Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 8)

  • 6427 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cá thể lệch bội thể ba, tạo ra các loaị giao tử có tỉ lệ 1A: 2Aa:1aa: 2a. Cá thể trên có kiểu gen là:

Xem đáp án

Chọn D.

Thể tam bội, cho giao tử đơn bội: 1A và 2a.

Thể tam bội cho giao tử lưỡng bội có thành phần kiểu gen 1aa và 2 Aa.

=> Thể tam bội là Aaa.


Câu 2:

Ở ruồi giấm, xét 1 cặp NST chứa 2 cặp gen dị hợp (Aa, Bb) quy định 2 tính trạng khác nhau và tuân theo quy luật trội lặn hoàn toàn. Cho ruồi  có kiểu gen dị hợp về cả hai gen trên lai với nhau thì số kiểu gen, kiểu hình xuất hiện ở đời sau như thế nào?

Xem đáp án

Chọn B.

Ruồi giấm cái dị hợp 2 cặp gen, giảm phân có hoán vị tạo ra 4 loại giao tử:

Ruồi giấm đực dị hợp 2 cặp gen, giảm phân không hoán vị cho 2 loại giao tử (trùng với 2 giao tử của ruồi cái).

Số kiểu gen xuất hiện ở đời sau là:

4 x 2 - C22 = 7  kiểu gen

Số kiểu hình ở đời con là:

2 x 2 = 4


Câu 3:

Hiện tượng ở lúa mì hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong trong kiểu gen, số lượng gen trội càng nhiều thì  màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của:

Xem đáp án

Chọn A.

Hiện tượng này là kết quả của tác động cộng gộp của các gen không alen.


Câu 4:

Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Xem đáp án

Chọn A.

Các phát biểu đúng là: (1) (4).

2 sai vì đảo đoạn ko làm tăng hay giảm số lượng gen trên NST vì đoạn NST bị đứt ra được nối lại nguyên vẹn, chỉ là bị đảo ngược 180 độ, số lượng  và thành phần gen trên NST là không đổi.

3 sai, làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết tức là thêm bớt gen trong nhóm gen liên kết.


Câu 5:

Thể lệch bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là:

Xem đáp án

Chọn C.

Thể lệch bội là đột biến có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST trong tế bào không liên quan đến toàn bộ NST.

=> 2n -1 và 2n+2.


Câu 6:

Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn C.

Phát biểu đúng là C.

A sai vì các gen có số lần phiên mã khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể.

B sai, các gen nằm cùng trên một NST thì có số lần nhân đôi giống nhau.

D sai, các gen nằm trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và bằng số lần nhân đôi của tế bào.


Câu 8:

Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX ở người diễn ra do:

Xem đáp án

Chọn D.

Cơ chế này do cặp NST XX không phân li trong giảm phân, tạo ra giao tử chứa 2 NST XX.

Giao tử XX kết hợp với giao tử X (bình thường)

=> XXX.


Câu 9:

Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Chọn C.

Quần thể đang trong trạng thái cân bằng là C.

Quần thể gồm toàn hoa đỏ: 100% AA

=> Thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi qua các thế hệ.

Các quần thể còn lại đều gồm 2 kiểu gen khác nhau và không ở trạng thái cân bằng.


Câu 10:

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:

Xem đáp án

Chọn C.

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là biến dị cá thể.

Ở thời Đacuyn chưa có khái niệm về đột biến.


Câu 13:

Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn B.

25% số người mang nhóm máu O.

=>  Tần số alen IO ­ là 0,5.

Đặt tần số alen IB là x.

Tỉ lệ số người mang nhóm máu B là:

x2 + 2.x.0,5 = 0,39

Giải ra, x = 0,3

Vậy tần số alen IA là:

1 – 0,5 – 0,3 = 0,2

Cấu trúc quần thể đối với nhóm máu A là :

0,04IAIA : 0,2IAIO


Câu 14:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?

Xem đáp án

Chọn C.

