Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947-Chiến dịch Biên giới năm 1950
Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947-Chiến dịch Biên giới năm 1950
-
434 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
- Trong khu vực tác chiến chủ yếu (Cao Bằng - Đông Khê - Thất Khê), Bộ chỉ huy chiến dịch chọn Đông Khê làm điểm đột phá mở màn chiến dịch, bởi vì Đông Khê là mắt xích quan trọng nối Cao Bằng với Thất Khê. Tiến công Đông Khê, toàn bộ tuyến phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị chia cắt và Cao Bằng bị cô lập, địch sẽ phải tăng cường đưa quân ứng cứu Đông Khê hoặc rút quân từ Cao Bằng về để giữ Đông Khê. Mặt khác, địch ở Đông Khê yếu hơn so với các vị trí khác, chỉ có 2 đại đội lê dương, 2 trung đội ngụy, một trung đội pháo 105mm, công sự kiên cố. Thực tế chiến dịch đã chứng tỏ chủ trương này của Đảng là đúng đắn, là điểm mấu chốt tạo nên thắng lợi của chiến dịch.
- Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) để lại những kinh nghiệm quý về nghệ thuật lựa chọn khu vực tác chiến và điểm đột phá mở màn chiến dịch, là cơ sở khoa học để ta vận dụng sáng tạo vào các chiến dịch tiếp theo, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Yếu tố nào tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945 - 1954) thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập?
Xét đáp án D: Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ngày 30-1-1950 Chỉnh phủ Liên Xô, và trong một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
=>Việt Nam từ một nước bị các nước đế quốc bao vây, cô lập đã thoát khỏi thế bao vây, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm1947 và Biên giới năm 1950?
Từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 là chiến dịch mà ta chủ động tiến công đẩy lùi cuộc tiến công của địch, chiến dịch Biên giới năm 1950 là chiến dịch có qui mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở để chống lại âm mưu và hành động mới của Pháp và Mĩ. Cả hai chiến dịch này ta đều giành thắng lợi gây cho Pháp nhiều khó khăn trên chiến trường
=>bài học kinh nghiệm: chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi, chủ động đánh địch khi cơ hội đến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây phản ánh chính xác và toàn diện về tình hình nước ta trong năm 1950?
- Thuận lợi: Năm 1950, ta được Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
- Khó khăn: Tháng 5/1950, Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh ở Đông Dương. =>Ngoài kháng chiến chống Pháp, ta sẽ còn phải kháng chiến chống Mĩ. Trên thực tế, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, đất nước ta bị chia cắt hai miền và nhân dân ta phải tiếp tục kháng chiến chống Mĩ trong 21 năm (1954 – 1975).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: đây là chiến dịch phản công có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta, chủ động mở để chống lại âm mưu và hành động mới của Pháp và Mĩ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì?
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là: giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
Giữa năm 1949, thực dân Pháp triển khai kế hoạch Rơve ở Việt Nam nhằm mục đích
Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve, trong đó Pháp thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phỏng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) và tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 nhằm tạo ra thế bao vây cả trong lẫn ngoài căn cứ địa Việt Bắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội ta đã
Với chiến thắng Biên giới (1950), con đường liên lạc giữa ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
Trong quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn nhân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công mở đường, bảo vệ cầu, vận chuyển lương thực đạn dược… Vì mục tiêu “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”, Hồ Chủ tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường. Ngày 15/7/1950, đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội. Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Đâu là anh hùng đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
Trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, ở trận Đông Khê, do cánh tay phải bị đạn bắn gãy nát, La Văn Cầu khẩn thiết yêu cầu chặt hộ cánh tay để khỏi vướng rồi lại tiếp tục ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về loại hình chiến dịch.
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là chiến dịch phản công.
- Còn chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là chiến dịch tiến công.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Kể từ năm 1950, biểu hiện nào cho thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp ngày càng chịu sự tác động của cục diện hai cực - hai phe?
Từ sau năm 1945, trên thế giới hình thành trật tự Ianta, đặc trưng nổi bật là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu mỗi phe là Liên Xô và Mĩ.
Đối với Việt Nam, biểu hiện của cục diện này được thể hiện bắt đầu từ năm 1950:
- Năm 1950: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, một tháng sau khi Liên Xo thiết lập quan hệ với Việt Nam thì các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa =>Sự hiện diện của phe Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Cùng trong thời gian này, Mĩ (hiện diện cho phe Tư bản chủ nghĩa) cũng từng bước can thiệp sau và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương. Mĩ âm mưu viện trợ về kinh tế và quân sự cho Pháp để từng bước nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
=>Từ năm 1950, chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Lối đánh nào được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Lối đánh được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là đánh điểm (tấn công cứ điểm Đông Khê khiến cho hệ thống phòng ngự trên đường số 4 của quân Pháp bị chia cắt, cô lập), diệt viện (tập kích tiêu diệt quân chi viện từ Thất Khê lên) và truy kích.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô cũng các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến tranh Đông Dương?
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Chiến thuật nào được Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve?
Chiến thuật Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve là “khóa then cửa” thông qua việc tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt- Trung, ngăn chặn sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam. Đồng thời thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) để ngăn chặn sự chi viện từ liên khu 3 và 4 cho chiến trường Việt Bắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Đâu không phải là lý do để đến năm 1950, Liên Xô mới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
Liên Xô không muốn đối đầu trực tiếp với Mĩ ở khu vực châu Á không phải là nguyên nhân để đến năm 1950, Liên Xô mới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Vì trên thực tế, từ năm 1950, khi Mĩ bắt đầu dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn trong thời gian từ năm 1945-1949, do quy định của Hội nghị Ianta và cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, nên sự quan tâm của Liên Xô tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Âu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
Đông Khê là vị trí vô cùng quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn nhưng bố phòng của địch ở đây tương đối mỏng. Nếu đánh Đông Khê, ta có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4 để tiêu diệt từng cụm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
Đâu không phải nguyên nhân để Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950?
Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi; để làm thất bại âm mưu của Pháp - Mĩ (kế hoạch Rơve) và để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:
Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4?
Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công. Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Âu sang Á. Cách mạng Việt Nam có điều kiện nhận được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, thực dân Pháp buộc phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt – Trung.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê nằm trên đường số 4. Đây là điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Đâu không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra?
Tháng 6 -1950, Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch Biên giới nhằm:
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:
Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?
Những điểm cơ bản của kế hoạch Rơve là
- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4
- Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)
- Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
Sự dính líu, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Mĩ được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (18-1-1950)
Đáp án cần chọn là: A