Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 7)
-
6424 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể :
1. Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
2. Chuyển đoạn tương hổ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác.
3. Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.
4. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không tương đồng với nó và ngược lại.
Đáp án B.
Các phát biểu đúng là 1,4.
Một NST này sát nhập vào một NST khác là một dạng của chuyển đoạn không tương hỗ.
Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ vẫn có thể tạo ra 1/4 số giao tử bình thường. Nếu chuyển đoạn sang NST tương đồng với nó thì người ta gọi là đột biến lặp đoạn.
Câu 2:
Ở một loài thú xét 4 gen: gen I và gen II cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 1 và biết quần thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử về các gen này. Gen III nằm trên X và không có alen tương ứng nằm trên Y và gen IV nằm trên đoạn tương đồng của X và Y. Biết quần thể này tạo tối đa 9 loại tinh trùng về các gen trên NST giới tính. Biết không có đột biến xảy ra. Số loại kiểu gen tối đa có thể có của quần thể và các loại gen trên là:
Đáp án C.
Gen I và gen II cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 1 và biết quần thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử về các gen này.
=> 1 gen có 2 alen và 1 gen có 3 alen.
Số kiểu gen tối đa tạo ra ở 2 gen này là:
6 x = 21
Gọi gen 3 có a alen, gen 4 có b alen thì số kiểu tinh trùng có thể tạo ra tối đa là:
Tinh trùng X + tinh trùng Y = a x b + b = 9
=> a =2, b = 3
Vậy số kiểu gen xét ở cặp NST giới tính là:
6 x + 6 x 3 = 39
Vậy tổng số kiêu gen:
21 x 39 = 819
Câu 3:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp?
Đáp án B.
Biến dị tổ hợp được tạo ra do giao phối ngẫu nhiên, xuất hiện riêng lẻ, là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa. Biến dị tổ hợp không có tính định hướng.
Câu 4:
Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe ,Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
Đáp án D.
Câu 5:
Liệu pháp gen là:
Đáp án C.
Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng cua các gen đột biến: thay thế gen bệnh bằng gen lành hoặc bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
Câu 6:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ trong tổng số các ruồi thu được ở Fl, ruồi có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:
Đáp án B.
Ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ: A- B- XD -
Ruồi đực thân đen cánh cụt có kiểu gen: XDY
Xét tính trạng màu mắt:
Bố mẹ mắt đỏ lai với nhau ra con mắt trắng.
=> Ruồi giấm cái có kiểu gen XD Xd
XD Xd x XDY
=> 3/4 XA : 1/4 Xd Y
Biết cá thể có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng A- B Xd Y chiếm 1% nên ta có:
=> Con F1 xám dài chiếm tỷ lệ A- B = 1 : 25 % = 4 %
Ở ruồi giấm, chỉ có hoán vị ở ruồi cái, P là phép lai phân tích khi không xét tính trạng mắt đỏ.
F1 xám dài A-B- = 4%
=> AB = 4%
=> Ab = 46% hay xám cụt bằng 46%
Vậy con xám cụt đỏ là:
46% x 75% = 34,5%
Câu 7:
Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ khai ở tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hòa biểu hiện gen ở mức:
Đáp án B.
mARN sơ khai sau khi được tạo ra do phiên mã có thể được cắt nối theo các cách khác nhau để tạo nên các mARN trưởng thành khác nhau để tham gia tổng hợp nên các chuỗi polypeptid khác nhau trong quá trình dịch mã.
Câu 8:
Ở thế hệ xuất phát ở một quần thể tự phối có tuổi trước sinh sản P : 0,2AA + 0,6Aa + 0,2 aa = 1. Xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 trước sinh sản. Biết rằng các cá thể có kiểu hình lặn không có khả năng sinh sản:
Đáp án D.
Do quần thể tự phối, các cá thể không liên quan tới nhau nên giả sử aa có khả năng sinh sản thì:
F4 : 0,48125AA : 0,0375Aa : 0,48125aa
Nhưng F4 chỉ có các các thể có kiểu hình trội mới tham gia vào quá trình sinh sản thực tế là AA : Aa
=> F5 trước sinh sản là:
AA : Aa : aa
Câu 9:
Để sản xuất insulin trên quy mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.
Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
Đáp án C.
Đáp án đúng: 4.
