Bộ đề thi thử môn Sinh Học cực hay có lời giải ( Đề số 12)
-
4562 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Diều của các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
Đáp án B
Diều được hình thành từ Thực quản (Hình 15.5 – SGK Sinh học 11 - Trang 64)
Câu 2:
Sản phẩm của pha sáng gồm:
Đáp án C
Sản phẩm của pha sáng gồm có: ATP, NADPH, O2 (SGK Sinh học 11 - Trang 40)
Câu 3:
Loại ARN nào mang bộ ba đối mã
Đáp án C
ARN mang bộ ba đối mã là tARN. Bộ ba đối mã trên tARN sẽ khớp bổ sung với bộ ba mã hóa trên mARN (SGK Sinh học 12 – Trang 11)
Câu 4:
Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn:
Đáp án A
Điều hòa hoạt đọng của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã (SGK Sinh học 12 – Trang 15)
Câu 5:
Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở:
Đáp án B
Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn cảu các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân. (SGK Sinh học 12 – Trang 47)
Câu 6:
Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?
Đáp án D
Đặc điểm của di truyền ngoài nhiễm sắc thể (SGK Sinh học 12 – Trang 52,53):
- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái. (A đúng) → di truyền theo dòng mẹ (B đúng)
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân (C đúng)
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất. (D sai)
Câu 7:
Trong các mức xoắn của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 2 (sợi chất nhiễm sắc) có đường kính
Đáp án A
Trình tự cuộn xoắn của NST là:
Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Sợi siêu xoắn (300nm) → Cromatit (700nm) → NST(1400nm) (SGK Sinh học 12 – Trang 24)
Câu 8:
Vùng điều hòa của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen?
Đáp án D
Vùng điều hòa của gen cấu trúc nằm ở đầu 3’ mạch mã gốc (SGK Sinh học 12 – Trang 6)
Câu 9:
Thế nào là nhóm gen liên kết?
Đáp án C
Nhóm gen liên kết là: Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào (SGK Sinh học 12 – Trang 45)
Câu 10:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định một sản phẩm xác định được gọi là:
Đáp án C
Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin quy định một sản phẩm xác định (ARN, protein...) (SGK Sinh học 12 – Trang 6)
Câu 11:
Gen đa hiệu là:
Đáp án A
Gen đa hiệu là gen chi phối nhiều tính trạng khác nhau, do vậy sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng (SGK Sinh học 12 – Trang 44)
Câu 12:
Tần số đột biến trung tính của từng gen khoảng:
Đáp án A
Tần số đột biến trung tính của từng gen khoảng10-6 – 10-4 (SGK Sinh học 12 – Trang 19)
Câu 13:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X?
Đáp án C
Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X: (SGK Sinh học 12 – Trang 51)
+ Có hiện tượng di truyền chéo → (1) đúng
+ Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau → (2) đúng
+ Tính trạng có xu hướng dễ biểu thị ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY vì chỉ có một NST × nên kiểu hình được biểu hiện ngay, ở cơ thể mang cặp NST XX thì cần 2 alen lặn mới biểu hiện kiểu hình lặn → (3) Sai
+ Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện khác nhau ở 2 giới → (4) đúng
Câu 14:
Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng:
Đáp án B
Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng
Câu 15:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:
Đáp án A
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể (SGK Sinh học 12 – Trang 41)
Câu 16:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Hình túi, được tạo thành từ nhiều tế bào
(2) Trật tự chuyển thức ăn trong túi tiêu hóa: miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
(3) Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng, vừa làm chức năng hậu môn.
(4) Các tế bào tuyến chỉ tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein.
(5) Thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme vào lòng túi tiêu hóa.
Số đặc điểm của túi tiêu hóa là
Đáp án D
Đặc điểm của Túi tiêu hóa: (SGK Sinh học 11 – Trang 62,63)
+ Hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào, không phân hóa thành miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già → (1) đúng, (2) sai
+ Có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài, vừa làm chức năng của miệng, vừa làm chức năng của hậu môn → (3) đúng
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa → (4) sai, (5) đúng
Có 3 đáp án đúng
Câu 17:
Cho các đặc điểm sau: Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm là:
Đáp án D
Đặc điểm của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y:
+ Chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử XY. Một số loài XY là đực, 1 số loài khác XY lại là cái → A,B sai – D đúng
+ Di truyền thẳng → C sai
Câu 18:
Cho các thông tin sau đây:
1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
2. khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
3. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.
4. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron và nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã không có đồng thời với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
Đáp án C
1. và 4:
+ Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được dùng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein
+ Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được cắt bỏ Intron, nối Exon trở thành mARN trưởng thành rồi mới được dùng làm khuôn để tổng hợp protein →(1) và (4) không có đồng thời ở 2 loại tế bào.
2. khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất xảy ra ở cả 2 loại tế bào
3. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp xảy ra ở cả 2 loại tế bào
Câu 19:
Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
Đáp án C
Khi các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên một nhiễm sắc thể sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết (SGK Sinh học 12 – Trang 45)
Câu 20:
Operon Lac có thể hoạt động được hay không phụ thuộc vào gen điều hòa; gen điều hòa có vị trí và vai trò nào sau đây?
Đáp án A
Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac, mang thông tin quy định tổng hợp protein ức chế (SGK Sinh học 12 – Trang 15)
Câu 21:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Đặc điểm của Đột biến gen:
+ Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
+ Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN
+ Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa +Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit → A sai
Câu 22:
Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án đúng là:
Đáp án C
Vai trò của Thoát hơi nước qua lá: (SGK Sinh học 11 – Trang 15,16)
+ Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ lên mọi cơ quan của cây trên mặt đất → (1) đúng
+ Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp → (3) đúng
+ Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng → (2) đúng
+ Thoát hơi nước qua lá KHÔNG giải phóng O2 → (4) Sai
Câu 23:
Trong một gia đình, gen ti thể của người con trai có nguồn gốc từ
Đáp án D
Gen ti thể của con trai có nguồn gốc từ ti thể của mẹ do khi thụ tinh, gaio tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. (SGK Sinh học 12 – Trang 53)
Câu 24:
Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây?
Đáp án B
Hình vẽ mô tả sự chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST do đoạn NST AB ở NST 1 được chuyển cho NST 2 và đoạn NST MNO ở NST 2 được chuyển lại cho NST 1
Câu 25:
Hình bên dưới mô tả sơ lược về quá trình phiên mã và dịch mã, quan sát hình và cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình vẽ bên mô tả quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra ở sinh vật nhân sơ.
(2) Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì đóng xoắn ngay lại.
(3) Sau phiên mã. mARN được trực tiếp dùng làm khuôn để dịch mã.
(4) Ở sinh vật nhân sơ dịch mã diễn ra trên mARN theo chiều 5’ đến 3’, sinh vật nhân thực thì dịch mã diễn ra theo chiều ngược lại.
(5) Nếu không có đột biến phát sinh, kết thúc quá trình dịch mã thu được 2 chuỗi polipeptit có thành phần và trình tự axitamin giống nhau.
(6) Trong chuỗi polipeptit, tất cả các axitamin đều là foocmin metionin và đóng vai trò mở đầu
Đáp án B
(1) Trên hình mARN được tổng hợp đến đâu thì được dịch mã đến đó → Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ, vì nếu ở sinh vật nhân thực cần có bước cắt bỏ Intron, nối Exon tạo thành mARN trưởng thành rồi mới phiên mã → đúng
(2) Trên hình vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì đóng xoắn ngay lại, đây là cơ chế để ổn định thông tin di truyền, tránh đột biến xảy ra → đúng
(3) Đúng, như ý (1)
(4) Cả 2 loại tế bào nhân sơ và nhân thực thì quá trình phiên mã đều diễn ra theo chiều 5’ – 3’ trên mARN → sai
(5) Đúng
(6) Trong chuỗi polipeptit có nhiều loại axit amin khác nhau → sai
Câu 26:
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu tính trạng mang một tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ:
Đáp án D
Tách riêng từng cặp gen:
Aa × Aa → 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
Tính trạng trội (AA và Aa) chiếm 3/4
Tính trạng lặn (aa) chiếm 1/4
Các phép lai còn lại đều cho kết quả tương tự
phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu tính trạng mang một tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ: C34 × (3/4)3 × 1/4 = 27/64
Câu 27:
Với 3 loại nucleotit A, G, U có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại codon mã hóa axit amin?
