Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 13)
-
6411 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ví dụ nào sau đây không phải là cảm ứng của thực vật?
Đáp án B.
Cảm ứng ở thực vật là phản ứng của cơ thể thực vật trả lời lại các kích thích của môi trường giúp cơ thể ngày càng thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. Trong các ví dụ trên, lá cây lay động khi có gió không phải là cảm ứng.
Câu 2:
Khi nói về nồng độ ion của bề mặt màng tế bào ở trạng thái điện thế nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B.
Câu 3:
Chất nào sau đây có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hóa già của cây?
Đáp án B.
Xitokinin là hoocmôn thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hóa già, chống rụng hoa rụng quả.
Câu 4:
Ở trẻ em, nếu trong cơ thể dư thừa hoocmôn nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?
Đáp án A.
GH là hoocmôn do tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào bằng cách tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương. Nếu cơ thể trẻ em dư thừa hoocmôn GH thì quá trình phát triển xương diễn ra nhanh dẫn tới gây hiện tượng người khổng lồ.
Câu 5:
Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?
Đáp án A.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ học được. Trong các phản xạ mà đề bài đưa ra thì bỏ chạy khi gặp rắn là phản xạ có điều kiện. Đối với những người chưa bao giờ được kể về tác hại của rắn cắn và chưa bao giờ bị rắn cắn thì sẽ không biết được hậu quả của rắn cắn cho nên sẽ không có phản ứng bỏ chạy khi gặp rắn. Do vậy, có phản ứng bỏ chạy là vì trước đó đã biết về tác hại của rắn cắn.
Câu 6:
Kỹ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(3) Cắt ADN của tế bào cho vào ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
Đáp án B.
Câu 7:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Quần thể ban đầu có số cây thân thấp chiếm 10% tần số alen B bằng 0,6 thì cây thân cao có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ:
Đáp án D.
Giải thích:
Quần thể ban đầu có 10% cây thân thấp, còn lại 90% cây thân cao. Trong số các cây thân cao, gồm có cây AA và cây Aa. Gọi x là tỉ lệ cây Aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là:
(0,9-x)AA + xAa + 0,1aa = 1
Tần số a = 0,4 = 0,1 + x/2
=> x = 0,6
x = 0,6 tức là số cây thân cao dị hợp (Aa) chiếm tỉ lệ 60%.
Câu 8:
Trong quần thể ngẫu phối,
Đáp án D.
Giải thích:
A sai. Vì quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen đạt cân bằng di truyền, trong đó tỉ lệ các kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ.
B sai; D đúng. Vì ở quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối ngẫu nhiên. Ở quần thể giao phối có lựa chọn, các cá thể chỉ giao phối với các thể có cùng kiểu hình.
C sai. Vì tất cả các quần thể sinh vật đều có khả năng phát sinh đột biến.
Câu 9:
Trong các bằng chứng sau đây, có bao nhiêu bằng chứng được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
(1) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy.
(2) Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.
(3) Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
(4) Xác sâu bọ sống trong các thời đại trước còn để lại trong nhựa hổ phách.
(5) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
(6) Những đốt xương sống của khủng long được tìm thấy trong các lớp đất đá.
Đáp án B.
Giải thích:
Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa trực tiếp.
Trong 6 bằng chứng nói trên, chỉ có (2), (4), (6) là hóa thạch.
Các bằng chứng (1), (3), (5) là các bằng chứng gián tiếp, trong đó (1) là cơ quan thoái hóa; (3) là cơ quan tương đồng; (5) là cơ quan tương đồng. Các bằng chứng này thuộc dạng bằng chứng giải phẫu so sánh.
Câu 10:
Ở cơ thể đực, hoocmôn FSH có tác dụng nào sau đây?
Đáp án A.
FSH là hoocmôn do tuyến yên tiết ra. Ở cơ thể đực, hoocmôn này có tác dụng kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.
Câu 11:
Quá trình phát triển cơ thể của loài bướm bạch dương trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
Đáp án C.
Sự phát triển của sâu bướm trải qua 4 giai đoạn, đó là:
Trứng Sâu non Nhộng Bướm (ngài).