Gen của E.coli có cấu trúc phân mảnh, còn gen của người có cấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân thực nên nếu sử dụng trực tiếp AND trong hệ gen của người rồi chuyển vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Câu 10:
Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ tư có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
Đáp án A.
Số loại kiểu gen của gen 3 nằm trên NST thường là:
4 x = 10
Số loại kiểu gen của các gen còn lại trên NST giới tính là:
Số kiểu gen ở giới XX :
( 2 x 2 x 3) x (2 x 2 x 3 + 1) : 2 = 78
Số kiểu gen ở giới XY :
(2 x 2 x 3) x 3 = 36
Vậy tổng số kiểu gen tối đa:
(78 + 36) x 10 = 1140
Câu 11:
Cho các biện pháp:
1- Dung hợp tế bào trần.
2- Cấy truyền phôi.
3- Nhân bản vô tính.
4- Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
5- Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời kết hợp với chọn lọc.
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là:
Đáp án A.
Dung hợp tế bào trần tạo ra loài có thể mang bộ NST của 2 loài khác xa nhau.
Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau, chỉ khi cá thể đó thuần chủng thì mới tạo ra nhiều cá thể thuần chủng.
Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa, tự thụ phấn là 2 phương pháp tạo dòng thuần chủng.
Câu 12:
Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đâu không đúng?
Đáp án D.
Ưu thế lai cao khi con lai dị hợp nhiều cặp gen, nếu sử dụng để làm giống sẽ gây hiện tượng thoái hóa giống.
=> Ưu thế lai không được sử dụng làm con giống.
Câu 13:
Cho các biện pháp sau:
1. Bảo vệ môi trường sống trong sạch.
2. Tư vấn di truyền.
3. Sàng lọc trước sinh.
4. Liệu pháp gen.
5. Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền.
Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là:
Đáp án B.
Câu 14:
Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì sau 6 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G−X và số gen gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói trên.
Đáp án A.
Khi gen đang nhân đôi thì môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin thì sau lần nhân đôi thứ nhất gen đó sẽ tạo ra AND con: một AND giống với AND mẹ ban đầu, AND còn lại có chứa 1 phân tử 5- Brôm Uraxin.
Các phân tử AND con tiếp tục nhân đôi 5 lần nữa.
Nhóm 1: 1 AND giống với AND mẹ ban đầu sau 5 lần nhân đôi tạo ra 25 = 32 phân tử
Nhóm 2: 1 phân tử AND con có chứa 1 phân tử 5- Brôm Uraxin sẽ tiếp tục nhân đôi 5 lần.
Sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra 32 AND con, trong đó có 16 AND bình thường, 16 phân tử AND có vật chất di truyền bị biến đổi (tính cả 1 phân tử AND có chứa 5- Brôm Uraxin)
Số phân tử AND đột biến được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là:
Sau 6 lần nhân đôi thì số phân tử AND con bình thường được tạo ra là:
32 + 16 = 48
Câu 15:
Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm có 3 trong các bước sau:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thụần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây là đúng nhất?
Đáp án C.
Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến:
Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
=> Chọn lọc cá thể có kiểu hình mong muốn.
=> Tạo dòng thuần.
Câu 17:
Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào xảy ra sự rối loạn phân ly trong giảm phân ở cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa. Cơ thể đó có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là:
Đáp án A.
Số loại giao tử bình thường là:
22 = 4
Xét cặp Aa:
Nhóm tế bào bình thường: giảm phân cho ra 2 loại giao tử A, a.
Nhóm tế bào đột biến ở giảm phân I tạo ra hai giao tử Aa và O; đột biến ở giảm phân II tạo ra hai giao tử AA và aa.
Xét cặp Bb có tạo ra 2 loại giao tử bình thường B, b:
Tổng số loại giao tử được tạo ra là:
(2 + 4 ) x 2 = 12
Câu 19:
Loại đột biến làm tăng số loại alen trong cơ thể là:
Đáp án C.
Đột biến gen góp phần tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Các đột biến trong các đáp án còn lại có thể làm tăng số lượng alen nhưng không làm tăng số loại len trong cơ thể.
Câu 21:
Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nẳm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12cM. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Hiện nay người phụ nữ ở thế hệ thứ 2 đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là bao nhiêu?
Đáp án C.
Gen a quy định máu khó đông, gen b quy định mù màu.
Thế hệ I: Người bố: XabY, luôn truyền Xab cho con gái.
