Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết (Chuyên đề 23)
-
9711 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giả sử 1 quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc, ở thế hệ xuất phát (P) có 100% cá thể dị hợp (Aa). Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F1 của quần thể này là:
Đáp án A
Ở F1: Aa = 1/2 =50%
Câu 2:
Trong tự nhiên, khi làm tổ, loài chim hải âu có kiểu phân bố:
Đáp án C
Trong tự nhiên, khi làm tổ, loài chim hải âu có kiểu phân bố:đồng đều.
SGK trang163
Câu 3:
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn thường được tiêu hóa bằng hình thức:
Đáp án A
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn thường được tiêu hóa bằng hình thức ngoại bào.
Câu 4:
Trong kĩ thuật chuyển gen, để gắn gen cần chuyển vào thể truyền, enzim thường được sử dụng là:
Đáp án A
Trong kĩ thuật chuyển gen, để gắn gen cần chuyển vào thể truyền, enzim thường được sử dụng là ligaza.
B: enzyme cắt giới hạn
C,D: enzyme tổng hợp mạch polinucleotit mới
Câu 5:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng
Đáp án B
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể sinh vật.
Câu 6:
Kết quả lai một cặp tính trạng ở đậu Hà Lan trong thí nghiệm của Menden cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
Đáp án C
Kết quả lai một cặp tính trạng ở đậu Hà Lan trong thí nghiệm của Menden cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 3 trội: 1 lặn
F1: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa
Câu 7:
Loài nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất?
Đáp án B
Chuột là sinh vật tiêu thụ.
Câu 8:
Cá thể có kiểu gen AaBB tiến hành giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ cá thể này là:
Đáp án A
Cá thể có kiểu gen AaBB tiến hành giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử.
Câu 9:
Ở gà, con trống bình thường có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:
Đáp án D
Ở gà con trống là XX.
Câu 10:
Trong một operon Lac, nơi enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã là:
Đáp án A
Trong một operon Lac, nơi enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã là vùng khởi động.
B : quy định tổng hợp protein ức chế
C : nơi protein ức chế liên kết.
D : gồm các gen cấu trúc.
Câu 11:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi siêu xoắn có đường kính:
Đáp án A
Sợi siêu xoắn có đường kính: 300nm
Câu 12:
Trong các bộ ba di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
Đáp án B
Các bộ ba quy định tín hiệu kết thúc dịch mã là : 5’UAA3’ 5’UAG3’ ; 5’UGA3’
Câu 13:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ:
Đáp án C
Bò sát cổ ngự trị trong kỷ Jura.
Câu 14:
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng 1 kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ. Tác nhân chi phối mức độ biểu hiện màu hoa khác nhau của hoa cẩm tú cầu là:
Đáp án D
Tác nhân chi phối mức độ biểu hiện màu hoa khác nhau của hoa cẩm tú cầu là pH của đất.
Câu 15:
Cho 50g các hạt mới nảy mầm vào bình thủy tinh. Đậy chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U nối với ống nghiệm chứa nước vôi trong. Đây là thí nghiệm chứng minh:
Đáp án B
Đây là thí nghiệm chứng minh tạo ra CO2, khí CO2 sẽ làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Câu 16:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Tiến hành phép lai giữa 2 cây có kiểu gen Aa với nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cây ở F1, tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp là:
Đáp án A
P: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → trong tổng số cây ở F1, tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp là:2/3
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thể đa bội?
Đáp án D
Phát biểu sai về thể đa bội là D, thể đa bội có khả năng sinh giao tử bình thường.
Câu 18:
Tập hợp các cá thể nào dưới đây là một quần thể sinh vật?
Đáp án D
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
VD về quần thể là: D
A,C: có thể thuộc nhiều loài khác nhau
B: Các con ong thợ không sinh sản được.
Câu 19:
Khi nói về vận tốc máu chảy trong hệ mạch của người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A đúng.
B sai, áp lực của máu tác động lên thành mạch là huyết áp
C sai, tốc độ máu ở mao mạch thấp nhất.