Sự kiện không diễn ra trong tiến hóa hóa học là C.

Hình thành nên các tế bào sơ khai là kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học.


Câu 15:

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B.

Phát biểu đúng là B.

Hợp tử được thừa hưởng toàn bộ tế bào chất trong tế bào trứng của mẹ nên nhận toàn bộ gen ngoài nhân của mẹ nên di truyền giống mẹ.

A sai, gen ngoài nhân nằm trong ti thể/ lục lạp, khi phân bào không được phân chia đều cho các tế bào con.

C sai, gen ngoài nhân nằm trên ADN dạng vòng, do đó chỉ cần 1 gen là biểu hiện ra kiểu hình.

D sai, gen nằm trong ti thể/ lục lạp, có trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể, biểu hiện ở cả 2 giới.


Câu 17:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

Sử dụng phương án loại trừ:

B sai, đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.

C sai, đột biến cấu trúc NSTcó thể xảy ra cả trên NST giới tính và NST thường.

D sai, đột biến đảo đoạn chỉ làm đảo ngược 1 đoạn NST trên 1 NST mà thôi. Do đó ko làm thay đổi các gen trong 1 nhóm gen liên kết.

Phát biểu đúng là A.


Câu 18:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

Xem đáp án

Chọn C.

Dạng đột biến có thể làm cho 2 alen của cùng 1 gen cùng nằm trên một NST đơn là đột biến lặp đoạn.


Câu 19:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

Phát biểu đúng là A.

B sai, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó mới tác động lên tần số alen, thành phần kiểu gen.

C sai, ví dụ như di nhập gen cũng có khả năng tương tự.

D sai, giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi tần số alen.


Câu 20:

Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

Xem đáp án

Chọn D.

Bằng chứng phản ánh sự tiến hóa hội tụ (đồng quy) là các cơ quan tương tự.

Đó là gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.


Câu 21:

Để phát hiện ra những gen xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể, người ta dùng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A.

Để phát hiện ra những gen xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể, người ta cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.

Điều này sẽ làm tăng cường xuất hiện kiểu hình đồng hợp, các alen xấu mà ở trạng thái lặn sẽ được biểu hiện và được loại bỏ.


Câu 23:

Một đoạn sợi cơ bản trong nhiễm sắc thể ở người có 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối giữa các nuclêôxôm, trong mỗi đoạn nối có 50 cặp nucleotit. Hãy xác định chiều dài của đoạn ADN trên

Xem đáp án

Chọn B.

1 nucleoxom có 146 cặp nucleotit, có chiều dài là:

146 x 3,4 = 496,4 Ao

1 đoạn ADN nối có 50 cặp nucleotit, có chiều dài là:

50 x 3,4 = 170 Ao

Vậy chiều dài đoạn ADN trên là:

10 x 496,4 + 9 x 170 = 6494 Ao


Câu 24:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen ; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt ; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: ABab XDXd xABab XDY  thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:

Xem đáp án

Chọn B.

A xám >> a đen

B dài >> b cụt

D đỏ >> d trắng

P:  ABabXDXABabXDY

FA-B-D- = 52,5%

Xét phép lai: XDXd  x XDY

Đời con: 1 XDXD : 1 XDXd : 1 XDY : 1 XdY

Tỉ lệ kiểu hình mắt đỏ D- = 34

=>  Vậy tỉ lệ xám, dài A-B- là:

0,5250,75= 0,7 = 70%

=>  Tỉ lệ xám, cụt A-bb là:

75% - 70% = 5%

Vậy tỉ lệ ruồi đực xám, cụt, đỏ A-bbD- là:

0,05 x 0,25 = 0,0125 = 1,25%


Câu 25:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đặc điểm nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

Đặc điểm đúng là D.

A sai, thường biến không di truyền được.

B sai, khi điều kiện sống ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn luôn diễn ra để giữ lại những kiểu gen thích nghi nhất.

