Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 17)
-
14023 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện diệp lục và carôtenôit?
Đáp án B
Dung dịch cồn 90-96o là dung môi hòa tan được diệp lục và carôtenôit dùng chiết rút được các sắc tố trên và phát hiện ra các sắc tố đó từ lá.
Câu 2:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da ?
Đáp án D
Ếch đồng là động vật vừa hô hấp qua phổi vừa hô hấp qua da.
Châu chấu : qua ống khí
Chuột : qua phổi
Tôm : qua mang
Câu 3:
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
Đáp án A
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Câu 4:
Phân tử nào sau đây cấu tạo nên ribôxôm?
Đáp án D
Phân tử cấu tạo nên ribôxôm là rARN.
Câu 5:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử này là
Đáp án B
Theo nguyên tắc bổ sung thì A=T, G=X, nên %A + %X = 50%, vậy %X = 30%.
Câu 6:
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
Đáp án A
Cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo ra 2 loại giao tử là Ab= ab = 50%.
Câu 7:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen trong 3 cặp gen đang xét?
Đáp án A
Cơ thể có kiểu gen aaBbdd là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen.
Câu 8:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?
Đáp án A
Phép lai AA × Aa cho đời con có 2 loại kiểu gen là AA và Aa, tỉ lệ 1:1.
Câu 9:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
Đáp án C
Phép lai Aa × Aa cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa.
Câu 10:
Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tính trạng trung gian sẽ có hoa màu hồng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 3 loại kiểu hình?
Đáp án A
Vì trội không hoàn toàn nên các phép lai A, B đều tạo ra 2 loại KH, phép lai D chỉ tạo ra 1 loại KH,
chỉ có phép lai A: Dd × Dd →1DD:2Dd:1dd :3 loại kiểu hình là 1hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng.
Câu 11:
Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong đó tần số kiểu gen Aa là 0,42. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể là
Đáp án A
Ta có 2pq = 0,42. Mà p + q = 1 (p,q ≥0)
→ ta có 2p(1-p)=0,42 giải phương trình ta có p = 0,3
Câu 12:
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà cách tạo giống thông thường không thể tạo được?
Đáp án C
Chỉ có dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) mới có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà cách tạo giống thông thường không thể tạo được. Lai hữu tính khó thành công, nếu được cũng tạo con lai bất thụ.
Câu 13:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?
Đáp án D
Đột biến tạo alen mới, di nhập gen thêm gen mới từ quần thể khác.
Câu 14:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây?
Đáp án D
Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
Câu 15:
Câu nào sai khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
Đáp án C
Các câu A, B, D đều đúng (Bài 36 SGK), Câu C sai: ăn thịt đồng loại là trường hợp ít gặp, cạnh tranh cùng loài không tiêu diệt loài mà làm cho số lượng cá thể của quần thể ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 16:
Quan sát hình dưới, cho biết mức độ đánh bắt cá ở quần thể này và biện pháp khai thác sau đó?
Đáp án D
Mẻ lưới nhiều cá lớn, ít cá con chứng tỏ quần thể chưa được khai thác hết tiềm năng, cần tăng cường khai thác và bảo vệ.
Câu 17:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Phát biểu sai là A: Nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp → Nên bảo quản hạt là làm khô hạt để giảm hô hấp.
Câu 18:
Khi nói về cấu tạo của hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A. sai. Các bộ phận chủ yếu cấu tạo nên hệ tuần hoàn là tim, hệ thống mạch máu và dịch tuần hoàn.
B. sai. Ở hệ tuần hoàn hở, máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào, không có mao mạch.
C. sai. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 19:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số liên kết hydrô trong gen nhưng không làm tăng số nuclêôtit của gen?
Đáp án A
Một cặp A-T có 2 liên kết hydro, một cặp G-X có 3 liên kết hydro → Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X sẽ làm tăng liên kết hydro nhưng không làm thay đổi tổng nuclêôtit.
Câu 20:
Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
A, B, D đều là những ý đúng (Bài 5 SGK). Câu C sai. đột biến mất đoạn nhỏ chứa tâm động là mất luôn cả NST, không dùng để loại khỏi NST những gen không mong muốn.
Khi không có tâm động, đoạn NST đó sẽ bị phân giải
Câu 21:
Một loài thực vật, cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen, cùng nằm trên 1 cặp NST giao phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có ít nhất bao nhiêu loại kiểu gen?
Đáp án A
Các phép lai cho ít nhất 3 loại KG và nhiều nhất 4 loại KG.
