Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 18)

  • 6420 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quá trình quang hợp giải phóng ôxi. Nguồn gốc của ôxi thoát ra từ chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A.

Trong pha sánh diệp lục mất e- giành giật e- của nước gây nên quá trình quang phân li nước để lấy e- bù đắp e- đã mất đồng thời tạo H+ và O2.

2H2O4H+ + O2 + 4e-

Thí nghiệm chứng minh O2 tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước:

Người ta dùng oxi được đánh dấu phóng xạ O18 trong các phân tử nước tham gia quang hợp. Và thu lại oxi được giải phóng ra trong quang hợp kiểm tra đồng vị thấy rằng đó là oxi được đánh dấu phóng xạ O18.


Câu 2:

Quá trình quang hợp giải phóng ôxi. Nguồn gốc của ôxi thoát ra từ chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A.

Trong pha sánh diệp lục mất e- giành giật e- của nước gây nên quá trình quang phân li nước để lấy e- bù đắp e- đã mất đồng thời tạo H+ và O2.

2H2O4H+ + O2 + 4e-

Thí nghiệm chứng minh O2 tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước:

Người ta dùng oxi được đánh dấu phóng xạ O18 trong các phân tử nước tham gia quang hợp. Và thu lại oxi được giải phóng ra trong quang hợp kiểm tra đồng vị thấy rằng đó là oxi được đánh dấu phóng xạ O18.


Câu 3:

Cân bằng nội môi là hoạt động:

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 4:

Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chủ yếu của việc cắt bỏ hết là để:

Xem đáp án

Đáp án A.

Cành ghép là phần cành của cây này được cắt rời để ghép vào một cây khác. Khi mới ghép phần mô dẫn của cành ghép và gốc ghép chưa được nối liền do đó việc cung cấp nước từ gốc lên cành ghép bị hạn chế; vì vậy người ta thường cắt hết lá ở cành ghép để hạn chế sự thoát hơi nước trong khi nước cung cấp còn thiếu đảm bảo đủ nước cho cành ghép phát triển.


Câu 5:

So với tự thụ tinh thì thụ tinh chéo tiến hóa hơn. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Đáp án A.

Thụ tinh chéo có sự tổ hợp vật chất di truyền từ hai nguồn khác nhau nên có tính biến dị đa dạng hơn, tạo tính đa dạng ở đời con nên khả năng thích nghi cao hơn. Tự thụ tinh làm cho cá thể đời con thuần chủng nên hạn chế nguồn biến dị tổ hợp.


Câu 6:

Chỉ có 3 loại nuclêôtit A, U, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền có khả năng mang thông tin mã hóa axit amin.

Xem đáp án

Đáp án D.

Từ 3 loại nuclêôtit A, U, G có thể tổng hợp được 33 = 27 loại mã di truyền khác nhau. Tuy nhiên trong 27 loại mã di truyền này có 3 bộ ba là UAA, UAG và UGA làm nhiệm vụ kết thúc phiên mã chứ không mã hóa aa cho nên số loại mã di truyền có khả năng mang thông tin mã hóa aa là 27 – 3 = 24.


Câu 7:

Ở một loài lưỡng bội, alen A quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho hai cá thể (P) giao phối với nhau được F1, các cá thể F1 giao phối tự do được F2. Hai các thể (P) có kiểu gen nào sau đây để tỉ lệ kiểu hình ở F1 giống với tỉ lệ kiểu hình ở F2?

Xem đáp án

Đáp án D.

Để tỉ lệ kiểu hình ở F1 giống với tỉ lệ kiểu hình ở F2 nghĩa là quần thể F1 đã cân bằng di truyền.

Ở câu D, có P: Aa x Aa thì F1: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa đã cân bằng di truyền nên ở F2 tỉ lệ  kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình sẽ không thay đổi.


Câu 9:

Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào ssau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B.

Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu B là sai vì chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác chính là nhờ công nghệ gen.


Câu 10:

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hóa nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm lại sự hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án D.

- Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hóa nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới là di – nhập gen.

- Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nếu di – nhập gen diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm sự sai khác giữa vốn gen của quần thể này với quần thể gốc. Do đó sẽ làm chậm sự hình thành loài mới.


Câu 11:

Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có ở giai đoạn tiến hóa sinh học, Trái Đất có sinh vật.


Câu 12:

Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật nào có vai trò như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh học?

Xem đáp án

Đáp án D.

Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật có vai trò như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật là vi sinh vật sống hoại sinh.


Câu 13:

Trùng roi sống trong ruột mối thuộc mối quan hệ:

Xem đáp án

Đáp án B.

Trùng roi và mối là quan hệ cộng sinh.