=> Thế hệ II: XABXab x XaBY
XABXab, f = 12% → = 0,44
XaBY → Y = 0,5
=> Xác suất sinh con trai không bị cả 2 bệnh:
0,44 x 0,5 = 0,22 = 22%
Câu 22:
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì:
Đáp án A.
Có thể nói quần thể 4n là loài mới do khi cho giao phấn với cây 2n tạo con lai 3n không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 23:
Cho các hiện tượng sau:
1. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
2. Đột biến làm mất vùng khởi động ( vùng P) của Operon Lac.
3. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
4. Vùng vận hành( vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.
5. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.
Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
Đáp án A.
Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã: 1,4, 5.
Protein điều hòa đột biến mất chức năng.
=> Không ức chế được.
=> Gen được phiên mã.
=> 1- đúng.
Đột biến làm mất vùng khởi động P làm cho ARN pol không có chỗ bám nên ức chế phiên mã dù có hay không có lactozo.
=> 2- sai.
Gen cấu trúc Y không tham gia vào điều hòa phiên mã nên đột biến cũng không ảnh hưởng gen có được phiên mã hay không.
=> 3- sai.
O đột biến protein ức chế không gắn được.
=> Không ức chế phiên mã
=> 4- đúng.
Promoter của gen điều hòa bị đột biến.
=> Không gắn được với ARN pol.
=> Không phiên mã, không tạo ra protein ức chế.
=> Quá trình phiên mã cá gen cấu trúc vẫn diễn ra.
=> 5- đúng.
Câu 24:
Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val - Trp - Lys- Pro. Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là:
Đáp án D.
Polipeptiit: Val - Trp - Lys- Pro.
mARN: 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’
Mạch mã gốc: 3’ XAA – AXX – TTX - GGT 5’
Câu 25:
Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:
1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
Có bao nhiêu câu đúng?
Đáp án B.
Các câu trả lời đúng: 4, 5, 6.
Đột biến điểm là đột biến có liên quan đến 1 cặp nucleotit nhưng có vai trò quan trọng trong hình thành alen mới, cung cấp nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa.
=> 1, 2 sai.
Tính có hại của đột biến phụ thuộc chủ yếu vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
=> 6 đúng, 3 sai.
Phần lớn đột biến đểm là đột biến thay thế cặp nucleotit.
=> Phần lớn là các đột biến trung tính.
=> 4 và 5 đúng.
Câu 26:
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây:
Đáp án C.
Tổ hợp các gen vốn có của bố mẹ qua lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp, không làm thay đổi vật chất di truyền.
=> Không tạo ra sinh vật biến đổi gen.
Câu 27:
Trong một chu kì tế bào kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là:
Đáp án D.
Sinh vật có nhân là sinh vật nhân thực.
Ở sinh vật nhân thực, trong một chu kì tế bào thì chỉ có thể có một lần duy nhất ADN được nhân đôi.
Một gen có thể được phiên mã nhiều lần để tạo đủ số lượng protein cần thiết thực hiện chức năng.
Câu 28:
Một số tế bào sinh tinh ở một loài thú khi giảm phân có thể tạo ra tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng trong quá trình giảm phân có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra trao đổi chéo một điểm, cặp nhiễm sắc thể giới tính bị rối loạn giảm phân 2 ở tất cả các tế bào, các cặp còn lại không trao đổi chéo và đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:
Đáp án B.
Có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra trao đổi chéo một điểm.
=> Tạo 43 = 64 loại giao tử
Cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân 2 ở tất cả các tế bào sẽ tạo ra 3 loại giao tử XX ; YY , O.
Do dó, số loại giao tử do n cặp NST còn lại không có trao đổi chéo tạo ra là:
768 : 64: 3 = 4
=> Có 2 cặp.
Vậy tổng có 6 cặp NST.
=> 2n = 12
Câu 29:
Ở 1 loài động vật, tình trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen qui định.Người ta tiến hành 2 phép lai như sau:
Phép lai 1: mắt đỏ x mắt vàng thu được 1 mắt đỏ, 1 mắt vàng, 1 mắt hồng, 1 mắt trắng.
Phép lai 2: mắt hồng x mắt trắng thu được 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.
Nếu cho các cá thể mắt đỏ giao phối với các cá thể mắt hồng thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con là:
Đáp án C.