Câu 12:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do 3 cặp gen (A,a; B, b; D, d) phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả 3 loại alen trội A, B và D cho hoa đỏ; kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B nhưng không có alen trội D thì cho hoa vàng; các kiểu gen còn lại thì cho hoa trắng. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây có bao nhiêu dự đoán đúng với các dữ liệu đã cho?
(1) Ở loài này có tối đa 9 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(2) P: AaBbDd x AabbDd, thu được F1 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 62,5%.
(3) P: AABBdd x AAbbDD, thu được F1. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.
(4) P: AABBDD x aabbDD, thu được F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (2) và (4).
Giải thích:
- Theo bài ra ta có: A-B-D- quy định hoa đỏ; A-B-dd quy định hoa vàng; các trường hợp còn lại quy định hoa trắng.
- Với 3 cặp gen phân li độc lập, mỗi cặp gen có 2 alen thì sẽ có 27 kiểu gen. Trong đó, kiểu hình hoa đỏ (A-B-D-) sẽ có 8 kiểu gen; Kiểu hình A-B-dd có 4 kiểu gen.
Kiểu hình hoa trắng có số kiểu gen 27- (8+4) = 15
(1) sai.
- Phép lai AaBbDd x AabbDd, thu được F1 có tỉ lệ các loại kiểu hình là:
Hoa đỏ (A-B-D-) = 3/4 x 1/2 x 3/4 = 3/32.
Hoa vàng (A-B-dd) = 3/4 x 1/2 x 1/4 = 3/32.
Số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ:
1-(9/32 + 3/32) = 20/32 = 5/8 =2,5%
(2) đúng.
Phép lai: AABBdd x AabbDD, thu được F1 có kiểu gen AABbDd. F1 tự thụ phấn thu được F2 có 9A-B-D- : 3A-B-dd : 3A-bbD- : 1A-bbdd
Kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa vàng : 4 cây hoa trắng.
(3) sai.
Phép lai: AABBDD x aabbDD, thu được F1 có kiểu gen AaBbDD. F1 tự thụ phấn thu được F2 có 9A-B-D- : 3A-bbD- : 3aaB-D- : 1aabbD-
Kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
(4) đúng.
Câu 13:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzim A, B và D tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 7/16.
(2) Ở F2, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
(3) Ở F2, có 15 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, xác suất để thu được cây thuần chủng là 1/27.
Đáp án D.
Giải thích:
- Theo bài ra ta có: A-B-D- quy định hoa đỏ; A-B-dd quy định hoa vàng;
Các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng.
- Sơ đồ lai: AABBDD x aabbdd
F1 có kiểu gen AaBbDd.
F1 lai với nhau: AaBbDd x AaBbDd.
- Đời F2 có: Cây hoa đỏ (A-B-D) = 27/64; Cây hoa vàng (A-B-dd) = 9/64.
Cây hoa trắng có tỉ lệ = 1 – cây hoa đỏ - cây hoa vàng = 1- 27/4 – 9/4 = 7/16
(1) đúng.
- Kiểu hình hoa vàng có kí hiệu kiểu gen A-B-dd gồm 4 kiểu gen là AABBdd; AABbdd; AaBBdd; AaBbdd.
(2) đúng.
- F1 có 3 cặp gen dị hợp nên đời F2 có tổng số kiểu gen = 33 = 27
Kiểu hình hoa đỏ (A-B-D-) có 8 kiểu gen.
Số kiểu gen quy định hoa trắng = tổng số kiểu gen - số kiểu gen hoa đỏ - số kiểu gen hoa vàng = 27 – 8 – 4 = 15
(3) đúng.
- Kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ 27/64; trong đó cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/64.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, xác suất được cây thuần chủng = 1/27.
(4) đúng.
Câu 14:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 4 thế hệ thu được kết quả như sau:
Thế hệ |
Kiểu gen BB |
Kiểu gen Bb |
Kiểu gen bb |
F1 |
0,36 |
0,48 |
0,16 |
F2 |
0,54 |
0,32 |
0,14 |
F3 |
0,67 |
0,26 |
0,07 |
F4 |
0,82 |
0,16 |
0,02 |
Từ kết quả số liệu của bảng trên, một bạn học sinh đã đưa ra 5 dự đoán về nguyên nhân dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể. Hãy cho biết có bao nhiêu dự đoán có thể chấp nhận được?
(1) Do chọn lọc tự nhiên đang tác động lên quần thể theo hương chống lại alen lặn.
