mạch thẳng ở trong nhân, còn vi khuẩn thì có ADN mạch vòng.


Câu 2:

Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

B sai vì phân tử mARN trưởng thành ở sinh vật nhân chuẩn được gắn mũ, thêm đuôi poly A và sau đó được dịch mã thì sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung; và sự kết cặp này chỉ ở vùng mã hóa: nghĩa là từ bộ ba mở đầu đến bộ ba trước bộ ba kết thúc (bộ ba kết thúc không có anticodon tương ứng).


Câu 3:

Đặc điểm nào dưới đây về thường biến là KHÔNG đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ý D sai vì thường biến luôn có lợi cho sinh vật đó.


Câu 4:

Cho lai phân tích cá thể cái dị hợp 4 cặp gen nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thường thể khác nhau, tỉ lệ kiểu hình đời F1 là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Mỗi cặp gen dị hợp trên 1 NST thường lai phân tích sẽ được tỉ lệ đời con là 1 : 1

4 cặp gen dị hợp trên 4 cặp NST thường khác nhau lai phân tích sẽ được đời con (1 : 1)4

16 số 1.


Câu 5:

Phép lai Ab//ab ab//ab sẽ cho đời con có kiểu hình lặn cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

P: Ab//ab  ab//ab

F1: 1/2 Ab//ab:1/2 ab//ab

Đời con có kiểu hình lặn cả 2 tính trạng ab//ab = 50%.


Câu 6:

Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đáp án B vì vật chủ thường có số lượng ít hơn vật kí sinh.

Các mối quan hệ còn lại thì tháp số lượng dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.


Câu 7:

Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
Xem đáp án

Chọn đáp án B

75% các loài thực vật có hoa và 90% các loài dương xỉ hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa.


Câu 8:

Vốn gen của quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ý A, C, D làm nghèo vốn gen của quần thể

Ý B đúng, nhập cư mang alen mới sẽ làm cho vốn gen quần thể phong phú hơn.


Câu 9:

Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Thế nước của các lông hút luôn thấp do dịch tế bào lông hút luôn ưu trương để nước có thể thẩm thấu từ đất vào lòng hút, giải thích cho sự luôn ưu trương của tế bào lông hút ở trang 7 SGK 11 cơ bản.


Câu 10:

Các tilacoit không chứa:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Lục lạp có chất nền và các hạt tilacoit xếp chồng lên nhau. Trong chất nền có enzyme cacboxi hóa, trên màng tilacoit có hệ sắc tố, các trung tâm phản ứng và các chất chuyển điện tử (SGK 11 nâng cao trang 32).


Câu 11:

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất bài tiết, còn O2 và CO2 được vận chuyển bằng hệ thống ống khí.


Câu 12:

Nguyên nhân của hiện tượng béo phì là:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ngọt, mỡ và nước soda, kết hợp với thói lười vận động là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, các đơn phân thức ăn được hấp thụ được sử dụng để xây dựng nên tế bào cơ thể và năng lượng cho các hoạt động sống, khi ăn quá nhiều, năng lượng dư thừa sẽ chuyển toàn bộ thành mỡ gây tích mỡ và qua thời gian dài sẽ gây béo phì.


Câu 15:

Khi xảy ra dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotide trong gen. Có bao nhiêu hậu quả sau đây có thể xuất hiện?

(1). Làm tăng 1 liên kết Hidro.           (2). Số liên kết Hidro không đổi.

(3). Làm tăng 2 liên kết Hidro.           (4). Làm giảm 1 liên kết Hidro.

(5). Xuất hiện đột biến dịch khung.    (6). Làm giảm 2 liên kết hidro.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ý 1 đúng khi thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X hoặc X-G.

Ý 2 đúng khi thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A, hoặc 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G.

Ý 3 sai vì đột biến thay thế 1 cặp nucleotide không làm tăng 2 liên kết hidro.

Ý 4 đúng khi thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T hoặc T-A

Ý 5 sai vì đột biến thay thế nên không gây dịch khung.