Vì mối ăn gỗ vào trong ruột được trùng phân giải gỗ thành đường gluco cung cấp cho cả trùng roi và mối. Nếu không có trùng roi thì mối sẽ bị chết vì không tiêu hóa được gỗ. Nếu không có mối thì trùng roi sẽ bị chết vì không có gỗ để tiêu hóa.


Câu 14:

Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì:

Xem đáp án

Đáp án B.

Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng, thì cường độ quang hợp cũng tăng dần từ điểm bù ánh sáng đến điểm bảo hòa ánh sáng.


Câu 15:

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C.

C sai. Vì các loài như ngựa, thỏ không có hoạt động nhai lại. Mặt khác, các loài cá ăn cỏ như cá trắm cỏ, cá trôi,…cũng không có hoạt động nhai lại.


Câu 16:

Một gen có tổng số 1800 nuclêôtit. Trên một mạch của gen có số nuclêôtit loại A = 4T; G = 3T; X = T. Tổng số liên kết hiđrô của gen là:

Xem đáp án

Đáp án A.

- Tổng số nuclêôtit của một mạch gen là:

1800 : 2 = 900.

A2 + T2 + G2 + X2 = 900

- Theo bài ra ta có:

A2 = 4T2; G2 = 3T2; X2 = T2

A2 + T2 + G2 + X2= 4T2 + T2 + 3T2 + T2 = 9T2 = 900

T2 = 900/9 = 100

- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 là:

T2= 100; A2 = 100 x 4 = 400; G2 = 100 x 3 = 300; X2 = 100

- Số nuclêôtit mỗi loại của gen:

Agen = Tgen = A2 + T2 = 400 + 100 = 500

Ggen = Xgen = G2 + X2 = 300 + 100 = 400

Tổng số liên kết hidrô của gen:

2A + 3G = 2 x 500 +3 x 400 = 2200.


Câu 18:

Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cậy hoa đỏ. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 13 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát, trong số các cây hoa đỏ thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án A.

-    Cây hoa đỏ ở thế hệ xuất phát có kiểu gen AA hoặc Aa. Gọi tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen Aa ở thế hệ xuất phát là x.

Tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen AA là 1 – x.

Quần thể này sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn nên tỉ lệ kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ F3 là:

x.716=720x=1620=0,8

-    Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,2AA :0,8a.

-   Vậy trong số các cây hoa đỏ cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:

0,2 x 100% = 20%


Câu 20:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.

(2) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

(3) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

(4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng là (2), (3), (4).

(1) sai. Vì độ đa dạng của quần xã bao gồm đa dạng về thành phần loài, đa dạng về ổ sinh thái, đa dạng về lưới dinh dưỡng. Đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần và độ đa dạng cao nhất ở quần xã đỉnh cực. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự cạnh tranh khác loài càng mạnh dẫn đến sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng ổn định, ít bị thay đổi.


Câu 21:

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.

(2) Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi..

(3) Khi xảy ra biến đổi số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể vật ăn thịt.

(4) Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3), (4).

- Trong mối quan hệ sinh thái giữa quần thể vật ăn thịt với quần thể con mồi thì quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn rất nhiều so với quần thể con mồi, khi số lượng cá thể của quần thể con mồi bị biến động thì sẽ kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt và sự biến động thường bắt đầu từ quần thể con mồi sau đó mới dẫn tới sự biến động của quần thể vật ăn thịt.

- Quần thể con mồi có tiềm năng sinh học cao hơn quần thể vật ăn thịt (Tốc độ sinh sản nhanh hơn, vòng đời ngắn hơn,…) nên khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt chậm hơn so với quần thể con mồi.


Câu 22:

Giả sử Ca2+ trong cây là 0,3%; trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Nồng độ Ca2+ trong cây cao hơn trong đất thì cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách hấp thụ chủ động.


Câu 23:

Giả sử trong một ngày một người lao động bình thường cần sử dụng năng lượng 766,5 kcal. Nếu mỗi mol ATP giải phóng 7,3 kcal thì một ngày người đó phải sửng dụng ít nhất bao nhiêu gam glucozơ cho việc sinh công?

Xem đáp án

Đáp án B.

- Số mol ATP mà người đó cần có để sinh công là:

766,57,3=105 (mol) 

- 1 mol glucôzơ tạo ra được 38 mol ATP.

- Vậy số mol glucôzơ cần dùng là:

10538=2,763 (mol) 

- Số gam glucôzơ cần dùng là:

2,763 x 180 = 497 (g)


Câu 24:

Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 16% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến gen ABD với tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án C.

Cặp gen Aa giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là A và a, trong đó A=1/2.

Cặp gên Dd giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là D và d, trong đó D=1/2.  