(2) Do xảy ra quá trình giao phối không ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Do chọn lọc tự nhiên vừa chống lại kiểu gen đồng hợp lặn, vừa chống lại kiểu gen dị hợp.
(4) Do xảy ra đột biến làm tăng tần số alen trội và alen lặn trong quần thể.
(5) Do quá trình di – nhập gen, trong đó các cá thể có kiểu hình trội đã rời khỏi quần thể.
Đáp án D.
Giải thích:
- Muốn biết quần thể chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì cần phải tìm tần số alen của mỗi thế hệ.
Thế hệ |
Kiểu gen BB |
Kiểu gen Bb |
Kiểu gen bb |
Tần số B |
F1 |
0,36 |
0,48 |
0,16 |
0,6 |
F2 |
0,54 |
0,32 |
0,14 |
0,7 |
F3 |
0,67 |
0,26 |
0,07 |
0,8 |
F4 |
0,82 |
0,16 |
0,02 |
0,9 |
- Như vậy, tần số B tăng dần qua các thế hệ, điều này chứng tỏ chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen lặn.
(1) đúng.
- Chọn lọc chống lại alen lặn có thể là chọn lọc chống lại kiểu gen bb hoặc chọn lọc chống lại cả kiểu gen bb và kiểu gen Bb.
(3) đúng.
Các dự đoán (2), (4), (5) đều sai.
(2) sai. Vì tần số alen có thay đổi nên chứng tỏ không phải là giao phối không ngẫu nhiên.
(4) sai. Vì đột biến không thể làm thay đổi tần số nhanh như vậy.
(5) sai. Vì nếu các cá thể có kiểu hình trội rời khỏi quần thể thì không thể làm cho tần số alen trội tăng lên.
Câu 15:
Cho một cơ thể động vật lưỡng bội có kiểu gen . Để tạo ra được nhiều loại tinh trùng nhất thì cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh tham gia giảm phân? Biết rằng gen D và E liên kết hoàn toàn còn gen A và b liên kết không hoàn toàn; trong quá trinh giảm phân không xảy ra đột biến.
Đáp án B.
Kiểu gen , trong đó D và E liên kết hoàn toàn còn gen A và b liên kết không hoàn toàn thì sẽ tạo ra tối đa 8 loại tinh trùng. Một tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị gen sẽ cho 4 loại tinh trùng. Như vậy, để tạo ra 8 loại tinh trùng thì ít nhất 2 tế bào sinh tinh.
Câu 16:
Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do:
Đáp án B.
Muốn sinh sản hữu tính cần có giao tử; Các giao tử thụ tinh để tạo hợp tử; Hợp tử trải qua giai đoạn phát triển thành phôi để trở thành cơ thể. Vì vậy, nguyên nhân dẫn tới không sinh sản hữu tính là do khó khăn trong giảm phân tạo giao tử.
Câu 17:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, chỉ mang gen quy định tính đực, cái của loài.
(3) Gen trên NST giới tính X chỉ di truyền cho đời con ở giới XX.
(4) Trong cùng một loài, cặp NST giới tính của con đực khác với cặp NST giới tính của con cái.
(5) Ở các loài thú, cặp NST giới tính của con đực là XY.
(6) Khi giảm phân, ở cặp NST giới tính XY có sự tiếp hợp nhưng không có trao đổi chéo.
Đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (4) và (5).
(1) Sai. Vì tất cả mọi tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) đều có bộ NST 2n (có cả NST thường và NST giới tính).
(2) Sai. Vì trên NST giới tính có mang một số gen không phải giới tính.
(3) Sai. Vì gen trên NST giới tính X và truyền cho giới tính XX, vừa truyền cho giới tính XY.
Câu 18:
Phát biểu nào dưới đây về quy luật hoán vị gen là sai?
Đáp án B.
Giải thích: B sai. Vì khoảng cách càng xa nhau thì tần số hoán vị càng cao.
Câu 19:
Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống, cấu trúc của não bộ gồm các bộ phận là:
Đáp án D.
Cấu trúc của não bộ trong hệ thần kinh dạng ống gồm các bộ phận: Bán cầu não, não trung gian, não giữa, hành não, tiểu não.