3 alen mà cho ra 4 loại kiểu hình nên có hiện tượng đồng trội, A1 và A2 trội so với a.
Phép lai 1:
A1a ( đỏ) x A2a ( vàng)
=> 1 A1A2( hồng) : 1 A1a( đỏ) : 1 A2a ( vàng) : 1 aa ( trắng)
Phép lai 2:
A1A2 hồng x aa (trắng)
=> 1 A1a (đỏ) : 1 A2a( vàng)
Vậy: đỏ lai với hồng
A1a x A1A2
=> 1 A1A1 : 1 A1a : 1A1A2 : 1A2 a
Tỷ lệ hiểu hình:
2 đỏ : 1 hồng : 1 vàng
Câu 31:
Nuôi cấy hạt phấn của cơ thể AaBbDDEe. Sau đó lưỡng bội hóa thành giống thuần chủng. Theo lý thuyết sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu giống mới?
Đáp án B.
Kiểu gen AaBbDDEe dị hợp 3 cặp gen.
→ Tạo được số dòng thuần là:
2 3 = 8
Câu 32:
Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau là đúng?
Đáp án A.
Lai phân tích cái F1 nhưng F2 cho 4 tổ hợp.
=> F1 tạo ra 4 loại giao tử.
=> F1 dị hợp hai cặp gen (loại B và D).
=> P phải thuần chủng (loại C).
Câu 33:
Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ?
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
Đáp án D.
Trình từ đúng:
Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
=> Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
=> Đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
=> Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 34:
Đem lai phân tích F1 (Aa, Bb, Dd) x (aa, bb, dd). Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Nếu Fb xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó có 2 loại kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ bằng nhau và bằng 45% thì kết luận nào sau đây là đúng?
1. Mỗi loại kiểu hình còn lại chiếm 55%.
2. Ba cặp gen cùng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hoán vị gen với tần số 10%.
3. F1 tạo 4 kiểu giao tử có tỉ lệ 45%, 45% , 5% , 5%.
4. Ba cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, các gen trội liên kết với nhau và có xảy ra trao đổi chéo ở 1 cặp với tần số hoán vị gen bằng 10%.
Đáp án đúng:
Đáp án D.
Mỗi loại 45% thì 2 loại là 90% nên tổng hai loại còn lại là 10%.
=> 1 sai.
Nếu 3 cặp gen trên 2 cặp NST tương đồng thì sẽ có 1 cặp cho tỷ lệ kiểu hình 1:1, 2 cặp còn lại có hoán vị cho 4 loại kiểu hình, vậy sẽ thu được 8 loại kiểu hình.
=> 2 sai.
4 loại kiểu hình này có 2 loại do giao tử hoán vị và 2 loại do giao tử liên kết,trong lai phân tích tỷ lệ kiểu hình bằng tần số giao tử hoán vị nên 3 đúng.
Kiểu hình giống bố mẹ chiếm 45% chiếm tỷ lệ lớn nên là do giao tử liên kết tạo ra hay F1: .
=> 4 đúng.
Câu 35:
Nội dung không đúng khi nói về gen phân mảnh:
Đáp án A.
Đáp án A dùng để nói về alen, vị trí của alen của gen trên NST được gọi là locut của gen, nếu gen nằm trên vùng không tương đồng của NST thì nó không tồn tại trành từng cặp.
Câu 36:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều sản phẩm của gen. Kiểu đột biến nào dưới đây không giải thích cho cơ chế gây bệnh ung thư ở trên?
Đáp án B.
Hiện tượng đột biến gen là do gen tiền ung thư hoạt động quá mạnh tạo ra nhiều sản phẩm của gen, các hiện tượng là gen tăng sảng phẩm là do các nguyên nhân trong các đáp án A, C, D.
=> B sai.
Câu 37:
Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh mù màu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện bằng phương pháp:
Đáp án D.
Các bệnh này đều có liên quan đến đột biến cấu trúc, đột biến lệch bội NST được phát hiện bằng phương pháp tế bào và đột biến gen được phát hiện qua phương pháp sinh học phân tử.
Câu 39:
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào:
Đáp án D.
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.
Trong môi trường này gen là có hại nhưng trong môi trường khác lại có thể có lợi (ví dụ đơn giản là đột biến gen kháng thuốc DDT ở ruồi giấm).
Câu 40:
Ưu điểm của phương pháp chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị là:
Đáp án C.
Chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị giúp tạo ra các giống cây trồng mới có đặc tính mong muốn trong thời gian ngắn.
Đáp án A => Lai tế bào.
Đáp án B => Nuôi cấy tế bào tạo mô sẹo.
Đáp án D => Nuôi cấy hạt phấn và lưỡng bội hóa.
Câu 41:
Nếu số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào lưỡng bội ở pha G1 của chu kì tế bào là 24, thì số phân tử ADN của một tế bào ở kì cuối của giảm phân I sẽ là:
Đáp án C.
Ở pha G1 của chu kì tế bào, NST chưa nhân đôi thành NST kép, vẫn là 2n đơn.
Ở kì cuối giảm phân I thì NST tồn tại ở dạng NST đơn bội (n kép).
=> Số phân tử ADN là 24.
Câu 42:
Khi quan sát quá trình tái bản của một phân tử ADN người ta thấy có 240 đoạn Okazaki và 256 đoạn mồi. Hỏi quá trình tái bản ADN này đã hình thành nên số đơn vị tái bản là:
Đáp án D.
Mỗi đơn vị tái bản có 2 chạc chữ Y, mỗi chạc chữ Y có n đoạn okazaki thì có n+1 đoạn mồi. Do đó:
Số đơn vị tái bản = (số đoạn mồi – số đoạn okazaki):
Câu 43:
Ở cà chua, gen A qui định tính trạng hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua tứ bội đời F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường thì kiểu gen của hai cây cà chua bố mẹ là:
Đáp án B.
F1 có 4 tổ hợp mà là 2 cây tứ bội lai với nhau.
=> 4 = 2 x 2 = 4 x 1
+ Xét trường hợp 2 x 2 = 4:
Hai bên bố mẹ cùng cho ra hai loại giao tử, xét trong tất cả cá cơ thể tứ bội thì có thể có kiểu gen Aaaa là kiểu gen thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
+ Xét trường hợp 4 x 1:
Một bên cho 4 loại giao tử, bên còn lại đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử.
=> Không có trường hợp nào thỏa mãn.
Câu 44:
Yếu tố nào không thay đổi ở các thế hệ trong quần thể tự phối?
Đáp án A.
Trong quần thể tự thụ phấn chỉ thay đổi thành phần kiểu gen mà không thay đổi tần số alen.
Câu 45:
Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit:
Đáp án C.
Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nu trên ADN không chứa mã di truyền, thường mang tính cá thể, do đó có thể dùng chỉ số này để nhận dạng những người khác nhau (người thân, bắt tội phạm,...)
Câu 46:
Một gen ở tế bào nhân sơ có 2400 nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen, hiệu số tỉ lệ % giữa A với T bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 có số nuclêôtit loại A chiếm 15% số nuclêôtit của mạch và bằng số nuclêôtit của G. Khi gen phiên mã 1 số lần đã lấy từ môi trường nội bào 540 Uraxin. Số lượng nuclêôtit từng loại trên mARN được tổng hợp từ gen nói trên là:
Đáp án B.
Nhận xét đáp án B là đáp án đúng.
Do số nu U môi trường cung cấp phải chia hết cho số nu U của mARN (vì số mARN là số tự nhiên dương).
Mạch 2 của gen:
A2 = 15% x 1200 = 180, G2 = 180 x 2 = 360 = X1
A2 = T1 = 180, A1 = 180 + 20% x 1200 = 420
=> G 1 = 1200 – 420 – 180 – 360 = 240
Số lượng từng loại nu trên mARN là:
A = 420 ; U = 180 ; X = 360 ; G = 24
Câu 48:
Cho các phương pháp sau:
1. Lai các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
2. Gây đột biến rồi chọn lọc.
3. Cấy truyền phôi.
4. Lai tế bào sinh dưỡng.
5. Nhân bản vô tính ở động vật.
6. Tạo giống sinh vật biến đổi gen.
Trong các phương pháp kể trên có mấy phương pháp tạo giống mới?
Đáp án D.
Các phương pháp tạo giống mới: 1,2,4,6.
Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính đều tạo các cá thể có kiểu gen giống nhau nên không tạo được giống mới.
Câu 49:
Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen giữa alen A và a . Cho biết không có đột biến xảy ra tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
Đáp án A.
Một tế bào sinh tinh có hiện tượng hoán vị gen tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau: 1:1:1:1.