Đáp án D
Với 3 loại nucleotit A, G, U có thể tạo ra: 33 = 27 loại codon
Trong đó: Các codon UAA, UAG, UGA là codon kết thúc
→ Có 27 – 3 = 24 loại codon mã hóa axit amin
Câu 28:
Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là:
Đáp án A
Câu 29:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quần thể, giả sử gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi gen A thì làm phát sinh gen mới.
II. Tác nhân 5BU tác động gây đột biến gen có thể sẽ làm tăng chiều dài của gen.
III. Trong tế bào có 1 alen đột biến, trải qua quá trình phân bào thì alen đột biến luôn đi về một trong 2 tế bào con.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit vẫn có thể làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit
Đáp án A
(I) Gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi chưa chắc đã làm phát sinh gen mới → Sai, phát sinh alen mới
(II) Tác nhân 5BU gây đột biến thay thế nên không làm thay đổi chiều dài của gen → Sai
(III) Trong quá trình phân bào, mỗi alen sẽ đi về 1 tế bào con nên alen đột biến sẽ đi về 1 trong 2 tế bào con → đúng
(IV) Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể biến bộ ba kết thúc thành một bộ ba mã hóa nên có thể làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit → Đúng
Câu 30:
Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
Đáp án D
+ Phép lai A: ♀ XWXw × ♂ XWY → XWXW : XWXw : XWY : XwY (2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng)
+ Phép lai B: ♀ XWXw × ♂ XwY → XWXw : XwXw : XWY : XwY (1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng)
+ Phép lai C: ♀ XWXW × ♂ XwY → XWXw : XWY (1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ)
+ Phép lai D: ♀ XwXw × ♂ XWY → XWXw : XwY (1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng)
Câu 31:
Ở đột biến mất đoạn có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây?
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(3) Không phải là biến dị di truyền.
(4) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
Đáp án B
Đột biến mất đoạn (SGK Sinh học 12 - Trang 24)
+ Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào
+ Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN
+ Là biến dị di truyền
+ Không làm xuất hiện alen mới trong quần thể
Câu 32:
Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm:
Đáp án B
PTC hoa đỏ × hoa trắng
F1: 100% hoa đỏ → F1 dị hợp
F1 tự thụ, F2: 56,25% cây hoa đỏ : 43,75% cây hoa trắng
→ F2 đỏ : trắng = 9 : 7 = 16 kiểu tổ hợp
→ F1 dị hợp 2 cặp (AaBb), tương tác bổ sung.
Quy ước gen: A_B_: đỏ và A_bb + aaB_ + aabb: trắng
F1 lai phân tích: AaBb × aabb
Fb: AaBb : Aabb : aaBb : aabb (25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng)
Câu 33:
(1) Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN
(2) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
(3) Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với cơ thể đột biến.
(5) Dưới tác dụng của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở các gen là bằng nhau.
Số nhận định sai là
Đáp án B
Các ý sai:
(3) Sai vì phần lớn đột biến điểm là dạng thay thế 1 cặp nucleotit (SGK Sinh học 12 – Trang 20)
(5) Sai vì dưới tác dụng của cùng một tác nhân gây đột biến, cường độ và liều lượng như nhau nhưng mức phản ứng của các gen là khác nhau nên tần số đột biến ở các gen là khác nhau
Câu 34:
Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về phép lai ♂ AaBbDd × ♀ AaBbdd, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Có tối đa 18 loại kiểu gen bình thường và 24 loại kiểu gen đột biến
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd
Đáp án D
+ Ở cơ thể đực, 1 số tế bào, cặp Bb không phân li trong giảm phân I
→ Tạo 4 loại giao tử: - 2 loại giao tử bình thường: B, b
- 2 loại giao tử đột biến: Bb, 0
+ Còn lại: Aa cho 2 loại giao tử A và a, Dd cho 2 loại giao tử D và d, dd cho 1 loại giao tử d, Bb bên cái cho 2 loại giao tử B và b
→ Cơ thể đực tạo ra tối đa: 2 × 4 × 2 = 16 loại giao tử → (2) đúng