Ý 6 sai vì đột biến thay thế 1 cặp nucleotide không làm giảm 2 liên kết hidro.


Câu 18:

Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de Gh/gH. Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

P: AB//ab ×  AB//ab  F1 có tối đa 10 kiểu gen nếu P có hoán vị gen.

P: DE//de ×  DE//de  F1 có tối đa 10 kiểu gen nếu P có hoán vị gen.

P: Gh//gH ×Gh//gH  F1 có tối đa 10 kiểu gen nếu P có hoán vị gen.

Vậy có tối đa 10.10.10 = 1000 kiểu gen ở F1.


Câu 19:

Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh nhất đối với những loài có hệ gen nào dưới đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hệ gen đơn bội thì kiểu gen chỉ có 1 alen của gen nên biểu hiện ra thành kiểu hình ngay, mà đột biến tác động trực tiếp lên kiểu hình nên loại bỏ nhanh chóng những alen không thích nghi  Hình thành quần thể thích nghi nhanh nhất


Câu 20:

Có 5 loài thuỷ sinh vật, sống ở năm địa điểm khác nhau:

Loài A sống trong nước ngọt;

Loài B ở cửa sông;

Loài C ở biển gần bờ;

Loài D sống ở xa bờ trên lớp nước mặt;

Loài E sống ở biển sâu 4000 m.

Loài rộng muối nhất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Loài rộng muối nhất sống ở nước lợ do ở đó nồng độ muối ở môi trường thay đổi nhiều nhất  Loài B sống ở cửa sông là rộng muối nhất.

Những loài sống ở nước ngọt và nước mặn đều là những loài hẹp muối so với sinh vật ở nước lợ, rộng muối.


Câu 21:

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các loài chim sẽ tồn tại cùng nhau nếu chúng khác ổ sinh thái về thức ăn/nơi ở/thời gian kiếm ăn.

Nếu các loài chim này trùng ổ sinh thái thì chúng không thể cùng tồn tại  Ý D thể hiện điều này.


Câu 22:

Cho các phát biểu sau:

(1) Trứng Vích được ấp ở nhiệt độ cao hơn 15°C thì con đực nở ra nhiều hơn con cái.

(2) Trong thiên nhiên, tỉ lệ đực/cái của các loài thường là 1/1.

(3) Tỉ lệ giới tính của quần thể đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn sống của quần thể khi điều kiện môi trường thay đổi.

(4) Tùy điều kiện sống, thời gian và tùy loài mà tỉ lệ giới tính có thể thay đổi khác với 1/1.

Các phát biểu sai là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(1) sai vì trứng Vích được ấp ở nhiệt độ thấp hơn 150C thì con đực nở ra nhiều hơn con cái.

(3) sai vì tỉ lệ giới tính của quần thể đảm bảo cho hiệu quà sinh sản của quần thể khi điều kiện môi trường thay đổi.

(2) và (4) đúng.


Câu 23:

Nhận xét nào dưới đây sai?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ý A sai do Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗ tạp Địa Trung Hải có mùa sinh trưởng dài, lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm, các điều kiện môi trường biến động lớn theo mùa và vĩ độ.


Câu 25:

Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ý A: 0,36.0,16=0,4822=0,0576 quần thể cân bằng

Ý B: quần thể không cân bằng do 0,7.0,10,222

Ý C: quần thể không cân bằng do 0,1.0,30,622

Y D: quần thể không cân bằng do 0,25.0,50,5222


Câu 26:

Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở Fn:

Tỉ lệ thể đồng hợp là 0,95BB=bb=0,475

Bb=0,4.12n

BB=0,3+0,4.112n/2=0,475

1/2n=1/8n=3


Câu 28:

Một plasmid có 1250 cặp nucleotide tiến hành tự nhân đôi 4 lần, số liên kết hóa trị nối giữa các nucleotide được hình thành là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Plasmid là ADN kép dạng vòng, vì dạng vòng nên mỗi mạch có bao nhiêu nucleotide thì có bấy nhiêu liên kết hóa trị nối giữa các nucleotide.