Câu 22:
Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
Đáp án A
-A. đúng vì trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có CLTN là nhân tố tác động có định hướng làm cho tiến hóa diễn ra theo một hướng xác định giúp sinh giới có sự tiến hóa liên tục theo hướng xác định, hiệu quả hơn hẳn các nhân tố khác.
-B,C sai, vì các nhân tố tiến hóa khác như đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, cũng làm thay đổi tần số alen và cả thành phần kiểu gen của quần thể và cũng có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi.
-D sai vì CLTN không tác động trực tiếp lên KG, chỉ tác động trực tiếp lên KH.
Câu 23:
Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
Đáp án D
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là tất cả I,II,III,IV
Câu 24:
Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã vì
Đáp án B
A sai vì cạnh tranh mạnh có thể xảy ra ở tất cả các loài khi môi trường thiếu hụt nguồn sống, không phải chỉ là đặc điểm riêng của loài ưu thế.
C,D đều sai vì chưa đủ ý như B
Câu 25:
Khi nói về đột biến lệch bội NST, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
A sai vì đột biến lệch bội xảy ra ở các cặp NST thường và cả cặp NST giới tính.VD các hội chứng XXX, XXY, XO
Câu 26:
Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
Đáp án A
Rối loạn phân ly xảy ra ở GP II, GP I diễn ra bình thường tạo các loại giao tử: AABB; AAbb;aaBB; aabb
Khi kết hợp với giao tử Ab sẽ tạo hợp tử có kiểu gen: AAABBb; AAAbbb; AaaBBb; Aaabbb
Câu 27:
Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 3 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa trắng khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?
Đáp án B
Cây đậu thân cao có thể có kiểu gen AA hoặc Aa; thân thấp aa
Các trường hợp có thể xảy ra:
TH1: 3 cây AA × aa→ F1: 100% Aa × kiểu hình hoàn toàn giống nhau → C đúng
→ có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình → A đúng.
TH2: 3 cây Aa × aa → F1 có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình → D đúng.
TH3: có cả Aa và AA → 2 loại kiểu gen: 2 loại kiểu hình
B sai vì không thể tạo 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
Câu 28:
Trong một thí nghiệm ở một loài thực vật, cho các cây P có cùng kiểu gen tự thụ phấn, được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 6,25%. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau, tương phản với thân thấp, hạt dài là thân cao, hạt tròn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Các gen PLĐL nên kiểu hình thân thấp, hạt dài aabb = 0,0625.
→ cao, tròn =0,5+0,0625 = 0,5625 → A sai.
Thân cao, hạt tròn ở F1 gồm: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb. 1 AAbb: 2Aabb → cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/9 + 2/9 = 4/9 → C sai.
Cây P dị hợp tử 2 cặp gen tự thụ phấn mới tạo ra 4 loại KH → D sai.
Cây F1 cao, dài có tỉ lệ 1AAbb : 2Aabb cho tỉ lệ giao tử ab = 1/3 . Cây F1 thấp, tròn có tỉ lệ 1aaBB : 2aaBB cho tỉ lệ giao tử ab = 1/3.
Vậy xác xuất để 2 cây này giao phấn với nhau sinh cây thấp, hạt dài ở F2 là (1/3) × (1/3) = 1/9. Vậy B đúng.
Câu 29:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
-A sai vì quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa cũng xảy ra ở động vật mặc dù rất ít không phổ bién như ở thực vật.
-B sai vì nó diễn ra nhanh hơn nhờ những ưu điểm của lai xa và đa bội hóa mà thể song nhị bội tạo ra dễ dàng tồn tại và nhanh chóng hình thành nên loài mới.
-C sai vì bộ NST của loài mới này chỉ chứa hai bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên không đủ 2 chiếc NST của cặp tương đồng để tiếp hợp bình thường trong kì đầu giảm phân I , do đó không tạo được giao tử và bị bất thụ chứ không phải là hữu thụ.
-D đúng vì cải lai song nhị bội nói trên có dạng 2nA +2nB có đủ 2 chiếc NST của cặp tương đồng để tiếp hợp bình thường trong kì đầu giảm phân I, do đó hữu thụ.
Câu 30:
Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai vì kích thước của quần thể có phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B sai vì sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
C sai vì mật độ cá thể của mỗi quần thể vẫn có thể thay đổi theo mùa, theo năm.
D đúng vì khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tăng cạnh tranh, tăng dịch bệnh và ô nhiễm → tốc độ tăng trưởng của quần thể bắt đầu có xu hướng giảm.
Câu 31:
Có bao nhiêu câu đúng khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
I. Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên quần thể phụ thuộc mật độ quần thể.
II. Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.
III. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở của trứng.
IV. Những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai…thì sự sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt
Đáp án C
Các câu II, III, IV đều đúng.
Câu I sai. Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên quần thể không phụ thuộc mật độ quần thể, chúng là các nhân tố không phụ thuộc mật độ.
Câu 32:
Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Các câu A, B, C đều đúng.
Câu D sai. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 33:
Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân bình thường trong đó có 2 tế bào xảy ra hoán vị giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, kết thúc giảm phân không thể tạo ra
Đáp án B
1 TB sinh tinh giảm phân cho 4 giao tử.
Hai tế bào hoán vị D và d tạo ra 2 nhóm giao tử sau:
+ Nhóm 1: ABd, abD (giao tử liên kết) và ABD, abd (giao tử hoán vị). Tỉ lệ : 1:1:1:1.
+ Nhóm 2: aBd, AbD (giao tử liên kết) và aBD, Abd (giao tử hoán vị). Tỉ lệ : 1:1:1:1.
Một tế bào còn lại không hoán vị chỉ cho 2 loại giao tử là ABd và abD tỉ lệ 2:2. (nhóm 3)
hoặc 2 loại giao tử là aBd và AbD tỉ lệ 2:2. (nhóm 4)
Câu A. 1 tế bào hoán vị tạo nhóm 1, 1 tế bào hoán vị tạo nhóm 2, 1 tế bào không hoán vị tạo nhóm 3 (hoặc 4) 1ABd + 1abD + 1ABD + 1abd + 1aBd + 1AbD + 1aBD + 1Abd + 2ABd + 2abD
→ tỉ lệ 3ABd + 3abD + 1ABD + 1abd + 1aBd + 1AbD + 1aBD + 1Abd → tỉ lệ 3:3:1:1:1:1:1:1 → A đúng.
Câu C. 2 tế bào hoán vị tạo nhóm 1 (hoặc 2): 2ABd + 2abD + 2ABD + 2abd.
1 tế bào không hoán vị tạo nhóm 3 (hoặc 4): 2ABd + 2abD
→ Tổng : 4ABd + 4abD + 2ABD + 2abd. → 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1. C đúng.
Câu D. 2 tế bào hoán vị tạo nhóm 1 (hoặc 2): 2ABd + 2abD + 2ABD + 2abd.
1 tế bào không hoán vị tạo nhóm 4 (hoặc 3): 2ABd + 2abD
→ Tổng 6 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau: 2ABd + 2abD + 2ABD + 2abd + 2ABd + 2abD → D đúng
Câu B. là tỉ lệ của 1 tế bào hoán vị (nhóm 1) và 2 tế bào không hoán vị tạo nhóm 3 và nhóm 4. → không đúng dữ kiện đề bài.
Câu 34:
Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Giả sử một thể đột biến của loài này chứa cặp NST số 2 có một chiếc bị mất đoạn nhỏ không chứa tâm động, cặp NST số 5 có một chiếc bị đảo đoạn. Biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử bình thường tạo ra từ thể đột biến này chiếm tỉ lệ 1/4.
II. Sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi.
III. Giao tử chứa NST bị mất đoạn chiếm tỉ lệ 1/3 trong số giao tử đột biến.
IV. Các gen còn lại trên NST mất đoạn của cặp số 2 nhân đôi với số lần khác nhau.
Đáp án D
Ta biểu thị cặp NST tương đồng như sau: Alen trội biểu thị cho NST bình thường, alen lặn biểu thị cho NST bị đột biến → 2 cặp NST tương đồng đang xét đến là AaBb.
- Giao tử không mang đột biến là giao tử AB, chiếm tỷ lệ 1/4 → (I) Đúng.
- Do đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi, một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động (SGK trang 25) . (II) Đúng.
- Giao tử mang đột biến là các giao tử Ab, aB và ab → Giao tử chứa NST bị mất đoạn là giao tử a gồm aB và ab chiếm tỷ lệ 2/3 giao tử đột biến → (III) Sai.
- Các gen trên cùng NST luôn nhân đôi cùng nhau → (IV) Sai.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 35:
Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình cao đỏ, thấp trắng, thấp đỏ và cao trắng, trong đó cây thấp đỏ chiếm tỉ lệ 16%. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. F1 có 28% số cây đồng hợp tử về 2 cặp gen.
III. F1 có 66% số cây thân cao, hoa đỏ.
IV. Kiểu gen của P có thể là .
Đáp án B
Sử dụng công thức: A–B– = 0,5 + aabb; A–bb = aaB– = 0,25 – aabb.
Xét các ý:
I. Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen → I đúng.