+ Xét phép lai: Aa × Aa → 3 loại kiểu gen
Dd × dd → 2 loại kiểu gen
Bb × Bb → 7 loại kiểu gen, trong đó 3 kiểu gen bình thường, 4 kiểu gen đột biến
→ Phép lai tạo ra: 3 × 2 × 3 = 18 loại kiểu gen bình thường và 3 × 2 × 4 = 24 loại kiểu gen đột biến → (1) đúng
+ Thể ba (2n + 1) tạo ra từ phép lai Bb × Bb có thể là BBb hoặc Bbb, không có bbb → (3) sai
+ Thể một (2n – 1) ra từ phép lai Bb × Bb có thể là B hoặc b → (4) đúng
Câu 35:
Một gen có 1600 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2
(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19
(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2
(4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X)=2/3
(5) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 4160
(6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 29760
Đáp án C
Số nucleotit trên gen: N = 1600 × 2 = 3200. Số nu mỗi mạch là 1600
Số nu từng loại: G = X = 30% × 3200 = 960
A = T = (3200 – 960x2) : 2 = 640
→ Số liên kết hidro: H = 2A+3G = 2x640 + 3x960 = 4160 → (5) đúng
Nếu gen nhân đôi 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là: A × (25 – 1) = 640 × (25 – 1) = 19840
→ (6) sai
+ Mạch 1: T = 310; × = 20% × 1600 = 320
→A = 640 – 310 = 330
G = 960 – 320 = 640
→G/X = 640/320 = 2/1 → (1) sai
(A+X) / (T+G) = (330+320) / (310+640) = 13/19 → (2) đúng
+ Mạch 2: A2 = T1 = 310; T2 = A1 = 330
G2 = X1 = 320; X2 = G1 = 640
→ A/X = 310/640 = 31/64 → (3) sai
(A+T) / (G+X) = 2/3 → (4) đúng
Câu 36:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, những kết luận nào không đúng về kết quả của phép lại AaBbDdEe × AaBbDdEe?
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256
(2) Có 16 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên
(3) Tỉ lệ con có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là 3/4
(5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên
(6) Kiểu hình mang nhiều hơn một tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256
Đáp án A
Tách riêng từng cặp gen:
Aa × Aa → 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
Tính trạng trội (AA và Aa) chiếm 3/4
Tính trạng lặn (aa) chiếm 1/4
Các phép lai còn lại đều cho kết quả tương tự
(1) Sai. Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
C24 × (3/4)2 × (1/4)2 = 27/128
(2) Đúng. Số dòng thuần chủng tạo ra bằng tích số alen của các cặp gen: 2x2x2x2 = 16 dòng thuần
(3) Đúng. Tỉ lệ con có kiểu gen giống bố mẹ: AaBbDdEe = 1/2 × 1/2 × 1/2 × 1/2 = 1/16
(4) Sai. Tỉ lệ con có kiểu hình giống bố mẹ: A_B_D_E_= 3/4 × 3/4 × 3/4 × 3/4 = 81/256
→ Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ: 1 – 81/256 = 175/256
(5) Đúng. Số tổ hợp = Tích giao tử đực và giao tử cái
Mỗi bên tạo ra: 2×2×2×2 = 16 loại giao tử → 16 × 16 = 256 loại tổ hợp.
(6) Sai. Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội:
+ 2 tính trạng trội: C24 ×(3/4)2 × (1/4)2 = 27/128
+ 3 tính trạng trội: C34 ×(3/4)3 × (1/4)1 = 27/64
+ 4 tính trạng trội: C44 ×(3/4)4 × (1/4)0= 81/256
Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội = 27/128 + 27/64 + 81/256 = 243/256
Câu 37:
Ở một loài thực vật, màu sắc của hoa do 2 cặp gen A, a và B, b quy định; kích thước cây do cặp gen D, d quy định. Cho cây P tự thụ phấn, thu được F1 phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ, thân cao: 4 hoa trắng thân thấp: 3 cây hoa trắng, thân cao. Biết không có đột biến gen và hoán vị gen. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Cây P dị hợp tử về 3 cặp gen đang xét
II. Có 3 kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ F1
III. Trong các cây thân thấp, hoa trắng, tỉ lệ cây đồng hợp về 3 cặp gen chiếm 1/2
IV. Nếu cho các cây thân cao, hoa trắng tự thụ, xác suất cây thân thấp, hoa trắng chiếm 1/6
Đáp án C
Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Đỏ : trắng = 9 : 7 = 16 loại tổ hợp = 4 × 4 → P dị hợp 2 cặp: AaBb × AaBb, tương tác bổ sung
Quy ước gen: A_B_: đỏ; A_bb + aaB_ + aabb: trắng