Vậy plasmid ban đầu có 1250.2 liên kết hóa trị nối giữa các nucleotide  nhân đôi 4 lần thì có số liên kết hóa trị giữa các nucleotide được hình thành là: (24 – 1).2.1250 = 37500.


Câu 30:

Biết B: quy định quả đỏ; b: quy định quả xanh. Xét 4 quần thể giao phối của loài, ở trạng thái cân bằng quần thể 1 có tần số alen B = 0,2 và bằng 50% tần số alen này so với quần thể 3; quần thể 2 có tỉ lệ giao tử mang alen b chiếm 70%, quần thể 4 có tần số loại alen này bằng 5/7 so với quần thể 2. So sánh tỉ lệ loại kiểu gen đồng hợp ở trạng thái cân bằng của các quần thể trên thì:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Gọi p(B): tần số tương đối của alen B, q(b): tần số tương đối của alen b

Xét quần thể 1:

Ta có: p(B) = 0,2  q(b) = 1 – 0,2 = 0,8

Cấu trúc di truyền quần thể 1 khi cân bằng: 0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb

Xét quần thể 2: q(b) = 70% = 0,7  p(B) = 1 – 0,7 = 0,3

Cấu trúc di truyền quần thể 2 khi cân bằng: 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb

Xét quần thể 3: p(B) = 2.0,2 = 0,4 q(b) = 1 – 0,4 = 0,6

Cấu trúc di truyền quần thể 3 khi cân bằng: 0,16 BB : 0,48 Bb : 0,36 bb

Xét quần thể 4: q(b) = 5/7. 0,7 = 0,5 p(B) = 1 – 0,5 = 0,5

Cấu trúc di truyền quần thể 4 khi cân bằng: 0,25 BB : 0,5 Bb : 0,25 bb

Vậy, tỉ lệ gen đồng hợp giữa các quần thể như sau:

Quần thể 1 > Quần thể 2 > Quần thể 3 > Quần thể 4

68%           >       58%      >     52%      >       50%


Câu 31:

Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng, gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Thực hiện phép lai P:AaBd//bD×AaBD//bd , F1 thu được 12% cây có kiểu hình thân cao, quả vàng, tròn. Biết rằng nếu có hoán vị thì tần số hoán vị của 2 bên cùng một giá trị. Không xét sự phát sinh đột biến, về lý thuyết thì kiểu gen Aa BD//bd thu được ở F1 chiếm tỉ lệ:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Aa Bd//bD ×  Aa BD/bd 12%A (bbD)

Ta có Aa×Aa3/4A;1/2Aa

F1 bbD– = 12%: 3/4 = 0,16  bd//bd = 0,25 – 0,16 = 0,09 Bd/bD chắc chắn có hoán vị gen mới tạo được giao từ bd = f/2

+ Xét BD/bd hoán vị cho bd = (1-f)/2. Ta có f/2.(1 – f)/2 = 0,09 vô nghiệm

+ Xét BD/bd không hoán vị cho bd = 1/2. Ta có f/2.1/2 = 0,09 f = 0,36

Bd/bD ×  BD/bd  (0,18 BD: 0,32 Bd: 0,32 bD: 0,18 bd).(1/2 BD: 1/2 bd)

F1 BD//bd = 0,18.1/2 + 0,18.1/2 = 0,18

Vậy Aa BD//bd = 1/2.0,18 = 0,09.


Câu 32:

Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang alen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 15%; trong số các giao tử cái thì giao tử trội chiếm tỉ lệ 90%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang alen đột biến có tỉ lệ
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quy ước: A: bình thường; a: đột biến

Kiểu hình bình thường có kiểu gen là AA, Aa trong đó Aa mang alen đột biến

Đực có tỉ lệ giao tử là 0,85A : 0,15a; cái có tỉ lệ giao tử là 0,9A : 0,1a

Kiểu hình bình thường chiếm tỉ lệ AA + Aa = 1 – aa = 1 – 0,15.0,1 = 0,985

Kiểu hình bình thường mang alen đột biến là Aa = 0,85.0,1 + 0,15.0,9 = 0,22

Trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang alen đột biến có tỉ lệ: 0,22/0,985 = 44/197.