Câu 21:
Trong một chuỗi thức ăn, mắt xích đầu tiên là:
Đáp án C.
Đối với chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ thì mắt xích đầu tiên là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
Đối với chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất thì mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất.
Câu 23:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Có bao nhiêu phép lai sau đây có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 11 quả đỏ: 1 quả vàng?
(1) Aaa x Aaa
(2) Aa x Aaaa
(3) AAaa x Aaaa
(4) AAaa x Aa
(5) AAa x AAa
(6) AAa x AAaa
(7) AAaa x Aaaa
(8) Aaa x AAaa
Đáp án B.
Tỉ lệ 11:1 Cây quả vàng chiếm tỉ lệ = 1/12 = 1/16 = 1/6 x 1/2
Như vậy, cơ thể đực phải cho giao tử chỉ mang gen lặn = 1/6; Cơ thể cái phải cho giao tử chi mang gen lặn = 1/2.
(1) Aaa x AAa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/2 x 1/6 = 1/12
(1) đúng.
(2) Aa x Aaaa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/2 x 1/2 = 1/4
(2) sai.
(3) AAaa x Aaaa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/6 x 1/2 = 1/12
(3) đúng.
(4) AAaa x Aa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/6 x 1/2 = 1/12
(4) đúng.
(5) AAa x AAa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/6 x 1/6 = 1/36
(5) sai.
(6) AAa x AAaa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/6 x 1/6 = 1/36
(6) sai.
(7) AAaa x Aaaa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/6 x 1/2 = 1/12
(7) đúng.
(8) Aaa x AAaa cho đời con có tỉ lệ quả vàng = 1/2 x 1/6 = 1/12
(8) đúng.
Câu 24:
Trong quá trình phiên mã của các gen trong operon Lac, enzim ARN pôlimeraza nhận biết mạch gốc dựa vào:
Đáp án B.
Câu 25:
Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Giao phấn hai cây (P) đều có kiểu hình quả tròn, ngọt nhưng có kiểu gen khác nhau, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 54% cây quả tròn, ngọt: 21% cây quả tròn, chua: 21% cây quả dài, ngọt: 4% cây quả dài, chua. Cho biết không xảy ra đột biến, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái điều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở F1, kiểu gen dị hợp tử về một trong hai cặp gen chiếm tỉ lệ 68%.
(3) Ở F1, cây quả tròn, ngọt có 4 loại kiểu gen.
(4) Nếu lấy một cây (P) cho lai phân tích thì thu được đời con có số cây quả dài, chua chiếm tỉ lệ 40% hoặc 10%.
Đáp án B.
- Tìm quy luật di truyền:
+ Quả tròn : quả dài = (54% + 21%) : (21%+4%)= 3:1
A quy định quả tròn; a quy định quả dài.
+ Quả ngọt : quả chua = (54% + 21%) : (21%+4%)= 3:1
B quy định quả ngọt; b quy định quả chua.
+ Hai cặp gen này liên kết không hoàn toàn.
Vì ở F1, quả dài, chua (ab/ab) có tỉ lệ = 4% = 0,04. Bài ra cho biết P có kiểu gen khác nhau, chứng tỏ đây là phép lai giữa cơ thể Ab/aB với cơ thể AB/ab.
Đời F1 có 0,04ab/ab = 0,4ab x 0,1ab. Giao tử ab = 0,1.
Tần số hoán vị 40%.
- Tìm phát biểu đúng.
(1) sai. Vì P có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen và có hoán vị gen thì đời con có 10 kiểu gen.
(2) đúng. Vì kiểu gen dị hợp tử về một trong 2 cặp gen có tỉ lệ = 1 - tỉ lệ của kiểu gen đồng hợp tử 2 cặp gen và trừ tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.
Đồng hợp tử 2 cặp gen (gồm có AB/AB; Ab/Ab; aB/aB và ab/ab).
Kiểu gen AB/AB có tỉ lệ = kiểu gen ab/ab = 4% = 0,04.
Kiểu gen Ab/Ab có tỉ lệ = kiểu gen aB/aB = 0,4 x 0,1 = 0,4.
