Bộ đề thi thử môn Sinh Học cực hay có lời giải ( Đề số 3)
-
4561 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
Đáp án D
Các bộ ba kết thúc 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’
Câu 2:
Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là
Đáp án C
Phương pháp:
- Một tế bào nhân đôi n lần tạo 2n tế bào con
Cách giải:
Số NST trong tế bào bình thường là:624: 23 =78
Trong tế bào sinh dưỡng đang xét có 77 NST đây là tế bào thể một
Câu 3:
Trong cơ thể người, loại prôtêin nào dưới đây đóng vai trò bảo vệ?
Đáp án A
Intefêron là loại protein đóng vai trò bảo vệ
Câu 4:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân cho
Đáp án B
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
Câu 5:
Ở một loài thực vật, xét 3 gen quy định 3 tính trạng khác nhau, trong đó mỗi gen gồm 2 alen và các alen của một gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Cho một cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Tỷ lệ cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng trên (A-B-D-) ở đời con là bao nhiêu? Biết rằng trong quá trình giảm phân, trao đổi chéo chỉ xảy ra ở cây đực với tần số hoán vị gen là 20%.
Đáp án C
Câu 6:
Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B - lông xám, b - lông nâu; A; át chế B và b cho màu lông trắng, a: không át. Cho thỏ lông trắng có kiểu gen đồng hợp lai với thỏ lông nâu F1 toàn thỏ lông trắng. Cho thỏ F1 lai với nhau được đời con F2 chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết trong số thỏ lông trắng thu được ở F2 thì số thỏ lông trắng có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ
Đáp án D
A-B- = A-bb = trắng aaB- = xám aabb = nâu
P: trắng đồng hợp (AABB / AAbb) × nâu (aabb) →F1 100% trắng (A-)
TH1: AABB × aabb → F1: AaBb
F1 × F1 → F2: 12A-: 3aaB-: 1aabb ↔ 3 kiểu hình → không thỏa mãn đề bài
TH2: AAbb × aabb → F1: Aabb
F1 × F1 → F2: 3A-bb: 1aabb ↔ 2 kiểu hình → thỏa mãn
Trắng F2: A-bb = 3/4
Trắng đồng hợp F2: AAbb = 2/4
→ F2: AAbb/ A-bb = 1/3 = 33,33%
Câu 7:
Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi trong một tế bào của một loài thực vật:
I. ADN chỉ nhân đôi một lần tại pha S của chu kỳ tế bào.
II. ARN polimeraza có chức năng xúc tác hình thành mạch mới theo chiều 5’ – 3’
III. Xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
IV. Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Các phát biểu đúng là: I, III, IV
II sai vì ADN polimeraza mới có chức năng hình thành mạch mới
Câu 8:
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là:
Đáp án D
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng: 1,2,6: là các đột biến NST
Câu 9:
Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở là
Đáp án B
Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở là quần thể
Câu 10:
Tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục, một con cá sấu đực có 50 tế bào sinh dục sơ khai thực hiện nguyên phân 3 đợt liên tiếp tạo ra các tế bào sinh tinh, các tế bào này giảm phân tạo giao tử đực. Tính theo lý thuyết có bao nhiêu tinh trùng loại X tạo thành?
Đáp án B
50 tế bào nguyên phân liên tiếp tạo 50×23 = 400 tế bào sinh tinh
Số tinh trùng chứa X = 800
Câu 11:
Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật?
Đáp án D
Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học được áp dụng cho chọn giống VSV, vì chúng dễ phát sinh biến dị, sinh sản nhanh…
Câu 12:
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, alen trội tương ứng qui định người bình thường.Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng.Cặp vợ chồng này muốn sinh thêm 2 người con có cả trai và gái đều không bị bạch tạng.Về mặt lí thuyết thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn trên là
Đáp án B
A: Bình thường; a: bạch tạng
Con đầu của họ bị bạch tạng → họ có kiểu gen Aa × Aa
XS họ sinh 2 con bình thường là: (3/4)2 = 9/16
XS họ sinh 2 con khác giới tính là: 1 – (1/2)2 – (1/2)2 = 1/2
XS cần tính là 9/32
Câu 13:
Một tế bào sinh tinh có cặp NST giới tính là XY sinh ra tinh trùng có NST giới tính là XX, sự rối loạn phân li NST đã diễn ra trong
Đáp án D
Sinh ra tinh trùng XX là do rối loạn ở GP 2
Câu 14:
Cơ thể có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là
Đáp án A
Cặp Aa giảm phân không bình thường tạo giao tử Aa, O; nếu giảm phân bình thường tạo A,a
XBY giảm phân bình thường tạo XB; Y
Số loại giao tử tối đa là 4×2=8
Câu 15:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Đáp án C
Nhân tố tiến hóa vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể là di nhập gen
Câu 16:
Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?
Đáp án A
Nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể vì các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
Câu 17:
Phân tử ADN liên kết với protein mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
Đáp án B
Phân tử ADN liên kết với protein mà chủ yếu là histon tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, không có ở vi khuẩn
Câu 18:
Năng lượng chủ yếu tạo ra từ quá trình hô hấp là
Đáp án A
Năng lượng chủ yếu tạo ra từ quá trình hô hấp là ATP
Câu 19:
Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào
(1) loại tác nhân gây đột biến.
(2) đặc điểm cấu trúc của gen.