Câu 33:

Ở ruồi giấm, tính trạng có râu và không râu do 1 gen có 2 alen quy định. Giao phối giữa 2 con ruồi thuần chủng F1 toàn ruồi có râu. F1 ×  F1 được F2: 62 ruồi không râu: 182 ruồi có râu, trong đó ruồi không râu toàn con cái. Cho toàn bộ ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ ruồi đực có râu so với ruồi không râu ở F3 gấp
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ tỉ lệ F­1, F2 ta thấy có râu là trội (A) so với không râu (a).

1 ×  F1  3 có râu: 1 không râu  F1 mỗi bên cho 2 loại giao tử; mà không râu chỉ có ở cái

Gen liên kết với X.

Kiểu gen của F­2 cái không râu là XaXa  Mỗi bên F1 đều cho Xa, mà F1 lại có kiểu hình A–

gen liên kết với X có alen tương ứng trên Y

F1: XAXa  XaYA  F2: 1/4 XAXa: 1/4 XaXa: 1/4 XAYA: 1/4 XaYA.

Ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau:

+ Đực: 1/2 XAYA: 1/2 XaYA  giao tử XA =1/4; Xa =1/4; YA = 2/4

+ Cái: XAXa  giao tử XA = 1/2; Xa = 1/2

F3: 1/8 XAXA: 2/8 XAXa: 1/8 XaXa: 2/8 XAYA: 2/8 XaYA

tỉ lệ ruồi đực có râu: ruồi không râu là 4/8 : 1/8 = 4.


Câu 34:

Ở một loài thực vật, khi thực hiện phép lai giữa hai cơ thể P: bố AaBbDdEe × mẹ AabbDDee, thu được 3000 cây F1. Biết rằng, các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng.

(1) Tỉ lệ con ở thế hệ F1 có kiểu hình giống bố là 3/16.

(2) Tỉ lệ con ở thế hệ F­1 có kiểu hình giống mẹ là 1/8.

(3) Theo lí thuyết, số lượng cá thể con ở thế hệ F1 trội tất cả tính trạng là 375.

 (4) Theo lý thuyết, trong số các cá thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp là 1875.

Số ý đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Aa ×  Aa  3/4 A– : 1/4 aa

Bb ×  bb  1/2 Bb : 1/2 bb

Dd ×  DD  100% D–

Ee ×  ee  1/2 Ee : 1/2 ee

Tỉ lệ con có kiểu hình giống bố là A-B-D-E- = 3/4.1/2.1.1/2= 3/16  Ý 1 đúng;

Số lượng F1 trội tất cả tính trạng là 3/16.3000 = 562  Ý 3 sai

Tỉ lệ con có kiểu hình giống mẹ là A-bbD-ee = 3/4.1/2.1.1/2= 3/16  Ý 2 sai

Cá thể mang biến dị tổ hợp là có kiểu hình khác bố mẹ.

Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là 1 – (3/16 + 3/16) = 5/8

Số lượng cá thể mang biến dị tổ hợp là 5/8.3000 = 1875 Ý 4 đúng


Câu 35:

Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao 220 cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf  ×AaBbddEeFf cho đời con. Cây có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

AaBBDdeeFf ×  AaBbddEeFf tạo ra số tổ hợp ở đời con là 4.2.2.2.4 = 128

Đời con có kiểu gen là (--B--d-e--): có 3 vị trí đã biết  còn 7 vị trí chưa biết

Cây cao nhất có 10 alen trội có chiều cao 220 cm

Cây có chiều cao 190 cm có số alen trội là 10 – (220 – 190)/5 = 4.

Mà kiểu gen của cây có chiều cao 190 cm đã biết chắc chắn có 1 alen trội là B

Ta cần chọn 3 alen trội trong 7 vị trí còn lại là

Xác suất cần tìm là C73 /128 = 35/128.