Đồng hợp 2 cặp có tỉ lệ = 0,04 x 2 + 0,04 x 2 = 0,16
Dị hợp tử về 2 cặp gen (gồm có AB/ab và Ab/aB). Kiểu gen AB/ab có tỉ lệ = 2 x 0,4 x 0,1 = 0,08; Kiểu gen Ab/aB có tỉ lệ =2 x 0,4 x 0,1 = 0,08..
Dị hợp tử 2 cặp có tỉ lệ = 0,08 + 0,08 = 0,2 = 16.
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về một trong hai cặp gen:
1 – (0,16 + 0,16) = 1 – 0,32 = 0,68.
(3) sai. Vì cây quả tròn, ngọt của F1 có 5 kiểu gen, gồm AB/AB; AB/Ab; AB/aB; AB/ab; Ab/aB.
(4) đúng. Vì cây P có kiểu gen Ab/aB hoặc kiểu gen AB/ab (tần số hoán vị 20%).
Nếu cây được lấy đem lai phân tích là cây AB/ab thì sẽ cho giao tử ab có tỉ lệ 0,4.
Cây P lai phân tích thì kiểu hình quả dài, chua (ab/ab) có tỉ lệ = 40%.
Nếu cây được lấy đem lai phân tích là cây Ab/aB thì sẽ cho giao tử ab có tỉ lệ 0,1.
Cây P lai phân tích thì kiểu hình quả dài, chua (ab/ab) có tỉ lệ = 10%.
Câu 26:
Ở một loài giao phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,6; a là 0,4 và tần số B là 0,7; b là 0,3. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 7,56%.
(2) Trong số các cây thân cao, hoa đỏ có gần 23% số cây thuần chủng.
(3) Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
(4) Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp, hoa đỏ.
Đáp án C.
Cả 4 phát biểu đều đúng.
Giải thích:
- Cây cao, hoa trắng có kí hiệu gen A-bb có tỉ lệ:
(1 – aa).bb = (1 – 0,16).0,09 = 0,84.0,09 = 0,756 = 7,565%
® (1) đúng.
- Cây cao, hoa đỏ có tỉ lệ:
(1 – aa)(1 – bb) = (1– 0,16)( 1– 0,09) = 0,7644
Cây cao, hoa đỏ thuần chủng có tỉ lệ:
0,36.0,49 = 0,1764
Trong số các cây thân cao, hoa đỏ thì số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ =0,1764:0,7764»0,23=23%
® (2) đúng.
- Kiểu hình thân cao, hoa đỏ có kí hiệu A-B- nên sẽ có 4 kiểu gen là AABB, AABb, AaBB, AaBb.
® (3) đúng.
- Kiều hình thân thấp, hoa đỏ có kí hiệu aaB- nên sẽ có 2 kiểu gen là aaBB, aaBb.
® (4) đúng.
Câu 27:
Liệu pháp gen là việc chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay thế gen bệnh bằng gen lành hoặc khôi phục chức năng của gen bệnh. Quy trình kỹ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
Đáp án C.
Chuyển gen vào người bệnh là biện pháp chữa bệnh bằng liệu pháp gen được trình bày trong chương di truyền người. Khi chuyển gen vào tế bào của người, virut được làm thể truyền chứ không sử dụng plasmit làm thể truyền.
Câu 28:
Vì sao khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta phải tiến hành hủy tủy sống sau đó mới mổ ếch?
Đáp án C.
Thực hành mổ lộ tim ếch là bài thực hành mổ quan sát tim ếch và đo, đếm nhịp tim trong các trường hợp kích thích khác nhau nên khi mổ không được làm ếch chết và tim ếch không bị tổn thương.
Người ta phải tiến hành hủy tủy sống vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.
Câu 29:
Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu trong quá trình giảm phân, ở một tế bào có NST kép mang gen BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo suy luận lí thuyết, quá trình giảm phân nói trên có thể sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ.
(1) 5 loại với tỉ lệ 2:2:1:1:1.
(2) 8 loại với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1.
(3) 8 loại với tỉ lệ 2:2:2:2:1:1:1:1.
(4) 5 loại với tỉ lệ 4:4:2:1:1.
(5) 4 loại với tỉ lệ 6:4:1:1.
(6) 6 loại với tỉ lệ 4:2:2:2:1:1.
Đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (4), (5), (6).