D sai, tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
Câu 20:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới là: B
A sai, quá trình hình thành loài mới cần có đột biến, để phát sinh các biến dị di truyền.
C sai, Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn.
D sai, sự cách ly sinh sản là điều kiện tất yếu để hình thành loài mới.
Câu 21:
Cá thể mang gen đột biến trong nhân tế bào thường chưa được biểu hiện ngay thành thể đột biến vì:
Đáp án C
Cá thể mang gen đột biến trong nhân tế bào thường chưa được biểu hiện ngay thành thể đột biến vì đột biến gen lặn, ở trạng thái dị hợp.
Câu 22:
Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
Đáp án B
Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào loại sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên, ở nhóm C3 là APG – hợp chất có 3C; ở nhóm C4 là AOA – hợp chất có 4C.
Câu 23:
Cho biết alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?
Đáp án C
A: 1 loại kiểu hình (aaB-)
B: 4 loại kiểu hình (Aa:aa)(Bb:bb)
C: 2 loại kiểu hình (Aa:aa)B-
D: 4 loại kiểu hình.
Câu 24:
Trong các ví dụ về mối quan hệ sinh thái sau đây, ví dụ nào thể hiện các loài tham gia đều không bị hại?
Đáp án C
A: ức chế cảm nhiễm: 0 –
B: ký sinh: + -
C: hội sinh: + 0
D: ký sinh: + -
Câu 25:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phát biểu đúng về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: A
B sai, cả NST thường và giới tính đều có thể bị đột biến cấu trúc.
C sai, mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.
D sai, đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Câu 26:
Một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
Đáp án A
F1 toàn cây hoa đỏ → tự thụ thu được F2: 100% hoa đỏ.
Câu 27:
Hoạt động góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là:
Đáp án D
Hoạt động góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là: vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
A sai, rừng nguyên sinh có sự ổn định cao, đa dạng dạng sinh học cao, không thể thay thế bằng rừng thứ sinh.
B sai, xây dựng nhiều nhà máy → rừng bị phá nhiều..
C sai, làm ô nhiễm môi trường sống.
Câu 28:
Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB: 0,48Bb: 0,16bb. Theo lí thuyết, phát biểu đúng về sự thay đổi tần số alen trong quần thể đang xét.
Đáp án B
Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 29:
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11: 1?
Đáp án A
Tỷ lệ hoa trắng = 1/12 = 1/2 ×1/6 → phép lai thoả mãn là A: AAaa × Aaaa
B: aaaa = 1/36
C: aaaa = 0
D: aaaa = 1/4
Câu 30:
Cho một lưới thức ăn có cỏ là thức ăn của sâu và cào cào; chim và nhái ăn sâu; rắn ăn chim và nhái; ngoài ra cào cào là thức ăn của chim. Phát biểu nào sau đây là đúng về lưới thức ăn trên?; rắn ăn chim và nhái; ngoài ra cào cào là thức ăn của chim. Phát biểu nào sau đây là đúng về lưới thức ăn trên?
Đáp án D
A sai, rắn có trong 3 chuỗi thức ăn
B sai, răn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4
C sai, chim và nhái thuộc cùng 1 bậc dinh dưỡng
D đúng.
Câu 31:
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật là D.
A sai, ăn thịt đồng loại chỉ xảy ra khi thiếu thức ăn nghiêm trọng.
B sai, các cá thể cạnh tranh khi kích thước quá kích thước tối đa
C sai, quan hệ hỗ trợ xảy ra ở các quần thể.
Câu 32:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả trắng, 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả đỏ chiếm tỉ lệ 3/16?
Đáp án D
A. AaBb × AaBB → thân thấp, quả đỏ = 1/4
B. AaBB × aaBB → thân thấp, quả đỏ = 1/2
C. Aabb × AaBB → thân thấp, quả đỏ = 1/4
D. AaBb × AaBb→ thân thấp, quả đỏ = 3/16
Câu 33:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% cây thân thấp, hoa đỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phép lai trên?