+ cao : thấp = 3 : 1 → Dd × Dd
Quy ước gen: D: cao trội hoàn toàn so với d : thấp
→ P: AaBbDd → (1) đúng
+ Thân cao, hoa đỏ F1:Thân cao D_: 2 kiểu gen; Hoa đỏ A_B_: 4 kiểu gen
Có 2 × 4 = 8 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao hoa đỏ F1 → (2) sai
+ Cây thân thấp hoa trắng F1: (A_bb + aaB_ + aabb)dd = 7/16 × 1/4 = 7/64
Cây thân thấp hoa trắng đồng hợp 3 cặp gen:
(AAbb + aaBB + aabb) dd = (1/4 × 1/4 + 1/4 × 1/4 + 1/4 × 1/4) × 1/4 = 3/64
→ Trong các cây thân thấp, hoa trắng, tỉ lệ cây đồng hợp về 3 cặp gen chiếm: 3/64 : 7/64 = 3/7
→ (3) sai
+ Các cây hoa trắng tự thụ tạo ra 100% cây hoa trắng, vì để tạo thành hoa đỏ cần 2 alen A và B
+ Các cây thân cao tự thụ
DD × DD → 100% thân cao
Dd × Dd → 75% thân cao :25% thân thấp
dd × dd → 100% thân thấp
→Các cây thân cao hoa trắng tự thụ → cây thân thấp, hoa trắng chiếm: (25% + 100%)/300% = 5/12→(4) sai
Câu 38:
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P) thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2có kiểu hình gồm: Ở giới cái có 100% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; Ở giới đực có 45% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; 45% cá thể mắt trắng, đuôi dài; 5% cá thể mắt trắng, đuôi ngắn; 5% cá thể mắt đỏ, đuôi dài. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đời F1 có 8 loại kiểu gen
(2) Đã xảy ra hoán vị ở giới đực với tần số 10%
(3) Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2 , xác suất thu được cá thể thuần chủng là 45%
(4) Nếu cho các thể đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fb có kiểu hình đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 2,5%
Đáp án D
Câu 39:
Ở ruồi giấm, xét 3 gen A, B, D quy định 3 tính trạng khác nhau và alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: ♀ × ♂ thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả F1?
(1) Có 21 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình
(2) Kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%
(3) Tần số hoán vị gen là 36%
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16.5%
(5) Kiểu hình dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 10%
(6) Xác suất để 1 cá thể A-B-D- có kiểu gen thuần chủng là 8/99
Đáp án A(1) đúng, số loại kiểu gen là 7×3 =21 ; số loại kiểu hình là 4×2=8
(2) đúng, kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội: A-B-dd + A-bbD- + aaB-D- = 0,66×0,25 + 2×0,09×0,75 =0,3
(3) đúng
(4) đúng, tỷ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội: A-bbdd +aaB-dd + aabbD- = 2×0,09×0,25 + 0,16 ×0,75 =0,165
(5) sai, kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen là
(6) đúng, tỷ lệ A-B-D- = 0,66×0,75=0,495
Câu 40:
Ở một loài thực vật có hoa, tính trạng màu sắc hoa có 2 gen alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phối với cây hoa trắng thuần chủng (P) thì được F1 toàn cây hoa trắng. F1 tự thụ thu được F2 có kiểu hình phân ly 1/4 cây hoa đỏ; 2/4 cây hoa hồng; 1/4 cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
Quy ước gen: AA:(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kỳ đều có tỷ lệ kiểu gen giống kiểu hình
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn và cây dị hợp tử
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng 1 gen.
Đáp án D
Hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng. Gen trội là trội không hoàn toàn.
Xét các kết luận:
1. Đúng,
VD: Các phép lai: AA × AA; AA × aa; aa × aa đều cho tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình là 100%; phép lai Aa × Aa cho tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình là 1:2:1; phép lai: Aa × aa; Aa × AA cho tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình là 1:1
2. Đúng, cây dị hợp tử: hoa màu hồng; đồng hợp trội: màu đỏ; đồng hợp lặn màu trắng.
3. Sai, nếu cho cây màu đỏ (AA) lai với cây màu trắng (aa) thì đời con là 100% màu hồng.
4. Đúng, đây là quy luật trội không hoàn toàn.