- Cây thấp đỏ aaB- = 0,25 – aabb = 0,16 → aabb = 0,25 – 0,16 = 0,09.
→ ab = 0,3 > 0,25 → ab là giao tử liên kết → P dị hợp đều: → IV đúng.
Cây cho 4 loại giao tử: AB = ab = 0,3; Ab = aB = 0,2→ F1: (0,3AB : 0,3ab : 0,2Ab : 0,2aB) × (0,3AB : 0,3ab : 0,2Ab : 0,2aB)
F1có:
- số cây đồng hợp tử 2 cặp gen= 2×0,32 + 2×0,22 = 0,26 = 26% → II sai.
- Số cây thân cao hoa đỏ là A–B– = 0,5 + aabb = 0,5 + 0,09 = 0,59 → III sai.
→ có 2 ý đúng
Câu 36:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: , thu được F1 có 1,125% số cá thể có kiểu hình lặn về 3 tính trạng. Theo lí thuyết, số cá thể cái dị hợp tử về 2 trong 3 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ
Đáp án A
Ở ruồi giấm, con đực không có HVG
Số cá thể có kiểu hình lặn về 3 tính trạng aabbXdY = 1,125% = 0,01125.
→ kiểu gen aabb = 0,01125 : 0,25 = 0,045.
Tỷ lệ giao tử ab ở con cái là: 0,045 : 0,5 = 0,09 → f = 2×0,09 = 0,18 = 18%
Tỷ lệ giao tử ở phép lai P là:
♀ (0,41Ab : 0,41aB : 0,09AB : 0,09ab)(0,5XD : 0,5Xd) × ♂ (0,5AB : 0,5ab)(0,5XD : 0,5Y)
Tỷ lệ cá thể cái dị hợp 2 trong 3 cặp gen ở F1 là:
(0,09×0,5×2)×0,25 + (0,5×0,41)×0,25×4 = 0,2275 = 22,75%.
Câu 37:
Một loài thực vật, cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa đỏ; 18,75% cây hoa hồng; 18,75% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.
II. Các cây hoa đỏ F1 giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử.
III. Số cây hoa vàng ở F2 chiếm tỉ lệ ≈ 9,877%.
IV. F2 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/81.
Đáp án D
F1 phân ly 9:6:1 → tương tác bổ sung:
I. Cây hoa hồng có KG: AAbb và Aabb (hoặc aaBB và aaBb).
→ Có 2 loại KG qui định hoa màu hồng → I đúng.
II. Cây hoa đỏ F1 có tỉ lệ KG: 1/9AABB : 2/9AABb : 2/9AaBB : 4/9AaBb. KG AaBb cho nhiều loại giao tử nhất là 4 loại → II đúng.
III. Giao tử của các cây hoa màu đỏ F1 là: 4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : 1/9ab.
Tạp giao các cây hoa đỏ F1: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : 1/9ab) × (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : 1/9ab)
F2: vàng aaB- = (2/9)2 + 2×2/9×1/9 = 8/81 ≈ 0,098765 = 9,877% → III đúng.
IV. Cây hoa trắng ở F2 KG aabb = (1/9)2 = 1/81 → IV đúng.
Cả 4 ý đúng.
Câu 38:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen A, a và B, b tương tác bổ sung quy định: kiểu gen có cả 2 alen trội A và B quy định hoa đỏ, kiểu gen có một trong 2 alen trội A hoặc B quy định hoa vàng, kiểu còn lại quy định hoa trắng. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 52,5% cây hoa đỏ, thân cao; 3,75% cây hoa đỏ thân thấp; 21,25% hoa vàng, thân cao; 16,25% cây hoa vàng, thân thấp; 1,25% cây hoa trắng, thân cao; 5% cây hoa trắng thân thấp.
Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là Aa
II. F1 có tỉ lệ số cây hoa đỏ, thân cao đồng hợp trong tổng số cây hoa đỏ, thân cao là 2/21.
III. F1 có tối đa 21 loại kiểu gen.
IV. Đã có hoán vị gen xảy ra ở trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ.
Đáp án C
P: AaBbDd × AaBbDd → F1
F1 : Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của màu sắc hoa và chiều cao thân có:
Màu sắc: đỏ : vàng : trắng = 9 : 6 : 1.
Chiều cao: Cao : thấp = 3 :1.