I. F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. F1 có 4% cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
III. F1 có 18% cây có kiểu gen giống P.
IV. F1 có cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Đáp án D
P tự thụ thu được 4 loại kiểu hình → P dị hợp về các cặp gen.
Thân thấp, hoa đỏ = 21% →aabb =0,25 – 0,21 =0,04 →ab = 0,2 là giao tử hoán vị.
I đúng
II đúng, AB/AB = 0,22 =0,04
III đúng, tỷ lệ kiểu gen Ab/aB = 2×0,32 = 0,18
IV đúng, thân cao, hoa đỏ chiếm 0,5 + aabb =0,54
Câu 34:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ 55% cây hoa đỏ: 45% cây hoa trắng. Qua 3 thế hệ ngẫu phối, ở F3, cây hoa trắng chiếm 49%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự di truyền của tính trạng đang xét?
I. Tần số alen A và a của thế hệ P lần lượt là 0,3 và 0,7.
II. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P là 0,05AA: 0,5Aa: 0,45aa.
III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 55% cây hoa đỏ: 45% cây hoa trắng.
IV. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 51% cây hoa đỏ: 49% cây hoa trắng.
Đáp án C
F3 cân bằng di truyền có hoa trắng aa = 0,49 → tần số alen a =√0,49 =0,7; A=0,3
P: xAA :yAa:0,45aa
Tần số alen a = 0,7 = 0,45 + y/2 → y = 0,5 → cấu trúc di truyền của P : 0,05AA :0,5Aa :0,45aa
I đúng
II đúng.
III sai, F1 cân bằng di truyền, có cấu trúc giống F3
IV đúng, F2 cũng cân bằng di truyền nên có 49% hoa trắng: 51% hoa đỏ
Câu 35:
Một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Kiểu gen có 2 gen trội A và B quy định thân cao; các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả nói trên nếu chỉ xét phép lai thuận?
Đáp án B
3 cao:1 thấp →(3A-:1aa)B- hoặc A-(3B-:1bb)
TH1: (3A-:1aa)B-
(3A-:1aa): Có 1 phép lai: Aa × Aa
B- : có 2 phép lai : BB × (BB, Bb)
→ có 2 phép lai thoả mãn.
Tương tự với TH2 : A-(3B-:1bb) cũng có 2 phép lai.
Vậy tổng số phép lai thoả mãn là 4.
Câu 36:
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có 50% cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài; 4% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn; 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự di truyền của 2 tính trạng đang xét?
I. F2 có 10 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cá thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.
IV. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài.
Đáp án B
Ta thấy F2 có kiểu hình ở 2 giới khác nhau về cả 2 tính trạng → 2 cặp gen này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST X
F1: 100% mắt đỏ, đuôi ngắn →P thuần chủng, hai tính trạng này là trội hoàn toàn
Quy ước gen:
A- mắt đỏ; a – mắt trắng
B- đuôi ngắn; b – đuôi dài
Ở giới đực F2 có 4 loại kiểu hình → có HVG ở con cái,
Tỷ lệ kiểu gen ở giới đực F2: 0,42:0,42:0,08:0,08 → tỷ lệ giao tử ở con cái F1:
Cho F1 × F1:
Xét các phát biểu:
I sai
II đúng
III sai, là 42%
IV đúng, cho cá thể cái F1 lai phân tích:
Câu 37:
Ở sinh vật nhân sơ, xét gen B dài 0,408µm và có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành alen b, alen b tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp 7194 nucleotit tự do và số liên kết hidro trong các gen con thu được là 11988. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen B?