C sai, biến dị thường biến không là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.


Câu 26:

Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Chọn B.

Nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể là đột biến và di nhập gen.


Câu 27:

Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb XDd XdE  giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là:

Xem đáp án

Chọn D.

1 tế bào sinh tinh giảm phân không có hoán vị gen tạo ra 2 loại giao tử.

1 tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị gen tạo ra 4 loại giao tử.

Vậy số loại giao tử tối đa tạo ra từ 2 tế bào trên là 6 loại.


Câu 29:

Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:

Xem đáp án

Chọn A.

Một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là tạo biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.


Câu 30:

Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Chọn D.

P: XAX- x XaY

F1 : 1 XAXa : 1 X-Xa : 1 XAY : 1 X-Y 

Tỉ lệ là 50% đỏ : 50% trắng

=> Các kiểu gen X-Xa và X-Y phải cho kiểu hình trắng.

=>  X- là Xa

F1 : 1 XAXa : 1 XaXa : 1 XAY : 1 Xa

Giao tử: ( 1XA : 3Xa ) x ( 1XA : 1Xa : 2Y )

F1 x F1

F2, tỉ lệ cái mắt đỏ là:

14  x 12 + 14 x 34  = 516 = 31,25%


Câu 31:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa:

Xem đáp án

Chọn C.

Hợp tử nguyên phân 3 lần tạo ra 23 = 8 tế bào.

Lần nguyên phân thứ 4, ở kì giữa, các NST ở trạng thái kép, chưa phân li. Một NST kép gồm 2 cromatit.

Vậy số lượng NST có trong 1 tế bào là 3368,2.

Vậy hợp tử là thể tam nhiễm 2n+1.

<=> Được hình thành bởi sự thụ tinh giữa giao tử (n+1) và giao tử n.


Câu 32:

Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Tính theo lí thuyết số kiểu gen tối đa về các locut trên trong quần thể người là:

Xem đáp án

Chọn D.

Số kiểu gen của gen thứ nhất là:

3 +C32 = 6

Xét gen nằm trên NST giới tính:

Số kiểu gen của cặp gen thứ 2 và 3 ở giới XX:

4 +C42 

Số kiểu gen của cặp gen thứ 2 và 3 ở giới XY:

2 x 2 x 3 = 12 

Theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa về các locut trên trong quần thể người là:

(3+ C32) x ( 2x2 +C42+ 2x 2 x3) = 132


Câu 33:

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 34:

Cho mỗi gen quy định 1 loại tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn, không có đột biến, tính theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất.

Xem đáp án

Chọn D.

Phép lai A cho 2x2x2 = 8 kiểu hình.

Phép lai B cho 4 x 2 = 8 kiểu hình.

Phép lai C cho 4 x 2 = 8 kiểu hình.

Phép lai D cho 4 x 3 = 12 kiểu hình.


Câu 35:

Gen dài 3060A0, tỉ lệ A= 37G. Sau đột biến, chiều dài gen không đổi và tỉ lệ AG ≈ 42,18%. Dạng đột biến là:

 

 


Câu 36:

Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là:

Xem đáp án

Chọn B.

Gen có 2128 liên kết Hidro có:

2A + 3G = 2128

Mạch 1 có:

A1 = T1 = x

G1 = 2A1 = 2x

X1 = 3T1 = 3x

Vậy trên toàn gen có:

A = T = A1 + T1 = 2x

G= X = G1 + X= 5x

Có 2A + 3G = 2128

Vậy giải ra, A = 224


Câu 37:

Ở một trang trại cá giống, trong một đợt cho cá đẻ người ta thu được 6000 hợp tử của loài cá nuôi. Các hợp tử nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã cần môi trường nội bào cung cấp 4368.103 NST đơn. Bộ NST 2n của loài là:

Xem đáp án

Chọn A.

6000 hợp tử nguyên phân 3 lần tạo ra số tế bào là:

6000 x 23 = 48000

Môi trường nội bào cung cấp 4368.103 NST đơn.