Có 16% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.

Có 84% số tế bào mang cặp gen Bb giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là B và b, trong đó giao tử mang gen

B=84%×12=42% 

Vậy, loại giao tử ABD có tỉ lệ:

12×12×42%=10,5%


Câu 26:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,49

0,42

0,09

F3

0,4

0,2

0,4

F4

0,25

0,5

0,25

F5

0,25

0,5

0,25

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

- Muốn biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu.

- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ

Tần số A

Tần số a

F1

0,7

0,3

F2

0,7

0,3

F3

0,5

0,5

F4

0,5

0,5

F5

0,5

0,5

- Ta thấy tần số alen A và alen a chỉ thay đổi một cách đột ngột ở giai đoạn từ thế hệ F2 sang thế hệ F3, sau đó vẫn duy trì ổn định. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột như vậy.


Câu 27:

Cạnh tranh cùng loài có bao nhiêu vai trò sau đây?

(1) Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.

(2) Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.

(3) Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành cá loài mới.

(4) Duy trì ổn định số lượng và duy trì sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.

Xem đáp án

Đáp án C.

Cạnh tranh cùng loài có 3 vai trò (2), (3), (4).

Giải thích:

- Cạnh tranh cùng loài là động lức thúc đẩy sự tiến hóa của loài, vì sự cạnh tranh sẽ giúp quần thể loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi. Mặt khác cạnh tranh làm mở rộng ổ sinh thái và mở rộng khu phân bố của loài.

 Các phát biểu (2) và (3) đúng.

- Cạnh tranh duy trì số lượng cá thể vì khi số lượng cá thể tăng lên thì mức độ cạnh tranh càng tăng làm giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

Khi mật độ quần thể giảm (số lượng giảm) thì mức độ cạnh tranh giảm dần làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm tăng số lượng cá thể.

Như vậy, mức độ cạnh tranh cùng loài phụ thuộc vào mật độ quần thể nên nó duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa của môi trường.

 Phát biểu (4) đúng.


Câu 28:

Có bao nhiêu thông tin sau đây phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong các thông tin nói trên thì diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh giống nhau ở thông tin số (2) và thông tin số (3).

Số (1) sai: Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Đặc điểm này chỉ có ở diễn thế thứ sinh chứ không có ở diễn thế nguyên sinh.

Số (4) sai: Luôn dẫn tới quần xã bị suy thái. Đặc điểm này là một điều sai. Vì diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới quần xã đỉnh cực nhưng diễn thế thứ sinh thì có trường hợp dẫn tới quần xã đỉnh cực, có trường hợp dẫn tới quần xã suy thoái.


Câu 30:

Ở hệ tuần hoàn của người, mỗi mao mạch có đường kính rất nhỏ nhưng tổng thiết diện của toàn bộ hệ thống mao mạch thì rất lớn. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Đáp án B.

Vì số lượng mao mạch nhiều cho nên tổng thiết diện của mao mạch là rất lớn.


Câu 31:

Khi cơ thể bị mất máu sẽ gây hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.          

Cơ thể bị mất máu tức là mất nước, giảm khối lượng máu làm huyết áp giảm nên một loạt cơ chế được kích hoạt để duy trì lượng máu, lượng nước và tăng huyết áp cho cơ thể:

- Khi mất máu huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm.

- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).

- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.

- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II,  Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu.


Câu 32:

Ở một loài thực vật hạt kín có bộ NST 2n=24. Giả sử quá trình thụ tinh của hạt phấn đạt 87,5%, của noãn là 100% đã hình thành 56 hợp tử lưỡng bội sau đó thành 56 hạt, (cho rằng các hạt phấn tham gia thụ phấn đều thụ tinh). Số lượng nhiễm sắc thể đơn đã bị tiêu biến trong quá trình phân bào cho đến khi hoàn thành thụ tinh từ tất cả các tế bào sinh trứng và sinh tinh nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án C.

- Số NST đơn bị tiêu biến trong quá trình phân bào của tế bào sinh hạt phấn cho đến khi hoàn thành quá trình thụ tinh là:

n x 64 = 12 x 64 = 768 (NST)

- Số NST đơn tiêu biến trong quá trình phân bào của tế bào sinh trứng cho đến khi hoàn thành quá trình thụ tinh là:

8n x 56 = 12 x 8 x 56 = 5376 (NST)

Tổng số NST bị tiêu biến:

768 + 5376 = 6144.


Câu 33:

Trong một chu kì kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì thể vàng được hình thành và phát triển ở giai đoạn nào của chu kì?

Xem đáp án

Đáp án C.

Thể vàng chính là phần bao nang của trứng khi trứng chín, rụng và được giải phóng thì phần bao nang này trở thành thể vàng và được duy trì phát triển trong 7 ngày tiếp theo.