Giải thích:
- Một tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân bình thường, không có đột biến, ta có:
|
Kết thúc giảm phân I |
Giao tử (Các tế bào phân li bình thường) |
Khả năng 1 |
1AABB; 1aabb |
2AB, 2ab |
Khả năng 2 |
1Aabb; 1aaBB |
2Ab, 2aB |
- Một tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân.
Ở 1 tế bào có NST kép mang gen BB không phân li, ta có:
|
Kết thúc giảm phân I |
Giao tử (khi tế bào có gen BB không phân li); tế bào còn lại phân li bình thường |
Khả năng 1 |
1AABB; 1aabb |
1ABB; 1A; 2ab |
Khả năng 2 |
1Aabb; 1aaBB |
2Ab; 1aBB; 1a |
- Có 3 tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân, trong đó có 1 tế bào con có NST kép mang gen BB không phân li, ta có:
|
Kết thúc giảm phân I |
Giao tử |
||
5 tế bào phân li bình thường |
1 tế bào có gen BB không phân li |
Tổng số |
||
Khả năng 1 |
3AABB; 3aabb |
4AB, 6ab |
1ABB; 1A |
6ab; 4AB; 1ABB; 1A Tỉ lệ 6:4:1:1 |
Khả năng 2 |
3Aabb; 3aaBB |
6Ab; 4aB |
1aBB; 1a |
6Ab; 4aB; 1aBB; 1a Tỉ lệ 6:4:1:1 (5) đúng |
Khả năng 3 |
2AABB; 2aabb; 1AAbb; 1aaBB |
2AB; 4ab; 2Ab; 2aB |
1ABB; 1A |
4ab; 2AB; 2Ab; 2aB; 1ABB; 1A Tỉ lệ 4:2:2:2:1:1 (6) đúng |
Khả năng 4 |
2AABB; 2aabb; 1AAbb; 1aaBB |
4AB; 4ab; 2Ab |
1aBB; 1a |
4ab; 4AB; 2Ab; 1ABB; 1A Tỉ lệ 4:4:2:1:1 (4) đúng |
Có 3 trường hợp đúng.
Câu 30:
Khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, nhận thấy một gen ở người và tinh tinh cùng quy định một chuỗi pôlipeptit nhưng có trình tự nuclêôtit khác nhau. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
Đáp án D.
Câu 31:
Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hoán vị gen chủ yếu xảy ra ở kì đầu của phân bào nguyên phân.
(2) Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
(4) Hoán vị gen làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Đáp án C.
Câu 32:
Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
Đáp án C.
Câu 33:
Khi nói về đặc điểm di truyền của gen tế bào chất, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D.
A đúng. Vì hợp tử chỉ nhận tế bào chất của trứng, do đó chỉ mang gen trong tế bào chất của cơ thể mẹ.
B đúng. Vì sự phân chia của tế bào chất không đồng đều như phân chia NST. Do đó gen trên NST được phân li đồng đều còn gen trong tế bào chất không được phân li đồng đều.
C đúng. Vì hợp tử chỉ nhận gen từ tế bào chất của trứng cho nên khi thay đổi vai trò làm bố, làm mẹ thì gen trong tế bào chất của hợp tử sẽ thay đổi.
D sai. Vì trong trường hợp con cái là XY, gen nằm trên Y thì tính trạng được di truyền theo dòng mẹ từ XY của đời trước truyền cho XY của đời sau.
Câu 34:
Ở một loài thực vật, cho biết gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.Có một cây hoa đỏ (Q) chưa biết kiểu gen. Phương pháp nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây Q?
Đáp án B.
Giải thích: Khi lai với cây hoa đỏ thuần chủng (kiểu gen AA) thì đời con luôn có 100% cá thể có kiểu hình hoa đỏ. Vì vậy không thể xác định được kiểu gen của cây đem lai.
Câu 35:
Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông xám hòa mình với môi trường, từ gen A đã đột biến thành gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể:
Đáp án B.
Giải thích:
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình. Do đó chỉ có trường hợp gen nằm trên NST Y thì khi đột biến phát sinh, ngay lập tức biểu hiện thành kiểu hình và bị CLTN loại bỏ.