=> Trong 1 tế bào có số NST là:

43680004800-6000=104


Câu 38:

Cho một cặp thỏ giao phối với nhau được F1 đều lông đen, dài, quăn. Cho F1 giao phối với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ: 56,25% lông đen, dài, quăn: 18,75% lông đen, ngắn và thẳng : 14,0625 lông xám, dài và quăn: 4,6875% lông xám, ngắn và thẳng: 4,6875% lông trắng, dài và quăn: 1,5625% lông trắng, ngắn và thẳng. Cho biết kích thước của lông và hình dạng của lông đều bị chi phối bởi hiện tượng một cặp gen quy định một tính trạng, các gen đều nằm trên NST thường. Cho biết kiểu gen F1 là:

Xem đáp án

 

Chọn A.

F1: đen, dài, quăn

F1 x F1

F2 :

Đen : xám : trắng = 12 : 3 : 1

<=> Tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập qui định theo qui luật tương tác át chế.

A át chế a, B, b. Do đó A- cho kiểu hình đen.

a không át chế. B xám >> b trắng.

Dài : ngắn = 3 : 1

<=> D dài >> d ngắn

Quăn : thẳng = 3:1

<=> E quăn >> e thẳng

Có:

56,25% lông đen, dài, quăn: 18,75% lông đen, ngắn, thẳng : 14,0625 lông xám, dài, quăn: 4,6875% lông xám, ngắn, thẳng : 4,6875% lông trắng, dài, quăn: 1,5625% lông trắng, ngắn, thẳng.

<=> 18,75% lông đen (3 dài, quăn : 1 ngắn thẳng) : 4,6875% lông xám (3 dài, quăn : 1 ngắn thẳng) : 1,5625% lông trắng (3 dài quăn : 1 ngắn thẳng).

<=> (3 dài, quăn : 1 ngắn, thẳng) . (18,75 đen : 4,6875 xám : 1,5625 trắng).

<=> (3 dài, quăn : 1 ngắn, thẳng) . (12 đen : 3 xám : 1 trắng).

Vậy cặp gen Dd và Ee di truyền liên kết hoàn toàn: DEde và phân li độc lập với 2 cặp Aa và Bb.

Vậy kiểu gen là AaBbDEde.

 


Câu 42:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vịgen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

(1) F2 có 9 loại kiểu gen.

(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3) Ở F2 , số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.

(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

Xem đáp án

Chọn D.

Pt/c: đỏ, tròn x vàng, bầu

F1: 100% đỏ, tròn

Do tính trạng đơn gen.

=> A đỏ >> a vàng

B tròn >> b bầu

F1 tự thụ.

F2 đỏ, bầu A-bb = 9%

Vậy tỉ lệ aabb = 25% - 9% = 16%

Hoán vị gen với tần số như nhau

=> Mỗi bên cho giao tử ab bằng 40%

=> Tần số hoán vị gen là 20%

=> Kiểu gen F1 là ABab

1 sai, F2 có 10 loại kiểu gen.

2 đúng, có 5 loại kiểu gen quy định tròn, đỏ là ABAB,ABaB,ABAb,ABab,AbaB

3 sai.

Mỗi bên cho giao tử là:

AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%

Kiểu gen giống F1 chiếm tỉ lệ:

0,4 x 0,4 x 2 = 0,32

4 đúng.


Câu 43:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

Xem đáp án

Chọn B.

Các phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 là:

AaBbDd x aaBbDD.

ABab× abab với tần số hoán vị gen bằng 25%


Câu 44:

Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng mang 2 cặp tính trạng đối lập thu được F1 có kiểu hình 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài; 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 38mắt đỏ, cánh ngắn; 38mắt đỏ, cánh dài; 18 mắt nâu, cánh dài; 18mắt nâu, cánh ngắn. (Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu; gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn).

Xem đáp án

Chọn D.