Như vậy trong một chu kì kinh nguyệt bình thường 28 ngày thì thể vàng được hình thành và phát triển ở giai đoạn ngày thứ 14 đến ngày thứ 21.


Câu 35:

Khi nói về hoạt động của operon Lac, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

(2) Đường lactôzơ làm bất hoạt prôtêin ức chế bằng cách bám vào prôtêin ức chế làm cho cấu trúc không gian của prôtêin ức chế bị thay đổi.

(3) Gen điều hòa và các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau.

(4) Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi và phiên mã khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (3).

(1) đúng. Vì các gen Z, Y, A cùng nằm trên một phần tử AND cho nên có số lần nhân đôi bằng nhau. Các gen Z, Y, A có chung một vùng khởii động và một vùng vận hành nên số lần phiên mã bằng nhau (khi có lactozơ thì tất cả các gen đều phiên mã).

(3) đúng. Vì gen điều hòa và các gen cấu trúc Z, Y, A đều nằm trên một phân tử ADN vi khuẩn nên khi ADN nhân đôi thì tất cả các gen này đều nhân đôi.

(4) sai. Vì các gen trong một operon luôn có số lần phiên mã bằng nhau.


Câu 36:

Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ : 22,5% con đực thân xám, mắt đỏ : 22,5% con đực thân đen, mắt trắng : 2,5% con đực thân xám, mắt trắng : 2,5% con đực thân đen, mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Tần số hoán vị gen là:

Xem đáp án

Đáp án A.

- Mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và F1 có kiểu hình thân xám mắt đỏ chứng tỏ thân xám trội  so với thân đen và mắt đỏ trội so với mắt trắng.

- Ở F2 giới đực có 4 loại kiểu hình trong khi đó ở giới cái chỉ có một loại kiểu hình. 

Tính trạng liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.

- Ở F2, tỉ lệ kiểu hình 50% : 22,5% : 22,5% : 2,5% : 2,5% = 20 : 9 : 9 : 1 : 1 là tỉ lệ của hoán vị gen.

- Khi có liên kết giới tính và hoán vị gen, thì tần số hoán vị gen được tính dựa trên giới đực của đời con (vì khi đó ở giới đực nhân Y của bố và X của mẹ nên tỉ lệ giao tử X của mẹ quyết định tỉ lệ kiểu hình của đời con).


Câu 37:

Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AbaBDd hoán vị gen xảy ra giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử tạo ra trong quá trình giảm phân của tế bào trên là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Một tế bào sinh tinh có hoán vị thì chỉ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 (mỗi loại 25%).


Câu 40:

Ở một loài động vật, gen A quy định mắt đỏ nằm trên NST X, gen a quy định mắt trắng. Trong một quần thể, ở giới đực có 30% cá thể mắt trắng, ở giới cái có tần số A là 0,5. Cho các cá thể ngẫu phối, theo lí thuyết thì kiểu hình màu mắt trắng tính chung cả 2 giới ở đời F1 là:

Xem đáp án

Đáp án B.

Theo bài ra ta có:

Ở giới đực có: 0,3XaY : 0,7XAY

Tỉ lệ giao tử đực: 0,5Y : 0,15Xa : 0,35XA

Ở giới cái có: 0, 5Xa : 0, 5XA

Các kiểu gen mắt trắng F1 là: XaY và XaXa

Tỉ lệ kiểu hình mắy trắng F1 là:

0,5 x 0,5 + 0,5 x 0,15 = 0,325


Câu 41:

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định.

Biết rằng người mẹ của cô gái ở thế hệ thứ (III) không mang gen bệnh. Xác suất để người con của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ (III) bị cả hai bệnh nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Xét người vợ ở cặp vợ chồng ở thế hệ thứ (III).

-  Người mẹ của người vợ ở thế hệ thứ (III) không mang gen bệnh có kiểu gen là AABB.

-  Người bố của người vợ ở thế hệ thứ (III) bị bệnh thứ 2, đồng thời ông nội bị bệnh thứ nhất nên người bố có kiểu gen Aabb.

Người vợ ở thế hệ thứ (III) có kiểu gen 12AABb hoặc 12AaBb.

Xét người chồng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ (III).

-  Người bố của người chồng ở thế hệ thứ (III) bị bệnh thứ nhất, đồng thời người mẹ của người chồng ở thế hệ thứ (III) bị bệnh thứ 2.

Người chồng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ (III) có kiểu gen AaBb.

Xác suất để người con của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ (III) bị cả hai bệnh nói trên là 12AaBb×AaBb.

12×14aa×14bb=132


Bắt đầu thi ngay