I. Đột biến đã xảy ra với gen B là mất 1 cặp G-X.
II. Tổng số nucleotit của gen B là 2400.
III. Mạch 1 của gen B có A = 120; T = 360; G = 240; X = 480.
IV. Dạng đột biến trên chỉ làm thay đổi 1 bộ ba.
Đáp án B
Gen B:
NB =; A=T=G=X=600
Mạch 1 có A1 = 120=T2 →A2 = T1 = 600 – 120 = 480
Mạch 2 có X2 = 20%NB/2 =240 = G1 → X1=G2 = 600 – 240 = 380
Gen b có tổng số nucleotit là NB
Gen b nhân đôi 2 lần
Ta có Nmt = Nb×(22 – 1)= 7194 → Nb = 2398
Số liên kết hidro trong mỗi gen con là : Hb = H : 22 = 2997
Số nucleotit từng loại có thể tính theo hệ phương trình:
Câu 38:
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định. Cả 2 gen này đều nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra hoán vị gen và người số 1 có kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự di truyền của 2 bệnh M, N ở phả hệ đang xét?
I. Bệnh M và N đều gen alen lặn quy định.
II. Xác suất sinh con thứ hai bình thường của cặp 8-9 là 1/2.
III. Xác định chính xác được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
IV. Xác suất sinh con thứ hai là con trai và bị bệnh của cặp 6-7 trong phả hệ là 1/8.
Đáp án C
Bệnh M: bố bị bệnh mà con gái bình thường → bệnh do gen lặn. quy ước: M – bình thường; m – bị bệnh M
Bệnh N: Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh → bệnh do gen lặn.quy ước: N – bình thường; n – bị bệnh N
1: XMNXMn |
2: XMNY |
3: XMNXMn |
4: XmNY |
|
5: XmnY |
6:1XMNXMN:1XMNXMn |
7:XMNY |
8:XMnXmN |
9:XMNY |
|
10:XMNY |
11: XMnY |
Người số 8: sinh con 11 có kiểu gen XMnY → người 8 có XMn → người 3 có XMn; đồng thời người 3 sinh con 7: XMNY nên người (3) phải có kiểu genXMNXMn; người 8 nhận XmN của bố nên phải có kiểu gen XMnXmN
I đúng
II đúng. cặp vợ chồng 8 – 9: XMnXmN × XMNY → XS sinh con bình thường là 50% (luôn sinh con gái bình thường; con trai bị bệnh)
III sai, xác định kiểu gen của 10 người.
IV đúng, cặp vợ chồng 6 – 7: (1XMNXMN :1XMNXMn) × XMNY
Xác suất sinh con thứ hai là con trai và bị bệnh là:
Câu 39:
Một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về phép lai trên?
I. F1 có cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.
II. F1 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.
III. F1 có cây lá xẻ, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 10%.
IV. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.
Đáp án C
F1 có 4 loại kiểu hình → P dị hợp về các cặp gen quy định tính trạng trội: Aa; Bb × Aa; bb
Lá nguyên, hoa đỏ = 40% = AB × 1 + aB × 0,5 ; mà AB + aB = 0,5 (kể cả các gen PLĐL hay liên kết không hoàn toàn)
Ta có hệ phương trình:
→ cây thân cao hoa đỏ dị hợp đều; f= 40%
I đúng. lá nguyên, hoa trắng thuần chủng:
II sai, lá nguyên,hoa trắng có 2 loại kiểu gen: Ab/Ab; Ab/ab
III đúng
IV đúng, lá xẻ, hoa đỏ:
Câu 40:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Giả sử có 1 cá thể của loài này bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 1 và đột biến lặp đoạn nhỏ ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 3. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Tổng số giao tử tạo ra có 75% số giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.
II. Các gen còn lại trên nhiễm sắc thể số 1 đều không có khả năng nhân đôi.
III. Mức độ biểu hiện của các gen trên nhiễm sắc thể số 3 luôn tăng lên.
IV. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 5 nhiễm sắc thể.
Đáp án D
Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 1 là 0,5; 0,5 bình thường
Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 3 là 0,5; 0,5 bình thường
I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến = 1- 0,5×0,5 = 0,75
II sai, các gen đó vẫn có khả năng nhân đôi
III sai, mức độ biểu hiện bị thay đổi (có thể tăng hoặc giảm).
IV đúng, vì các đột biến này là đột biến cấu trúc không ảnh hưởng tới số lượng NST.