Xét tính trạng màu mắt:

F1 : 100% đỏ

F1 x F1

F2 : 3 đỏ : 1 nâu

Vậy A đỏ >> a nâu, gen qui định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.

Xét tính trạng dạng cánh :

F1: Cái cánh dài

      Đực cánh ngắn

F2 : 1 ngắn : 1 dài.

Do F1 kiểu hình ở 2 giới không đồng đều.

=> Tính trạng dạng cánh nằm trên NST giới tính.

F1: XBX- x XbY

F2: XBXb : X-Xb : XBY : X-Y

Mà F2 : 1 dài B-  : 1 ngắn bb.

=>  X-Xb và X-Yphải là kiểu hình ngắn bb.

=>  X- là Xb

=>  F1 có kiểu gen: AaXBX, AaXbY.


Câu 45:

Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau :

Loài

Nhiệt độ (0C)

Độ ẩm (%)

Giới hạn trên

Giới hạn dưới

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

A

42

26

60

80

B

28

10

30

50

C

32

15

45

75

Nhận xét nào sau đây không đúng về mức độ cạnh tranh giữa 3 loài:

Xem đáp án

Chọn D.

Loài A và loài B  có phần giới hạn sinh thái của yếu tố nhiệt độ không giao nhau.

=> A và B không cùng sống trong một ổ sinh thái.

=> Không cạnh tranh nhau.


Câu 47:

Để phân biệt kiểu gen Aaa của 1 cá thể là thể ba nhiễm hay thể tam bội. Người ta dùng phương pháp nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Chọn C.

Phương pháp không đúng là C.

Vì cây tam nhiễm và cây tam bội có thể đều bị bất thụ.


Câu 48:

Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen  chậm hơn ở các quần thể nào:

Xem đáp án

Chọn C.

Chọn lọc tự nhiên sẽ làm quần thể (2) và (4) thay đổi chậm hơn.

Vì quần thể 2, cá thể Aa sức sống kém, cá thể AA và aa bình thường.

Do đó tỉ lệ giao tử A và a tạo ra trong quần thể là 0,5.

Tương tự quần thể 4 nếu AA và aa sinh sản kém, Aa sinh sản bình thường tạo ra A = a = 0,5.


Câu 49:

Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Chọn C.

Pt/c: cái đen x đực trắng

F1:100% đen

Đực F­1 đen x cái đồng hợp lặn.

Fa : 2 đực trắng : 1 cái đen : 1 cái trắng

Fa chính là thể hiện tỉ lệ giao tử đực F1 cho

=> Đực F1 cho 4 tổ hợp giao tử.

Mà tính trạng không đồng đều trên 2 giới 

=> Có gen nằm trên NST giới tính X

=> Đực F1 : AaXBY

Đực F1 AaXBY x cái đồng hợp lặn aaXbXb

Fa : AaXbY : aaXbY : AaXBXb : aaXBXb

=>  A-B- = đen

A-bb = aaB- = aabb =  trắng

Tính trạng được qui định bởi 2 cặp gen tương tác bổ sung.

P: AAXBXB x aaXbY

F1: AaXBX : AaXBY

F1 x F1

F2 : 6A-XBX- : 2aaXBX-

       3A-XBY : 3A-XbY : 1aaXBY : 1aaXbY

Trắng F2 = 216+516=716

Trong trắng F2, tỉ lệ số con đực là 57.


Câu 50:

Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể  ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là:

Xem đáp án

Chọn A.

A bình thường >> a bị máu khó đông.

4 người đàn ông bị máu khó đông trên 100 người đàn ông.

=>  Tỉ lệ XaY bằng 0,04.

Ta có tần số alen a là 0,04, tần số alen A là 0,96.

Vậy cấu trúc quần thể ở phụ nữ là:

0,9216XAXA : 0,0768 XAXa : 0,0016 XaXa

Vậy tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh ở cả quần thể là:

0,07682=0,0384


Bắt đầu thi ngay