Câu 36:
Cho biết các bộ ba trên phân tử mARN mã hóa axit amin tương ứng như sau: 5’AUG3’ quy định Met; 5’UAU3’ và 5’UAX3’ quy định Tyr; 5’UGG3’ quy định Trip; 5’UXU3’ quy định Ser; 5’AGG3’ quy định Arg; Các bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ kết thúc dịch mã. Xét một đoạn gen có trình tự nuclêôtit trên mạch gốc là: 3’TAX ATA AXX5’. Trong đó, thứ tự các nuclêôtit tương ứng là: 123 456 789. Trong các dự đoán sau đây về sự thay đổi của các nuclêôtit trên mạch gốc, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Nếu nuclêôtit thứ 6 bị thay thành T thì chuỗi nuclêôtit tương ứng không thay đổi.
(2) Nếu nuclêôtit thứ 9 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường.
(3) Nếu nuclêôtit thứ 5 bị thay thành G thì chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đổi.
(4) Nếu nuclêôtit thứ 8 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ dài hơn chuỗi bình thường.
(5) Nếu nuclêôtit thứ 7 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ không bị thay đổi.
Đáp án B.
Chỉ có (2) đúng.
Giải thích:
Từ mạch gốc: 3’TAX ATA AXX 5’ sẽ suy ra mạch mARN là 5’ AUG UAU UGG3’
Từ mạch mARN sẽ suy ra chuỗi polopeptit (các axit amin) tương ứng.
|
Mạch gốc |
Mạch mARN |
Chuỗi polipeptit |
Ban đầu |
3’TAX ATA AXX 5’ |
5’AUG UAU UGG3’ |
Met – Tyr - Trip |
(1) |
3’TAX ATT AXX5’ |
5’AUG UAA UGG3’ |
Met - KT |
(2) |
3’TAX ATA AXT5’ |
5’AUG UAU UGA3’ |
Met – Tyr - KT |
(3) |
3’TAX AGA AXX5’ |
5’AUG UXU UGG3’ |
Met – Ser - Trip |
(4) |
3’TAX ATA ATX5’ |
5’AUG UAU UAG3’ |
Met – Tyr - KT |
(5) |
3’TAX ATA TXX5’ |
5’AUG UAU AGG3’ |
Met – Tyr - Arg |
Đối chiếu với các nhận xét, ta thấy (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) sai.
Câu 37:
Khi nói về một gen, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Gen cấu trúc có vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch bổ sung.
(3) Tất cả các gen cấu trúc của sinh vật nhân thực đều có vùng mã hóa không liên tục.
(4) Vùng kết thúc của gen cấu trúc chứa một trong các bộ ba UAA, UAG, UGA.
(5) Vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mang mã gốc của gen.
Đáp án A.
Chỉ có (1) và (5) đúng.
Giải thích:
(2) sai. Vì vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc (ở đầu 5’ của mạch mã bổ sung).
(3) sai. Vì ở sinh vật nhân thực, bên cạnh các gen phân mảnh (vùng mã hóa không liên tục) thì còn có gen không phân mảnh (vùng mã hóa liên tục).
(4) sai. Vì vùng kết thúc là vùng chứa trình tự nuclêôtit đặc biệt để kết thúc quá trình phiên mã. Các bộ ba UAA; UAG; UGA là những tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Câu 38:
Trong một hệ sinh thái, trong các nhóm loài sinh vật sau đây, có bao nhiêu nhóm loài thuộc sinh vật phân giải?
(1) Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.
(2) Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
(3) Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải.
(4) Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển.
(5) Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu cơ thành các chất vô cơ.
Đáp án A.
(1), (4), (5).
(2) và (3) không phải là sinh vật phân giải. Vì sinh vật phân giải là những sinh vật chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt không có khả năng chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Câu 39:
Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D.
Vì diễn thế thứ sinh có thể dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực hoặc có thể dẫn tới hình thành quần xã suy thoái.
Ví dụ: Từ một đồi trọc, con người trồng cây keo, cây bạch đàn dẫn tới gây ra diễn thế thứ sinh. Kết quả của quá trình diễn thế thứ sinh này sẽ dẫn tới hình thành rừng rậm (rừng rậm là quần xã đỉnh cực so với quần xã đồi trọc).
Câu 40:
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả.
Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
Đáp án A.
Giải thích: Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
A đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây côn trùng cánh cứng chim sâu chim ăn thịt cỡ lớn. (có 4 mắt xích).
B sai. Vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
C sai. Vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
D sai. Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).