Câu 36:

Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai:

(1) AAAa ×  AAAa                                            (2) Aaaa ×  Aaaa

(3) AAaa ×  AAAa                                             (4) AAaa ×  Aaaa

Tính theo lí thuyết các phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(1) AAAa ×  AAAa  (1/2AA : 1/2Aa).(1/2AA : 1/2Aa) 1/4AAAA : 2/4AAAa : 1/4AAaa Đúng

(2) Aaaa ×  Aaaa  (1/2Aa : 1/2aa).(1/2Aa : 1/2aa)  1/4AAaa : 2/4Aaaa : 1/4aaaa  Đúng

(3) AAaa ×  AAAa  (1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa).(1/2AA: 1/2Aa)  con có 4 kiểu gen nên không thể có tỉ lệ 1 : 2 : 1 Sai

(4) AAaa ×  Aaaa  (1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa).(1/2Aa : 1/2aa)  con có 4 kiểu gen nên không thể có tỉ lệ 1 : 2 : 1 Sai


Câu 37:

Ở mèo gen quy định màu sắc lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X; DD quy định lông đen; Dd quy định lông tam thể; dd quy định lông hung. Kiểm tra một quần thể mèo đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 2114 con thấy tần số D = 89,3%, d = 10,7%. Số mèo tam thể đếm được là 162 con. Cho các nhận xét sau:

(1) Số mèo cái lông đen trong quần thể là 676.

(2) Số mèo cái lông tam thể trong quần thể là 140.

(3) Số mèo đực lông tam thể trong quần thể là 22.

(4) Số mèo cái lông hung trong quần thể là 10.

(5) Số mèo đực lông đen trong quần thể là 785.

(6) Số mèo đực lông hung trong quần thể là 135.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quần thể cân bằng  Cấu trúc DT của quần thể:

Giới cái: p2 XDXD : 2pqXDXd: q2 XdXd

Giới đực: p XDY : q XdY

Với p = 0,893; q = 0,107

Nhìn vào dữ liệu đề bài cho ta thấy là tỉ lệ giới tính không phải là 1 : 1 (vì nếu 1 : 1 thì mèo tam thể XDXd = pq. 2114 = 0,893.0,107.2114 = 202 con)

Gọi tỉ lệ cái là n, tỉ lệ đực là m với m + n = 1

Vậy số con tam thể XDXd = n.2pq.2114 = 162  n = 0,401; m = 0,599

Số mèo cái đen là n.p2.2114 = 0,401.0,8932.2114 = 676  ý 1 đúng

Số mèo cái lông hung trong quần thể là n.q2. 2114 = 0,401.0,1072.2114 = 10 con  ý 4 đúng

Số mèo đực lông đen trong quần thể là m.p.2114 = 0,599. 0,893.2114 =1131  ý 5 sai

Số mèo đực lông hung trong quần thể là m.q.2114 = 0,599.0,107.2114 =135  ý 6 đúng

(2), (3) sai vì mèo lông tam thể luôn là mèo cái và có 162 con.


Câu 38:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng consixin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây tứ bội thân thấp, hoa trắng. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Cho các nhận định sau:

(1) Theo lí thuyết, ở đời con loại kiểu gen AaaaBBbb có tỉ lệ 1/9.

(2) Ở đời con tỉ lệ kiểu gen AAAaBBbb chiếm tỉ lệ 1/36.

(3) Cây F1 đã tứ bội hóa cho giao tử AABb với tỉ lệ 1/9.

(4) Đời con không có cây thân thấp, hoa trắng.

Số nhận định không đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

P: AABB ×  aabb

1: 100% AaBb.

Sử dụng consixin tứ bội hóa F1 tạo cây tứ bội AAaaBBbb

AAaaBBbb ×  aaaabbbb

Ta có:

AAaa × aaaa = (1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa). 100% aa con Aaaa = 4/6

BBbb ×bbbb  (1/6 BB : 4/6 Bb : 1/6 bb).100% bb con BBbb = 1/6

Vậy ở đời con loại kiểu gen AaaaBBbb có tỉ lệ = 4/6.1/6 = 4/36 = 1/9 ý 1 đúng

Ý (2) sai vì đời con không có kiểu gen AAAa

Ý (3) đúng vì AAaaBBbb giao tử AABb = 1/6.4/6 = 1/9

Ý (4) sai vì đời con vẫn có cây aaaabbbb.