Nếu các gen PLĐL thì F1 có tỉ lệ KH: (9 : 6 : 1) × (3 :1) ≠ đề bài
→ 1 trong 2 cặp gen qui định màu sắc hoa di truyền liên kết với cặp gen qui định chiều cao cây KG P có thể là Aa hoặc Aa
Cây thấp trắng aabbdd = 0,05 → bbdd = 0,2 = 0,5 ♂× 0,4♀ → Hoán vị gen 1 bên mẹ (hoặc bố)
Giả sử hoán vị ở mẹ: ab♀ = 0,4 > 0,25 → ab là giao tử liên kết → KG của P là: Aa→ I sai.
Phép lai P: ♀ Aa × ♂Aa
F1 : (1AA :2Aa :1aa) × (0,4BD : 0,4bd : 0,1Bd : 0,1bD) × (0,5BD : 0,5bd)
Ý II. F1 có tỉ lệ số cây hoa đỏ, thân cao đồng hợp 0,25AA × 0,4BD × 0,5BD = 0,05.
Cây cao đỏ 0,525.
Tỉ lệ số cây hoa đỏ, thân cao đồng hợp trong tổng số cây hoa đỏ, thân cao là 0,05/0,525 = 2/21. → II đúng.
Ý III.
- Phép lai (Aa ×Aa) cho 3 loại KG.
Phép lai (0,4BD : 0,4bd : 0,1Bd : 0,1bD) × (0,5BD : 0,5bd) cho 7 loại KG
→ F1 có tối đa 3 × 7 = 21 loại kiểu gen → III đúng.
Ý IV. Theo ý I, → Đã có hoán vị gen xảy ra ở trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ → IV đúng.
Có 3 ý đúng
Câu 39:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 70% số cây hoa tím. Ở F2, số cây hoa trắng chiếm 48,75%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa.
II. Tần số alen A ở thế hệ F3 là 0,55.
III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 23 cây hoa tím : 17 cây hoa trắng.
IV. Hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa trắng với tỉ lệ cây hoa tím đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ.
Đáp án B
Gọi cấu trúc di truyền của quần thể ở P là: xAA : yAa : zaa. Ở P, số cây hoa tím có tỉ lệ 70% = 0,7 → z = 1 – 0,7 = 0,3.
Ý I. Tự thụ phấn 2 thế hệ, tại F2: Tần số KG
Cấu trúc di truyền ở P là 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa → I đúng.
Ý II. Tần số alen A là p = x + = 0,45 → II sai.
Ý III. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 0,325AA : 0,25Aa : 0,425aa
→ Tỉ lệ kiểu hình là 0,575 tím : 0,425 trắng = 23 tím : 17 trắng → III đúng.
Hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa trắng với tỉ lệ cây hoa tím đồng hợp tử không đổi qua các thế hệ tự thụ phấn (sau mỗi thế hệ tăng → IV sai.
Vậy có 2 ý đúng
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh M ở người do một gen với 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định. Biết không phát sinh đột biến mới và người số 13 đến từ một quần thể cân bằng có tần số người mắc bệnh là 1/10000.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số II6 và người số II9 có thể có kiểu gen giống nhau.
II. Xác định được tối đa kiểu gen của 7 người trong phả hệ.
III. Xác suất III11 mang kiểu gen dị hợp là 4/9.
IV. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp III12 - III13 là 1/404.
Đáp án B
Bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh → bệnh do gen lặn trên NST thường quy định
A- Bình thường; a- bị bệnh
→ KG của I1, I2, I3, I4 là Aa → Người số II6 và người số II9 có thể có kiểu gen giống nhau là AA hoặc Aa → I đúng.
II. Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong phả hệ I1, I2, I3, I4 là Aa; I5, I10 là aa (bệnh) → II sai.
III. KG của II7, II8 : 1/3AA : 2/3Aa → Cho giao tử : 2/3A : 1/3a
Con của II7, II8 là (2/3A : 1/3a) × (2/3A : 1/3a) → 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa
Do III11 KH bình thường nên có tần số KG dị hợp là 1/2. → III sai.
IV. Xét cá thể III13 trong quần thể có q2aa = 1/10000 → qa = 1/100 = 0,01 → pA = 0,99. Tần số KG của quần thể: 0,9801AA : 0,0198Aa : 0,0001aa
Do III13 KH bình thường nên có tần số KG dị hợp là 0,0198 : (0,9801+ 0,0198) = 2/101
Hay III13 KH có tần số KG là 99/101AA : 2/101Aa → Cho giao tử: (100/101A : 1/101a)
Kiểu gen III12 giống KG III11 tần số 1/2AA : 1/2Aa → III12 cho giao tử (3/4A : 1/4a)
→ Xác suất sinh con của cặp III12 - III13 (3/4A : 1/4a) × (100/101A : 1/101a) → con bệnh