(3) cường độ, liều lượng của tác nhân.
(4) chức năng của gen.
(5) cơ quan phát sinh đột biến.
Số ý đúng là
Đáp án B
Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào 1,2,3,4
Câu 20:
Cho những kết luận sau:
(1) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp là những cơ quan tương đồng.
(3) Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
(4) Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
(5) Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Số kết luận có nội dung đúng là:
Đáp án B
Các nội dung đúng là: 1, 2,4,5
(3) sai, đây là cơ quan tương tự
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Phát biểu sai là D, auxin được sinh ra ở đỉnh thân, cành vận chuyển xuống rễ
Câu 22:
Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là
Đáp án B
Ab De = 0,25Ab × De → De = f/2=0,18
→f=36%
Câu 23:
Mạch 1 của gen có. A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có. G2 = 400; X2 = 500. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UGA, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là
Đáp án D
Phương pháp:
- Sử dụng nguyên tắc bổ sung A- T; G-X
Cách giải:
Theo nguyên tắc bổ sung: A1 = T2 và A2 = T1
→ Mạch khuôn (mạch 2) có: A2 = 200, T2 =100, G2 = 400, X2 = 500
Theo nguyên tắc bổ sung:
Nu trên mạch mã gốc bổ sung với nu trên mRNA
Nu trên mRNA bổ sung với nu trên anti-codon của tRNA
→ số nu trên các bộ ba đối mã tương tự như số nu trên mạch 2
Mã kết thúc là UGA (mRNA) – không được dịch mã. Trên các bộ ba đối giảm đi các nu: A, U, X
→ số nucleotid trên tRNA là:
A = A2 – 1 = 200 – 1 = 199
U = T2 – 1 = 100 – 1 = 99
G = G2 = 400
X = X2 – 1 = 500 – 1 = 499
số nucleotit trên tRNA là: A = 199; U = 99; G = 300; X = 399
Câu 24:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F2 là
Đáp án D
Câu 25:
Hình dưới đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
Đáp án C
Đây là dạng đột biến chuyển đoạn
Câu 26:
Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST của châu chấu thuộc giới tính nào?
Đáp án C
Ở châu chấu XX là con cái XO là con đực, tế bào có 23 NST thì đó là châu chấu đực
Câu 27:
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
Đáp án A
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử
Câu 28:
Trong số các phân tử hữu cơ cấu thành nên sự sống thì loại nào có chức năng đa dạng nhất?
Đáp án C
Protein là đa dạng nhất vì có nhiều loại đơn phân, nhiều bậc cấu trúc.
Câu 29:
Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:
(1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
(3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.
(4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
(5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?
Đáp án A
Các ví dụ về ứng động sinh trưởng là: 4,5
1,2: hướng động
3: ứng động không sinh trưởng
Câu 30:
Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế
Đáp án C
Trình tự gen không thay đổi, đây là kết quả của trao đổi chéo
Câu 31:
Nếu tách nguyên vẹn một gen của người rồi gắn vào plasmit của vi khuẩn E.coli sau đó đưa ADN tái tổ hợp này vào trong tế bào E.coli thì người ta sẽ nhận được kết quả nào dưới đây?
Đáp án A
Gen của người là gen phân mảnh, các đoạn Intron (không mã hóa) xen kẽ với Exon (mã hóa) còn của vi khuẩn là gen không phân mảnh, vùng mã hóa liên tục.
Phiên mã ở người có giai đoạn cắt bỏ các đoạn không mã hóa aa trong mARN sơ khai thành mARN trưởng thành → mARN tham gia phiên mã → protein thực hiện chức năng
Phiên mã ở sinh vật nhân sơ → mARN trưc tiếp tham gia dịch mã → protein thực hiện chức năng
Do đặc điểm hệ gen người và gen của vi khuẩn khác nhau nên → cơ chế di truyền của ở người khác nhau
Nếu đưa gen người vào vi khuẩn → mARN của gen mã hóa không được cắt bỏ các đoạn không mã hóa → protein được tạo ra có cấu trúc và chức năng khác thường
Câu 32:
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
Đáp án B
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu
Câu 33:
Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?
Đáp án D
Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến lặp đoạn NST X
Câu 34:
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hóa nhỏ là gì?
Đáp án D
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Câu 35:
Di truyền độc lập là sự di truyền
Đáp án B
Di truyền độc lập là sự di truyền của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Câu 36:
Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là
Đáp án D
Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là xung thần kinh
Câu 37:
Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tương hoán vị gen?
Đáp án B
Ý B không phải ý nghĩa của HVG, vì HVG không gây ra đột biến cấu trúc NST
Câu 38:
Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là
Đáp án A
Số nhóm gen liên kết bằng với số NST trong bộ đơn bội của loài.
n =4
Câu 39:
Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
Đáp án D
Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là đột biến điểm
Câu 40:
Cho 2 thứ cây lai thuận nghịch được kết quả sau:
Lai thuận: ♀ lá đốm × ♂ lá xanh →F 100% lá đốm.
Lai nghịch: ♀lá xanh × ♂lá đốm →F 100% lá xanh.
Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả kiểu hình ở F2 thu được sẽ thế nào?
Đáp án C
Đời con luôn có kiểu hình giốn mẹ nên đây là di truyền tế bào chất. Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả kiểu hình ở F2 thu được là 100% lá xanh