Câu 39:

Ở một loài thực vật, trong kiểu gen: có mặt hai alen trội (A, B) quy định kiểu hình hoa đỏ; chỉ có một alen trội A hoặc B quy định kiểu hình hoa hồng; không chứa alen trội nào quy định kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chua. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho F1 tự thụ phấn; F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 37,5% đỏ, ngọt: 31,25% hồng, ngọt: 18,75% đỏ, chua: 6,25% hồng, chua: 6,25% trắng, ngọt. Nhận định nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

A-B-: đỏ

A-bb, aaB-: hồng

aabb: trắng

màu hoa do tương tác bổ sung 9 : 6 : 1; vai trò của 2 gen A và B như nhau

F2 có: đỏ: hồng: trắng = 9 : 6 : 1  P: AaBb ×  AaBb; 2 gen này phân li độc lập

Ngọt: chua = 3 : 1  P: Dd ×  Dd

F1 dị hợp 3 cặp gen

Nếu 3 gen phân li độc lập thì F2 sẽ thu được tỉ lệ (9: 6: l)(3: 1) = 27: 18: 9: 6: 3 : l khác tỉ lệ đề bài  D liên kết với 1 trong 2 gen A hoặc B, vì vai trò của 2 gen như nhau nên D liên kết với gen nào thì cũng cho kết quả như nhau.  Ý A sai

Nếu có hoán vị gen thì F­2 sẽ thu được 3.2 = 6 kiểu hình; nhưng ở đây chỉ thu được 5 lớp kiểu hình  có sự liên kết hoàn toàn  Ý B, C sai.

Vì không có kiểu hình trắng chua (aabbdd)  1 không cho giao tử (abd)

F1 dị chéo: Aa Bd//bD Aa hoặc Ad//aD Bb  Ý D đúng.


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự (ảnh 1)

Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II-4 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,4. Có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Bệnh do alen lặn nằm trên NST thường quy định.

(2) Người con gái số 1-2 chắc chắn có kiểu gen đồng hợp.

(3) Có 5 người trong phả hệ trên có thể biết chính xác kiểu gen.

(4) Cặp vợ chồng III-7 và III-8 sinh người con số 10 không mang alen gây bệnh với tỉ lệ 47,2%.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

- Bố mẹ II-5, II-6 bình thường sinh con gái 9 bị bệnh bệnh do alen lặn nằm trên NST thường quy định  Ý 1 đúng.

- Người con gái I-2 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa Ý 2 sai.

- Số người biết được kiểu gen trong phả hệ là:

Kiểu gen aa: người I-1, III-9.

Kiểu gen Aa: người II-3; II-5; II-6.

Có 5 người biết chính xác kiểu gen Ý 3 đúng.

- Ý 4:

Quần thể của người II-4 đang ở trạng thái cân bằng di truyền: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa

Người II-4 không bệnh có kiểu gen: 3/7 AA: 4/7 Aa

Xét cặp vợ chồng II-3, II-4: Aa  (3/7 AA : 4/7 Aa) G (1/2 A : 1/2 a).( 5/7 A : 2/7 a) III-7 có kiểu gen: (5/12 AA : 7/12 Aa)

Người III-8 có kiểu gen: 1/3 AA: 2/3 Aa do bố mẹ là Aa  Aa.

Xét cặp vợ chồng III-7, III-8:

(5/12 AA : 7/12 Aa)  (1/3 AA : 2/3 Aa) G (17/24 A : 7/24 a).(2/3 A : 1/3 a)

Con IV-10 AA/A- = 17/24.2/3: (1 - 7/24.1/3) = 52,31% Ý 4 sai.


Bắt đầu thi ngay